Khoản phải thanh toán là khoản vố doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền cho người lao động. Dưới đây là kết cấu khoản phải thanh toán của Chi nhánh công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại Từ Liêm, Hà Nội.
Bảng 2.3: Các khoản thanh toán của doanh nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 30/12/2010 30/12/2011 30/12/2012 Chênh lệch 2011 so với 2010
Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Nợ phải trả 7.885 100 13.393 100 24.219 100 5.508 69,85 10.826 80,83 Vay và nợ ngắn hạn 1 0,01 4.973 37,13 6.845 28,26 3.973 397.300 1.872 37,64 Phải trả người bán 3.917 49,68 3.538 26,42 12.269 50,66 -379 -9,68 8.731 246,78 Người mua trả tiền trước - - 66 0,49 - - - - - - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - - - - 38 0,16 - - 38 - Phải trả người lao động 272 3,45 129 0,96 294 1,21 -143 -52,57 165 127,91 Phải trả nội bộ 3.440 43,63 4.363 32,58 4.435 18,31 923 26,83 72 1,65 Phải trả, phải nộp khác 253 3,21 322 2,40 279 1,15 69 27,27 -43 -13,35
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán)
Toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp được hình thành từ nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động… Nguyên nhân là doanh nghiệp vay theo thương vụ và chỉ khi có hợp đồng kin tế phát sinh mới tiến hành vay. Trong đó, phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả và khoản nợ phải trả này có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp khá lớn nên việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp ẩn
chứa rủi ro tài chính do doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn gốc trong một thời gian ngắn.
Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên qua các năm và tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước (nợ phải trả năm 2011 tăng 69,85% so với năm 2010 và nợ phải trả năm 2012 tăng lên 80,83% so với năm 2011), tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tăng việc sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
2.3.1.1. Vay và nợ ngắn hạn
Khoản vay và nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn, chủ yếu để mua hàng hóa, vật tư,… Doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ vay ngắn hạn chủ yếu là tín dụng ngân hàng. Trong tổng nợ phải trả, tỷ lệ vay ngắn hạn năm 2010 chiếm 0,01% tương ứng với 1 triệu đồng, năm 2011 là 37,13% tương ứng với 4.973 triệu đồng, năm 2012 là 28,26% tương ứng 6845 triệu đồng. Như vậy khoản vay và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên về quy mô qua các năm, đặc biệt trong năm 2011 khoản phải thanh toán này có sự biến động mạnh tăng từ 1 triệu đồng (năm 2010) lên 4.973 triệu đồng. Nguyên nhân là trong năm 2011, doanh nghiệp thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp gia tăng.
2.3.1.2. Phải trả người bán
Đây là khoản mà doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả. Năm 2010 tỷ trọng khoản phải trả người bán chiếm 49,68% các khoản doanh nghiệp phải thanh toán đến năm 2012 con số này tăng lên 50,66% và có sự tăng mạnh về quy mô từ 3.538 triệu đồng (2011) lên 12.269 triệu đồng (2012). Với việc tăng các khoản thanh toán cho nhà cung cấp sẽ bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp vói chi phí rẻ, thậm chí không phải mất chi phí nhưng nó lại ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp không ổn định. Nếu tỷ lệ này quá cao và để tình trạng nợ nhà cung cấp kéo dài thì uy tín của công ty sẽ bị ảnh hưởng.
2.3.1.3. Người mua trả tiền trước
Trong thời gian 3 năm (2010 – 2012), doanh nghiệp chỉ phải thanh toán cho khoản người mua ứng tiền trước trong năm 2011 đã làm gia tăng khoản phải trả cho khách hàng.
2.3.1.4. Thuế và các phải nộp Nhà nước
Doanh nghiệp có khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 nên khoản lỗ này được chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo do đó trong năm 2010 và 2011 doanh nghiệp không phải nộp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Năm 2012 doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán về thuế và các khoản phải nộp nhà nước với số tiền 38 triệu đồng.
2.3.1.5. Phải trả người lao động
Khoản thanh toán cho người lao động có sự biến đổi qua các năm. Giảm vào năm 2011 và tăng lên trong năm 2012. Cụ thể số tiền doanh nghiệp phải trả cho người lao động năm 2010: 272 triệu đồng, năm 2011: 129 triệu đồng, năm 2012: 294 triệu đồng. Khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp có sự thay đổi như vậy là do sự thay đổi cơ cấu cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, năm 2010 số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là 118 người, năm 2011 chỉ có 96 cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
2.3.1.6. Phải trả nội bộ
Khoản phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng các khoản nợ doanh nghiệp phải trả và tỷ lệ này giảm dần qua các năm (2010: 43,63%, 2011: 32,58%, 2012: 18,31%). Khoản phải trả này ổn định về quy mô, có sự tăng lên song không đáng kể.
2.3.1.7. Phải trả, phải nộp khác
Khoản phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong năm 2011 và giảm xuống trong năm 2012.