1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa

60 480 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 406 KB

Nội dung

Điểm khác biệt về công tác Quản trị nhân lực giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần...19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC T

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Điều kiện và các đối tượng DNNN được phép cổ phần hóa 8

1.3 Các hình thức cổ phần hóa 9

1.4 Quy trình cổ phần hóa DNNN 10

1.5 Sự cần thiết phải cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước 12

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong các Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa 13

1.7 Vai trò nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp 13

1.7.1 Vai trò hành chính 14

1.7.2 Vai trò hỗ trợ lao động 14

1.7.3 Vai trò tác nghiệp 14

1.7.4 Vai trò chiến lược 15

1.8 Tại sao phải hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực trong các DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa 16

1.9 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực 16

1.10 Điểm khác biệt về công tác Quản trị nhân lực giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 26

2.1 Khái quát chung về tiến độ cổ phần hóa 26

2.1.1 Thời kỳ đầu 26

2.1.2 Giai đoạn 2011 - 2013 27

2.2 Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa 30

Trang 2

2.2.1 Công tác tái cơ cấu, sắp xếp lại nhân sự chuẩn bị CPH doanh nghiệp 30

2.2.2 Công tác tuyển dụng 31

2.2.3 Công tác đào tạo 34

2.2.4 Chính sách lương, thưởng, bảo hiểm xã hội 36

2.2.5 Văn hóa doanh nghiệp 39

2.3 Đánh giá công tác Quản trị nguồn nhân lực trong các DNNN tiến hành Cổ phần hóa 41

2.3.1 Kết quả đạt được 41

2.3.2 Khó khăn còn tồn tại 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA 43

3.1 Hướng đi của các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa trong thời gian tới 43

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa 44

3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 44

3.2.2 Sắp xếp lại lao động cho phù hợp với từng vị trí công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất 44

3.2.3 Đổi mới quản trị nhân lực trong doanh nghiệp Nhà nước CPH nhằm mục tiêu phục vụ chiến lược kinh tế của doanh nghiệp 44

3.2.4 Đổi mới bộ máy lãnh đạo để phù hợp với cơ chế mới 45

3.2.5 Giải pháp đổi mới tư tưởng quản lý 46

3.2.6 Giải pháp đổi mới công tác tuyển dụng 46

3.2.7 Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực 48

3.2.8 Đánh giá thành tích 49

3.2.9 Giải pháp tăng thu nhập cho người lao động và BHXH 50

3.2.10 Giải pháp xây dựng và cải thiện nền văn hóa trong DN 54

KẾT LUẬN 56

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đầy đủ

ATVSLĐ&MT An toàn vệ sinh lao động & Môi trường

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp tư nhân 22

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn và DNNN 23

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp Cổ phần 24

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa từ 1992 đến nay 28

Bảng 2.2 Kết quả về tiến độ cổ phần hóa của DN giai đoạn 2011-2013 28

Bảng 2.3: Bảng thu nhập bình quân đầu người các năm 2011- 2013 37

Bảng 2.4 Bảng thu nhập bình quân đầu người 38

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làm cho khu vựckinh tế Nhà nước bộc lộ nhiều yếu kém và tụt hậu so với các khu vực kinh tếkhác Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại chiếm phần lớn tỷ trọngkinh tế của Nhà nước Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có những chủtrương, chính sách để cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp mà hình thức chủ yếu

là tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước

Tại Đại hội IX Đảng đã ban hành nghị quyết Trung ương III và IX vềsắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước

Ở Việt Nam quá trình cổ phần hóa như một tất yếu, một nhiệm vụ trọng tâm

để tạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế

Bản chất của quá trình cổ phần hóa là chuyển đổi một phần sở hữu củaNhà nước thành sở hữu của các Cổ đông Theo đó, người lao động từ người

“làm thuê” trở thành những người “làm chủ doanh nghiệp” Vì thế, lợi ích củangười lao động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp và đóng vai trò quantrọng trong doanh nghiệp Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyếtđịnh sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường sau khi tiến hành cổphần hóa

Do tính cấp thiết của tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới nguồn nhân lực trong

quá trình cổ phần hóa (CPH) nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa” để nghiên cứu.

2 Đối tượng nghiên cứu

Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổphần hóa

3 Phạm vi nghiên cứu

Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa giải đoạn 2011-2013

Trang 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nêu được cơ sở lý luận về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

- Phân tích, đánh giá và chỉ ra mặt tích cực, hạn chế trong công tácquản trị nguồn nhân lực của những doanh nghiệp Nhà nước tiến hành

cổ phần hóa

- Xây dựng được hệ thống những quan điểm, giải pháp để hoàn thiệncông tác về quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổphần hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tra cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu

- Thực hiện Phỏng vấn trực tiếp, điều tra các chuyên gia, Nhà quản lý,người lao động thuộc các doanh nghiệp đang tiến hành CPH

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về công tác Quản trị nguồn nhân lực trong các Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa

Chương 2: Thực trạng công tác Quản trị nguồn nhân lực tại các Doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa giai đoạn 2011-2013

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại các Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN

NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA 1.1 Một số khái niệm

• Khái niệm về nhân lực

Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổchức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp)tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khảnăng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triểndoanh nghiệp

• Quản trị nguồn nhân lực

Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồntại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào Vì vậy vấn đề nhân sự luônđược quan tâm hàng đầu Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về quản trịnhân sự:

Theo giáo sư người Mỹ Dimock “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộcác biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyếttất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”

Còn giáo sư Felix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là một nghệthuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất

và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”

Vậy quản trị nhân sự được hiểu là một trong các chức năng cơ bản củaquá trình quản trị, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn vớicông việc của họ trong bất cứ tổ chức nào

Trang 8

Doanh nghiệp Nhà nước

Theo điều 1 luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003

“Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn

bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hìnhthức Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH”

 Khái niệm Công ty Cổ phần

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba

và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho ngườikhác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 củaLuật này

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy độngvốn

 Cổ phần

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiệndưới hình thức cổ phiếu Cổ phần là chứng chỉ chứng minh tư cách thành viêncông ty Người mua cổ phần sẽ trở thành thành viên công ty bất kể họ có thamgia thành lập công ty hay không Từ cổ phần phát sinh các quyền và nghĩa vụcủa thành viên Người ta có thể mua cổ phần bằng tiền, bằng vàng, bằngngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng bản quyền sở hữu công nghiệp Việc mua

cổ phần bằng tiền để thành lập công ty phải gửi vào một tài khoản phong toảtại một ngân hàng trong nước Việc mua cổ phần bằng hiện vật phải có sự xác

Trang 9

định giá trị hiện vật và phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước

Cổ phần phổ thông: Là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần,người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông

Cổ phần ưu đãi là cổ phần có được những ưu đãi về quyền lợi nhấtđịnh so với cổ phần phổ thông Công ty cổ phần có thể có hoặc không có cổphần ưu đãi Người sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi Cổphần ưu đãi bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổphần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn

so với cổ đông phổ thông (số phiếu này do diều lệ công ty quy định) cổ phầnnày không được quyền chuyển nhượng

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần trả mức tối cao hơn so với mức cổ tứccủa cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm

Theo NĐ 64/2002/NĐ.CP quy định trị giá mỗi cổ phần thống nhấttrong cả nước là 100.000 VNĐ cho các công ty cổ phần hoá

Cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổxác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty, cổ phiếu có ghitên hoặc không ghi tên ở nhiều nước công nghiệp phát triển, các cổ dông có thể

mở tài khoản cổ phiếu tại ngân hàng và được quản lý bằng hệ thống máy tính

Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên tờ cổphiếu, gồm 2 loại:

+ Cổ phiếu ghi danh (không chuyển nhượng) màu xanh vàng dùng cho

cổ đông là thành viên HĐQT, cổ đông mua chịu cổ phần của Nhà nước, cổphiếu cấp cho người lao động được hưởng cổ tức, cổ đông Nhà nước Cổđông là thành viên HĐQT được chuyển cổ phiếu của mình thành hình thứckhác sau 2 năm kể từ khi thôi giữ chức thành viên HĐQT, cổ đông mua chịu

cổ phiếu của Nhà nước cũng được chuyển cổ phiếu mua chịu theo hình thức

Trang 10

+ Cổ phiếu vô danh: Là cổ phiếu không ghi tên người chủ sở hữu, được

tự do mua bán, chuyển nhượng, thừa kế nhưng phải được ký vào sổ cổ đôngcủa công ty

Cổ phiếu có một giá trị danh nghĩa gọi là mệnh giá cổ phiếu mệnh giá

cổ phiếu và giá cổ phiếu có thể khác nhau Mệnh giá cổ phiếu là giá trị đượccông ty xác nhận, còn giá cổ phiếu phụ thuộc vào khả năng thực tế của công

ty và các yếu tố thị trường, giá cổ phiếu có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnhgiá cổ phiếu Cổ phiếu vô danh và ghi danh đều có một loại 1 cổ phần, 2 cổphần, 5 cổ phần, 10 cổ phần, 20 cổ phần, 50 cổ phần, 100 cổ phần, 200 cổphần, 500 cổ phần, 1000 cổ phần

Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp của mình

+Theo điều 4,5,6 của NĐ 64/2002/NĐ-CP quy định:

Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các DNNN cổ phầnhoá phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt độngtrên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ theo pháp luật Việt Nam Mọi hoạt độngmua bán cổ phần, nhận sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua,

Trang 11

bán cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.

Các đối tượng được mua cổ phần lần đầu tại các DNNN cổ phần hoávới số lượng không hạn chế nhưng phải đảm bảo các quy định hiện hành củaNhà nước về số lượng cổ đông tối thiểu

Các nhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng cổ phần có tổng giá trịkhông quá 30% vốn điều lệ của các DN hoạt động trong các nghành nghề doThủ tướng chính phủ quy định

Cổ đông xác lập của DN cổ phần hoá là cổ đông tham gia thông quađiều lệ lần đầu của công ty cổ phần, cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổphần phổ thông được quyền chào bán và sở hữu số lượng cổ phần bảo đảmmức tối thiểu theo quy định tại điều lệ công ty

Các quyền của cổ đông được chia thành 2 nhóm là quyền chính trị vàcác quyền kinh tế Các quyền chính trị gồm quyền tham dự các đại hội cổđông, quyền ứng cử, quyền bầu cử, biểu quyết, quyền thông tin xem sổ sách,kiến nghị Các quyền về kinh tế gồm quyền chia lợi tức hàng năm của công ty

và quyền được chia tài sản giải thể của công ty

Cổ đông có thể có nhiều nghĩa vụ với công ty nhưng nghĩa vụ quantrọng nhắt là đóng cổ phần cho công ty, chỉ sau khi đóng cổ phần người tamới trở thành cổ đông của công ty Mỗi cổ đông có thể góp một hoặc nhiều

cổ phần Luật không hạn chế một thành viên được mua bao nhiêu phần trămvốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thoả thuận trong điều lệ giới hạn tối

đa số cổ phiếu mà một thành viên có thể mua để chống lại một thành viên nào

đó có thể nắm được quyền kiểm soát công ty Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm

về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đãgóp của mình

 Cổ Phần hóa

Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu làNhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh

Trang 12

nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổphần trong Luật Doanh nghiệp.

Từ Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII(6/1992), tiếp theo đó là quyết định số 202/CT(6/1992) của Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), rồi tới các Nghị định số28/CP(7/5/1996), 25/CP(23/7/1997), Nghị định 44/CP(29/6/1998), Nghị định số64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyển DNNNthành công ty cổ phần Cổ phần hoá luôn được Đảng và Nhà nước xác định làviệc chuyển các DNNN thành các Công ty cổ phần nhằm thực hiện các mụctiêu:

 Chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu hỗn hợp

 Huy động vốn của toàn xã hội

 Tạo điều kiện để người lao động trở thành người chủ thực sự trongdoanh nghiệp

 Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp

Như vậy có thể thấy: so với các nước đã và đang tiến hành CPH trênthế giới, thì ở nước ta, chủ trương Cổ phần hoá DNNN lại xuất phát từ đườnglối kinh tế và đặc điểm kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay: chúng ta đang

bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản của Nhà nước Đó là đặc điểm lớn nhất chi phối, quyết định mục đíchnội dung và phương thức Cổ phần hoá DNNN Vì vậy về thực chất CPH ởnước ta là nhằm sắp xếp lại DNNN cho hợp lý và hiệu quả, còn việc chuyểnđổi sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phầnchỉ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích trên

1.2 Điều kiện và các đối tượng DNNN được phép cổ phần hóa

- Điều kiện DNNN được phép cổ phần hoá: Có đủ điều kiện hạch toán

Trang 13

độc lập, không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của

DN và các bộ phận còn lại

- Đối tượng DNNN cổ phần hoá:

Loại DNNN sau cổ phần hoá thì nhà nước vẫn giữ trên 50% tổng số cổphần của công ty

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có số vốn từ 10 tỷ đồng trở lên,nộp Ngân sách Nhà nước bình quân 3 năm trước liền kề là hơn 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, in các loại, hợp táclao động với nước ngoài

Doanh nghiệp hoạt động công ích như : Sản xuất giống cây trồng, vậtnuôi, quản lý khai thác công trình thuỷ nông đầu nguồn, quy mô lớn

- Các DNNN khác có đủ điều kiện CPH không thuộc diện Nhà nướcphải giữ 100% vốn thì được phép CPH toàn bộ hay một phần, với tỷ lệ vốnNhà nước là dưới 50% tổng số cổ phần của DN

Đối với các DN mà Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt quyết định một sốvấn đề quan trọng để đảm bảo an ninh, kinh tế, quốc kế dân sinh thì theo quyđịnh của Nhà nước, chính phủ thì sẽ giữ lại 50% vốn điều lệ

1.3 Các hình thức cổ phần hóa

Việc tiến hành cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam được tiến hành dựa trên

4 hình thức sau đây:

Thứ nhất, giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại DN, phát

hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển DN Theo hình thức này, thườngthì Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn trong tổng số vốn điều lệ của công ty cổphần

Thứ hai, tách một bộ phận của DN Theo đó, Nhà nước vẫn là một cổ

đông trong công ty cổ phần Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước tuỳ thuộc vào ý chí củaNhà nước, hoặc khả năng thu hút vốn từ các thể nhân và pháp nhân khác

Thứ ba, tách một bộ phận của DN đủ điều kiện để CPH Bộ phận này

Trang 14

phải đảm bảo thoả mãn những điều kiện về khả năng thực hiện hạch toán độclập Theo hình thức này, Nhà nước có thể tham gia hoặc không tham gia công

ty cổ phần mới

Thứ tư, bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại DN chuyển

thành cổ phần Theo đó, Nhà nước không nắm giữ cổ phần của công ty, toàn

bộ sở hữu của Nhà nước ở DN trở thành sở hữu của các cổ đông,trong đó các

cổ đông là người lao động trong công DNNN này

1.4 Quy trình cổ phần hóa DNNN

Theo các văn bản hiện hành về cổ phần hoá DNNN, kết hợp với kinhnghiệm thực tiễn chỉ đạo công tác cổ phần hoá các DNNN thuộc bộ Xâydựng, quy trình cổ phần hóa bao gồm các bước sau:

(1) Hội đồng quản trị tổng công ty quyết định thành lập Ban CPH tổngcông ty

(2) Tổng công ty, hoặc công ty độc lập trực thuộc bộ, lựa chọn DNNN

cổ phần hoá theo một trong ba hình thức: giữ nguyên giá trị hiện có phát hành

cổ phiếu nhằm thu hút thêm vốn để phát triển DN; hoặc bán một phần giá trịhiện có của DN hoặc tách một bộ phận của DN đủ điều kiện để cổ phần hoá,sau đó báo cáo cho bộ bằng văn bản

(3) Tổ chức tập huấn cho Ban cổ phần hoá và cán bộ, công nhân viênchức của DNNN cổ phần hoá

(4) Xử lý các tồn tại về tài chính của DNNN trước khi cổ phần hoá (5) Giải quyết các văn bản pháp lý về bản đồ địa chính, giấy cấp đất,giấy phép xây dựng các công trình đã có diện tích đất thuộc khu vực sản xuấtkinh doanh của công ty cổ phần và thuộc phúc lợi tập thể

(6) Lập dự toán chi phí thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp theo quyđịnh tại Thông tư số 50 TC/ TCDN ngày 30-8-1996 của bộ Tài Chính

(7) DNNN cổ phân hoá phải tiến hành khoá sổ kế toán và lập Báo cáoTài chính của doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp cổ phần hoá,

Trang 15

(8) Ban cổ phần hoá DNNN thành lập Ban kiểm kê đánh giá giá trịdoanh nghiệp (hoặc bộ phận) cổ phần hoá, đối chiếu với số liệu sổ kế toántính đến thời điểm cổ phần hoá doanh nghiệp

(9) Đối với doanh nghiệp lớn, phức tạp, Ban chỉ đạo cổ phần hoá của

bộ xét thấy doanh nghiệp ký hợp đồng thuê kiểm toán doanh nghiệp (hoặc bộphận) cổ phần hoá

(10) Ban cổ phần doanh nghiệp tại doanh nghiệp thành lập hội đồngdoanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp (hoặc một bộ phận cổ phần hoá)

(11) Thống kê danh sách lao động của DN

(12) Xem xét các nguồn tồn quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và dự kiếnphương án phân chia cho từng cán bộ công nhân viên chức doanh nghiệp(hoặc bộ phận) cổ phần hoá

(13) Lập dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp (hoặc bộ phận) sau khi

cổ phần hoá

(14) Xây dựng phương án cổ phần hoá theo mẫu hướng dẫn của banchỉ đạo cổ phần hoá Trung ương và của bộ

(15) Dự kiến phương án số lượng cổ phiếu bán chịu, cổ phiếu cấp và

cổ phiếu bán thông thường cho cán bộ công nhân viên chức doanh nghiệp(hoặc bộ phận) cổ phần hoá và bán cổ phiếu cho các pháp nhân

(16) Báo cáo bộ về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp hoặc bộ phận

cổ phần hoá để hội đồng thẩm tra giá trị doanh nghiệp thẩm tra

(17) Tổ chức đại hội (bất thường) cán bộ, công nhân viên chức củadoanh nghiệp (hoặc bộ phận) cổ phần hoá

(18) Trình Ban chỉ đạo CPH của bộ để thông qua phương án cổ phầnhoá của doanh nghiệp (hoặc bộ phận), sau đó trình Ban cán sự và lãnh đạo Bộquyết định

(19) Tiến hành công việc quảng cáo tiếp thị về bán cổ phần doanhnghiệp (hoặc bộ phận)

Trang 16

(20) Đăng ký các cổ đông mua cổ phần và mở sổ theo dõi.

(21) Hoàn chỉnh bản Dự thảo điều lệ công ty cổ phần theo mẫu hướngdẫn của ban chỉ đạo CPH bộ và trình bộ duyệt

(22) Khi các cổ đông mua được 2/3 số lượng cổ phần thì Ban CPH củaDNNN báo cáo Ban chỉ đạo CPH của Bộ để tiến hành đại hội cổ đông, bầuHội đồng quản trị, ban kiểm soát, cử giám đốc, kế toán trưởng

(23) Ban cổ phần hoá DN mua cổ phiếu tại Cục kho bạc Nhà nước vàviết chính thức cổ phiếu cho các cổ đông là pháp nhân và thể nhân

(24) Ban cổ phần hoá DN tổ chức bàn giao tài sản, vốn doanh nghiệp(hoặc bộ phận) cổ phần hoá từ DNNN sang công ty cổ phần

(25) Ban cổ phần hoá DN báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hoá của bộ vềbiên bản giao nhận tài sản, vốn của doanh nghiệp (hoặc bộ phận) cổ phần hoá

để trình Bộ trưởng quyết định chuyển DNNN thành công ty cổ phần

(26) Ban chỉ đạo CPH của bộ gửi công văn đề nghị cơ quan công ancho phép khắc dấu công ty cổ phần và thu hồi dấu cũ của DNNN (nếu có)

(27) Ban chỉ đạo cổ phần hoá của bộ có văn bản gửi sở kế hoạch vàđầu tư, nơi công ty cổ phần đặt trụ sở để đăng ký kinh doanh

(28) Khai trương hoạt động công ty theo Luật công ty và điều lệ,phương án của công ty cổ phần đã được đại hội cổ đông nhất trí và bộ duyệt

Các bước trên đây có mối liên hệ hữu cơ nhưng không nhất thiết phảitiến hành lần lượt, một số bước có thể tiến hành song song để rút ngắn thờigian Quy trình này được xây dựng cho các DNNN thuộc bộ quản lý vì vậycác DN thuộc địa phương quản lý thì trong quy trình này cấp bộ được thay thếbằng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.5 Sự cần thiết phải cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước

- Tại sao phải cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước

Một điều dễ nhận thấy nhất là ngay cả trong những điều kiện thuận lợithì hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh vẫn thấy hơn nhiều so với mức

Trang 17

trung bình của DN trong khu vực kinh tế tư nhân.

Ở những nước đang phát triển và Đông Âu, các DN quốc doanh hoạtđộng có hiệu quả cũng cần được xem xét đến yếu tố cạnh tranh nhằm đáp ứngcác yêu cầu của kinh tế thị trường Do vậy, ở Việt Nam việc sắp xếp và thayđổi doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết, trong đó cổ phần hóa là biện pháphữu hiệu nhất, nhằm mục tiêu huy động vốn, khai thác hiệu quả các nguồn lựccủa nền kinh tế

- Thực chất của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Thực chất của quá trình này là sự chuyển đổi một phần sở hữu Nhànước thành sở hữu của các cổ đông Qua đó người lao động từ vị trí làm thuêtrở thành những người làm chủ thực sự của DN

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong các Doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa

Tác động của cơ chế quản lý đối với quản trị nhân lực

Cơ chế quản lý có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển của

DN vì đây là cơ sở cho việc xây dựng, hoạch định các chính sách chiến lượcphát triển kinh doanh của DN Cơ chế quản lý và các vấn đề khác như chiếnlược kinh tế, quản trị nhân sự, trong DN có mối liên hệ tác động qua lại vớinhau Do vậy, để xây dựng những chính sách nhân sự toàn diện, triệt để cầnphải xem xét ảnh hưởng của cơ chế quản lý tới các nhân tố như: chính sáchđào tạo, tuyển dụng, chính sách lương, BHXH

Nhận thức của Lãnh đạo các Doanh nghiệp

Một trong những lý do mà các DNNN chậm chạp trong việc CPH là doLãnh đạo DN sợ sau khi CPH các cổ đông không bầu họ làm Lãnh đạo nữa.Một lý do khác nữa là xử lý nợ đọng, tồn tại trước CPH, nếu một DN làm ănnghiêm túc thì việc kiện toàn hồ sơ, tái cấu trúc bộ máy, nhân sự sẽ nhanh vàngược lại

1.7 Vai trò nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp

Trang 18

Quản trị nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được cácnhà quản lý quan tâm nghiên cứu Trong hoạt động cụ thể, công tác quản trịnhân lực phải thực hiện được 4 vai trò:

1.7.1 Vai trò hành chính

Vai trò hành chính là các công tác liên quan tới những thủ tục hànhchính như hợp đồng lao động, tính tiền lương, thưởng, bảo hiểm và phúc lợicho người lao động Các hoạt động lương thưởng này đều do bộ phận nhân sựchịu trách nhiệm thực hiện Bộ phận nhân sự cũng sẽ lưu trữ và bảo quản các

hồ sơ nhân viên một cách có hiệu quả, chẳng hạn như các hồ sơ về vắng mặt,

kỷ luật và đánh giá hoàn thành công tác

1.7.2.Vai trò hỗ trợ lao động

Bao gồm hoạt động:

Giúp nhân viên quản lý khủng hoảng.

Bên cạnh những vấn đề trong công việc như tiền lương, phúc lợi, bảohiểm… của người lao động thì bộ phận nhân sự cũng sẽ có vai trò trong việctìm hiểu rõ về nhân viên của mình, xem họ có những vướng mắc gì trong quátrình làm việc hay đang gặp phải khó khăn gì hay không để từ đó có nhữngchính sách, việc làm giúp cho người lao động cảm thấy thoải mái và làm việc

có hiệu quả hơn Vai trò này xuất phát từ quan điểm coi người lao động cũngnhư những người thân của mình, cùng tạo dựng một DN có tinh thần đoànkết, tương thân tương ái với nhau

Giải đáp mọi thắc mắc và khiếu nại của nhân viên

Bộ phận nhân sự sẽ có nhiệm vụ giải thích và làm rõ mọi thắc mắc củangười lao động về những trách nhiệm và quyền lợi mà họ được hưởng; giảiquyết những khiếu nại của nhân viên về tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi, antoàn lao động…

1.7.3 Vai trò tác nghiệp

Hoạt động quản trị NNL sẽ xây dựng và triển khai các chương trình,

Trang 19

chính sách về nhân sự như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thànhtích và đãi ngộ…Đây là lĩnh vực chuyên môn có tính chất chuyên nghiệp nên

bộ phận nhân sự thực hiện hay cố vấn hoặc đảm trách phần lớn các công việc

đó có hiệu quả hơn là các bộ phận khác tự đảm trách Ít có trường hợp nào

mà các bộ phận khác đảm nhận các công việc này từ A đến Z mà không thamkhảo ý kiến bộ phận nhân sự cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tụctuyển mộ và tuyển chọn nhân viên Ngoài ra, các chương trình đào tạo đềuđược bộ phận nhân sự sắp đặt kế hoạch và tổ chức, và thường được các bộphận khác tham khảo ý kiến

1.7.4 Vai trò chiến lược

Quản trị nhân sự thực hiện vai trò chiến lược của nó trong doanhnghiệp thông qua các hoạt động:

- Tập trung và phát triển các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của tổ chức

- Gắn kết nguồn nhân lực vào hoạch định chiến lược ngay từ đầu Đóchính là việc tuyển chọn nhân lực và sắp đặt vị trí phù hợp cho mỗi ứng viênkhi họ trúng tuyển Phải xem xét và phân tích mục tiêu chiến lược của doanhnghiệp thật kỹ sau đó mới đưa ra kế hoạch tuyển dụng cụ thể để vừa sử dụngđược nhân tài hợp lý mà lại vừa không phải tốn kém nhiều chi phí trongnhững hoạt động đào tạo lại hay luân chuyển cán bộ…

- Tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến sát nhập, mua lại,cắt giảm hay mở rộng qui mô doanh nghiệp Vì khi những hoạt động này diễn

ra thì có sự ảnh hưởng rất lớn đến qui mô và chất lượng nguồn nhân lực củadoanh nghiệp Vì vậy, bộ phận quản trị nhân sự luôn có tiếng nói quan trọngkhi công ty quyết định xem có nên thực hiện những hoạt động sát nhập, mualại, mở rộng hay cắt giảm qui mô của doanh nghiệp hay không

- Thiết kế lại tổ chức và qui trình công việc Như vậy là để nhằm nângcao nâng suất làm việc của nhân viên cũng như sắp xếp hợp lý qui trình thực

Trang 20

hiện công việc một cách khoa học và hiệu quả nhất

- Tính toán và lưu trữ kết quả tài chính của hoạt động quản trị nhân lực

1.8 Tại sao phải hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực trong các

DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa

Nguồn nhân lực trong DN nhà nước tiến hành CPH đa số dôi dư, khôngphải do bị thu hẹp sản xuất, mà do hình thức sở hữu thay đổi Cách thức quản

lý cũng thay đổi theo Luật doanh nghiệp, do vậy bắt buộc các nhà quản lýphải cơ cấu lại bộ máy tổ chức, sáp nhập phòng ban để công việc không bịchồng chéo, bộ máy gọn nhẹ, và nhân lực sẽ có những bộ phận dôi dư Saukhi tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới NNL là ban hành, sửa đổi một loạt các vănbản, chính sách mới phù hợp với doanh nghiệp CPH, nhằm thu hút, tạo độnglực cho người lao động ở lại và cống hiến, cũng bởi từ nay, vai trò của ngườilao động đã thay đổi: Họ là người làm chủ doanh nghiệp, vị trí của họ có giátrị là những cổ phần trong doanh nghiệp

Làm tốt công tác Quản trị nguồn nhân lực là làm tốt các chính sách đốivới người lao động nhằm hướng dẫn người lao động vào các hoạt động sảnxuất kinh doanh cụ thế: tổ chức NNL hợp lý, khoa học sẽ khai thác triệt đểcác yếu tố sản xuất tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp Vì thế quản trịNNL là một nội dung quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững, lâu dàicủa doanh nghiệp

1.9 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực

Phân tích đánh giá công việc

- Khái niệm:

Phân tích công việc là việc xác định một công việc hoàn chỉnh để thuthập những thông tin có liên quan đến quản lý, phân tích và tổng hợp nhữnghoạt động mạng tính nền tảng của việc quản lý nguồn nhân lực Đây là công

Trang 21

việc cơ bản nhất để thực hiện việc khóa học hóa, thể chế hóa công tác quản lýtrong các doanh nghiệp hiện đại.

- Sự cần thiết:

“Đúng người, đúng việc” là một trong những mục tiêu cơ bản của quảntrị nhân sự hiện đại Nhiệm vụ công tác quá cao hoặc quá thấp đối với nănglực của mỗi nhân viên đều có thể ảnh hưởng đến công tác của họ Vì vậy đểmỗi nhân viên phát huy được tối đa và hiệu quả khả năng của mình, nhà quảntrị nhân sự không những phải biết rõ năng lực của mỗi nhân viên mà còn phảiphân tích, xác định nội dung chi tiết của công việc trên cơ sở đó đưa ra yêucầu cụ thể của từng vị trí công tác Bên cạnh đó phân tích công việc cũng gópphần hỗ trợ cho các hoạt động trong quản trị nhân sự như quy hoạch, tuyểnchọn, bố trí công việc, đánh giá thành tích Như vậy, phân tích đánh giá côngviệc là một yêu cầu cơ bản của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

Tuyển dụng nhân viên

Sau khi tiến hành tái cơ cấu nguồn nhân lực từ DNNN cho phù hợp với

mô hình sản xuất của doanh nghiệp CPH thường là dôi dư lao động Khôngcần tuyển dụng thêm, mà cơ cấu, thuyên chuyển nhân sự trong nội bộ, nếuthiếu mới đến quy trình tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên mới, vừa đỡ tốn thờigian, kinh phí trong khi tuyển dụng, vừa không phải hội nhập nhân viên mới

Cụ thể: Ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét cụ thể, rà soát lại toàn bộnhân sự về năng lực làm việc, tuổi tác để cơ cấu lại bộ máy làm việc của công

ty sau khi quá trình cổ phần hóa hoàn thành Giải quyết các vấn đề dôi dư,những cán bộ nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ theo chế độ để từ đó lập các phương án

cụ thể hỗ trợ CBCNV công ty theo chế độ chính sách

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định phải tạo cho mìnhmột nguồn nhân lực phù hợp nhất với đặc trưng của doanh nghiệp mình Khi

Trang 22

nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu đặt rathì phải tìm kiếm, tuyển chọn nhân viên từ bên ngoài Trong hoạt động củaquản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, việc tìm kiếm, tuyển chọn, sử dụngchưa được coi trọng Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xây dựngđược hệ thống tuyển chọn và sử dụng nhân viên khoa học, hợp lý Do vậy cáccán bộ quản lý cần phải nhận thức rõ nội dung này để tìm kiếm nguồn nhânlực cho phù hợp với công việc từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhduy trì sự phát triển của doanh nghiệp.

Đào tạo, phát triển và khai thác nguồn nhân lực

Đào tạo là một nội dung của quản trị nguồn nhân lực nhằm mục đíchnâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Đây cũng là một hình thức đầu tư chiến lược Qua quá trình đào tạocác nhân viên sẽ thu được kiến thức và kỹ năng, tố chất, nghiệp vụ thích hợp

để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, tạo ra giá trị lớn nhất cho DN

Cần thấy rằng việc đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp gồm từ côngnhân, kỹ sư, cán bộ, giám đốc Công ty…các tổ chức, đào tạo và nâng caotrình độ chuyên môn không chỉ có mặt ở các DN, các Công ty mà trong phạm

vi toàn quốc Thậm chí có nhiều lớp hội thảo có tính chất quốc tế Vì vậy việcnâng cao đào tạo trình độ chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng đối với

DN nhất là trong điệu kiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vàchuyển đổi nền kinh tế

Quản trị tiền lương

Đây là một nội dung có tính quyết định của quản trị NNL vì nó liênquan trực tiếp đến lợi ích của người lao động Một chế độ tiền lương hợp lý

và thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc Do vậy, xây dựng một chế độtiền lương có tính cạnh tranh là điều hết sức quan trọng đối với DN nhằm thu

Trang 23

hút nhân tài, tăng niềm tin của cán bộ nhân viên tạo nền tảng vững chắc cho

DN cạnh tranh nên thương trường

Quan hệ lao động

Để duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp CPH

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người hình thành trong quátrình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh thần Như vậyquan hệ lao động là một yếu tố quan trọng của quản trị nhân lực Đây là việcthiết lập mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, giữa cán bộ quản lý, cấptrên với nhân viên cấp dưới

Nếu DN xây dựng được sự hợp tác hài hòa, năng động thì sẽ góp phầnxây dựng được nét văn hóa DN đặc trưng Qua đó khẳng định được vị trí của

DN trên thương trường

1.10 Điểm khác biệt về công tác Quản trị nhân lực giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần

Quản trị nhân lực trong Doanh nghiệp nhà nước

- Cán bộ công nhân viên là người “làm thuê”

Trong DNNN người lao động hoạt động hoàn toàn do ý muốn chủ quancủa cán bộ lãnh đạo Họ làm việc chỉ để hoàn thành nhiệm vụ được giao,chính vì thế mà thiếu đi sự sáng tạo, động lực phấn đấu và rất thụ động trongcông việc

- Mặt khác đối với cán bộ lãnh đạo lại do cơ quan cấp trên bổ nhiệm vàchịu sự chỉ đạo của nhà nước; được hưởng lương do Nhà nước chi trả Vì thếtính chịu trách nhiệm của cán bộ Lãnh đạo trước DNNN chưa cao

Do đó cán bộ công nhân viên luôn thiếu động lực trong sản xuất kinhdoanh, gây khó khăn cho vấn đề quản trị nhân lực và kìm hãm sự phát triểnlâu dài của doanh nghiệp

Như vậy có thể nói tình trạng cán bộ thiếu năng lực là phổ biến trong

Trang 24

DNNN cùng với cơ chế quản lý còn nhiều bất cập dẫn đến hậu quả kinhdoanh không cao trong DNNN.

- Khi DNNN nước tiến hành CPH trở thành Công ty cổ phần hoá sẽ hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp 12-6-1999 và cơ chế quản lý trong DN có nhiềuđổi mới

- Bản chất của việc CPH là việc chuyển đổi sở hữu, qua đó cơ chế quản

lý của Công ty cổ phần có nhiều thay đổi, đặc biệt có sự hình thành của hộiđồng quản trị

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là do các thành viêntrong hội đồng quản trị quyết định Lợi ích của các thành viên lại gắn chặt vớilợi ích của DN Hơn nữa hầu hết mọi thông tin về hoạt động sản xuất kinhdoanh được công khai trước HĐQT Chính vì thế chính sách phát triển đềudựa vào nội lực và tiềm lực của DN, phục vụ sự tồn tại trước mắt cũng nhưlâu dài của DN

- Cơ chế trên khác hẳn với cơ chế quản lý trong DNNN Mặc dù có một

số DNNN được hoạt động vẫn có HĐQT Tuy nhiên HĐQT này được thànhlập do cơ quan Nhà nước cấp trên bổ nhiệm nên thực chất hoạt động củaDNNN vẫn chịu sự chi phối của Nhà nước

Quản trị nhân lực trong Doanh nghiệp Cổ phần hóa

- Khi tiến hành chuyển đổi sở hữu thì người lao động trở thành người làm chủ.

Sau khi CPH người lao động không còn đóng vai trò là người làm thuênhư trong DNNN mà họ đã trở thành người làm chủ Công ty Trên thực tế, tạithời điểm CPH hầu hết người lao động đều được mua cổ phần Do đó lợi íchcủa họ luôn gắn với sự thành bại của DN và người lao động làm việc với thái

độ trách nhiệm cao hơn Họ có điều kiện để phát huy năng lực bản thân, qua

Trang 25

đó đóng góp vào sự phát triển chung của DN.

- Vấn đề hiệu quả dưới tác động của cơ chế quản lý

Cơ chế quản lý có tính quyết định đến việc hoạch định các chính sáchphát triển của DN nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa DN

Cơ chế quản lý khác nhau giữa DNNN và DNNN đã cổ phần dẫn đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau

Qua các năm ta thấy tỷ suất lợi nhuận trong DNNN đã CPH cao hơnnhiều trong DNNN (cao hơn gần gấp đôi)

Năm 2011 doanh nghiệp nhà nước đạt 2,351%

Trong khi đó DNNN đã cổ phần đạt 4,721%

Theo kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp đã cổ phần hoạt động trên

1 năm thì lợi nhuận của những doanh nghiệp này tăng 263% Doanh thu tăng43%

Có thể thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố trong đó cơ chế quản lý có ảnh hưởng quyết địnhnhất Và khi CPH thì cơ chế quản lý của Công ty cổ phần này đã có nhiềuthay đổi Đặc biệt là sự hình thành HĐQT và người lao động giữ vai trò làmchủ doanh nghiệp, cơ chế này lại hoạt động linh hoạt thông thoáng hơn và đápứng được yêu cầu của thị trường nên đã có được hiệu quả sản xuất kinh doanhtốt hơn hẳn DNNN

Tuy nhiên, trên thực tế một số doanh nghiệp thực hiện CPH vẫn chưatriệt để, cơ chế quản lý chưa thay đổi nhiều so với khi vẫn còn là DNNN

- Về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Trang 26

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp tư nhân

ĐỘI, XƯỞNG

ĐỘI,

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG,

BAN

PHÒNG, BAN

PHÒNG, BAN

PHÒNG, BAN

ĐỘI,

XƯỞNG

Trang 27

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn và DNNN

Trang 28

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp Cổ phần

ĐỘI,

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG,

BAN

PHÒNG, BAN

PHÒNG, BAN

PHÒNG, BAN

Trang 29

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của 3 loại hình DN cho thấy: Vai trò của Nhànước rút dần, vị trí vai trò của người lao động trong DN được nâng cao, làmgia tăng giá trị của người lao động và gia tăng lợi nhuận của DN Từ chỗ nhànước chi phối tài chính, đầu vào, đầu ra, quản lý về lao động Khi tiến hànhCPH bược lãnh đạo DN phải cơ cấu lại bộ máy cho gọn nhẹ, tránh cồng kềnh,tránh dôi dư, chồng chéo để tăng năng xuất lao động, nâng cao đời sốngngười lao động, vì họ đã là cổ đông, là chủ DN.

Tóm lại, cơ chế quản lý của doanh nghiệp có tác động quyết định tới hiệu quả kinh doanh thông qua việc tác động đến NNL Do vậy các nội dung

của quản trị nhân lực cũng cần phải được đổi mới phù hợp với cơ chế mới, tạo

ra sự phát triển đồng bộ bền vững

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TIẾN HÀNH

CỔ PHẦN HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

2.1 Khái quát chung về tiến độ cổ phần hóa

2.1.1 Thời kỳ đầu

Giai đoạn thí điểm (năm 1992-T5/1996)

Năm 1992 Chính phủ thực hiện thí điểm chủ yếu nhằm vào các DN cóqui mô vừa và nhỏ trên cơ sở tự nguyện Điều này được thực hiện thông quaviệc mua cổ phiếu của cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC), các nhà đầu

tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và công chúng trong cả nước Các CTCP sẽhoạt động theo Luật công ty Nhưng do chưa đáp ứng được yêu cầu của tiếntrình CPH nên tháng 4/19/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định

84 để thúc đẩy tiến trình CPH

Kết quả gần 3 năm sau tổng số các DNNN đã hoàn thành CPH mới chỉ

là 5 DN Tuy nhiên CPH còn là một vấn đề khác mới mẻ nên trong nhữngnăm qua việc thực hiện CPH còn gặp nhiều vướng mắc cần phải tiếp tụcnghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế

Giai đoạn từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1998

Ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị đính số 28/CP về chuyểnmột số DNNN thành CTCP Nghị định này đã tạo điều kiện thúc đẩy CPHnhanh hơn Đối tượng, mục tiêu CPH, nguyên tắc xác định giá trị DN, chế độ

ưu đãi DN và người lao động được chú hơn Kết quả sau 3 năm thực hiệnCPH đã chuyển được 28 DN sang hoạt động theo Luật công ty Đặc biệt đầunăm 1998 đã chuyển được 18 DN sang CTCP Tuy vậy, cũng chưa đáp ứngnhu cầu chuyển đổi, cơ chế quản lý cần phải có Nghị định khác thay thế chophù hợp với việc sắp xếp lại và đẩy nhanh CPH DNNN

Giai đoạn 6 tháng cuối năm 1998-nay

Ngày đăng: 19/05/2015, 12:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w