1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

11 616 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 32,83 KB

Nội dung

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Giảng viênhướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa Học viên thực hiện: Phan Thị Trinh Mã số học viên: CH1301067 TPHCM, tháng8 năm 2014 HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 1 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Mở đầu Trong thời kỳ cổ đại triết học có đối tượng nghiên cứu rất rộng, bao gồm toàn bộ tri thức của xã hội đương thời. Đến thế kỉ XV, XVI các khoa học thực nghiệm đã lần lượt ra đời với tính cách là những khoa học độc lập tách rời khỏi khoa học. Cùng với sự phát triển xã hội và những thành tựu khác của khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học. Triết học và khoa học tự nhiên là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới. Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở của những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên không những đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học thế giới quan đúng đắn và phương pháp luận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. C. Mác và Ph. Ăngghen thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học tự nhiên, phát hiện ra những vận động nảy sinh, phát hiện những biến đổi diễn ra trong xã hội, diễn ra trong đời sống của con người bởi tác động của khoa học tự nhiên, tác động của kỹ thuật máy móc và từ đó đãcó những cống hiến lớn lao cho khoa học nói chung, triết học nói riêng. Vì thời gian thực hiện có hạn, bài tiểu luận chủ yếu thu thập những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, sắp xếp lại để chúng ta có thể có một cái nhìn khái quát về mối liên hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên. Bài tiểu luận gồm ba phần: 1. Mở đầu. 2. Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. 3. Kết luận HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 2 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2. Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên 2.1. Khái niệm triết học Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thức VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của sự vật. Theo người Ấn Độ, triết học là darshana. Điều đó có nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Theo chữ Hy Lạp, triết học là philosophia, có nghĩa là yêu thích sựthông thái. Nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của sự vật. Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, khi triết học mới rađời, đều coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, được quy luật, được bản chất của sự vật. Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học. Trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có những điểm chung. Đó là, tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính khái quát, xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, tìm ra các quy luật chi phối trong chỉnh thể đó, trong tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Khái quát lại, có thể hiểu “Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó”. 2.2. Khái niệm khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu tất cả những biến đổi của vật chất, những quy luật của thế giới tự nhiên trong đời sống xã hội hàng ngày. Khoa học tự nhiên bao gồm tất cả các ngành khoa học như: - Toán học - Vật lý học - Hóa học - Sinh học - Địa lý – Thiên văn học Khoa học tự nhiên là một phạm trù vật chất của xã hội loài người không chỉ nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên của vũ trụ mà còn giải thích nó một cách rất cặn kẽ với mục đích giúp con người có thể hiểu được các vấn đề có liên HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 3 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN quan tới các hoạt động tự nhiên đang diễn ra hàng ngày. Chính vì vậy, khoa học tự nhiên là một công cụ để nghiên cứu tất cả các mặt vấn đề của thế giới tự nhiên 2.3. Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên Lịch sử phát triển của triết học cũng như của khoa học tự nhiên đã cho thấy, không phải bất kỳ trào lưu triết học nào cũng giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn đối với khoa học tự nhiên, thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, và ngược lại, không phải các thành tựu của khoa học tự nhiên là cơ sở khoa học để chứng minh cho những luận điểm của mọi trào lưu triết học. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ngày một cao hơn, những hiểu biết về những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, các nguyên lý, các lý thuyết về thiên văn học, toán học, vật lý, hoá học,… dần dần được tích luỹ với những phát triển của khoa học triết học nói chung và khoa học cụ thể nói riêng. Thực tế đã cho thấy, càng đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng khác nhau của tự nhiên, khoa học tự nhiên càng vấp phải nhiều vấn đề mà tự nó không giải quyết được vì những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên nhưng lại là những vấn đề triết học. Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức còn đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện. Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nó được xem như “môn khoa họcđặc biệtđứng trên tất cảcác môn khoa học khác”. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử và Ph. Ăngghen đã gọi hệ thống Hegel là “cáithai đẻ non cuối cùng” theo nghĩa này. Tuy nhiên, nhưchúng tađã biết, cùng với quátrình chuyên biệt hoá tri thức, triết học, xét về tính chất của nó không còn đóng vai trò là “khoa học của các khoa học” nữa (nghĩa trực tiếp). Trong thời đại của chúng ta các nhà khoa học có thể trở thành những triết gia, chứ không phải ngược lại. Ý tưởng “triết học – khoa học của các khoa học” biểu thịmột truyền thống, hơn là thực chấtcủa vấn đề. Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì những khái niệm, những phạm trù, những tư tưởng, những HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 4 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN phương pháp nghiên cứu mới không ngừng ra đời. Mặt khác, cuộc cách mạng ấy cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề về phong thái tư duy khoa khọc, về những bước phát triển mới của nhận thức, của khoa học trong tương lai. Và đứng trước những đổi thay lớn lao của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên hiện đại, thì nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề chuyên môn hẹp của mình, họ không chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả những vấn đề triết học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩa để giải quyết. Như Max Born (1882-1970) – nhà vật lý lý thuyết người Anh, một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử, đã nhận xét: “Mỗi nhà vật lý đều tin tưởng sâu sắc rằng công việc của ông ta quyện chặt với triết học, và nếu không có sự hiểu biết nghiêm túc tài liệu triết học thì đó sẽ là một việc làm hết sức vô ích. Bản thân tôi đã chịu sự chi phối của tư tưởng đó và tôi cố gắng truyền nó cho học trò của mình”. Lâu nay một số người quan tâm đến triết học đã có sự ngộ nhận rằng, triết học là một khoa học chỉ thuộc về nội dung của phạm trù khoa học xã hội – nhân văn. Nhưng ngược dòng thời gian, chúng ta biết rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học và khoa học tự nhiên đã không tách rời nhau và được gọi bằng một tên chung: Triết học tự nhiên, bắt đầu từ khoa học tự nhiên. Nhưng như chính C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định, việc khôi phục triết học tự nhiên theo nghĩa đen của nó (triết học là “khoa học của mọi khoa học”) vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể. Bởi vì, khoa học triết học và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêu cầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật. Tuy vậy, mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Đặc biệt là mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên là mối quan hệ qua lại, nương tựa lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Có thể nói rằng, từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên mới thật sự bước sang một giai đoạn mới. Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại trong thế kỷ XX như: Thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tương đối rộng HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN (1916); thuyết lượng tử của Planck (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hoá của Niels Bohr (1913); lý thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg (1925), lý thuyết thông tin, lý thuyết điều khiển (những năm 40 của thế kỷ XX); lý thuyết cô lập, lý thuyết phân hình, lý thuyết hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỷ XX), v.v… đã tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về sự nhận thức của con người đối với thế giới. Chính điều này đã buộc các nhà khoa học tự nhiên phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể trong lý thuyết khoa học của mình. Như Albert Einstein đã viết: “Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”. Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên chẳng những giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự nhiên mà còn làm cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học. Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên đã giúp cho các nhà khoa học tự nhiên nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên cứu khoa học tự nhiên, làm cho họ luôn luôn ý thức được rằng, chỉ có cho mình một phương pháp biện chứng duy vật thì họ mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu. Khi đưa ra nhận định về con đường phát triển phức tạp của vật lý học V.I.Lênin đã viết: “Vật lý học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật lùi nữa. Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn. Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác. HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 6 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”. Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên còn góp cho con người thấy rõ được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và khoa học tự nhiên đó là giới tự nhiên; giúp cho chúng ta thấy được rằng, sự liên kết giữa triết học và khoa học tự nhiên là không thể tránh khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà khoa học tự nhiên là một tất yếu lịch sử. Bởi, nếu không có sự liên kết và hợp tác đó thì chẳng những triết học và khoa học tự nhiên không thể tiến lên được mà các nhà triết, các nhà khoa học tự nhiên cũng không thể chiến thắng nổi trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo vốn đã kìm hãm và trói buộc sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên. Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên, một mặt, các khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học nêu lên và luận chứng các quan điểm của mình phù hợp (dù không bao giờ có tính tuyệt đối) với những biến đổi của lịch sử, và góp phần cùng những lĩnh vực tri thức khác dự báo, gợi mở những vấn đề của tương lai. Mặt khác, triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật biện chứng, đóng vai trò lớn đối với các nhà khoa học, vai trò đó có thể tìm thấy ở cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học. Như Ph.Ăngghen đã viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó… Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề là ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”. Trong tác phẩm Biện chứng của tựnhiên, sau khi nêu bật đóng góp của R. Mayer (1814-1878), với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Matthias Schleiden (1804-1881) và Theodor Schwann (1838-1839) với việc phát hiện ra tếbàohữu cơ; Charles Darwin (1809-1882) với thuyết tiến hoá đối với sựphát HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 7 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN triển của khoahọc, Ph. Ăngghen nhấn mạnh ý nghĩa có tính bước ngoặt của ba phát minh đối với sự ra đời của hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng, thay cho hình thức cũ đã tỏ ra lỗi thời. Bên cạnh các khám phá thời đại ấy trong khoa học tự nhiên, được cổ vũ bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế, kỹ thuật, mỗi ngành đều để lại dấu ấn của mình lên các trang vàng của lịch sử, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX. Trong vật lý học, R. Kirchhoff (1824-1887) xác lập phương pháp phân tích quang phổ, Emanuel Clausius (1822-1888) phổ biến thuyết cơhọc vềnhiệt và đưa khái niệm entropy vào môn vật lý, Michael Faraday (1791 - 1867) đưa ra thuyết trườngđiện từ, sau đó J. Maxwell (1831-1879) xây dựng thuyếtđiện từvà ánh sáng. Trong hoá học, D. Mendeleev (1834-1907) tìm ra quy luật tuần hoàn của các nguyên tốhoá học, Alecxandro Mikhailovich Butlerop (1828-1886) xây dựng học thuyết cấu trúc hoá học các tổhợp hữu cơ. Trong sinh vật học, E. Haeckel (1834-1919) hoàn thiện thuyết phát triển và tiến hoá, Luis Pasteur (1822-1895) đạt được những thành quả bước đầu ở lĩnh vực vi sinh. Những thành tựu của khoa học tự nhiên nêu trên đã chứng minh được tính chất biện chứng của các quá trình diễn ra trong tự nhiên. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó đã khiến cho phương pháp tư duy siêu hình cần phải được thay thế. Theo Ph.Ăngghen, sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó từ thế kỷ XVI trở đi cho thấy tính tất yếu của tư duy biện chứng, và chứng tỏ rằng, trong tự nhiên không có những phạm trù và những quan hệ bất biến. Cũng chính từ việc khẳng định về tính tất yếu của tư duy biện chứng như đã nêu trên nó giúp chúng ta đi tới khẳng định: phép biện chứng chính là cơ sở phương pháp luận đối với khoa học tự nhiên, giúp các nhà khoa học khắc phục những hạn chế trong khi tiếp cận với các vấn đề lý luận chung. Điều này đã được Ph.Ăngghen luận giải: “Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 8 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác”. Việc áp dụng phép biện chứng duy vật có thể diễn ra một cách tự giác, cũng có thể diễn ra một cách tự phát. Lịch sử của khoa học đã chứng minh nhiều trường hợp như vậy. Ví như: Từ hiện tượng năng lượng tách ra từ Ra, những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng ở cuối thế kỷ XIX đã rút ra kết luận: chủ nghĩa duy vật đã bị phá sản. Do đó, họ cho rằng không cần tìm đại biểu vật chất của các thuộc tính phóng xạ. Nhưng M. Curie – nhà khoa học thiên tài người Pháp lại đặt vấn đề ngược lại: Khả năng phát ra các tia phóng xạ gắn liền với cái gì? Với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể như sự điện phân hay đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt? Nếu nó gắn liền với trạng thái vật lý tạm thời của vật thể thì trong trường hợp đó việc tìm kiếm các nguyên tố phóng xạ sẽ là vô nghĩa. Nhưng nếu đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt thì trong khi đo các phóng xạ (vận động), cần tìm đại biểu vật chất của nó. Qua đây chúng ta thấy, với những người theo chủ nghĩa Makhơ và thuyết duy năng, những kết luận của họ chỉ đi tới sự kìm hãm của phát minh khoa học, phản khoa học. Còn với M. Curie, việc áp dụng phép biện chứng một cách tự phát nhưng lại đi tới phát minh khoa học. Hay như việc phát minh ra định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học của Mendeleev và một ví dụ điển hình khi nói về tác dụng của tư tưởng duy vật biện chứng tới nghiên cứu khoa học tự nhiên. Điều này đã được Ph. Ăngghen khẳng định: “Nhờ áp dụng – một cách không có ý thức – quy luật của Hegel về sự chuyển hóa lượng thành chất, Mendeleev đã hoàn thành một kỳ công khoa học có thể tự hào đứng ngang hàng với kỳ công của Joseph Le Verrier (1811-1877) khi ông tính ra quỹ đạo của hành tinh sao Hải vương tinh mà người ta chưa biết”. Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng đã góp phần giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được sự vật đúng như chúng vốn có, nhờ đó giúp nhà khoa học sớm phát hiện ra được sự thật và xây dựng các lý thuyết phản ánh sự vật một cách chính xác hơn, tránh được các sai lầm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều trong công tác nghiên cứu HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 9 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN của mình. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học đã có sự phân ngành ngày càng sâu sắc, khi mà khoa học tự nhiên đã và đang đi vào những lĩnh vực chuyên môn rất hẹp và do đó dễ nhìn sự vật một cách phiến diện. Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh của việc tổng hợp tri thức khoa học ngày nay. HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 10 [...]...GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHIÊN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ 3 Kết luận Triết học và khoa học tự nhiên luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Mối liên hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên là một tất yếu có tính quy luật và ngày càng phát triển Mác và Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Ăngghen đã... lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó Triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của khoa học Nhận xét về sự phát triển của khoa học tự nhiên đương thời, Ăngghen viết: “Trút bỏ chủ nghĩa thần bí đi, phép biện chứng trở thành một sự cần thiết tuyệt đối cho cái khoa học tự nhiên. .. toán học sơ cấp của logic, cho sự ứng dụng logic ấy vào những việc hàng ngày trong nhà – cũng là đủ rồi” Sư phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học của chủ nghĩa Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại Khoa học hiện đại ngày càng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa nó với triết học. .. chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS.TS Nguyễn Ngọc Long – GS.TS Nguyễn Hữu Vui (đồng chủ biên), Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, 2006 [2] TS Bùi Văn Mưa (chủ biên), Đại cương về lịch sử triết học, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 [3] Triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số... chứng và khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010 [4] Nguyễn Văn Nghĩa, Về mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên, NXB Khoa học xã hội, 1973 [5] Werner Heisenberg, Vật lý và Triết học, NXB Tri thức, 2009 HVTH: PHAN THỊ TRINH – CH1301067, Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 11 . Lớp Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 2 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2. Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên 2.1. Khái niệm triết học Triết học ra. Cao học khóa 8, ĐHCNTT Trang 1 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Mở đầu Trong thời kỳ cổ đại triết học. có một cái nhìn khái quát về mối liên hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên. Bài tiểu luận gồm ba phần: 1. Mở đầu. 2. Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. 3. Kết luận HVTH: PHAN

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w