1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CÔNG TY SUDWAY

49 502 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Vào đầu mùa hè năm 1965, ở tuổi 17 năm tuổi, DeLuca mở cửa hàng đầu tiên của mình tại Bridgeport, Connecticut.

Trang 1

TRIỆU QUANG DŨNG 34K01.2

NGUYỄN DƯ ANH QUÂN 34K01.2

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM

Trang 2

MỤC LỤC

4.3.3 Các khả năng 474.4 Xác định năng lực cốt lõi 47

Trang 3

PHẦN 1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN,

SỨ MỆNH - VIỄN CẢNH

1.1 Giới thiệu Subway

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay có rất nhiều cửa hàng phục vụ đồ ăn nhanh mọc lên nhưng khi nhắc đến fast food chúng ta không thể không nhắc tới Subway Subway là thương hiệu thức ăn nhanh được sở hữu bởi Tập đoàn Doctor’s Associated Cuối năm 2010 Subway có hơn 33000 cửa hàng trên 90 quốc gia, trong đó có khoảng 25000 cửa hàng tại Mỹ Tất cả cửa hàng đều là nhượng quyền và không thuộc sở hữu của công ty Theo tính toán, thì 70% cửa hàng nhượng quyền của Subway là do các thành viên cũ mua lại, mở thêm chi nhánh Subway hiện tại có khoảng hơn 150000 nhân viên làm việc tại các nhà hàng trên toàn cầu Subway kinh doanh sản phẩm là bánh mì sandwich, sa lát là một trong những nhà hàng thức ăn nhanh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường đồ ăn nhanh

1.2 Lịch sử hình thành

Năm 1965, để thực hiện được mơ ước trở thành bác sĩ đa khoa của mình, Fred DeLuca đã tìm cách chi trả cho các chi phí học tập của mình bằng cách mở một cửa hàng bánh sandwich Với khoảng đầu tư 1000$ tiến sĩ Peter Buck trở thành đối tác của Fred Tháng 8 năm 1965 cửa hàng đầu tiên được mở tại Bridgeport, Connecticut Ban đầu có tên là “Pete’s Super Supmarines” Họ đặt mục tiêu có 32 cửa hàng trong 10 năm tới

Năm 1968, lần đầu tiên tên Subway được sử dụng

Năm 1974, chuỗi nhà hàng của Subway đạt 16 nhà hàng, Fred biết rằng họ không thể đạt mục tiêu 32 cửa hàng của mình nên họ bắt đầu nhượng quyền thương mại, ra mắt thương hiệu SUBWAY ®, đây là bước ngoặc trong quá trình phát triển của Subway

Năm 1984, nhà hàng thứ 400 tại Mỹ sẽ được mở tại Dallas, Subway trở thành một chuỗi trên thị trường quốc tế với việc mở một nhà hàng tại Bahrain

Trang 4

Năm 1992 Subway bắt đầu thâm nhập thị trường châu Á, cửa hàng đầu tiên được mở tại Nhật Bản và Ả Rập Xê Út.

Năm 2002, Subway đạt 17000 nhà hàng và đã vượt qua Mc Donald’s về số nhà hàng trên thế giới

Năm 2010, các nhà hàng của Subway có mặt trên khắp nước Mỹ và Canada, Subway đạt 33000 nhà hàng trên toàn thế giới

1.2.2 Người sáng lập Subway

Fred Deluca là người sáng lập chuỗi cửa hàng Subway Ông sinh năm 1948 tại thành phố New York, Mỹ Khi còn là thiếu niên, DeLuca mong muốn đi học đại học để nghiên cứu y học, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng không đủ tiền để trang trải học phí sau khi làm một công việc với mực lương chỉ với 1,25$/ giờ việc trong một cửa hàng phần cứng vào mùa hè trước khi học đại học Trong lúc thất vọng, anh ta hỏi Tiến sĩ Peter Buck, một nhà khoa học hạt nhân, một người bạn của gia đình và Buck đã thích ý tưởng nhà hàng thức ăn nhanh lành mạnh của DeLuca – một sự thay thế khác ít béo hơn so với KFC và các loại bánh pizzar đã rất phổ biến vào thời điểm trên và Pete Buck trở thành đồng chủ sở hữu cửa hàng khi cho Fred vay 1000$

Vào đầu mùa hè năm 1965, ở tuổi 17 năm tuổi, DeLuca mở cửa hàng đầu tiên của mình tại Bridgeport, Connecticut Tuy nhiên, vào cuối của mùa hè, chỉ có 6 đô la còn lại

từ 1.000 đô la ban đầu Không nản lòng, Buck gợi ý một chiến lược táo bạo, mới đó là

mở một cửa hàng để tăng sự có mặt trên thị trường Cửa hàng mới này cũng thất bại

Trang 5

Vẫn không nản lòng, người đồng sáng lập, bây giờ mở một cửa hàng thứ ba Lần này,

họ đã cố gắng một cái gì đó hơi khác lạ: họ đã thay đổi tên Pete’s submarine đã trở thành Subway Bằng những nỗ lực và niềm đam mê không ngừng, kinh doanh cuối cùng cũng thu được lợi nhuận là 7.000 đô la DeLuca đã theo đuổi ước mơ trước đó của ông

đó là đi học đại học và tốt nghiệp từ trường Đại học Bridgeport, ông đã mở được 30 cửa hàng trong một thập kỷ

Năm 1974, ông đã nhờ một người bạn giúp đỡ ông phát triển việc kinh doanh của mình và đã mở thêm 15 của hàng vào cuối thập kỉ Sau 46 năm hoạt động với hơn

35000 cửa hàng trên khắp thế giới, Fred vẫn còn là vị CEO vĩ đại của Subway

Fred đã rất thành công trong việc mở rộng các cửa hàng bằng hình thức nhượng quyền kinh doanh với một suy nghĩ đó là “cho mọi người cơ hội tạo nên thành công bằng chính doanh nghiệp liên doanh của mình”, ông còn khuyên mọi người có ý định muốn kinh doanh rằng “nên vạch ra những thứ ưu tiên khi đọc về thông tin việc nhượng quyền trên phương tiện truyền thông, tham dự các buổi hội thảo nhượng quyền tại địa phương để có cảm nhận tốt hơn về những lựa chọn của mình, xem xét nguồn vốn đầu tư

và tham khảo lời khuyên từ các ngân hàng của bạn cho phù hợp với việc kinh doanh Những hành động này sẽ giúp cho bạn lựa chọn cơ hội đúng đắn khi đầu tư”

1.3 Tuyên bố sứ mệnh và viễn cảnh

1.3.1 Sứ mệnh

Subway’s missions statement

“To provide the tools and knowledge to allow entrepreneurs to successfully compete

in the QSR industry worldwide by consistently offering value to consumers through providing great-tasting food that is good for them and made the way they like it” (2005)

“Delight every customer so they want to tell their friend-with great value through fresh, delicious, made-to-order sandwiches, and an exceptional experience” (2011)

Bản Tuyên bố sứ mệnh của Subway

“Cung cấp các công cụ và kiến thức cho phép các nhà doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong ngành công nghiệp nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh (QSR) trên toàn

Trang 6

thế giới bằng cách luôn cung cấp giá trị cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thức ăn có hương vị tuyệt vời, tốt cho họ và làm theo cách mà họ thích thú” (2005) “Làm hài lòng mỗi khách hàng để họ muốn kể cho bạn của mình điều đó - với những giá trị tuyệt vời thông qua những chiếc bánh sandwich tươi, ngon, có thể thiết kế

và gọi món theo ý muốn, và một trải nghiệm độc đáo” (2011)

Những cam kết và giá trị mà Subway mang tới cho các bên hữu quan:

- Khách hàng: khách hàng là giới hữu quan quan trọng nhất làm nên thành công của Subway Vì vậy công ty luôn cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ độc đáo và những giá trị tốt

- Các đối tác kinh doanh: Subway cam kết cung cấp cơ hội, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cấp phép có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn, có thể cạnh tranh và kinh doanh có lãi trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh

- Nhân viên: một bên hữu quan cũng hết sức quan trọng đó là nhân viên của Subway Ở Subway thì mỗi cá nhân đều được tôn trọng, họ được tạo điều kiện để phát triển bản thân, được khuyến khích và tự do đưa ra các ý kiến, ý tưởng mới nhằm phát huy hết khả năng, thế mạnh của mỗi cá nhân

- Xã hội: Xung quanh công ty còn rất nhiều các cá nhân, tổ chức khác, chính vì vậy mọi hoạt động của Subway đều có thể ảnh hưởng tới đến xã hội Nhận thức rõ được điều này, Subway đã xác định trách nhiệm của mình đối với cộng đồng mà công ty là một phần trong đó Subway luôn coi trọng sức khỏe cộng đồng bằng cách cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ xây dựng cộng đồng trong phạm vi và nguồn lực cho phép

Định hướng khách hàng và định nghĩa kinh doanh

Tuyên bố sứ mệnh cho ta biết được mục đích và đặc điểm của tố chưc – đây cũng là điểm khởi đầu cho việc xây dựng chiến lược

Trang 7

Subway hướng đến phục vụ tất cả các khách hàng khác nhau với cùng một nhu cầu

về một bữa ăn nhanh, lành mạnh có chế độ dinh dưỡng thích hợp Và Subway tìm cách làm hài lòng khách hàng bằng cách cung câp thực phẩm tươi ngon và mang lại trải nghiệm độc đáo cho khách hàng Họ mong muốn có những khách hàng trung thành mà khi thưởng thức Subway một lần thì sẽ còn quay sau đó để thưởng thức món ăn của họ

Để có thể làm được điều đó Subway luôn đặt mình vào vị trí khách hàng, mong muốn cửa hàng phải hoạt động như thế nào Từ đó Subway đề ra những ý tưởng độc đáo

Các giá trị còn được lưu trữ qua các bản tuyên bố

Trải qua 45 năm hoạt động trong lĩnh vực thức ăn nhanh, có thể thấy được sự thành công đáng kể của Subway, một tuyên bố sứ mệnh đúng đắn đã giúp Subway định hướng được hoạt động của mình Từ lúc đầu thành lập cho đến 2005, sứ mệnh của Subway là tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và công cụ cần thiết cho các nhà doanh nghiệp

để họ có thể kinh doanh cạnh tranh trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh trên toàn thế giới, điều này đã cho phép các bên được nhượng quyền có cơ hội thành công trong kinh doanh, việc sở hữu một của hàng Subway, thì cửa hàng đó là một phần của chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới, một trong những thương hiệu được công nhận nhất và nó sẽ nhận được sự hỗ trợ và kinh nghiệm đi kèm Có thể nói chính điều này đã khiến Subway thu hút được nhiều người thành lập cửa hàng nhượng quyền trên khắp thế giới Hiện nay, sứ mệnh của Subway có thay đổi một ít so với trước, với số lượng cửa hàng nhượng quyền nhiều như thế, việc tập trung vào khách hàng để phát triển là điều đúng đắn Subway chuyển sang tập trung vào sự hài lòng hơn lúc nào hết và chính điều đó sẽ giúp Subway tồn tại trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Qua hai bản tuyên bố sứ mệnh, trong từng thời điểm mà Subway đưa ra những sứ mệnh cho mình nhưng nhìn chung, điều cốt lõi không thay đổi qua năm tháng hoạt động của cửa hàng đó là “làm thỏa mãn khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ” Khi Subway định hướng vào khác hàng thì nó sẽ có được những cách thức bảo vệ công ty tránh khỏi sự lạc hậu về nhận thức khi có sự thay đổi về nhu cầu

1.3.2 Viễn cảnh

Subway’s Vision:

Trang 8

“Be the #1 Quick Serivce Restaurant (QSR) franchise in the world, while delivering fresh, delicious sandwiches and an exceptional experience.”

Viễn cảnh của Subway:

Trở thành cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh nhượng quyền số 1 trên thế giới khi mang đến những chiếc bánh sandwich tươi ngon và trải nghiệm độc đáo

Subway là một trong số những cửa hàng đầu tiên thực hiện chính sách cho khách hàng chứng kiến toàn bộ quy trình làm bánh Tạo ra một không khí làm cho khách hàng cảm thấy giống như trong nhà của mình Ngoài ra khách hàng có thể thêm bớt các thành phần trong nhân bánh theo ý thích của mình

• Teamwork – We challenge ourselves and each other to succeed through teamwork, against shared goals and to be accountable for our responsibilities.Làm việc nhóm – Chúng tôi thách thức chính mình và mọi người để đạt được thành công thông qua làm việc nhóm, đạt được mục tiêu chung và chịu trách nhiệm cho công việc của mình

Chuỗi cửa hàng Subway cung cấp chương trình và nguồn thông tin tạo ra kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp được nhượng quyền Người được nhượng quyền sở hữu cửa hàng và vận hành dưới tên tuổi của Subway Do đó để đạt thành công, Subway

và những người được nhượng quyền của mình phải làm việc hiệu quả với nhau Và đây cũng là một trong những điểm mạnh của Subway

Trang 9

• Opportunity – We create an entrepreneurial, ever-growing SUBWAY community, increase the opportunity for everyone.

Cơ hội – Chúng tôi tạo ra cộng đồng doanh nghiệp Subway không ngừng phát triển, tạo ra cơ hội cho mọi người

Subway lớn mạnh thông qua việc nhượng quyền Từ khi thành lập đến nay, số cửa hàng của Subway không ngừng tăng lên và tăng với tốc độ rất nhanh Một cửa hàng tăng thêm làm cho Subway phát triển thêm, tạo ra cơ hội cho những người được nhượng quyền, tạo thêm cơ hội cho khách hàng được Subway phục vụ

Hình dung tương lai

Mục tiêu thách thức trong năm 2010:

“Doanh số trung bình là $1 từ mỗi người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em ở Mỹ mỗi tuần.”

Trong năm 1965 Fred Deluca có mục tiêu có 32 cửa hàng trong 10 năm Trong trường hợp của Subway BHAG tạo ra quyết định trở thành nhà hàng nhượng quyền – họ thấy không nên mở 32 cửa hàng trong 10 năm với số vốn họ có vì vậy họ xem cách nhượng quyền tạo ra tăng trưởng Không chỉ đạt mục tiêu này mà Subway còn sớm nhận ra rằng điều quan trọng của việc giữ mục tiêu dài hạn cho Fred Deluca và đội của mình

Năm 1995, sau khi phá vỡ mục tiêu 10 năm mới nhất (5000 cửa hàng đến năm 95), Subway tìm kiếm mục tiêu khác lớn hơn nhưng hiện thực rằng Subway muốn thay đổi toàn bộ tập trung của tổ chức từ phát triển đơn thuần bằng tăng thêm cửa hàng sau đẩy mạnh hơn công việc kinh doanh của những cửa hàng hiện có Ở thời điểm cửa hàng phần lớn phục vụ cho thị trường thanh thiếu niên và những người đi học đại học Subway muốn mở rộng về đối tượng thường xuyên đến với cửa hàng và làm chọ họ đến thường xuyên hơn tiêu nhiều tiền hơn

Để đưa mọi người đi trên con đường mới, Subway chia doanh thu hàng năm của công ty

cho dân số ở Mỹ và tính toán trong năm 1995: “Doanh số trung bình là $.25 từ mỗi

người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em ở Mỹ mỗi tuần.” Subway đặt biệt thích nhấn mạnh

Trang 10

“mỗi người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em” điều đó có nghĩa là Subway muốn mở rộng sự cuốn hút của mình và ý tưởng “mỗi tuần” hàm ý rằng Subway muốn tập trung làm cho mọi người đến thường xuyên hơn Mục tiêu này được gấp đôi vào năm 2005 và sau đó thay đổi thành 1$ vào năm 2010.

PHẦN 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Môi trường luôn luôn thay đổi Nhận diện sớm sự thay đổi của môi trường từ đó phát hiện được các cơ hội và de dọa giúp công ty có những hành động chiến lược phù hợp Do đó phân tích môi trường bên ngoài là việc làm hết sức cần thiết

Do những hạn chế về thời gian và nguồn lực, nhóm chỉ phân tích môi trường trong giới hạn sau:

• Lĩnh vực: Ngành nhà hàng thức ăn nhanh

• Không gian nghiên cứu: Thị trường Mỹ

• Thời gian nghiên cứu: 2000 – 2010

2.1 Mô tả ngành và phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Mô tả ngành

Trang 11

2.1.1.1 Định nghĩa ngành

This U.S industry comprises establishments primarily engaged in providing food services (except snack and nonalcoholic beverage bars) where patrons generally order or select items and pay before eating Food and drink may be consumed on premises, taken out, or delivered to the customer's location Some establishments in this industry may provide these food services in combination with selling alcoholic beverages.(theo định nghĩa của hệ thống phân loại Ngành Bắc Mỹ)

Dịch:

Ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ này bao gồm các công ty tham gia chủ yếu vào việc cung cấp các dịch vụ thực phẩm (trừ các quầy phục vụ thức ăn nhẹ và đồ uống không có cồn), nơi khách hàng thường đặt hoặc chọn món và trả tiền trước khi ăn Thực phẩm và đồ uống có thể được tiêu thụ tại chỗ, đem về, hoặc được giao tận nơi cho khách hàng Một số công ty trong ngành công nghiệp này có thể cung cấp dịch vụ thực phẩm kết hợp với bán đồ uống có cồn

2.1.1.2 Dung lượng của ngành

Trang 12

Dựa vào số liệu từ bản trên, ta có thể thấy doanh thu trung bình trong 10 năm là 157,3 tỷ

đô la Doanh thu trong năm 2010 là gần 184 tỷ đô la, tăng 3% so với năm 2009 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành từ năm 2001 đến năm 2010 là gần 2,88%

Bảng xếp hạng doanh thu 50 công ty đứng đầu ngành

QSR 50

Rank Company Segment

2010 U.S

Systemwide Sales

(millions)

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units

in 2010

Total Change in Units from 2009

12 Domino’s Pizza* pizza/pasta $3,305.6 $657.0 4,929 2

13 Panera Bread sandwich $3,100.0 $2,200.0 1,453 73

15 Jack in the Box burger $2,934.8 $1,322.0 2,206 -6

17 Papa John’s pizza/pasta $2,081.8 $863.0 2871 90

Trang 13

35 Papa Murphy’s pizza/pasta $648.8 $538.5 1,255 84

Trang 14

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

Trang 15

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

Trang 16

Rank Rank

Systemwide Sales

(millions)

Average Sales per Unit (thousands)

Units in 2010

Change in Units from 2009

(millions)

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

(millions)

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

Trang 17

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

(millions)

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

8 Hải sản

Trang 18

2010 U.S

Average Sales per Unit (thousands)

Total Units in 2010

Total Change in Units from 2009

2.1.2 Phân tích môi trường vĩ mô

Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2000 – 2010 thì có 3 môi trường ảnh hướng nhiều đến ngành thức ăn nhanh ở nước Mỹ Đó là môi trường văn hóa – xã hôi, môi trường kinh tế và môi trường toàn cầu

2.1.2.1 Môi trường văn hóa – xã hội

Vào năm 2002, một nhóm trẻ em thừa cân ở New York đã kiện công ty McDonald’s về các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì Việc kiện tụng này đã khơi mào cho các hoạt động làm tăng thêm nhận thức về sự có hại đối với sức khỏe do việc tiêu dùng quá nhiều thức ăn nhanh

Đánh giá: Ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận thức của các vấn đề liên quan đến

trọng lượng và béo phì, lượng thức ăn béo và các vấn đề an toàn thực phẩm, đang tác động đến sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thức ăn nhanh, đặc biệt là đối với thịt

và các sản phẩm bánh hamburger và bất kỳ sản phẩm chiên nào Khách hàng chú ý đến thông tin dinh dưỡng trong sản phẩm nhiều hơn Họ có xu hướng chọn những sản phẩm

ít chất béo và ít calori hơn và những sản phẩm tốt cho sức khỏe

2.1.2.2 Môi trường kinh tế

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010Tỷ lệ 1.079 1.814 2.541 3.468 3.07 2.658 1.913 -0.337 -3.486 3.03 Nguồn: http://www.indexmundi.com/united_states/gdp_real_growth_rate.html

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ giai đoạn 2001- 2010 (đơn vị: %)

Trang 19

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ 2007-2009 đã tác động mạnh mẽ tới nên kinh tế nước Mỹ Nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng tăng trưởng với tốc độ rất thấp, thậm chí là mức âm như trong năm 2008 (-0.337%), năm 2009(-3.486%) Cuộc khủng hoảng đã tác động mạnh mẽ tới tất cả các ngành công nghiệp, trong đó có ngành thức ăn nhanh Tốc độ tăng trưởng của ngành thức ăn nhanh trong giai đoạn khủng hoảng hầu như ở mức âm, cụ thể từ – 3.3% đến – 0.9%

Đánh giá: Nền kinh tế khủng hoảng đã làm người tiêu dùng hạn chế chi tiêu hơn

Điều này đã gây ra sự giảm nhu cầu đối với ngành thức ăn nhanh Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành sẽ trở nên gay gắt hơn

2.1.2.3 Môi trường toàn cầu

Toàn cầu hóa

Kể từ năm 2000, có thêm một số quốc gia đã gia nhập tổ chức WTO, trong đó có các quốc gia đến từ châu Á, châu Âu hay châu Phi Các rào cản thương mại cũng được

dỡ bỏ khi gia nhập vào tổ chức, theo đó thị trường cho các đồ ăn thức ăn nhanh theo kiểu nhà hàng như hamburger, sandwich, hotdog, salad, khoai tây chiên vốn được coi là văn hóa Mỹ cũng ồ ạt xâm nhâp vào các thị trường mới mẻ này thông qua các kênh internet, truyền hình hay sự thâm nhập trực tiếp của các công ty

Trang 20

Bệnh bò điên và dịch lở mồm long móng trên thế giới đã khiến các công ty thực phẩm ảnh hưởng nhiều.

Cuối tháng 12 năm 2003, sau khi nhận được tin xác nhận ca bệnh bò điên đầu tiên xảy ra ở Mỹ, lập tức khiến các công ty chứng khoán Mỹ giảm điểm Trong phiên giao dịch, các công ty thực phẩm hứng chịu nhiều tổn thất nhất Việc nhiều nước áp lệnh chống nhập thịt bò từ Mỹ đã khiến uy tín công nghiệp thực phẩm của nước này xuống dốc

Người ta cho rằng bệnh bò điên này có ảnh hưởng đến sản phẩm Bigmac, một sản phẩm nổi tiếng của McDonal’s sự kiện này khiến doanh số của McDonal’s giảm 10% trong tháng 1 và tháng 2 và công ty này đã phải đưa ra các sản phẩm thay không có thịt bò như chicken Mcnugget, bánh sandwich McRib Một ông lớn trong ngành thức ăn nhanh cũng chao đảo thì các công ty khác cũng không tránh khỏi điều này

Sự kiện bệnh bò điên này đã tác động không nhỏ đến ngành thực phẩm toàn cầu đặc biệt là Mỹ, trong đó có ngành thức ăn nhanh vì các nguyên liệu sử dụng để chế biến sản phẩm có thịt bò trong đó

Trong giai đoạn 10 năm qua, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra ở nhiều châu lục như châu Á, châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ Một số lượng lớn gia súc đã bị tiêu hủy, tâm lý người dân lo ngại căn bệnh này đã khiến nhu cầu về sản phẩm thịt giảm sút, doanh thu từ các sản phẩm thịt cũng theo đó mà giảm

Các công ty thực phẩm nói chung và các nhà hàng thức ăn nhanh nói riêng đã tốn nhiều chi phí hơn trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào từ các nhà cung cấp, thêm vào đó doanh số sản phẩm từ thịt bò, thịt heo cũng giảm sút so với trước, các nhà hàng cũng thay thế thực đơn thịt bò, heo bằng thịt gà để duy trì niềm tin người tiêu dùng

Đánh giá: Các công ty đang có cơ hội gia tăng sự hiện diện tại các thị trường nước

ngoài, mở rộng quy mô kinh doanh Các dịch bệnh xảy ra khiến các công ty tăng chi phí kiểm soát đầu vào và giảm doanh số bán từ các sản phẩm từ thịt

2.2 Phân tích tính hấp dẫn của ngành

Trang 21

Trong phần này, nhóm đã sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter phân tích tính hấp đẫn và mức độ cạnh tranh trong ngành cũng như xác định xu hướng mức độ hấp đẫn của ngành trong giai đoạn nghiên cứu.

2.2.1 Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

2.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

tư ban đầu và các khoản vay

Tính kinh tế theo quy mô

Các công ty trong nhóm nhà hàng dịch vụ thấy được một vài lợi thế của tính kinh

tế theo quy mô, những thuận lợi này dễ nhận thấy bởi việc tạo ra một cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh dễ dàng với ở những địa điểm thuận lợi – điều này giúp đạt thành công hơn Để công ty có được sự thành công trong ngành, nó phải tiêu một khoản vốn lớn vào quảng cáo và marketing Tính kinh tế theo quy mô sẽ bù đắp được chi phí này Tuy nhiên, sự bão hòa của ngành hạn chế lợi thế đạt được do tính kinh tế theo quy mô

Đánh giá: Thị trường thức ăn nhanh ở mỹ hiện nay đã bão hòa Các đối thủ đã

thiết lập nhãn hiệu nổi tiếng và thực đơn phong phú với chi phí quảng cáo lớn Ngoài ra

sự cạnh tranh giữa các công ty nhượng quyền lớn để có được các địa điểm phù hợp, đã làm tăng chi phí của các địa điểm chính Những điều này đã làm cho lực de dọa từ người nhập cuộc đang giảm xuống

2.2.1.2 Sản phẩm thay thế

Các công ty trong ngành thức ăn nhanh cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh

từ những sản phẩm thay thế đa dạng

Những sản phẩm thay thế này đến từ các nhà hàng cao cấp, các nhà hàng ăn nhanh bình dân (fast-casual) hay thậm chí là thực phẩm được chế biến tại nhà Các sản phẩm thay thế chủ yếu là các thực phẩm được chế biến tại các quán hay nhà hàng như

Trang 22

các loại bánh rán, phở, mỳ, bún Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu tại University of

Minnesota School of Public Health khảo sát khoảng 530 người lớn về thái độ của họ đối

với thức ăn nhanh Thì kết quả cho thấy răng lý do chính mà họ chọn thức ăn nhanh là bởi sự tiện lợi và họ không thích nấu ăn

Đánh giá: Các sản phẩm thay thế nêu trên đều phục vụ nhu cầu ăn của khách

hàng nhưng không đáp ứng được sự tiện lợi, nhanh chóng mà khách hàng muốn có Nên

sự đe dọa của các sản phẩm thay thế là yếu Sự quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn làm cho mọi người nấu ăn ở nhà nhiều hơn hay lựa chọn những sản phẩm thay thế tốt cho sức khỏe hơn Vì vậy áp lực từ sản phẩm thay thế đang tăng lên

2.2.1.3 Năng lực thương lượng của người mua

Đối với ngành thức ăn nhanh thì khách hàng của nó là những người mua và sử dụng sản phẩm Ngành thức ăn nhanh ở Mỹ là ngành phân tán với rất nhiều công ty tham gia Khách hàng không thương lượng về giá nhưng họ có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các công ty và chi phí chuyển đổi này là rất thấp Người mua có thể sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của mình Điều này tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty

Đánh giá: Việc tăng số lượng cửa hàng thức ăn nhanh ở Mỹ đã làm cho năng lực thương lượng của người mua mạnh lên

2.2.1.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Công ty lớn trong ngành thức ăn nhanh có một quyền lực thương lượng về giá trong mối quan hệ với nhà cung cấp Cửa hàng của các công ty này thường mua một lượng lớn các nguồn thực phẩm đầu vào nên có khả năng yêu cầu mức giảm giá hay chiết khấu trong khả năng của nhà cung cấp Hơn nữa trong ngành thực phẩm có rất nhiều nhà cung cấp cho nên sẽ không phải khó khăn khi công ty thay đổi nhà cung cấp nếu thật sự cần thiết Chính điều này làm giảm quyền thương lượng của người cung cấp

Đánh giá: Nhà cung cấp không phải là nhà đe dọa đối với các công ty kinh doanh

vì họ có thể yêu cầu chuyển sang nhà cung cấp khác nếu họ không đáp ứng được tiêu chuẩn của mình Có thể kết luận năng lực thương lượng của nhà cung cấp là yếu VÀ trong giai đoạn này năng lực thương lượng của nhà cung cấp sẽ không thay đổi

Trang 23

2.2.1.5 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Mức độ ganh đua của các công ty trong ngành được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

Cấu trúc ngành

Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia trong ngành, có nhiều chuỗi nhà hàng quy

mô lớn kinh doanh trên nhiều quốc gia khác nhau nhưng cũng có những công ty nhỏ kinh doanh trên phạn vi một đất nước, hay đơn giản chỉ là một nhà hàng có các loại thức

ăn nhanh trong thực đơn của mình Các công lớn trong ngành có thể kể đến là: Mc Donal, Yum, Wendy’s, Subway… cùng tồn tại và cạnh tranh nhau, tuy nhiên không có công ty nào chi phối hoạt động của doanh nghiệp còn lại Do vậy ngành thức ăn nhanh ở

Mỹ được xem là ngành phân tán

Các điều kiện nhu cầu

Từ năm 2000-2006, nhu cầu của ngành thức ăn nhanh tăng lên mạnh mẽ Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, nhu cầu của khách hàng có xu hướng giảm Sự tăng trưởng của ngành có xu hướng chậm lại

Rào cản rời ngành

Vì các công ty trong ngành thức ăn nhanh kinh doanh các sản phẩm thường không đa dạng Họ đã tốn chi phí xây dựng hệ thống các của hàng, và máy móc thiết bị, nên rào cản rời ngành của một công ty kinh doanh thức ăn nhanh là cao

Đánh giá: Mức độ tập trung thấp, rào cản rời ngành cao và nhu cầu đang có xu hướng giảm xuống nên có thể thấy rằng mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành là cao

và có xu hướng đang tăng lên

Kết luận

- Nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có xu hướng giảm

- Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành có xu hướng tăng lên

- Năng lực thương lượng của người mua có xu hướng tăng lên

- Năng lực thương lượng của nhà cung cấp có xu hướng không đổi

Trang 24

- De dọa của sản phẩm thay thế có xu hướng tăng lên

2.2.2 Phân tích cạnh tranh

Nhóm chiến lược

Ngành công nghiệp thức ăn nhanh bao gồm chủ yếu các thương hiệu chuỗi quốc gia Kết quả là chỉ có một vài nhóm chiến lược liên quan đến thị trường thức ăn nhanh

- Các chuỗi thương hiệu lớn như Mc Donald, Buger King, Wendy, Hardee’s, Jack

in bo, Taco bell, Subway… cạnh tranh trên khắp thị trường nước Mỹ và trên khắp thế giới Chiến lược của họ chủ yếu dựa trên việc cung cấp sản phẩm dựa trên sự tiện lợi giá thấp Chiến lược của các công ty này có các đặc tính là liên kết các địa điểm địa lý, định giá thấp, thực đơn ít đa dạng và chất lượng của sản phẩm cao

- Trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu quốc gia lớn còn có các chuỗi nhà hàng thương hiệu địa phương như Domino’s Pizza, Chick-Fil-A… Chiến lược của các nhà hàng thức ăn nhanh địa phương này là tập trung vào cung cấp cho khách hàng của họ một sự thay thế nhanh chóng, giá rẻ và các thương hiệu quốc gia Những doanh nghiệp này cung cấp mức giá thấp và chất lượng thấp trong vài địa phương

- Ngoài ra, cạnh tranh trong lĩnh vực thức ăn nhanh còn có các công ty Chichi’s (nhà hàng Mexico), Olive Garden (nhà hàng Ý), Red Lobster (nhà hàng hải sản) Chiến lược của các công ty này là tập trung vào sự khác biêt, định giá cao và số lượng món ăn trong thực đơn cũng tương đối đa dạng

- Các đặc tính của chiến lược khác nhau mà từng công ty theo đuổi đã tạo ra nhiều nhóm chiến lược trong ngành thức ăn nhanh: Tuy nhiên các nhóm chiến lược trong ngành thức ăn nhanh chủ yếu được phân theo mức giá và sự đa dạng của thực đơn, nhóm chiến lược được phân theo mức giá và mức độ thâm nhập thị trường

• Các nhóm chiến lược được phân theo mức giá và sự đa dạng của thực đơn gồm có 3 nhóm chính

Ngày đăng: 08/04/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng xếp hạng doanh thu 50 công ty đứng đầu ngành - PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH	CÔNG TY SUDWAY
Bảng x ếp hạng doanh thu 50 công ty đứng đầu ngành (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w