1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị khả năng thanh toán tại công ty sông gianh – chi nhánh từ liêm

54 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 559 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp 1 Khoa tài chính – ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.3: các khoản thanh toán của doanh nghiệp Bảng 2.4: Bảng phân tích khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bảng 2.8: Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp Bảng 2.9: Bảng phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 2 Khoa tài chính – ngân hàng DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Sông Gianh – chi nhánh Từ Liêm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Cổ phần DT Doanh thu LN Lợi nhuận LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NXB Nhà xuất bản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCD Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 3 Khoa tài chính – ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn việc làm sao để không mất khả năng thanh toán là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và Chi nhánh công ty Sông Gianh tại Từ Liêm – Hà Nội nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, khả năng thanh toán còn yếu và có nguy cơ giảm sút. Năng lực thanh toán luôn là một trong những nhân tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình, đo lường được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể hoạch định, thực thi các phương án phù hợp với tình hình của doanh nghiệp để ổn định và nâng cao tình hình tài chính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Qua thời gian thực tập tại đơn vị, bản thân phát hiện thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp hơn so với trung bình ngành thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp chưa cao và đây là vấn đề cần được doanh nghiệp quan tâm. Hạn chế đó nguyên nhân xuất phát từ công tác quản trị khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của khả năng thanh toán đối với các doanh nghiệp, cùng với sự đam mê của mình về vấn đề quản trị khả năng thanh toán, vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – Chi nhánh Từ Liêm”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ những tồn tại của doanh nghiệp như trên và lý do cấp thiết từ thực tiễn, em chọn đề tài “Quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – Chi nhánh Từ Liêm” nhằm mục đích hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về quản trị khả năng thanh toán, phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới quản trị khả năng thanh toán. Tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp tiến hành phân tích GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 4 Khoa tài chính – ngân hàng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp đánh giá khả năng thanh toán và thực trạng quản trị khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhận dạng các thành công, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong quản trị khả năng thanh toán tại doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng của doanh nghiệp đưa ra một số đề xuất, hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản trị khả năng thanh toán tại doanh nghiệp 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Từ Liêm, Hà nội và phạm vi của khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ nghiên cứu về quản trị khả năng thanh toán Công ty Sông Gianh – chi nhánh Từ Liêm tại khu B5, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp (bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) của doanh nghiệp trong 3 năm từ 2010 đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, khóa luận có thể có nhiều phương pháp được sử dụng để phân tich khả năng thanh toán và đánh giá quản trị khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp suy luận: Dựa vào cơ sở lý thuyết nghiên cứu thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp trong công tác quản trị khả năng thanh toán. Phương pháp phân tích nhân tố: Sử dụng phương pháp phân tích để nói lên sự ảnh hưởng của các nhân tố tới quản trị khả năng thanh toán. Phương pháp thống kê (tổng hợp, phân tích): Tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bằng các phần mềm Excel; sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp; đối chiếu so sánh giữa các năm và với các doanh nghiệp cùng ngành. GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 5 Khoa tài chính – ngân hàng 5. Kết cấu khóa luận Ngoài Lời cảm ơn, Danh mục bảng biểu, Danh mục sơ đồ và hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương I: Một số lý thuyết cơ bản về quản tị khả năng thanh toán Chương II: Thực trạng công tác quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – chi nhánh Từ Liêm Chương III: Các phát hiện và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – Chi nhánh Từ Liêm GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 6 Khoa tài chính – ngân hàng CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khả năng thanh toán Thanh toán là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ trong nền kinh tế, thương mại và các mỗi quan hệ khác giữa chủ thể này với chủ thể khác trong nền kinh tế. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ, các khoản phải thu, các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, các khoản nợ tiền hàng, các khoản nợ thuế chưa nộp cho nhà nước, khoản nợ người lao động. Khả năng thanh toán là khả năng đảm bảo trả được các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các nguồn thu và chi của doanh nghiệp. 1.1.2. Quản trị khả năng thanh toán Hoạt động tài chính của doanh ngiệp mà cụ thể là tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. Ngược lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao hay thấp đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần kiểm tra, đánh giá thường xuyên khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, hoạt động tài chính của doanh nghiệp khá phức tạp và thể hiện thông qua nhiều quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 7 Khoa tài chính – ngân hàng kinh tế. Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường và quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Do đó, ngoài doanh nghiệp sẽ có rất nhiều đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp như: ngân hàng, nhà cung cấp, các nhà đầu tư, khách hàng,… Ngân hàng sẽ không cho vay nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, các nhà đầu tư sẽ không đầu tư nếu doanh nghiệp họat động tài chính yếu kém. Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Nếu hoạt động tài chính kém dẫn đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải thu, các khoản phải trả dây dưa kéo dài làm mất sự chủ động trong kinh doanh và có thể dẫn tới phá sản khi mất khả năng thanh toán. Nhiều doanh nghiệp hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhưng vẫn bị phá sản là bởi doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng khả năng thanh toán không được đảm bảo. Như vây, hoạt động thanh toán ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn, thu được lợi nhuận một cách an toàn. Để đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc hoàn thiện công tác quản trị khả năng thanh toán tại đơn vị mình. Quản trị khả năng thanh toán tốt giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. Quản trị khả năng thanh toán bao gồm các hoạt động của nhà quản trị trong quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích và ra quyết định liên quan đến khả năng thanh toán và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định. 1.2. Một số lý thuyết về quản trị khả năng thanh toán 1.2.1. Các khoản thanh toán của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, Nhà GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 8 Khoa tài chính – ngân hàng nước, người lao động và với các tổ chức kinh tế khác. Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau với các khoản thanh toán khác nhau. Các khoản thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: 1.2.1.1. Các khoản vay ngắn hạn Để thỏa mãn nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải vay vốn Ngân hàng hoặc các đối tượng khác. Trong trường hợp thiếu vốn phải đi vay, doanh nghiệp phải chấp hành đầy đủ chế độ, thể lệ tài chính tín dụng của nhà nước đã quy định, đồng thời phải thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp với các đơn vị các nhân, tổ chức kinh tế. Đối với vay ngắn hạn ngân hàng, doanh nghiệp phải có kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích đã quy định đối với từng loại vốn vay, phải có tài sản thế chấp, và doanh nghiệp phải thanh toán vốn đúng hạn cả gốc và lãi. Đối với các khoản vay ngắn hạn của các đơn vị cá nhân, tổ chức kinh tế xã hôi phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải có tài sản thế chấp đảm bảo vay vốn nếu bên cho vay có yêu cầu, phải thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp với đối tượng cho vay. 1.2.1.2. Khoản thanh toán cho người bán Khoản nợ phải trả cho người bán là những khoản phát sinh trong quá trình thanh toán có tính chất tạm thời mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho các bên do chưa đến hạn thanh toán hoặc trong thời gian thanh toán theo hợp đồng ký kết. 1.2.1.3. Người mua trả tiền trước Là số tiền ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp phải trả. Thông thường những khoản tiền này được thanh toán bằng hàng hóa, các sản phẩm. dịch vụ mà khách hàng đặt mua tại doanh nghiệp. 1.2.1.4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 9 Khoa tài chính – ngân hàng Các khoản nợ còn phải nộp Nhà nước là những khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và các loại thuế, phí, lệ phí khác mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng chưa nộp. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước theo luật định. Mặt khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí, lệ phí phải nộp. 1.2.1.5. Khoản thanh toán cho người lao động Khoản nợ phải trả công nhân viên là những khoản thu nhập doanh nghiệp chưa trả cho công nhân viên như tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác. Do việc quy định định kỳ trả lương và thanh toán lương cho công nhân viên của doanh nghiệp nên đã phát sinh khoản phải trả cho công nhân viên. Đây là khoản phải thanh toán có tính chất tạm thời, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời đúngtheo chế độ tiền lương cho nhân viên. Khoản phải trả công nhân viên phải khấu trừ đi thuế thu nhập cá nhân, tiền nộp BHXH, BHYT, tiền phạt bồi thường vật chất… 1.2.1.6. Khoản phải trả nội bộ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã phát sinh các quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ doanh nghiệp về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc đã thu chi hộ cấp trên, cấp dưới, hay các đơn vị thành viên khác. Tất cả những khoản phát sinh trong quan hệ thanh toán đó gọi là phải trả nội bộ. 1.2.1.7. Khoản nợ dài hạn Nợ dài hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ các đơn vị tổ chức kinh tế, các cá nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc lớn hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh như nợ thuê TSCĐ, thuê tài chính, tín dụng ngân hàng và các khoản nợ khác. Các khoản nợ dài hạn được sử GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 10 Khoa tài chính – ngân hàng dụng vào mục đích đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn khác. 1.2.1.8. Các khoản phải thanh toán khác Các khoản phải thanh toán khác là các khoản nợ gồm các khoản nợ trên bao gồm chi phí phải trả, giá trị tài sản thanh lý chờ giải quyết, các khoản nhận ký quỹ, ký cược, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phải trả, phải nộp khác. Khoản phải trả như là một kênh huy động vốn hữu hiệu cho doanh nghiệp, làm tăng quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tăng vòng quay của vốn từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khoản phải trả lớn đồng nghĩa với rủi ro cho doanh nghiệp càng nhiều. Khoản phải trả tác động trực tiếp tới khả năng tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi phân tích, đánh giá khả năng thanh toán nó là yếu tố đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu, nó là yếu tố bất lợi trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó việc thường xuyên theo dõi, phân loại, đánh giá, lên kế hoạch sử dụng và thanh toán cho hợp lý là công việc quan trọng đối với quản tri khả năng thanh toán. 1.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này bao gồm các hệ số tài chính sau: 1.2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán chung Khả năng thanh toán chung là một chỉ tiêu tài chính cơ bản, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: vay tiền, thời hạn vay… Khả năng thanh toán chung là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ đối với GVHD: ThS. Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền [...]... Khóa luận tốt nghiệp 23 Khoa tài chính – ngân hàng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG DANH TỪ LIÊM – HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Chi nhánh công ty Sông Gianh tại Từ Liêm – Hà Nội 2.1.1 Thông tin khái quát về doanh nghiệp 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Sông Gianh được thành lập năm 1988 theo quyết định 39QĐ/UB ngày 15/12/1992, quyết... trạng quản trị khả năng thanh toán của doanh nghiệp 2.3.1 Phân tích các khoản thanh toán của doanh nghiệp Khoản phải thanh toán là khoản vố doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền cho người lao động Dưới đây là kết cấu khoản phải thanh toán của Chi nhánh công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại Từ Liêm, ... nghiệp tại Việt Nam Chi nhánh công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh là một trong mười đơn vị thành viên của tổng công ty cổ phần Sông Gianh Chi nhánh công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hàng triệu tấn phân bón hữu cơ sinh học, giúp bà con nông dân cải tạo đất đai, tăng năng suất cây trồng, làm giàu ngay trên quê hương của mình Sản phẩm của chinh nhánh góp... được từ việc phỏng vấn các thành viên trong công ty Các câu hỏi được đặt ra cho ban điều hành và những người đảm nhận các công việc liên quan tới công tác quản trị khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm thu thập các thông tin cụ thể hơn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp, xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong công tác quản trị, thực trạng công tác quản trị khả năng thanh toán, tình hình thanh. .. trường Thị trường Gia Lâm Từ Liêm các tỉnh Bắc sông Hồng các tỉnh Nam sông Hồng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Sông Gianh – chi nhánh Từ Liêm (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản GVHD: ThS Trịnh Công Sơn SVTH: Phan Thị Hiền Khóa luận tốt nghiệp 25 Khoa tài chính – ngân hàng Tổng công ty Sông Gianh là đơn vị đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ sinh học” vào... mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ 1.2.2.6 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn được xác định theo công thức: Tài sản dài hạn Hệ số này toán cao Chỉ tiêuthanh càng nợ thì tình hình tài chính doanh... gọi Chi nhánh Công ty CP Sông Gianh tại Từ Liêm, Hà Nội Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: Khai thác, thu gom than bùn và Photphorit, khoáng hóa chất và khoáng phân bón Ngày 17 tháng 10 năm 2011 đến nay, tên gọi Chi nhánh Công ty Cổ Phần Tổng công ty Sông Gianh tại Từ Liêm, Hà Nội Ngành nghề kinh doanh được bổ sung thêm các ngành nghề thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và phụ chế phẩm công. .. 15/12/1992, quyết định 137QĐ/UB ngày 16/12/1996, quyết định 227 QĐ/UB ngày 16/12/2001 Trụ sở của Tổng công ty: Quảng Thuận- Quảng Trạch- Quảng Bình Chi nhánh Công ty CP Tổng công ty Sông Gianh tại Từ Liêm, Hà Nội được thành lập năm 1998 theo quyết định số 15/ QĐ- GĐ của Giám đốc Công ty Phân bón Sông Gianh ngày 26/ 2/ 1998, theo giấy phép kinh doanh số 0113011006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà... phải thanh toán Hệ số này dẫn tới con số 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp 1.2.2.2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được tính theo công thức sau: Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh = Tổng toán nợngắn... Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng dễ dàng trong công tác huy động vốn Khi hệ số khả năng thanh toán chung >=1 thì chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả Khi hệ số khả năng thanh toán . bản về quản tị khả năng thanh toán Chương II: Thực trạng công tác quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – chi nhánh Từ Liêm Chương III: Các phát hiện và biện pháp hoàn thiện công. thiết từ thực tiễn, em chọn đề tài Quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – Chi nhánh Từ Liêm nhằm mục đích hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về quản trị khả năng thanh. đề quản trị khả năng thanh toán, vì vậy em đã lựa chọn đề tài Quản trị khả năng thanh toán tại Công ty Sông Gianh – Chi nhánh Từ Liêm . 2. Mục đích nghiên cứu Từ những tồn tại của doanh nghiệp

Ngày đăng: 19/05/2015, 20:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS, TS Nguyễn Thị Phương Liên (chủ biên), Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Khác
3. GS, TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thủy, Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2008 Khác
4. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động, 2012 5. Lê Minh Đức, Vũ Tấn Bình (chủ biên), Quản trị tài chính ngắn hạn, NXB Thống Kê, 2007 Khác
6. PGS, TS Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2010 Khác
7. Tạp chí tài chính, các công trình nghiên cứu trước 8. www.vietstock.vn , www.cophieu68.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w