Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
677,5 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập 2012 MỤC LỤC Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU BẢNG MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thị trường sữa Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Nhu cầu về sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của người Việt Nam là 14,81 lít một người trong một năm, còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (23 lớt) và Trung Quốc (25 lớt). Phần lớn lượng sữa mới được tiêu thụ tại các thành phố lớn với 78% (sommers 2009). Các vùng còn lại hứa hẹn sẽ là một thị trường sữa đầy tiềm năng tại Việt Nam. Thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao (20-25% một năm, trong đó sữa nước tăng 8-10% một năm). Trong 10 năm qua, số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất, chế biến sữa đã tăng mạnh, hiện cả nước có hơn 60 doanh nghiệp với 300 nhãn hiệu sữa. Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy, các con số trên cho ta thấy rằng, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa. Mỗi doanh nghiệp cần có những chiến lược marketing riêng để tận dụng được thị trường còn béo bở này, góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty mình và tạo lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Nhưng việc cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm cũng như lợi ích của sản phẩm sữa, ngay cả về thương hiệu đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi thị trường giờ đây đều đã được thâu tóm bởi các ông lớn như Vinamilk với 35%, Dutch Lady chiếm 24%, 22% giành về các sản phẩm nhập khẩu và chỉ 19% thuộc về các doanh nghiệp nội khác. Do vậy, với lợi thế của hệ thống kênh phân phối tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được lợi thế cạnh tranh dài hạn so với đối thủ và tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Trong suốt thời gian hoạt động, Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam đã không ngừng phát triển hệ thống phân phối trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Với hệ thống phân phối rộng khắp và tổ chức hiệu quả đã giúp công ty gặt hái được những thành công lớn trong thị trường sữa tươi Việt Nam. Nhưng việc còn tồn đọng những hạn chế trong hệ thống kênh sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong tương lai khi các đối thủ cạnh tranh mạnh như Vinamilk, TH truemilk đang phát triển hệ thống kênh phân phối kiểu mới và đang tỏ ra rất hiệu quả. Do vậy, việc tìm hiểu và phân tích kĩ lưỡng hệ thống kênh phân phối hiện tại sẽ giúp công ty cổ phần ELOVI Việt Nam nhìn nhận được những ưu điểm và hạn chế trong hệ thống kênh, bên cạnh đó giúp công ty có thể hoàn thiện hơn và có những hướng đi mới trong hệ thống kênh phân phối của mình. Do vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là : Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 “Kênh phân phối sản phẩm sữa ZinZin của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. 1. Mục tiêu nghiên cứu : -Thu thập thông tin về hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty và một số đối thủ cạnh tranh : vinamilk, TH truemilk. -Xác định các mặt được và chưa được của hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty cổ phần ELOVI đối với sản phẩm sữa ZinZin, xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục. 2. Câu hỏi nghiên cứu -Cấu trúc kênh phân phối công ty đang sử dụng: số lượng thành viên kênh, chiều dài kênh, chiều rộng kênh….Các tiêu chí tuyển chọn thành viên kênh, chính sách đối với thành viên kênh ? -Dựa theo các tiêu chí, đánh giá hệ thống kênh hiện tại của công ty có hiệu quả thế nào?, có phù hợp với chiến lược của công ty đề ra không? có những điểm mạnh, điểm yếu nào so với các đối thủ? -Những mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của công ty? Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn? 3. Nội dung nghiên cứu Phần 1: Đặc điểm và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam Phần 2:Phân tích hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần ELOVI với sản phẩm sữa ZinZin Phần 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam. -Phạm vi nghiên cứu : do giới hạn về thời gian cũng như không gian nên cuộc nghiên cứu tiến hành trên phạm vi 3 vùng phân phối chính tại Miền Bắc của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam. -Quy mô nghiên cứu : Các đại lý thuộc 3 vùng phân phối của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam : Vùng 1: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Tuyên Quang, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ Vùng 2: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương Vùng 3: Hà Nội 1, Hà Nội 2 -Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu: +Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu nội bộ tại công ty cổ phần ELOVI Việt Nam Thu thập dữ liệu về các đối thủ cạnh tranh như Vinamilk, THtrue milk trên các trang web như vneconomy.com, nguoitieudung.com,… Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 +Dữ liệu sơ cấp: sử dụng bảng hỏi tiến hành phỏng vấn khách hàng, các nhà phân phối, các đại lý trong hệ thống kênh phân phối của công ty Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, SPSS để thu thập và phân tích số liệu. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 phần : Phần 1: Công ty cổ phần ELOVI và thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam Phần 2: Phân tích hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam với sản phẩm sữa ZinZin Phần 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm sữa ZinZin Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 PHẦN MỘT : CÔNG TY CỔ PHẦN ELOVI VÀ THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM SỮA TẠI VIỆT NAM I. Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thông tin chung về Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam Công ty cổ phẩn ELOVI Việt Nam là tiền thân của Công ty Chế Biến Thực Phẩm và Đồ Uống Vĩnh Phúc được Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Thái Nguyên cấp phép kinh doanh từ ngày 10/5/2002. - Tên tiếng việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ELOVI VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế : ELOVI VIỆT NAM JSC - Tên viết tắt : ELOVI VIỆT NAM - Được đăng kí kinh doanh : Sở kế hoạch và Đầu tư cấp số 1703000297 - Mã số thuế : 4600285900 - Trụ sở chính : Khu công nghiệp Nam Phổ Yên- xã Thuận Thành –huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên . - Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Sữa Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 10 tháng 5 năm 2002 và chính thức đi vào sản xuất vào cuối năm 2002 với tổng số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Trong giai đoạn đầu hoạt động, Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất sữa tiên tiến hiện đại nhất của Thụy Điển lúc bấy giờ và chính thức đi vào sản xuất với công suất thiết kế 40 triệu lít sữa/năm. Trong giai đoạn hai, Công ty nâng công suất thiết kế lên gấp đôi so với giai đoạn đầu : 80 triệu lít/năm để gia tăng quy mô sản suất và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đến năm 2004 Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Đồ Uống Vĩnh Phúc và tiến hành tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 19/10/2006, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. Ngày 11/06/2007, Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu, và lấy tên chính thức là Công ty Cổ Phần ELOVI Việt Nam với tổng số vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty ELOVI Việt Nam Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam là Công ty cổ phần trực thuộc Tập đoàn Prime Group với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là : - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, Trong tương lai công ty sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với nhóm hàng thực phẩm. - Tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động. - Không ngừng nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh để chung tay vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 1.2. Đặc điểm bộ máy và tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy của công ty: - Hội đồng quản trị: bộ máy quản trị được thành lập do 4 người góp vốn xây dựng và thành lập công ty. Là đơn vị chiếm vị trí cao nhất và có quyền lực nhất trong cơ cấu bộ máy của công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển cho công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm bầu ra người đứng đầu (Giám đốc) để điều hành công ty. Người được hội đồng quản trị bầu ra sẽ là người trực tiếp điều hành công ty và phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của mình đã làm. - Giám đốc: có trách nhiệm điều hành các hoạt động thường ngày của công ty và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc là người toàn quyền quyết định mọi mặt hoạt động sản xuất của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Phó Giám đốc điều hành: được sự ủy quyền của Giám đốc, phó Giám đốc Sinh viên : Nguyễn Văn Trường TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Tài chính Kế toán Phân xưởng sản xuất Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kỹ thuật Hội đồng quản trị GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỜNG Phòng Kinh doanh Phòng Đảm bảo Chất lượng Bộ phận Cơ điện Chuyên đề thực tập 2012 điều hành thay mặt Giám đốc điều hành các phòng ban chức năng do mình phụ trách, thay mặt Giám đốc điều hành công ty nếu Giám đốc vắng mặt. Đồng thời, phó Giám đốc cũng đóng vai trị là người cố vấn, cung cấp và đóng góp những thông tin cần thiết về tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty cũng như thông tin từ phía thị trường với giám đốc, giúp Giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời và đúng đắn. - Giám đốc nhà máy: Là người trực tiếp quản lý các quản đốc phân xưởng, các quản đốc phân xưởng quản lý các tổ trưởng phân xưởng, các Tổ trưởng sản xuất quản lý các công nhân sản xuất sản phẩm, Bộ phận gián tiếp quản lý sản xuất làm việc tại các phòng ban. - Các phòng ban: có chức năng, nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo công ty quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự quản lý của ban Giám đốc công ty. Gồm các phòng ban: + Phòng Kinh Doanh: giúp giám đốc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thị trường tiêu thụ sản phẩm và các thị trường khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh và thông tin từ phía thị trường để giám đốc có thể nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như có thể đưa ra chiến lược cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của công ty và thị trường. + Phòng Tài chính- Kế toán: có chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đánh giá kết quả kinh doanh trong kỳ và thực hiện phân phối lợi nhuận, đồng thời cung cấp thông tin cho Giám đốc để phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. + Phòng Tổ chức- Hành chính: chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, con người như : các hoạt động tuyển dụng, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Kinh phí công đoàn…. + Phòng kỹ thuật: nghiên cứu công nghệ sản xuất sữa nhằm phục vụ tốt cho người tiêu dùng. + Bộ phận Cơ điện: vận hành các thiết bị máy móc, các thiết bị điện đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục. Thực hiện việc bảo trì thiết bị định kỳ, kiểm tra và khắc phục sự cố nếu có của các bộ phận , thiết bị điện. + Phân xưởng sản xuất: là bộ phận sản xuất sản phẩm của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về quá trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã cũng như các vấn đề liên quan đến sản phẩm. + Phòng đảm bảo chất lượng: Với đặc thù liên quan trực tiếp tới sức khỏe của con người nên việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty là rất cần thiết. Phòng đảm bảo chất lượng đảm bảo hoạt động kiểm tra đầu vào cũng như đầu ra chặt chẽ và nghiêm ngặt, phù hợp với tiêu chuẩn cho phép đối với sản phẩm sản xuất. 1.3. Nguồn nhân lực của công ty Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động của Công ty (Tính đến ngày 31/12/2010) Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 TT Chỉ Tiêu Số lượng (Người) Tỉ trọng (%) I Phân loại theo trình độ 120 100 1 Đại Học 30 25 2 Cao Đẳng và Trung cấp 70 58,33 3 Tốt nghiệp phổ thông trung học 20 16,67 II Phân loại theo giới tính 120 100 1 Nam 82 68,33 2 Nữ 38 31,67 III Phân loại theo mối quan hệ sản xuất 120 100 1 Lao động gián tiếp 26 21,67 2 Lao động trực tiếp 94 78,33 (Phòng : Tài Chính –Kế Toán) Qua bảng biểu trên cho ta thấy việc bố trí quan hệ của công ty khá hợp lý .Số lao động gián tiếp chiếm 21,67 % trong tổng số lao động, tỉ lệ này phủ hợp với một doanh nghiệp sản xuất, thể hiện bộ máy quản lý gọn nhẹ giúp tiết kiệm chi phí. Phân theo trình độ, lực lượng lao động của công ty có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ lớn: 68,33 %, trình độ đại học chiếm 25 % tương đối cao chứng tỏ bộ máy quản lý Công ty là những người có năng lực và được đào tạo bài bản. Theo mối quan hệ về giới tính, số lượng nam giới trong công ty chiếm 68,33 %, lớn hơn tương đối so với số nữ giới 31,67 % nhưng cũng không phải là quá chênh lệch đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Như vậy, việc bố trí và sắp xếp nguồn lao động của công ty là hợp lý, phù hợp với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. Tuy vậy, số lượng lao động có trình độ thấp còn chiếm tỷ lệ 16,67 %, con số này vẫn còn lớn do vậy công ty cần đầu tư vào đào tạo đội ngũ cơng nhân để việc phát triển công ty được bền vững và vững mạnh. 1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 1.4.1. Tình hình huy động vốn của công ty Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty được thể hiện ở Bảng 1.2 Bảng 1.2: Tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2008-2010 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Giá trị θLH (%) Giá trị θLH (%) I. Loại vốn 134.527.751.095 123.543.048.145 91,83 117.684.169.174 95,26 93,53 1. Vốn cố định 88.211.294.493 79.641.158.037 90,28 44.554.896.774 55,94 71,07 2. Vốn lưu động 46.316.456.602 43.901.890.108 94,79 73.129.272.400 166,57 125,65 II. Nguồn vốn 134.527.751.095 123.543.048.145 91,83 117.684.169.174 95,26 93,53 1. Nợ phải trả 124.854.683.307 103.319.439.173 82,75 69.092.942.273 66,87 74,39 2. Nguồn vốn CSH 9.673.067.788 20.223.608.972 209,07 48.591.226.901 240,27 224,13 Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Qua bảng 2 cho ta thấy vốn của Công ty giảm qua các năm, điều này cho thấy quy mô về vốn của công ty giảm với tốc độ trung bình qua 3 năm là 93,53 %. Cụ thể là số vốn năm 2009 so với năm 2008 chỉ là 91,83 % tương ứng giảm là 8,17 %, số vốn của năm 2010 so với năm 2009 là 95,26 % tương ứng giảm là 4,74 %. Trong tổng số vốn của công ty, vốn cố định chiếm tỉ lệ lớn hơn so với vốn lưu động, nhưng đến năm 2010 vốn lưu động cao hơn vốn cố định do các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng cao. Tốc độ tăng bình quân của vốn lưu động trong 3 năm là 125,65 %, con số này cao hơn so với tốc độ tăng vốn cố định là 71,07 % là do Công ty không đầu tư thêm máy móc thiết bị và do sự hao mòn của các thiết bị sản xuất qua thời gian sử dụng. Công ty có sự chênh lệch khá lớn về cơ cấu nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm tỉ trọng cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu chứng tỏ công ty đang sử dụng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và tổ chức khác. Chênh lệch về cơ cấu là khá lớn trong năm 2008 và 2009, cho đến năm 2010 sự chênh lệch trong cơ cấu đã giảm, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ lệ cao chứng tỏ công ty đã có khả năng tự chủ về vốn để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trung bình của nguồn vốn chủ sở hữu là 224,13 %, nợ phải trả giảm với tốc độ trung bình là 74,39 %. Nhìn chung trong những năm vừa qua nguồn vốn của Công ty có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Trong những năm tiếp theo, Công ty dự định sẽ tăng vốn cố định bằng việc đầu tư thêm vào máy móc và các thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dựng đối với sản phẩm sữa. 1.14.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008-2010 Trong 3 năm từ 2008-2010, Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam đã đề ra những chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhằm phục vụ giá trị được thể hiện trong bảng sau đây. Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: VNĐ Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Qua bảng trên cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất trong 3 năm 2008-2010 có những đặc điểm sau: - Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng với mức tăng trung bình gần105 %. Con số này cho ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm tương đối thuận lợi. Doanh thu liên tục tăng là dấu hiệu tốt trong quá trình phát triển của công ty. Chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng tỏ ra khá hiệu quả và từng bước giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn trên con đường phát triển lâu dài. Chi phí bán hàng chiếm tương đối lớn trong doanh thu của Công ty. Chi phí bán hàng tăng nhẹ 106,90 % trong năm 2009, nhưng chi phí bán hàng năm 2010 lại giảm so với năm 2009. Nhờ việc sử dụng biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả nên chi phí Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Giá trị θLH (%) Giá trị θLH (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 197.422.722.441 206.363.812.505 104,53 217.369.551.710 105,33 104,93 2. Các khoản giảm trừ 616.757.304 290.815.885 47,15 158.032.280 54,34 50,62 3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 196.805.965.137 206.072.996.620 104,71 217.211.519.430 105,41 105,06 4. Giá vốn 141.816.473.857 147.053.705.155 103,69 156.852.409.579 106,66 105,16 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 54.989.491.280 59.019.291.465 107,33 60.359.109.851 102,27 104,77 6. Doanh thu từ hoạt động TC 1.047.222.548 1.547.222.548 147,75 2.115.091.312 136,70 142,12 7. Chi phí tài chính 1.263.684.882 1.772.582.342 140,27 2.685.067.957 151,48 145,77 8. Chi phí bán hàng 51.533.971.108 55.091.537.082 106,90 51.047.346.906 92,66 99,53 9. Chi phí QLDN 1.996.960.869 1.827.570.975 91,52 2.228.473.388 121,94 105,64 10. Lợi nhuận thuần trước thuế từ HĐKD 1.242.096.969 1.874.823.614 150,94 6.513.312.912 347,41 228,99 11. Thu nhập khác 2.241.940.505 1.340.760.452 59,80 1.467.764.750 109,47 80,91 12. Chi phí khác 1.898.117.866 1.263.684.882 66,58 1.262.567.634 99,91 81,56 13. Lợi nhuận khác 343.822.639 77.075.570 22,42 205.197.116 266,23 77,26 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 1.585.919.608 1.951.899.184 123,08 6.718.510.028 344,20 205,83 15. Thuế TNDN 444.057.490 487.974.796 109,89 1.679.627.507 344,20 194,48 16. Lợi nhuận sau thuế 1.141.862.118 1.463.924.388 128,21 5.038.882.521 344,20 210,07 [...]... là trẻ em nên bao bì sản phẩm được chú trọng hơn Hiện tại lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam là các sản phẩm về sữa nước và sữa chua với các nhãn hiệu ELOVI, BONVITA, ZINZIN Giá trị cốt lõi của sản phẩm là đầy đủ và cân bằng Đây là giá trị được xuyên suốt trong các sản phẩm của công ty ELOVI Công ty sử dụng yếu tố cốt lõi này kết hợp với đặc tính sản phẩm để đưa các chính... viên kênh tương lai tham gia phân phối sản phẩm của công ty Sau khi tuyển chọn được các thành viên kênh đạt được các tiêu chuẩn đề ra, công ty sẽ sử dụng các biện pháp nhằm lôi kéo họ phân phối sản phẩm của công ty Công ty đưa ra những lợi ích cũng như những sự hỗ trợ từ phía công ty để nhà phân phối có thể quyết định tham gia hoạt động phân phối sản phẩm của công ty Sử dụng chính sách chiết khấu làm công. .. đồ 2.1 : Cấu trúc kênh phân phối của Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam Nhà Phân Nhà Phân Phối Phối Nhà sản Nhà sản xuất xuất Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Nhà bán lẻlẻ Nhà bán Người tiêu Người tiêu dùng dùng Chuyên đề thực tập 2012 Đây là cấu trúc kênh phân phối được sử dụng rộng rãi trong các loại hàng hóa tiêu dùng được mua thường xuyên Sử dụng cấu trúc kênh phân phối này giúp công ty có thể bao phủ... trường sữa Việt Nam từ ngày 31/12/2007 Sản phẩm của Vinamilk đa dạng về chủng loại, trong đó sản phẩm chủ lực của Vinamilk là sữa nước và sữa bột Hiện tại, công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường sữa để nâng cao thị phần trong ngành Với năng suất sản xuất là 570.406 tấn kết hợp với hệ thống phân phối rộng lớn trên cả nước đã khiến sản phẩm sữa Vinamilk chiếm lĩnh trên thị trường Việt Nam. .. trong phân phối sản phẩm Phạm vi quản lý kênh phân phối là bao trùm toàn bộ hoạt động của kênh, tất cả các thành viên tham gia vào kênh phân phối đều được kiểm soát thường xuyên Công ty quản lý cả hệ thống kênh chứ không chỉ từng giai đoạn trong quá trình lưu thông, quản lý từ việc đưa sản phẩm ra thị trường cho đến khi sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Quản lý kênh thường xuyên sẽ giúp công ty có... thành của sản phẩm sữa Đi đầu về việc ứng dụng công nghệ hiện đại có thể kể đến Vinamilk, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, Hai doanh nghiệp này đã ứng dụng công nghệ sản xuất sữa nước của Tetrapak của Thụy Điển Đây là công nghệ sản xuất tiên tiến nhất bây giờ bởi đây là công nghệ khép kín, tự động và gần như không có sự can thiệp nào của con người Việc ứng dụng công nghệ này giúp sản phẩm sữa của. .. bằng năm 2009 Như vậy trong giai đoạn 2008-2010 sản lượng của công ty liên tục tăng Điều đó phản ánh quy mô sản xuất, thị trường của Công ty đang được mở rộng ra từng năm Đây là kết quả của sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh của công ty II Thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam 2.1 Tổng quan thị trường sữa Việt Nam Trong những năm qua, thị trường sữa Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng... triển và mở rộng hệ thống kênh phân phối về nông thôn sẽ là hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 Thtrue milk hay ELOVI nếu muốn bao phủ thị trường rộng hơn Sinh viên : Nguyễn Văn Trường Chuyên đề thực tập 2012 PHẦN HAI : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN ELOVI VIỆT NAM VỚI SẢN PHẨM SỮA ZINZIN I Thực trạng chiến... đặt hàng số lượng lớn từ các trường học - Kênh cuối cùng là kênh truyền thống Đây là kênh mang tính chiến lược của công ty Bản chất của kênh này là kênh VMS trong đó ELOVI quản lý các nhà phân phối của mình thông qua các hợp đồng ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm của hai bên Các nhà phân phối được trải dài theo các vùng phân phối của ELOVI Thị trường Việt Nam được chia thành 8 vùng chính: + Vùng... các sản phẩm sữa ngoại Hơn nữa, nhu cầu của người dân đối với mặt hàng sữa là không ổn định, khi có sự tác động bởi sẽ khiến người tiêu dùng chuyển sang dựng sản phẩm sữa khác, giữa sản phẩm của công ty này sang sản phẩm công ty khác Do vậy, việc phát triển sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tốt hơn Căn cứ vào thực tế đó, công ty không chỉ chú trọng việc tập trung năng lực vào sản xuất . khảo, luận văn có kết cấu 3 phần : Phần 1: Công ty cổ phần ELOVI và thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam Phần 2: Phân tích hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần ELOVI Việt Nam với sản phẩm. thức là Công ty Cổ Phần ELOVI Việt Nam với tổng số vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty ELOVI Việt Nam Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam là Công ty cổ phần trực. CỔ PHẦN ELOVI VÀ THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM SỮA TẠI VIỆT NAM I. Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thông tin chung về Công ty cổ phần ELOVI Việt Nam Công ty cổ