Triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát nên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấ
Trang 1Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN
CHỨNG VỚI KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHUYÊN NGHÀNH: KHOA H ỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 60 48 01
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS.Bùi Văn Mưa
HỌC VIÊN : Đỗ Thiện Vũ _ CH1301072
KHOÁ HỌC: CH08-2013
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2014
Trang 2Trang 2
LỜI CẢM ƠN
ới lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khoa Học Máy Tính – Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với học viên ngành Khoa Học Máy Tính cũng như các
ngành Khoa Học Kỹ Thuật khác Đó là môn học “ Triết Học” Em xin chân thành
cảm ơn TS Bùi Văn Mưa đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực triết học trong lịch sử, kinh tế, xã hộ, khoa học… Các tư tưởng triết học của những bậc vĩ nhân như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Khoa Học Máy Tính
và Thầy TS Bùi Văn Mưa thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Trân trọng
TP HCM, ngày 1 tháng 7 năm 2014
Học viên thực hiện
Đỗ Thiện Vũ
V
Trang 3Trang 3
GIỚI THIỆU
Bài thu hoạch này, trình bày về mối liên hệ mật thiết giữa hai lĩnh vực tri thức là triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên Triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát nên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên Việc nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ này, có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn Làm nền tảng cho cơ sở lý luận và nghiên cứu trong ngành Khoa Học-Máy Tính mà em đang theo đuổi Nguồn tài liệu tri thức chính của bài thu hoạch, chủ yếu là tham khảo tài liệu Lịch Sử Đại Cương Triết Học, bài báo khoa học và các bài viết trên trang wepsite liên quan đến hai lĩnh vực tri thức triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên
Bố cục chính của bài thu hoạch gồm hai phần
Phần 1 : giới thiệu nội dung chính về triết học duy vât biện chứng, một công
cụ tư duy lý luận tất yếu của khoa học tự nhiên
Phần 2 : Phân tích mối quan hệ giữa lĩnh vực tri thức triết học duy vật biện chứng và lĩnh vực tri thức khoa học tự nhiên thông qua lịch sử phát triển của triết học biện chứng, những thành tựu khoa học đã đạt được, sự cần thiết của tư duy lý luận đối với khoa học để thấy được sự tất yếu của triết học duy vật biện chứng đối với khoa học tự nhiên Cũng từ những thành tựu khoa học này củng cố và chứng minh lại nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất mang tính khoa học của triết học duy vật biện chứng Từ đó thấy được thấy được mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển giữa hai lĩnh vực tri thức này
Trang 4Trang 4
1 Triết học duy vật biện chứng
Triết học duy vật biện chứng là là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và phát triển nên triết học duy vật biện chứng này
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức
Phương pháp biện chứng bao gồm hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
thể hiện qua sáu cặp phạm trù được sử dụng là cái chung và cái riêng, bản chất và
hiện tượng, nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực Nguyên lý về sự phát triển bao gồm ba qui luật là: quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định Với quy luật mâu thuẫn
chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển, quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển, quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Triết học duy vật biện chứng của Marx sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, được xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học
về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức tồn tại trong thế giới khách quan Đóng góp vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học
cụ thể, là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể
Trang 5
Trang 5
2 Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên
Vào thời cổ đại, khoa học tự nhiên mới bắt đầu hình thành, triết học tự nhiên
(một hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại) đã trình bày được một bức tranh tổng quát về thế giới, đã có nhiều tư tưởng và dự báo thiên tài định hướng cho khoa học phát triển Do trình độ nhận thức còn đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn
thiện Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nó được xem như “môn khoa
học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác”
Đến thời trung cổ ở phương Tây, triết học kinh viện là công cụ biện hộ cho tôn giáo, cản trở sự phát triển của khoa học
Vào thời Phục hưng và nhất là thời cận đại, chủ nghĩa duy vật đã phát triển
gắn liền với khoa học tự nhiên, đã góp phần tích cực vào sự phát triển của khoa học
tự nhiên, chống lại sự thống trị của giáo hội Tuy nhiên vào thời kỳ này, quan điểm triết học là “khoa học của các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình vẫn giữ vai trò thống trị Sự phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX
đã làm cho quan điểm triết học là “khoa học của các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp nữa Từ đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học mang lại Đồng thời, nó lại đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận thật sự khoa học cho các khoa học cụ thể đánh giá đúng các thành tựu đã đạt được, cũng như xác định đúng phương hướng và phương pháp trong nghiên cứu Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang đạt được nhiều thành tựu
to lớn làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội, tình hình thế giới đang có nhiều biến đổi phức tạp, thì nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật
Trang 6Trang 6
biện chứng càng có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể thay thế được các khoa học khác Theo yêu cầu phát triển của mình, đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa triết học với các khoa học khác
Lịch sử phát triển của triết học cũng như của khoa học tự nhiên đã cho thấy, không phải bất kỳ trào lưu triết học nào cũng giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn đối với khoa học tự nhiên, thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, và ngược lại, không phải các thành tựu của khoa học tự nhiên là cơ sở khoa học để chứng minh cho những luận điểm của mọi trào lưu triết học Xuất phát từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ngày một cao hơn, những hiểu biết
về những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, các nguyên
lý, các lý thuyết về thiên văn học, toán học, vật lý, hoá học,… dần dần được tích luỹ với những phát triển của khoa học triết học nói chung và khoa học cụ thể nói riêng
“Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì thông thể
không có tư duy lý luận chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lý luận ” Ph.Ăngghen đã viết như vậy về vai
trò của tư duy lý luận Ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào cũng như con người nào,
tư duy lý luận cũng chỉ là năng lực bẩm sinh, "đặc tính bẩm sinh" Muốn để cho
"đặc tính bẩm sinh" ấy chuyển thành tư duy lý luận thực sự, cần phải hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, phải có giả thuyết và sử dụng giả thuyết trong quá trình hình thành tư duy lý luận, phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể thiếu để hình thành tư duy lý luận, tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học, tư duy lý luận phải có dựa là thực tiễn xã hội, muốn có tư duy lý luận, phải có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịch sử triết học Theo Ph.Ăngghen, tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy lý luận Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về lịch sử, thì song song và cùng với nó là cần phải sử dụng phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật Phương pháp biện chứng của Hegel hay phương pháp siêu hình của các nhà khoa học tự nhiên thế kỷ XVII-XVIII ? Một
Trang 7Trang 7
sự thật hiển nhiên là trong lịch sử triết học trước Marx, phương pháp biện chứng
và phương pháp siêu hình đối lập nhau, phương pháp biện chứng thường gắn liền với chủ nghĩa duy tâm, còn chủ nghĩa duy vật lại thường gắn liền với phương pháp siêu hình Để xây dựng tư duy biện chứng mới về nguyên tắc (tư duy biện chứng duy vật), vấn đề có tính chất phương pháp luận tiên quyết đối với Ph.Ăngghen là lựa chọn phương pháp nào hay xây dựng phương pháp nghiên cứu mới? Phương pháp siêu hình của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đã có một giá trị đích thực nhất định, đã giữ một vai trò không nhỏ khi mà khoa học thực nghiệm mới thực sự bắt đầu phát triển Đó là thời kỳ mà khoa học tự nhiên đi sâu vào phân tích, chia nhỏ giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt cố định để nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đó đã đưa đến những thành tựu vĩ đại trong việc phát triển khoa học Song, khi việc nghiên cứu tiến từ giai đoạn sưu tập sang giai đoạn chỉnh lý, sang giai đoạn nghiên cứu về các quá trình, về sự phát sinh, phát triển của sự vật, thì phương pháp đó không còn đáp ứng được yêu cầu của nhận thức khoa học hiện đại nữa Chính vì thế, như Ph.Ăngghen đã nhận xét, phương pháp siêu hình đó đã bị I.Cantor và Hegel đánh đổ hoàn toàn Còn phương pháp biện chứng (điển hình là phương pháp biện chứng của Hegel) đã đóng một vai trò cực
kỳ to lớn trong sự giải thích và nhận thức thế giới khi chỉ ra sự vận động, biến đổi
và phát triển của sự vật, của tự nhiên và của xã hội mà hiện thần là nhà nước Phổ với tư cách là hình thái xã hội cao nhất Song, sự vận động, biến đổi và phát triển
ấy, suy cho cùng, bắt nguồn từ sự tha hoá, sự tự vận động và phát triển của "ý niệm tuyệt đối", của "lý tính thế giới” Do vậy, phương pháp biện chứng duy tâm đó đối lập hoàn toàn với quan niệm duy vật về lịch sử mà Marx đã phát hiện ra Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng duy tâm đó rốt cuộc cũng không thể sử dụng được
Như vậy, đối với Ph.Ăngghen, không tồn tại khả năng lựa chọn phương pháp mà chỉ còn khả năng sáng tạo ra phương pháp mới Bởi lẽ, quan điểm duy vật về đã đặt ra một đòi hỏi khách quan: cần có phương pháp mới về chất để có thể bao chứa được cả hai yếu tố "hợp lý" và "căn bản" - duy vật và biện chứng
Trang 8Trang 8
Vậy để đi đến phương pháp mới về chất đó, cần xuất phát từ đâu? Theo Ph.Ăngghen, điểm xuất phát đầu tiên đó là đem lại câu trả lời đúng đắn, có cơ sở khoa học cho bản chất của ý thức và của trí tuệ Vì chính ở đó biểu hiện tập trung nhất, rõ nét nhất, điền hình nhất cả hai đặc tính cơ bản của quan điểm thế giới quan (duy vật hay duy tâm) cũng như của phương pháp giải quyết (biện chứng hay siêu hình) Chính nhờ phương pháp biện chứng duy vật mà tư duy lý luận được hình
thành một cách tự giác, dễ dàng và được rút ngắn hơn nhiều "Người ta có thể đạt
đến quan điểm biện chứng đó do những sự kiện thực tế đang tích luỹ lại của khoa học tự nhiên bắt buộc, nhưng người ta có thể đạt tới nó một cách dễ dàng hơn nếu đưa nhận thức về những quy luật của tư duy biện chứng vào việc tìm hiểu tính chất biện chứng của nhưng sự kiện ấy"
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt phát minh khoa học làm cho các quan điểm duy vật siêu hình rơi vào khủng hoảng Nhiều phát minh trong vật lý học thời kỳ này đã làm đảo lộn quan niệm cũ về vật chất, đó là:
Rơnghen (Đức) phát hiện ra tia X (1895); A.H.Beccơren (1852-1908), nhà vật lý học Pháp và M.Quyri (1867-1934), phát minh ra hiện tượng phóng xạ trong chất uranium (1896); S.J.Tômxơn phát hiện ra điện tử (1897); nhà bác học Đức Kaufman phát hiện ra sự thay đổi khối lượng điện tử…Các phát minh khoa học này gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học Một số các nhà vật
lý học giải thích một cách duy tâm các hiện tượng vật lý và cho rằng vật chất tiêu tan Trong hoàn cảnh đó, các nhà triết học duy tâm chủ quan lợi dụng cơ hội này
để khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới, cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật không còn nữa Tình hình đó đòi hỏi V.I.Lênin phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đưa ra định nghĩa vật chất kinh điển:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
Trang 9Trang 9
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva,1976, t.18, tr.151)
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Một là, với việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được sự hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học cho sự phát triển của triết học và các khoa học khác
và là cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử Hai là, với việc khẳng định vật chất là thực tại khách quan “được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” V.I Lênin khẳng định vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai đồng thời thừa nhận khả năng của con người có thể nhận thức được thực tại khách quan
Ngày nay, đứng trước sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì những khái niệm, những phạm trù, những tư tưởng, những phương pháp nghiên cứu mới không ngừng ra đời Mặt khác, cuộc cách mạng ấy cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề về phong thái tư duy khoa khọc, về những bước phát triển mới của nhận thức, của khoa học trong tương lai Và đứng trước những đổi thay lớn lao của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên hiện đại, thì nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề chuyên
môn hẹp của mình, họ không chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả
những vấn đề triết học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩa
để giải quyết
Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại trong thế kỷ XX như: Thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tương đối rộng (1916); thuyết lượng tử của Planck (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hoá của Niels Bohr (1913); lý thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg (1925), lý thuyết thông tin, lý thuyết điều khiển (những năm 40 của thế kỷ XX); lý thuyết cô lập, lý thuyết phân hình, lý thuyết hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỷ XX), v.v… Đã
Trang 10Trang 10
tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về sự nhận thức của con người đối với thế giới Chính điều này đã buộc các nhà khoa học tự nhiên phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể trong
lý thuyết khoa học của mình Như Albert Einstein đã viết: “Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của những lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học” Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học
tự nhiên chẳng những giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự nhiên mà còn làm cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên đã giúp cho các nhà khoa học tự nhiên nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên cứu khoa học tự nhiên, làm cho họ luôn luôn ý thức được rằng, chỉ có cho mình một phương pháp biện chứng duy vật thì
họ mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, sau khi nêu bật đóng góp của R Mayer (1814-1878), với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Matthias Schleiden (1804-1881) và Theodor Schwann (1838-1839) với việc phát hiện ra tế
bào hữu cơ; Charles Darwin (1809-1882) với thuyết tiến hoá đối với sự phát triển
của khoa học, Ph Ăngghen nhấn mạnh ý nghĩa có tính bước ngoặt của ba phát minh đối với sự ra đời của hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng, thay cho hình thức cũ đã tỏ ra lỗi thời Bên cạnh các khám phá thời đại ấy trong khoa học tự nhiên, được cổ vũ bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế, kỹ thuật, mỗi ngành đều để lại dấu ấn của mình lên các trang vàng của lịch sử, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX Trong vật lý học, R
Kirchhoff (1824-1887) xác lập phương pháp phân tích quang phổ, Emanuel Clausius (1822-1888) phổ biến thuyết cơ học về nhiệt và đưa khái niệm entropy