1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lượng cao cho động vật nhai lại

9 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 117,85 KB

Nội dung

Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 1 Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lợng cao cho động vật nhai lại Trịnh Vinh Hiển 1 , Nguyễn Thị Phụng 2 , Đào Đức Kiên 2 1 Trạm Nghiên cứu va Chế biến SPCN, 2 Bộ môn Nghiên cứu Dinh dỡng TACN Abstract Ruminant raising industry in Vietnam has rapidly developed over the past years with a view towards an industrially concentrated method of raising, particularly in diary and beef raising. It has now become important how to provide ruminants with supplementing macro- and micro-minerals in accordance with their habits and characteristics. The method of using lick blocks for free use by ruminants according to their individual need proves to be effective, easy to use and helps to reduce labour cost. Moreover, lick blocks are widely used in countries with industrial animal husbandry. The aim of the study was to formulate the production process of lick blocks by the method of using hydraulic press, chemical reactions leading to the hardening of materials and water-resistant emulsified substances. Based on the above mentioned methods the study has created the equipment and developed the production process for lick blocks. The product of lick blocks was tested on several ruminants such as diary, beef, goats and sheep. The result has shown increased feed taking by ruminants, improved productivity and potential economic effectiveness. Đặt vấn đề Các nhà chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi động vật nhai lại nói riêng luôn mong muốn và cố gắng để đạt đợc hiệu quả và năng suất tốt nhất từ động vật, Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể đạt đợc nếu động vật ở trong trạng thái lý tởng. Một yếu tố quan trọng trong chăn nuôi gia súc nhai lại là đảm bảo đợc cho động vật lợng khoáng đa-vi lợng cần thiết. Các kết quả nghiên cứu (Kaniski B.D. 1985) cho thấy hàm lợng các nguyên tố khoáng trong cây thức ăn có sự dao động rất lớn. Trong cây thức ăn các nguyên tố khoáng thay đổi từ năm này qua năm khác và từ mùa này sang mùa khác. Các nguyên tố khoáng này cũng thờng nằm trong các cấu trúc liên kết hoá học khác nhau, có thể ở dạng cấu trúc rất bền vững nh dạng liên kết của các nguyên tố khoáng với axit phytic mà động vật không thể sử dụng đợc (Henik A. 1976; Bogdanov G.A. 1990). Đa số tác giả cho rằng các nguyên tố khoáng trong cây thức ăn chỉ đợc hấp thu từ 5-20% (Kalimullin .I. 1990; Pokatilova G.A. 1990). Nh vậy, khó có thể xác định đợc chính xác hàm lợng khoáng hữu dụng có trong thức ăn. Mỗi con vật cần một lợng khoáng nhất định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trọng lợng cơ thể, giai đoạn phát triển, thời kì sinh sản, giai đoạn cho sữa, sản lợng sữa, nuôi con và khả năng sinh sản. Không có tiêu chuẩn định lợng nhất định nào về lợng khoáng cần thiết cho sử dụng hàng ngày. Điều đó có nghĩa là mặc dù động vật ăn cùng lợng thức ăn nh nhau nhng mỗi con riêng biệt lại cần lợng khoáng khác nhau (Kaniski B.D. 1985). 2 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi Nếu động vật ở trạng thái thiếu khoáng, chúng sẽ có nhu cầu tự nhiên về khoáng. Khi sử dụng tảng khoáng liếm cho động vật nhai lại, động vật tự xác định và dùng lợng khoáng mà cơ thể chúng cần. Khả năng dùng quá liều khi sử dụng tảng khoáng liếm cũng không thể xảy ra. Ngoài ra, tảng khoáng liếm còn rất dễ sử dụng. Căn cứ vào thói quen liếm và nhai lại của động vật nhai lại, phơng thức chăn nuôi ngày càng có quy mô lớn và đặc điểm thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thực vật thô, xanh nên không phải lúc nào cũng có thể bổ sung trực tiếp khoáng hay các phụ gia khác ở dạng bột mà chủ yếu sử dụng dới hình thức tảng khoáng để liếm. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lợng cao cho động vật nhai lại Mục tiêu của đề tài Xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lợng cao cho động vật nhai lại Nội dung và phơng pháp nghiên cứu Đối tợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tợng nghiên cứu: Tảng khoáng liếm cho các đối tợng động vật nhai lại (bò sữa, bò thịt, dê và cừu) - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 12 năm 2004 - Địa điểm nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Đại học Bách khoa Hà nội và Công ty CP Nông sản Thanh Hoa - Nguyên liệu: + Khoáng tự nhiên Bentonite kiềm là nguyên liệu đợc khai thác tại Việt nam + Khoáng hữu cơ đợc sản xuất tại Bộ môn Dinh dỡng và thức ăn chăn nuôi - Viện Chăn nuôi + Muối ăn, D.C.P , H 2 SO 4 và nhũ tơng mua tại Việt nam. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu xác định tính chất và thành phần của tảng khoáng liếm - Xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm từ khoáng tự nhiên và khoáng hữu cơ Phơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi - Tính chất vật lý và các thông số kỹ thuật: tính chất của sản phẩm khoáng liếm dựa trên tính chất đo đợc của sản phẩm nhập khẩu từ Anh quốc và thực tiễn nhu cầu của ngời tiêu dùng trong nớc. - Thành phần hoá học (Tỷ lệ nguyên liệu cho vào sản phẩm): Xác định bằng cách dựa vào Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 3 nhu cầu khoáng của từng đối tợng gia súc nuôi kết hợp với phơng thức chăn nuôi ở trong nớc và các sản phẩm cùng loại của nớc ngoài. - Độ cứng (Rockwell) của sản phẩm đợc đo bằng thiết bị chuyên dùng tại Khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà nội. - Lực chịu nén (N/cm 2 ) của sản phẩm đợc đo bằng thiết bị chuyên dùng tại Khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà nội. - Độ tan đợc tính bằng tỷ lệ hoà tan của sản phẩm trong nớc. - Hàm lợng khoáng đợc đo bằng lợng còn tại sau khi nung ở nhiệt độ 450 o C với thời gian 8 tiếng hoặc đến khối lợng không đổi. - Chuyển giao các chỉ số kỹ thuật về tính chất vật lý, khích thớc của sản phẩm và yêu cầu công suất của thiết bị ép tảng khoáng liếm cho các chuyên gia cơ khí chế tạo máy để thiết kế và chế tạo thiết bị. - Sau khi đ có thiết bị ép thuỷ lực sẽ thử nghiệm sản xuất bằng thực tế trên thiết bị, và nghiên cứu cho ra sản phẩm dựa trên quy mô chăn nuôi theo hớng của ngời tiêu dùng và tiện dụng trong sử dụng. - Kiểm tra chất lợng sản phẩm bằng các thí nghiệm trên gia súc nhai lại. kết quả nghiên cứu Xác định tính chất và thành phần của tảng khoáng liếm nhập khẩu Để xác định tính chất và thành phần của tảng khoáng liếm sẽ đợc sản xuất, chúng tôi dựa vào các yếu tố nh khảo sát các sản phẩm đồng loại hiện có ở Việt nam và trên thế giới. Sau khi khảo sát chúng tôi thấy hiện tại trên thị trờng có nhiều loại và đợc sản xuất chủ yếu ở nớc ngoài. Chúng tôi phân loại thành 2 dạng (loại thứ nhất là tảng liếm có chứa protein: thành phần chủ yếu là protein thô, đờng mật, thức ăn ngũ cốc và hỗn hợp khoáng; loại thứ hai là tảng khoáng chất: thành phần chủ yếu là muối ăn, can xi, hỗn hợp khoáng). Loại thứ hai cha đợc sản xuất trong nớc và chỉ có sản phẩm đồng loại nh loại thứ nhất và gọi là bánh dinh dỡng của tác giả Bùi Văn Chính ( ). Hiện tại trong nớc chỉ có sản phẩm nhập khẩu của Công ty Ru Bi. Sản phẩm đợc nhập khẩu do nhu cầu phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là phong trào chăn nuôi bò sữa đang đợc phát triển mạnh và chúng tôi lấy sản phẩm nhập khẩu từ Anh của Công ty Ru Bi làm đối tợng tiếp cận để sản xuất sản phẩm của mình. Sản phẩm nhập khẩu có hình trụ vuông, hơi côn, có chiều cao 18,5 cm, rộng 19 cm, tâm có lỗ hình côn, đờng kính mặt trên 2,7 cm, mặt dới 3cm. Sản phẩm có trọng lợng 10 kg và màu đỏ hơi tím. 4 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi Độ hoà tan của sản phẩm: sau khi cân 10g sản phẩm hoà tan hoàn toàn vào nớc cất phần thu đợc còn lại đợc xấy khô đến khối lợng không đổi còn 19-21%. Độ ẩm : 14,2-13,5 % Bảng 1:Thành phần hoá học và tính chất vật lý của sản phẩm nhập khẩu: Thành phần hoá học (theo bao bì) Thành phần Hàm lợng Thành phần Hàm lợng Na 20 % Mn 2500 mg/kg Ca 8,5 % Co 50 mg/kg Mg 0,5 % I 300 mg/kg P 10 % Se 10 mg/kg Fe 0,3 % Ash 86 % Tính chất vật lý (đo tại ĐH Bách khoa) Độ cứng (Rockwell) 72-78 Lực chịu nén (N/cm 2 -MPa) 1246 - 1274 Xác định thành phần của tảng khoáng liếm sẽ sản xuất Tảng khoáng liếm là thức ăn bổ sung dạng viên đợc sản xuất theo phơng thức phối trộn dinh dỡng khoáng căn cứ theo đặc điểm, thói quen liếm và nhai lại của động vật nhai lại. Thức ăn này cần có các u điểm nh tính cân bằng dinh dỡng khoáng, phù hợp với khẩu vị của gia súc, độ kết dính cao, thuận tiện cho vận chuyển, cất giữ, cho ăn thuận tiện, sử dụng dễ dàng, giảm nhân công lao động cho trang trại và tránh đợc sự ngộ độc của khoáng đối với gia súc. Một trong những phơng pháp điều chế chất bổ sung thức ăn dạng cứng (khoáng liếm) sử dụng phản ứng (in-situ) giữa ôxit kim loại kiềm hoặc kiềm thổ có khả năng hydrat hoá với dung dịch phốt phát hoà tan tạo ra chất kết đông (floculant) có khả năng làm đông đặc chất bổ sung. Trong sản phẩm khoáng liếm chúng tôi dùng bentonite kiềm, trong đó có chứa các chất Na 2 O, K 2 O, MgO, CaO và H 2 PO 4 để tham gia vào phản ứng tạo sự đông kết. Chất nhũ tơng đợc điều chế từ tinh bột và dầu mở ăn, chất này có tính kháng nớc nên đợc dùng để làm tăng tính kháng nớc của sản phẩm. Do vậy loại sản phẩm này có thể sử dụng ở bi chăn thả và cho ăn tự do theo nhu cầu tự chọn của vật nuôi. Ngoài ra, bentonite còn có khả năng ổn định sản phẩm, cân bằng độ ẩm và cố định các thành phần trong sản phẩm do tính chất hấp phụ và khả năng trao đổi ion của chúng. Màu của sản phẩm đợc sử dụng thử nghiệm bằng hai loại là màu thực phẩm và oxit sắt. Căn cứ vào nhu cầu khoáng của từng đối tợng gia súc nhai lại (theo tài liệu của nớc ngoài), căn cứ vào giống và phơng thức chăn nuôi tại Việt nam chúng tôi đề xuất phơng án sản phẩm sẽ sản xuất có thành phần hoá học nh sau: Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 5 Bảng 2: Thành phần tảng khoáng liếm cho bò sữa Nguyên liệu Loại 1 Loại 2 Loại 3 NaCl (g) 26.0 36.0 26.0 Bentonite- Kiềm (g) 21.2 21.2 21.6 D.C.P (g) 44.5 35.0 45.3 Methionine-Fe (g) 1.0 1.0 0 Methionine-Zn (g) 1.2 1.0 1.1 Methionine-Mn (g) 2.0 2.0 2.3 Methionine-Cu (g) 0.2 0.3 0.25 Methionine-Co (g) 0.1 0.08 0.08 Lyzine - I (g) 0.1 0.02 0.1 NaSeO 3 - 2% (g) 0.7 0.3 0.1 H 3 PO 4 - 10 % (g) 3.0 3.5 4.0 Nhũ tơng (g) 0.5 0.6 0.7 Màu (g) 0.15 0.15 0.15 Tổng 100.65 101.15 101.68 Bảng 3: Thành phần tảng khoáng liếm cho bò nuôi thịt Nguyên liệu Loại 1 Lại 2 Loại 3 NaCl (g) 28.0 26.5 35.5 Bentonite- Kiềm (g) 19.1 22.6 21.1 D.C.P (g) 45.5 43.0 34.0 Methionine-Fe (g) 1.3 1.0 1.3 Methionine-Zn (g) 1.1 1.6 1.1 Methionine-Mn (g) 1.7 2.0 2.3 Methionine-Cu (g) 0.25 0.21 0.25 Methionine-Co (g) 0.1 0.1 0.2 Lyzine - I (g) 0.02 0.04 0.4 NaSeO 3 - 2% (g) 0.4 0.2 0.7 H 3 PO 4 - 10 % (g) 3.0 3.5 4.0 Nhũ tơng (g) 0.5 0.6 0.7 Màu (g) 0.15 0.15 0.15 Tổng 101.12 101.5 101.7 Bảng 4: Thành phần tảng khoáng liếm cho dê, cừu Nguyên liệu Loại 1 Loại 2 Loại 3 NaCl (g) 26.0 30.6 27.2 Bentonite- Kiềm (g) 31.2 21.7 21.2 D.C.P (g) 35.0 40.0 44.0 Methionine-Fe (g) 0.8 0.5 0.5 Methionine-Zn (g) 1.3 1.2 1.1 Methionine-Mn (g) 2.0 2.3 2.0 Methionine-Cu (g) 0.2 0.06 0.0 Methionine-Co (g) 0.1 0.08 0.08 Lyzine - I (g) 0.02 0.06 0.08 NaSeO 3 - 2% (g) 0.3 0.4 0.5 H 3 PO 4 - 10 % (g) 3.0 3.5 4.0 Nhũ tơng (g) 0.5 0.6 0.7 Màu (g) 0.15 0.15 0.15 Tổng 100.57 101.15 101.51 6 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi Các thông số yêu cầu của thiết bị Sau khi cùng các chuyên gia cơ khí chế tạo máy của Trờng Đại học Bách khoa Hà nội thử nghiệm ép thử với thành phần các nguyên liệu nêu trên, chúng tôi thống nhất đa ra yêu cầu thiết bị có các thông số nh sau: - Phần thuỷ lực có lực ép đợc tối đa 100 tấn và có đồng hồ đo lực. - Khuôn tạo sản phẩm có 3 loại (trong đó 2 khuôn sản xuất đợc loại 10 kg/sản phẩm có dạng trụ vuông và tròn, 1 khuôn có hình trụ sản xuất loại 5 kg. - Sản phẩm tạo ra có lỗ ở tâm sản phẩm. - Năng xuất máy 3-5 phút/sản phẩm - Hệ thống điều khiển bằng điện cho từng thiết bị. - Hành trình của xi lanh 250cm/30 giây. - Vận hành 3-4 ngời trên ca sản xuất. Công nghệ và kỹ thuật sản xuất Công nghệ Căn cứ theo kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và kết hợp với tình hình trong nớc, chúng tôi đ tiến hành nghiên cứu về công nghệ sản xuất và qua quá trình sản xuất thực tế trên thiết bị đ đợc tạo ra chúng tôi đa ra công nghệ sản xuất có sơ đồ nh sau: Sơ đồ công nghệ sản xuất tảng khoáng liếm Sản phẩm đợc sản suất có 3 loại nh sau: - Loại hình trụ vuông, hơi côn, có chiều cao 17,5 cm; rộng 19 cm; tâm có lỗ hình côn, đờng kính lỗ mặt trên 2,7 cm; mặt dới 3cm. Sản phẩm có trọng lợng 10 kg và màu hồng đỏ. - Loại hình trụ tròn, hơi côn, có chiều cao 17,5 cm; đờng kính 15,5cm; tâm có lỗ hình côn đờng kính lỗ mặt trên 2,7 cm; mặt dới 3cm. Sản phẩm có trọng lợng 10 kg và màu hồng đỏ. - Loại hình trụ tròn, hơi côn, có chiều cao 16,5 cm; đờng kính rộng 10,5 cm; tâm có lỗ Nguyên liệu nghiền Phối liệu, Cân định Trộn đều và gia nhiệt é p thuỷ lực và tạo khuôn Tháo khuôn và làm nguội sản phẩm phẩm Làm cứng sản phẩm Đóng gói sản phẩm Bảo quản sản phẩm Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 7 hình côn, đờng kính lỗ mặt trên 2,7 cm; mặt dới 3cm. Sản phẩm có trọng lợng 5 kg và màu hồng đỏ. Bảng 5: Tính chất vật lý của sản phẩm Tính chất vật lý Độ cứng (Rockwell) 67-71 Lực chịu nén (N/cm 2 -MPa) 1179 - 1225 Chất không tan (%) 21-23 Khoáng tổng số (%) 76.5-79.5 Độ ẩm (%) 16.5-14 Công đoạn sản xuất và yêu cầu thiết bị Toàn bộ quá trình sản xuất do các bớc sau tổ hợp thành và có các thiết bị, nhà xởng tơng ứng theo yêu cầu. Nguyên liệu Nguyên liệu bao gồm tất cả các nguyên liệu chúng tôi đ nêu ở phần trên. Có một kho chứa nguyên liệu, diện tích có thể chứa đợc lợng nguyên liệu ít nhất cho một tuần sản xuất và đảm bảo đợc khô ráo, nguyên liệu đợc tách và để riêng từng loại trong kho. Nghiền Những nguyên liệu to, thô phải tiến hành nghiền. Trong công đoạn này có thể thiết kế để có hai loại máy nghiền, máy nghiền dạng búa để nghiền ngũ cốc, khô đậu (nếu sản xuất loại dạng bánh dinh dỡng) và máy nghiền để nghiền khoáng chất. Thông thờng nguyên liệu sau khi nghiền phải lọt qua sàng phân tích 8 lỗ. Phối liệu và định lợng Nguyên liệu đ nghiền đợc đa vào các xilô chứa nguyên liệu để sản suất. Trong quá trình sản xuất nguyên liệu đợc đa vào máy trộn từ xilô phối liệu qua cân phối liệu (nếu phối liệu tự động) hoặc có thể cân trực tiếp vào máy trộn từng loại nguyên liệu (nếu phối liệu thủ công). Trong quá trình phối liệu cần chú ý đến trình tự của từng loại nguyên liệu đa vào máy trộn để tránh một số phản ứng hoá học có thể xảy ra, các phản ứng hoá học này có thể làm thay đổi bản chất của sản phẩm. Độ chính xác phối liệu 0.2 % F.S. Trộn Trộn là công đoạn trộn đều các thành phần nguyên liệu theo công thức và theo trình tự các nguyên liệu đa vào máy trộn. Máy trộn phải đảm bảo nguyên liệu vào thuận tiện, độ chịu tải lớn, lực trộn mạnh, thoát liệu sạch, dễ dàng vệ sinh, độ trộn đều 5%. Trong quá trình trộn nguyên liệu bớc gia nhiệt rất quan trọng và đợc làm trớc, sự gia nhiệt này đợc tạo từ phản ứng hoá học giữa khoáng tự nhiên có chứa Na 2 O, K 2 O, MgO, CaO và H 2 PO 4 . Sau phản ứng nhiệt độ đợc giữ ở khoảng 50-60 o C, sau đó tiếp tục tiến hành trộn cho các 8 Phần Nghiên cứu về Giống vật nuôi nguyên liệu còn lại. Thời gian trộn tiếp theo phải đạt 5-6 phút với tốc độ vòng quay của máy trộn 60-70 vòng/phút. Công đoạn ép Công đoạn ép là công đoạn quan trọng thứ hai sau công đoạn trộn và gia nhiệt của quá trình sản xuất. Công đoạn này liên quan đến chất lợng và sản lợng thành phẩm, đợc ép bằng máy ép thuỷ lực thành hình. Hình bên ngoài của sản phẩm đợc thay đổi theo khuôn và độ cứng của sản phẩm đợc thay đổi theo lực ép và quá trình tạo phản ứng giữa ôxit của kim loại kiềm và H 2 PO 4 . Làm cứng và nguội sản phẩm Để đảm bảo chất lợng sản phẩm, trớc khi xuất xởng phải tiến hành làm cứng sản phẩm. Sản phẩm mới sản xuất còn nóng có nhiệt độ 55-60 o C nên phải làm nguội sản phẩm trớc khi đóng gói. Thời gian nguội sản phẩm kéo dài khoảng 4-5 tiếng, mặc dù sản phẩm đ nguội nhng để tăng độ cứng của sản phẩm cần phải tiếp tục kéo dài thời gian để ngoài. Thời gian này thay đổi theo mùa (mùa hè 24-36 tiếng và mùa đông 18-24 tiếng). Thành phẩm phải đợc cất giữ theo từng loại hoặc theo số trên giá chuyên dụng, không để quá 5 viên để tránh làm hỏng sản phẩm. Đóng gói Sản phẩm cần đợc đóng gói để đảm bảo sản phẩm đợc bảo quản lâu dài, thành phần khoáng không bị thay đổi và bị tổn thất. Có thể đóng gói trong túi ni lông kín và hộp các tông, bên ngoài hoặc đợc bảo vệ bằng lớp ni lông theo công nghệ đóng gói màng co. Hút bụi Bụi chủ yếu sinh ra ở quá trình nghiền, đặc biệt là lúc nghiền khoáng chất. Vì vậy phải phân cách công đoạn nghiền nguyên liệu với khu vực sản xuất chính. Trên máy nghiền cần có hệ thống hút bụi để đảm bảo cho không gian sản xuất đợc sạch, không ô nhiễm. Điều khiển điện Toàn bộ dây chuyền có một hệ thống điều khiển tập trung và một hệ thống điều khiển cho mỗi thiết bị. Đối với dây chuyền sản xuất dạng đơn giản có thể lợc bỏ đi giàn điều khiển sản xuất trung tâm, chỉ lựa chọn cho mỗi máy đơn có hệ thống điều khiển riêng. một số kết quả thử nghiệm sản phẩm khoáng liếm trên gia súc nhai lại Sản phẩm tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại đợc sản xuất trên thiết bị tự chế tạo và có giá bán đến ngời tiêu dùng thấp hơn sản phẩm nhập khẩu 40-50%. Tuy nhiên cần phải có sự so sánh về hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng so với các sản phẩm nhập khẩu. Sản phẩm tảng khoáng liếm đợc thử nghiệm trên gia súc nhai lại cho một số kết quả nh sau: Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 9 Thí nghiệm trên 36 bò sữa với thời gian thí nghiệm 180 ngày cho thấy gia súc sử dụng tảng khoáng liếm đ tăng cờng trao đổi chất, tăng lợng thức ăn ăn vào lên 8-11,8%; năng suất sữa tăng trên 9 % so với đối chứng, trong đó hàm lợng chất béo và protein sữa cũng đợc tăng theo. Ngoài ra sử dụng tảng khoáng liếm còn tăng đợc trọng lợng bê sơ sinh và giảm tỷ lệ sót nhau. Kết quả thí nghiệm trên 4 bò mổ lỗ dò cho thấy tỷ lệ phân giải vật chất khô của bông gòng (sử dụng trong nghiên cứu) ở các lô sử dụng khoáng liếm cao hơn hẳn (P > 0,05) so với lô không sử dụng khoáng liếm, pH ổn định và hệ vi sinh vật phát triển tốt hơn. Thí nghiệm trên 32 bò nuôi thịt cho kết quả tăng trọng của các lô sử dụng khoáng liếm cao hơn lô đối chứng trên 15 %, lợng chất khô ăn vào tăng 6-11% và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Thí nghiệm sử dụng tảng khoáng liếm trên dê đực sinh sản cho kết quả làm tăng khả năng thu nhận thức ăn của dê đực lên trên 15%, tăng thể tích và các chỉ tiêu chất lợng tinh dịch trên 10%, ngoài ra còn giảm đợc tỷ lệ một số bệnh do thiếu khoáng. Các thí nghiệm trên dê nuôi thịt cũng nh dê và cừu sinh sản cũng cho kết quả tốt. Kết luận Với điều kiện ở Việt nam chúng ta đ có thể sản xuất đợc tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại từ các nguyên liệu và thiết bị sản xuất trong nớc. Tài liệu tham khảo Bogdanov G.A. - Dinh dỡng động vật nông nghiệp, Maxcơva, 1990, 622 tr. Kaniski B.D. Khoáng chất trong dinh dỡng của động vật, Leningrat,1985, 251 tr. Kalimullin .I-Phức hợp chelate kích thích sức sản xuất của đại gia súc. Kazan 1990. Maxcơva, 2004, http://www.fadr.mus.ru/rin/vestnic/ Pokatilova G.A. Con đờng nâng cao năng suất của cừu và dê, Maxcơva, 1990, http://www.agro.ru/nauka/animal/kozovosttvo/literature.htm Dmitrochenko A.P. - Kỹ thuật sử dụng tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại, 2000, http://www.prok.ru/prep7.shtml Henik A. Khoáng chất, vitamin, chất kích thích sinh học trong dinh dỡng động vật nông nghiệp, M.: Koloc, 1976. - 559 Tr. Muối cho động vật, http://www.eurosalt.narod.ru/tovar.html . sản xuất tảng khoáng liếm chất lợng cao cho động vật nhai lại Mục tiêu của đề tài Xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lợng cao cho động vật nhai lại Nội dung và phơng pháp nghiên. 2006 1 Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm chất lợng cao cho động vật nhai lại Trịnh Vinh Hiển 1 , Nguyễn Thị Phụng 2 , Đào Đức Kiên 2 1 Trạm Nghiên cứu va Chế. thành phần của tảng khoáng liếm - Xây dựng quy trình sản xuất tảng khoáng liếm từ khoáng tự nhiên và khoáng hữu cơ Phơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi - Tính chất vật lý và các thông

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN