1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố Đà Nẵng.doc

56 621 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 545,5 KB

Nội dung

Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố Đà Nẵng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trên thế giới bất kỳ một nước nào đều phải có quan hệ mua bán , giao dịch , cho vay , thu nợ , đầu tư vốn với các nước khác Thực hiện các mối quan hệ trên đã dẫn đến hình thành các quan hệ về tiền tệ , tài chính quốc tế

Ngày nay các quan hệ tài chính , tiền tệ quốc tế đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của nền kinh tế & ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Kết quả thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau Để thực hiện tốt các khoản thu chi tiền tệ quốc tế cần thiết phải thông qua những tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại Quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau nhất thiết phải sử dụng tiền tệ nước này hay nước khác , nói chung là ngoại tệ Chính vì điều này đã làm cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trở nên quan trọng & và không thể thiếu trong kinh doanh của ngân hàng

Bên cạnh đó kinh doanh mua bán ngoại tệ là một nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cho

NH , đồng thời đadạng hóa được ngoại hình kinh doanh , nâng cao chất liệu trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng

Chính vì tầm quan trọng của loại hình kinh doanh này & sau quá trình thực tập , tìm hiểu tham khảo nên trong chuyên đề này em xin được phép trinhf bày & phân tích về tình hình kinh doanh ngoại tệ trong một ngân hàng

Được sự cho phép của Ngân hàng No&PTNT thành phố Đà Nẵng cộng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kinh tế đối ngoại Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê chuyên đề đã được hoàn thành với 3 phần :

Phần I : Tổng Quan Về Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Của NHTM

Phần II : Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố

ĐN Giai Đoạn 2002-2003

Phần III Tổng Hợp Đánh Giá Quá Trình Kinh Doanh & Những Ý Kiến Đề Xuất

Do năng lực bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này vẫn còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp , chỉ dẫn để chuyên đề được hoàn thiện hơn

& làm kinh nghiệm cho bản thân

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

PHẦN I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Trang 3

I NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ

KINH DOANH NGOẠI TỆ.

1 Ngân Hàng Thương Mại :

1.1 Khái niệm :

Theo luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12.12.1997 thì Ngân Hàng Thương Mại làmột tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân Hàng & các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nộidung chủ yếu , thường xuyên là nhận tiền gởi , sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung cấp các dịch vụ thanh toán

1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh

+ Vốn bằng tiền vừa là phương tiện kinh doanh , vừa là mục đích kinh doanh và đồngthời cũng là đối tượng kinh doanh

+ Sử dụng vốn của người khác để kinh doanh là chủ yếu và hoạt động kinh doanhtrên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau

+ Một trong những sản phẩm chủ yếu của ngân hàng là tín dụng

+ Giữa các sản phẩm của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ mang tính liên đới , hoặc

bổ sung hoặc thay thế

+ Hoạt động thống nhất trong hệ thống , giữa các ngân hàng có quan hệ chặt chẽ trongkinh doanh , vừa phải cạnh tranh , vừa phải liên kết

+ v v…

1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân Hàng Thương Mại (NHTM)

- Nghiệp vụ huy động vốn :

+ Vốn huy động là vốn của các chủ sỡ hữu khác nhau trong xã hội được NgânHàng huy động với trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thỏa thuận Vốnhuy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngưồn vốn của Ngân Hàng

Vốn huy động của các NHTM được phân làm 3 nhóm như sau :

+ Vốn huy động từ tiền gởi : đây là hình thức huy động thường xuyên của ngânhàng Căn cứ theo đối tượng tiền gởi người ta chia thành :

Tiền gởi của các tổ chức kinh tế

Tiền gởi của các tổ chức tín dụng

Tiền gởi của kho bạc nhà nước

Tiền gởi của cá nhân

Trang 4

Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá : Đây là một dạng huy động không thườngxuyên , NH chỉ huy động khi thiếu vốn , bao gồm : chứng chỉ tiền gởi ngắn hạn (kỳphiếu) và chứng chỉ tiền gửi dài hạn (trái phiếu NH)

Vốn huy động từ đi vay

Bao gồm : + Vay NH nhà nước

+ Vay các tổ chức tín dụng

- Nghiệp vụ cho vay :

Đây là nghiệp vụ đặc trưng nhất của NHTM , sử dụng phần lớn nguồn vốn của

NH , tạo ra thu nhập chủ yếu cho NH và đồng thời cũng hàm chứa khả năng rủi ro lớn Căn cứ vào thời hạn cho vay thì nghiệp vụ cho vay của NH có thể chia thành :

Cho vay ngắn hạn : Thời hạn dưới 1 năm

Cho vay trung hạn : Thời hạn từ 1 đến 5 năm

Cho vay dài hạn : Thời hạn trên 5 năm

2 Các Nghiệp Vụ Mua Bán Ngoại Tệ :

2.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (spot)

 Nghiệp vụ mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giaongoại tệ được thực hiện ngay hay chậm nhất là trong vòng hai ngày làm việc kể

từ khi hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết trên cở sở tỷ giá giao ngay Trong nghiệp vụ , thời gian tối đa để hoàn tất nghiệp vụ là 2 ngày làm việc Sở dĩ

có 2 ngày làm việc là do thông lệ quốc tế trong mua bán ngoại hối thì 2 ngày làm việc làkhoản thời gian cần thiết để thực hiện các bút toán chuyển tiền giữa các ngân hàng

 Để tiến hành nghiệp vụ hối đoái giao ngay , các nhà kinh doanh hối đoái phảixác định tỷ giá chéo phù hợp với yêu cầu giao dịch , sau đó trên cơ sở tỷ giánày kết hợp với lượng ngoại tệ giao dịch để xác định số đối khoản cần phảitrao đổi với nhau giữa 2 bên mua bán vào ngày hiệu lực thông thường

Trang 5

2.2 Nghiệp vụ chuyển hối :

Arbitrage là một kỹ thuật nghiệp vụ rút ra từ nghiệp vụ hối đoái giao ngay Kỹthuật này nhằm giao dịch trực tiếp ngoại tệ với ngoại tệ mà không thông qua b tệ Để tiếnhành nghiệp vụ này người kinh doanh cần phải xác định rõ :

+ Những tỷ giá chéo cần được xác định ?

+ Trị giá khoản tiền cần được áp dụng là bao nhiêu ?

+ Nếu còn dư thì giải quyết theo tỷ gia nào ?

+ Có lợi hơn so với việc xác định tỷ giá thông qua bản ngoại tệ không ?

Thực chất của kỹ thuật Arbitrage là tận dụng sự chênh lệch giữa tỷ giá của các ngoại tệ làkhác nhau để tiến hành giao dịch trực tiếp ngoại tệ với nhau Người ta chỉ giao dịch quabản tệ đối với bộ phận ngoại tệ dư (hoặc thiếu) mà thôi

2.3 Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward)

* Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn là nghiệp vụ biểu hiện bằng một hợp đồng giữa mộtbên là ngân hàng và một đối tác khác nhằm đổi một loại tiền này lấy một loại tiền kháctại một thời điểm khác trong tương lai nhưng các dữ kiện như tỷ giá , loại tiền , sốlượng , ngày hiệu lực đều đã được hai bên xác định cụ thể vào lúc k hợp đồng

Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là đáp ứng được của cả hai bên về quy mô giao dịchlẫn ngày tiến hành hoán đổi Nhưng nhược điểm của loại hợp đồng này là không đượchủy bỏ đơn phương Do vậy đây không phải là hợp đồng mang tính linh hoạt và dễ bán

* Tỷ giá trên thị trường có kỳ hạn được xác định căn cứ trên cung và cầu của ngoại tệtrái với tỷ giá hối đoái trao ngay , không có dự định giá cho giao dịch có kỳ hạn Tỷ giá

có kỳ hạn được xác định ngay khi thỏa thuận , dựa vào tỷ giá giao ngay về các đồng tiền

đó trừ đi hay cộng thêm vào phần chênh lệch giữa lãi đi vay phải trả và lãi cho vay sẽnhận được trên số ngày cụ thể của kỳ hạn

Nếu gọi ký hiệu :

x* : Tiền gởi có kỳ hạn

x : Tỷ giá giao ngay

m : Tỷ giá mua

Trang 6

b : Tỷ giá bán

n : Số ngày

t : Lãi suất (% năm)

1 : Đồng tiền yết giá

2 : Đồng tiền định giá

v : Vay

cv : Cho vayt1 : Lãi suất đi vay của đồng tiền yết giá

t2cv : Lãi suất cho vay của đồng tiền định giá

Tính xm* (Tiền gởi mua có kỳ hạn) A/B

Giả sử 1 công ty có 1 đơn vị tiền tệ A sau n ngày nữa

Ký hợp đồng n +1A

Công ty đến NH bán có kỳ hạn n ngày 1 đơn vị A lấy B NH đồng ý mua theo tỷ giá mua

có kỳ hạn ngày (xm*)

 3 giao dịch cùng thực hiện một lúc

 Công ty sẽ đi vay 1 số tiền XA để sao cho sau n ngày với lãi suất t1cv , công ty

sẽ trả vốn gốc và lãi đúng bằng 1 đơn vị tiền tệ A

A n

cv

1

*36000

*X

11

 Công ty sẽ bán XA để lấy đồng tiền B theo xm Công ty được

) (

*

36000

* 1

Trang 7

1A Trả nợ & lãi vay

xm

*

n n

t x t

x t

x

v m cv

m cv

36000

*

* 36000

* 1

1

* 36000

* 1

1 1

n n

n

t

t t

t

x t

t x

cv v

cv m

cv

v m m

* 36000

)

*

*

* 36000 (

* 36000

) 36000

* (

1

1 2

1 1

t

t t

x

cv v

m m

* 36000

xm Chênh lệch TG mua có kỳ hạn

với TG mua giao ngay

 Ngược lại hoàn toàn với trên ta cũng tính được:

n

n t

t

t x x

v cv b

b b

* 36000

2.4 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (swap)

Nghiệp vụ swap là một nghiệp vụ kết hợp đồng thời giữa các giao dịch mua (bán)ngoại tệ giao ngay với các giao dịch bán (mua) ngoại tệ có kỳ hạn cho cùng một khoảnngoại tệ nhất định

Trang 8

Swap : Spot : mua Với cùng 1 lượng

Forward : bán ngoại tệ

Swap : Spot : bán Với cùng 1 lượng

Forward : mua ngoại tệ

Nghiệp vụ swap có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh bằng các lại ngoại tệkhác nhau cho các nhà kinh doanh , nhưng vẫn tránh được rủi ro do sự biến động của tỷgiá hối đoái và đảm bảo một mức lợi nhuận dự kiến tối đa

Với các ngân hàng thì nghiệp vụ swap thường được sử dụng để kiếm lợi nhuận vàbảo toàn vốn

Tính chất của swap được xem như là vay đồng thời Ngân quỹ của ngân hàng vàkhách hàng (ngân hàng khác , công ty ) đều không thay đổi Phần chênh lệch khi thanhtoán là do sự chênh lệch của lãi suất

2.5 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn (option transaction)

 Option ngoại tệ là hợp đồng cho phép người mua quyền nhưng không bắc buộc, được mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định trong(vào) một thời gian xác định trước

 Có hai loại quyền chọn:

Quyền chọn mua (call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép ngườimua nó có quyền, nhưng không bắt buộc được mua một số lượng ngoại tệ nhất định ởmột mức giá xác định vào một thời gian được xác định trong tương lai

Quyền chọn bán (put option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua

nó có quyền nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mứcgiá xác định vào một khoảng thời gian được xác định trước trong tương lai

3 Các Rủi Ro Có Thể Trong Kinh Doanh Ngoại Tệ :

Những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối là :

+ Rủi ro về tỷ giá hối đoái

Trang 9

+ Rủi ro về tỷ lệ Swap+ Rủi ro thực hiện hợp đồng+ Rủi ro nghiệp vụ và chuyển đổiTrong số các trường hợp nêu trên chỉ có rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng cho kinhdoanh ngoại hối Còn các rủi ro khác cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ khác của ngânhàng đặc biệt là rủi ro thực hiện và rủi ro tỉ kệ Swap (rủi ro lãi suất) Nhưng rủi ro trongchuyển đổi cũng quan trọng không chỉ trong kinh doanh ngoại hối Đương nhiên nhữngrủi ro vừa nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hơn lànhững nghiệp vụ ngân hàng khác , vì những ngân hàng kinh doanh ngoại hối phụ thuộcmột phần vào sự phát triển ở nước ngoài và như vậy , khó tập hợp và khó kiểm tra hơn lànhững rủi ro tương ứng ở trong nước

3.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanhngoại hối Nó sẽ xuất hiện , nếu một “vị thế” được tạo ra , ví dụ : một ngân hàng muacủa một khách hàng hay của một ngân hàng khác một lượng USD với tỷ giá nào đó , thìcho đến lúc bán lại khối lượng này , ngân hàng mới hết lo lắng về rủi ro tỷ giá Rủi ro chỉtồn tại trong khoảng thời gian mà “vị thế” này tồn tại , nhưng nó cũng quan trọng ngay cảkhi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khóa sổ “vị thế” này , thậm chí chỉ trongvòng một phút

Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỷ giá thì điều đó , đã dẫn đến hậu quả của mộtthất thoát lớn , nếu khối lượng ngoại tệ kinh doanh nhiều Nếu tỷ giá USD , khi bán ragiảm xuống thì ngân hàng này sẽ thiệt hại Nếu giả sử , ngân hàng vẫn giữ khoảng nàythêm qua đêm thì rủi ro còn lớn hơn nữa Mối nguy hiểm và thiệt hại này không hề phụthuộc vào hệ thống tỷ giá hối đoái , tức là bất kể đồng tiền này được thả nổi hay theo tỷgiá hối đoái cố định Thật ra , biến động hàng ngày của tỷ giá đồng USD đã mở rộngnhiều trong giai đoạn chuyển sang cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi , thế nhưng trong hệthống tỷ giá hối đoái cố định lại có rủi ro khác , đó là tăng hoặc giảm giá trị hối đoái củađồng tiền

Nhằm tránh thất thoát quá mức , từ lâu các ngân hàng đã áp dụng hạn mức hìnhthành các “vị thế” cho các phòng kinh doanh ngoại hối Mức độ của giới hạn này phụthuộc vào doanh số hoạt động của ngân hàng , khả năng chấp nhận rủi ro và lòng tin vàokhả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối

3.2 Rủi ro tỷ lệ swap

Rủi ro tỷ lệ Swap trở nên quan trọng , nếu “vị thế” thời hạn với khối lượng kinhdoanh đã thỏa thuận xong Nhưng thời hạn thanh toán thì chưa chấm dứt Nếu , ví dụmột ngân hàng mua 5 triệu USD theo 3 tháng và bán theo thời hạn 4 tháng , thì 2 khoảnnày về giá trị là bằng nhau nhưng thời hạn thì lại không đồng nhất Điều đó có nghĩa là ,

ở đây không có rủi ro về tỷ giá , nhưng lại có rủi ro về tỉ lệ Swap , tức rủi ro sẽ nảy sinhvào cuối tháng 3 , nếu “vị thế” này được hình thành qua thực hiện một nghiệp vụ Swap

mà tỉ lệ Swap lại phát triển không thuận lợi

Trang 10

Rủi ro tỉ lệ Swap có ý nghĩa , một mặt trong nghiệp vụ ác-bít về tỷ giá thời hạn vềmặt khác , là trong nghiệp vụ khách hàng Trong giao lưu với khách hàng , các ngânhàng thường phải ký kết các nghiệp vụ thời hạn với thời hạn “vòng” , tức là những thờihạn mà lúc đó , thị trường không hoạt động Sau đó các ngân hàng ký thực hiện nghiệp

vụ đối ứng với thời hạn tiếp theo trong thị trường và khắc phục những bất đồng về thờiđiểm , bằng cách ký các hợp đồng Swap ngắn hạn và luân chuyển (ví dụ Swap theo ngày)

Khi hạch toán , các ngân hàng thường căn cứ vào tình hình lức ký kết nghiệp vụthời hạn Theo nguyên tắc , các ngân hàng cũng dự tính một khoảng an toàn nhất định ,nhưng khi xét đến góc độ cạnh tranh , ngân hàng không thể dự tính khoảng an toàn lớnđược

3.3 Rủi ro thực hiện :

Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng ký kết , luôn xuất hiệnrủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽkết thúc bằng lỗ Giả sử một ngân hàng bán cho một khách hàng hay một ngân hàngkhác 5 triệu với tỷ giá USD/DEM là 2,8005 và mua lượng này từ một ngân hàng kháctheo tỉ giá USD/DEM là 2,8 Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua thì người mua bịphá sản và không thể thực hiện được trách nhiệm của mình Tỉ giá của USD/DEM trênthị trường lại hạ xuống còng 2,75 Ngân hàng đã mua 5 triệu USD theo tỉ giá 2,8 nhưngkhông bán tiếp theo tỉ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 250.000 DEM , màkhông thể xem chỉ với lượng này cũng có thể làm cho ngân hàng bị phá sản Nhưng trênnguyên tắc , ngân hàng chỉ phải trả lại một phần

Rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ có thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay dothời gian thực hiện dài Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với kháchhàng mà cả với các ngân hàng khác Trong giao dịch với các ngân hàng , rủi ro xuất hiện

ở dạng “ngoại tệ bù trừ rủi ro” , có một phạm vi lớn hơn so với nghiệp vụ với khách hàng Vì trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giữa các ngân hàng , hai hoạt động , mua vàbán được thực hiện ở các địa điểm khác nhau , nên hai đối tác trong hợp đồng khi phânchia nhiệm vụ thanh toán không biết được liệu bạn hàng có thực hiện trách nhiệm của họhay không

Như vậy , rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng , người tathường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ

Các ngân hàng xử lý vấn đề rủi ro thực hiện này (tức là rủi ro uy tín và khả năngthanh toán) bằng cách chọn lựa kỹ bạn hàng , quy định hạn mức song phương cho khốilượng ngoại hối giao dịch , cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoảnbảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm nhất định thường là 20% so với doanh số giao dịch tronghợp đồng

3.4 Rủi ro kinh doanh

Kinh doanh ngoại hối trong nghĩa rộng , bao gồm cả rủi ro thuộc chính bản thânhoạt động kinh doanh , tức là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh này không thể

bù đắp đủ bằng doanh thu Trên nguyên tắc , các giao dịch thường có thu nhập cao vànhững chi phí cho thiết bị văn phòng thường lớn , tức là những chi phí cho “back office” ,

Trang 11

những chi phí tất toán nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ Nếu không có nhiều khách hàng giao dịch và hoạt động đầu cơ , hay hoạt động ác-bítkhông suôn sẻ thì ngân hàng giao dịch này có thể sẽ phải gánh chịu tổn phí rất tốn kémcho hoạt động này

II THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG &

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NGOẠI TỆ CỦA

NGÂN HÀNG.

1 Thị Trường Ngoại Tệ Liên Ngân Hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đượcchính thức thành lập từ ngày 20/9/1994

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vàđiều hành , nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàngthương mại với nhau , làm cơ sở cho việc ra đời thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở ViệtNam

Các thàn viên tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải là hội sở chínhcủa các tổ chức tín dụng được phép kinh danh ngoại tệ , có hệ thống thông tin nội bộ nốimạng với NHNN Việt Nam Và cuối cùng để trở thành thành viên của thị trường này thìcần phải có giấy phép tham gia do thống đốc NHNN cấp Đối với các tổ chức khác chưa

có giấy phép thì không được quyền tham gia trực tiếp mà chỉ gián tiếp tham gia thôngqua ngân hàng phục vụ cho mình

Hiện nay, các thàn viên được tham gia vào thị trường này bao gồm : Ngân hàngthương mại quốc doanh , ngân hàng đầu tư và phát triển , ngân hàng thương phần , chinhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam , ngân hàng liên doanh giữa ngânhàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam , ngân hàng nhà nướcViệt Nam

Phương thức giao dịch trên thị trường ngoai tệ liên ngân hàng được thực hiện bằngmột trong các phương tiện sau : điện thoại , telex , fax hay qua mạng vi tính

Đồng tiền giao dịch bao gồm : USD , EUR , GBP , JPY , HKD , VND

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ bao gồm 3 loại sau :

+ Nghiệp vụ giao ngay – SPOT

+ Nghiệp vu có kỳ hạn – FORWARD

+ Nghiệp vụ hoán đổi – SWAP

Tỷ giá giao dịch được thực hiện trên cơ sở tỷ giá chính thức của NHNN và biên độ

do thống đốc NHNN quy định Trên cơ sở này , giám đốc sở giao dịch NHNN quy định

tỷ giá mua , bán cỉa NHNN với các thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Trang 12

Mọi việc thanh toán đều thông qua phương thức thanh toán chuyển khoản qua cáctài khoản của các thành viên mở tại NHNN hoặc tại ngân hàng nước ngoài

Việc mua bán thị trường được thực hiện theo các nguyên tắc sau :

+ Các ngân hàng thương mại được thực hiện mua bán ngoại tệ với các kháchhàng của mình theo quy chế hiện hành Việc cân đối cung cầu ngoại tệ trong toàn hệthống được thực hiện thông qua hội sở chính của từng ngân hàng thương mại

+ Trường hợp ngân hàng thương mại không tự cân đối được cung cầu ngoại tệtrong hệ thống của mình , thì các ngân hàng thương mại thực hiện mua bán với nhau

+ Nếu các ngân hàng thương mại đã thực hiện mua bán với nhau nhưng vẫn chưacân đối được nhu cầu ngoại tệ , thì ngân hàng thương mại sẽ giao dịch với ngân hàng Nhànước Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ NHNN sẽ tiến hành việc mua bán ngoại tệ nhằmcân đối cung cầu ngoại tệ và làm tăng quỹ điều hòa ngoại tệ của nhà nước Ngược lạinếu cung nhỏ hơn cầu , NHNN sẽ sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ để bán ra

Nhờ vậy , trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng NHNN thực hiên vai trò làngười mua , người bán cuối cùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả , cónhằm thực hiện chính sách tiền tệ , tỷ giá của Nhà nước

Trong những năm qua , hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ViệtNam đã được những kết quả đáng ghi nhận Nó đã đáp ứng được một phần nhu cầungoại tệ cho nhập khẩu , góp phần ổn định tỷ giá , khuyến khích xuất khẩu Tuy nhiên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế như : các nghiệp vụgiao dịch còn đơn giản , chủng ngoại tệ còn ít , chưa phản ánh được thực trạng tổngcung , tổng cầu ngoại tệ trong nền kinh tế Tóm lại , thị trường ngoại tệ liên ngân hàngchỉ mới là tiền thân của thị trường ngoại hối ở Việt Nam

2 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng có rất nhiều rủi ro Bản thân ngoại tệcũng luôn tiềm ẩn nhiều biến động , nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như : Tỷ giá , nhu cầu ngoại tệ của doanhnghiệp , tâm lý , hoạt động xuất nhập khẩu , lãi suất của đồng ngoại tệ , chính sách quản

lý ngoại hối , lượng ngoại tệ dự trữ , tính cạnh tranh v v…

- Hoạt động mua bán ngoại tệ luôn gắn liền với vấn đề tỷ giá Có thể xem tỷ giá làyếu tố đầu tiên tác động trực tiếp đến hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh Nếu tỷgiá có xu hướng tăng (đồng ngoại tệ lên giá) thì cung ngoại tệ sẽ nhỏ hơn cầu ngoại tệ Bởi vì ai cũng muốn mua ngoại tệ sớm và người có ngoại tệ lại không muốn mua bánsớm , do vậy hoạt động mua ngoại tệ trở nên khó khăn Ngược lại , khi tỷ giá hối đoáigiảm (đồng ngoại tệ xuống giá) thì hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng sẽ trở nên dễdàng hơn và hoạt động mua bán ngoại tệ trở nên khó khăn

- Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp : phần lớn hoạt động mua bán ngoại tệ củangân hàng là phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp này thường có tính thời vụ cao , nên hoạt động mua bán ngoại tệcủa ngân hàng cũng ít nhiều có tính thời vụ

Trang 13

- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà ngânhàng không thể kiểm soát được , đó là yếu tố tâm lý Nếu trước đây người dân Việt Namthường dùng vàng làm phương tiện cất trữ thì ngày nay người ta thường thích cất trữbằng ngoại tệ mạnh (đặc biệt là USD) hơn là trữ vàng Do vậy , khi có một điều bấtthường xảy ra (như khủng bố , chiến tranh , thiên tai …) làm cho tỷ giá biến động thì họthường hành động theo số đông , cùng bán ra hoặc cùng mua vào ngoại tệ Điều này ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng Mặt khác , ngườidân Việt Nam vẫn còn thói quen giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do , nênhoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng

- Hoạt động mua bán ngoại tệ còn bị quản lý , kiểm soát chặt chẽ bởi cở chếquản lý ngoại hối do Nhà nước ban hành Đồng thời các chi nhánh ngân hàng còn phảituân theo quy định về trạng thái ngoại tệ hằng ngày của ngân hàng trung ương

Trang 14

PHẦN II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN

GIAI ĐOẠN 2002 – 2003

Trang 15

I TÌNH HÌNH KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU 5 NĂM

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành Công nghiệp tăng

từ 35,31% năm 1997 lên 42% năm 2001; ngành Dịch vụ giảm từ 54,99% năm 1997xuống còn 50,71% năm 2001; ngành Nông nghiệp giảm từ 9,70% năm 1997 xuống còn7,28% năm 2001

- Giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 19,74%, trong

đó Công nghiệp địa phương tăng 11,94% Đặc biệt năm 2001, Công nghiệp trên địa bànThành phố tăng trưởng khá, đạt giá trị sản xuất toàn ngành 4.037,78 tỷ đồng, vượt 3,83%kế hoạch năm, tăng 19,89% so với năm 2000 Khu vực Công nghiệp quốc doanh địaphương, Công nghiệp dân doanh tăng trưởng khá ( Công nghiệp quốc doanh địa phươngtăng 29,17%, Công nghiệp dân doanh tăng 18,40%)

- Giá trị sản xuất Thuỷ sản – Nông lâm tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1997– 2001 là 5,76%, trong đó thuỷ sản tăng 13,37% Năm 2001, ngành Thuỷ sản – Nông lâmđạt giá trị sản lượng 526,2 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch năm, tăng hơn 5% so với năm

2000 Sản lượng hải sản khai thác năm 2001 đạt 30.480 tấn, tăng 10,2% so với năm 2000.Thành phố hiện có trên 2000 tàu thuyền các loại với tổng công suất trên 6000 CV Dự ánđánh bắt xa bờ đang phát huy được tác dụng Việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tômcông nghiệp có kết quả bước đầu

- Giá trị sản xuất các ngành du lịch dịch vụ tăng bình quân hàng năm 7,31% Năm

2001, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ vượt 6% Khoa học – Công nghệ, tăng1,32% so với năm 2000 Hoạt động du lịch có khởi sắc, tổng số khách năm 2001 tăng19,7% so với năm 2000, trong đó khách quốc tế tăng 10,9%

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 26,22% so với dự toán.Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1 014,4 triệu USD, tăng bình quân hàng năm17,1% Năm 2001, tuy tình hình chung khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Thànhphố vẫn đạt 269,52 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2000 Thị trường xuất khẩu mởrộng đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các năm qua được Thành phố đặcbiệt quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả Thành phố đã tích cực huy động mọi nguồnlực cho đầu tư phát triển, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh hàng năm, phầnlớn những mục tiêu, những công trình trọng điểm đều thực hiện được, đặc biệt là cáccông trình giao thông, giáo dục y tế, hạ tầng các khu dân cư,… Bộ mặt đô thị ngày càngkhởi sắc, hệ thống giao thông nội thị được chú trọng đầu tư hoàn thiện Phương châm

‘Nhà nước và nhân dân cùng làm’ phát huy được tác dụng, thể hiện sự đồng tâm, hiệp lựccủa mọi tổ chức, đoàn thể, nhân dân vì một thành phố ngày càng văn minh hiện đại( đóng góp của nhân dân bằng tiền, bằng đất đai, vật liệu kiến trúc giải toả với giá trị trên

120 tỷ đồng )

Trang 16

- Tổng vốn đầu tư tập trung trên địa bàn trong 5 năm 1997 – 2001 đạt 8.858 tỷ đồng,tăng bình quân hành năm gần 20% Năm 2001, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt1.498,72 tỷ đồng, tăng 16,64% so với năm 2000, có 50 công trình hoàn thành đưa vào sửdụng Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 3.357 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2000.

- Các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, cảng,… không ngừng phát triển Sốmáy điện thoại phát triển nhanh, đạt bình quân 13,8 máy/100 dân; tổng số thuê baoInternet là 2.696 thuê bao, chiếm 1,6% tổng thuê bao toàn quốc

- Bên cạnh đó, thực hiện chiến lược phát triển chung của đất nước và khu vực miềnTrung, một số công trình lớn do TW đầu tư đã và đang được TW triển khai xây dựng trênđịa bàn Thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung như: đường Hồ Chí Minh, hầmđường bộ qua đèo Hải Vân, mở rộng nâng cấp cảng Tiên Sa gắn với dự án hành langĐông - Tây,… đã tạo nên khí thế và triển vọng mới cho Thành phố

Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu vốn cho nền kinhtế của Thành phố trong thời gian tới là rất lớn, muốn đáp ứng được tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân hàng năm hơn 10% thì tốc độ tăng trưởng vốn tương ứng vào khoảng

30 – 40 %, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa trong huy động và chovay, làm cho ngân hàng thực sự là một nơi cung ứng vốn chủ yếu và hiệu quả, để làmđược điều này, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói chung và mạnglưới NHNo&PTNT nói riêng phải không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá đối tượng

và sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu về vốn của các dự án, cácngành nghề, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng trong cho vay và huyđộng, để ngân hàng thực sự là một kênh cung ứng vốn quan trọng và hiệu quả của kinh tếThành phố

II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ

NHNo& PTNT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

1 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển.

Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 1988 với tên gọilúc bấy giờ là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhằm thực hiện cơchế mới chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, nhằm tách bạch chứcnăng quản lý với chức năng kinh doanh

Năm 1991, tại quyết định số 66/NH – QĐ, ngày 21/4/1991 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước thành lập thêm Sở giao dịch III – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Namđóng tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hoà vốn cho 11 tỉnh khu vực Miền trung

và Tây nguyên Lúc này trên địa bàn có hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam:

+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với nhiệm vụkinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh

+ Sở giao dịch III –Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụkiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách cúa NHNN và NHNo VN thuộc phạm

vi 11 tỉnh Miền trung và Tây nguyên

Tại quyết định số 267/QĐ –HĐBT, ngày 19/10/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trịNHNo VN đã sát nhập Chi nhánh NHNo tỉnh QNĐN vào Sở giao dịch III – NHNo VNtại Đà Nẵng; như vậy Sở giao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng vừa có nhiệm vụ quản lý,điều hoà vốn cho khu vực Miền trung và Tây nguyên, vừa trực tiếp kinh doanh Ngânhàng trên địa bàn tỉnh QNĐN

Trang 17

Năm 1997, tỉnh QNĐN được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộcTrung ương đó là Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phạm vi hoạt động của sởgiao dịch III – NHNo VN tại Đà Nẵng theo đó cũng thu hẹp lại trong phạm vi Thành phố

Đà Nẵng

Năm 1998, NHNo&PTNT VN thành lập thêm chi nhánh NHNo&PTNT VN TP ĐàNẵng, như vậy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng cùng lúc có hai đơn vị thành viên trựcthuộc NHNo&PTNT Việt Nam đó là Sở giao dịch III – NHNo VN tại TP Đà Nẵng vàChi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng

Năm 2000, tại quyết định số 424/HĐBT – TCHC, ngày 26/10/2000 của Chủ tịchHội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, về việc “hợp nhất Sở giao dịch III – NHNo

VN tại TP Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng thành Chi nhánhNHNo&PTNT TP Đà Nẵng và mở Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hải Châu trực thuộcChi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng“

Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng đóng trụ sở tại 23, Phan ĐìnhPhùng, TP Đà Nẵng có 6 Chi nhánh Ngân hàng Quận, Huyện trực thuộc gọi là Chi nhánhcấp II loại 4 là: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hoà Vangcùng với 7 Chi nhánh cấp II loại 5 là: Chi nhánh Chợ Mới, Chi nhánh Ông Ích Khiêm,Chi nhánh Đống Đa, Chi nhánh Chợ Cồn, Chi nhánh Chi Lăng, Chi nhánh Trần Cao Vân,

+ Trực tiếp kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT VN

+ Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền củaTổng giám đốc NHNo&PTNT VN

+ Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN

+ Kinh doanh dịch vụ: Chuyển tiền điện tử, thu chi hộ tiền…

+ Cân đối, điều hoà vốn đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địabàn

+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam

Trang 18

3 Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Quản Lý.

a Cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ bộ máy tổ chức.

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

b Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận.

b.1 Ban giám đốc: gồm 4 người; 1 giám đốc và 3 phó giám đốc:

+ Giám đốc phụ trách chung, đồng thời phụ trách chuyên đề tổ chức cán bộ và kiểmtra kiểm toán nội bộ

+ Một phó giám đốc: Phụ trách kế toán và hành chính

+ Một phó giám đốc: Phụ trách kinh doanh

+ Một phó giám đốc: Phụ trách kế hoạch và thông tin điện toán

b.2 Các phòng ban tại ngân hàng.

+ Phòng kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ chuyên sâu các hoạt động hạch toán kinhdoanh và thu chi tiền mặt, gồm các bộ phận: Hạch toán kinh doanh, thanh toán tiền hàng,

bù trừ, chuyển tiền qua ngân hàng, thu chi và quản lý an toàn kho quỹ

+ Phòng tín dụng dân doanh: Thực hiện các hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất.+ Phòng tín dụng doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động tín dụng đối với doanhnghiệp

+ Phòng kinh doanh đốI ngoại: Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, muabán ngoại tệ

+ Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động trong nội

bộ ngân hàng

Các ngân hàng cơ sở Các phòng giao dịch

Phòng Thông tin điện toán

Phòng kế toán tổng hợp

Phòng Kinh doanh đối ngoại

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kiểm tra nội bộ

nộI bộ

Phòng kế toán ngân quỹ

Trang 19

+ Phòng thông tin điện toán: Xây dựng các chương trình điện toán nhằm phục vụcho công tác kinh doanh, báo cáo thống kê của ngành

+ Phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng:

+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu về công tác đào tạo, bố trí cán

bộ và phục vụ hậu cần trong kinh doanh

+ Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinhdoanh, thực hiện phương án

III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT

TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003.

1 Tình Hình Mua Bán ̣̣ Ngoại Tệ Của NHN o & PTNT Trong Hai Năm Qua:

Mua bán ngoại tệ là một trong nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạtđộng này cũng đem lại một phần thu nhập đáng kể cho các ngân hàng Mục đích chínhcủa hoạt động này là nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng một cáchnhanh chóng và thuận lợi nhất, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín cho ngânhàng

Sau đây là tình hình mua bán ngoại tệ của NHNo & PTNT ĐN giai đoạn 2002 2003:

-Bảng 1: DOANH SỐ MUA BÁN NGOẠI TỆ NHN o ĐN

ĐVT: 1000 USD

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

So sánh Mức độ tăng (giảm)

Tốc độ tăng (giảm)

Doanh số mua ngoại tệ 40.975 53.275 + 12.300 + 30.0%Doanh số bán ngoại tệ 37.775 50.675 + 12.900 + 34,1%

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2năm qua tăng lên rất nhiều Cả doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ đều tăng lên, mức

độ tăng tốc độ tăng của hoạt động bán ngoại tệ có phần lớn hơn so với hoạt động mua.Năm 2003 hoạt động mua ngoại tệ tăng 30% so với năm 2002 (tức tăng 12.300 nghìnUSD) Khi đó, hoạt động bán ngoại tệ tăng 34% (tức tăng 12.900 nghìn USD), sự tănglên này là do nhiều nguyên nhân gây ra

Năm 2003 vừa qua là năm mà nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao trong khu vực (7,04%) và chỉ sau Trung Quốc Với thành phố ĐàNẵng thì năm 2003 là năm thành phố vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao(12,56%) Thu nhập người dân tăng lên, hoạt động SXKD trên địa bàn diễn ra sôi nổi,kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2002 Các khách hàng của Chi nhánh có hoạt độngXNK vẫn kinh doanh tốt

Trong hai năm qua, thành phố đã thự hiện nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư nướcngoài như: ưu đãi về tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thủ tục đầu tưdơn giản, chỉ qua một cửa … Nhờ đó đầu tư của nước ngoài vào Đà Nẵng tăng cao Năm

2003 đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng đạt 300 triệu USD

Trang 20

Sự tăng lên của hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNo & PTNT ĐN còn do cácnguyên nhân khác như: Sự tăng giá của đồng USD, lãi suất USD giảm, lãi suất VND tăng

… các nguyên nhân này sẽ được phân tích kỹ ở phần sau

2 Phân Tích Tình Hình Mua Ngoại Tệ Theo Đối Tượng:

a Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo đối tượng:

NHNo & PTNT ĐN mua ngoại tệ từ nhiều đối tượng khác nhau không phân biệt cánhân hay tổ chức, quốc doanh hay ngoài quốc doanh và không giới hạn số lượng Các đốitượng mua ngoại tệ có thể chia thành các nhóm đối tượng chủ yếu sau:

- Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất

- Ngân hàng No & PTNT VN: (Ký hiệu: NHNo & PTNTVN)

- Các cá nhân: kiều hối, khách du lịch quốc tế, dân cư

BẢNG 2: TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO ĐỐI TƯỢNG

Tỷ lệ tăng giá USD/VND trong năm 2003 nhỏ hơn so với năm 2002 Nếu năm

2002 tỷ lệ tăng tỷ giá USD/VND là 3,9% tức tăng 570 đồng (từ 14.516 lên 15.083) thì tỷlệ tăng tỷ giá USD/VND trong năm 2003 chỉ là:2,1%, tăng 320 đồng (từ 15.083 lên15.404) Như vậy, trong năm 2003 mức độ tăng giá của USD thấp hơn so với năm 2002.Nhờ đó, các tổ chức kinh tế tin tưởng hơn vào chính tỷ giá của Nhà Nước Họ không còntấm lý găm giữ ngoại tệ như các năm trước Khi có ngoại tệ thu về từ hoạt động xuấtkhẩu thì các tổ chức kinh tế cũng sẵn sàng bán cho Chi nhánh Vì vậy mà doanh số muangoại tệ từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong năm 2003

Các tổ chức kinh tế mà Chi nhánh mua ngoại tệ là các Công ty có hoạt động xuấtkhẩu Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu của thành phố trong năm 2003 giảm so với năm 2002

là 6,4%, nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế vẫn tăng lênrất mạnh Như vậy, sự tăng lên này là do các khách hàng của Chi nhánh là các Công ty

Trang 21

mạnh trong hoạt động xuất khẩu Trong năm 2003 vừa qua, mặc dù hoạt động xuất khẩucủa thành phố bị giảm sút, nhưng doanh số xuất khẩu các Công ty này vẫn tăng Nhờ đó

mà doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh vẫn tăng lên so với năm2002

Về phía NHNo & PTNT trong năm qua, tỷ giá mua chuyển khoản mà Chi nhánh

ấn định có nhiều lúc cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn Để thấy rõ điều này,chúng ta cần so sánh tỷ giá mua chuyển khoản USD của Chi nhánh với một ngân hàngmạnh về kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn Đà Nẵng, đó là Ngân hàng Ngoại thương ĐàNẵng (VCB ĐN)

TỶ GIÁ MUA (CHUYỂN KHOẢN USD)

Bến cạnh đó, bản thân NHNoĐN cũng đã có những nổ lực rất lớn để đa dạng hoácác dịch vụ thanh toán quốc tế, rút ngắn thời gian thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.Nhờ đó mà quy mô hoạt động và uy tín NHNoĐN ngày càng được mở rộng và nâng cao

… Từ đó Chi nhánh đã thu hút them được nhiều khách hàng là các tổ chức kinh tế cóhoạt động xuất khẩu đến với Chi nhánh

Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh là NHNoĐN Đây

là đối tượng quan trọng thứ hai trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh Lượngngoại tệ Chi nhánh mua từ NHNoVN luôn chiếm tỷ trọng cao thứ hai, chỉ sau các tổ chứckinh tế Trong hai năm qua lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ NHNoVN luôn chiếm hơn ¼tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Bảng số liệu trên cho ta thấy, doanh số muangoại tệ từ NHNoVN của NHNoĐN trong năm 2003 tăng 32% so với năm 2002 (tức tăng3.420 nghìn USD) Sự tăng lên này là do nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh trong năm

2003 tăng cao so với năm 2002 tăng 34,1% Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ các tổchức kinh tế khong đủ để Chi nhánh bán lại cho các đối tượng này Vì vậy, Chi nhánh

Trang 22

phải tăng lượng ngoại tệ mua từ NHNoVN, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ bán ra Việc Chinhánh mua ngoại tệ từ NHNoTW là nhằm cân đối trạng thái ngoại tệ cho Chi nhánh, từ đóhạn chế được rủi ro về tỷ giá cho Chi nhánh Điều này được giả thích như sau:

- Trong quá trình mua bán ngoại tệ, đôi khi khách hàng của Chi nhánh cần muamột lượng ngoại tệ rất lớn, lớn hơn cả lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ cáckhách hàng khác Để phục vụ tốt khách hàng, giữ khách và tạo uy tín cho mình Chinhánh cũng đồng ý bán cho khách hàng Như vậy, để có đủ ngoại tệ bán cho khách hàngmột cách nhanh chóng và đầy đủ nhất thì ngoài lượng ngoại tệ mua vào Chi nhánh cònphải lấy them ngoại tệ của mình để bán cho khách hàng Sau khi bán như vậy, Chi nhánh

sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ Ở trạng thái này, rủi ro tỷ giá sẽ tiềm tàng đối vớiChi nhánh Nếu tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh ngoại tệ của Chinhánh

Nhưng Chi nhánh không phải là một tổ chức đàu cơ mà là một tổ chức kinh doanhtiền tệ, hoạt động với tư cách là một người trung gian mau đi bán lại ngoại tệ cho kháchhàng và qua đó thu lợi nhuận Vì vậy, Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháp hạn chế rủi rođến mức thấp nhất Khi ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ thì Chi nhánh sẽ mua ngoại tệ từNHNoVN để cân bằng trạng thái ngoại tệ Thong thường tỷ giá mua bán ngoại tệ màNHNoĐN ấn định thường cao hơn hoặc bằng tỷ giá mua bán của NHNoVN Nếu Chinhánh phải mua ngoại tệ từ NHNoTW, mà tỷ giá bán của NHN oTW sẽ bán ngoại tệ choChi nhánh với giá thấp hơn tỷ giá bán NHNoVN công bố Nhờ đó, Chi nhánh vẫn có lợi

từ sự chênh lệch tỷ giá

Tóm lại, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh với NHNoVN tăng lên trong năm

2003 là do nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh trong năm này tăng cao Mục đích chínhcủa Chi nhánh trong việc mua ngoại tệ từ NHNoTW là để thực hiện căn bằng trạng tháingoại tệ

Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh là các cá nhân.Đối tượng này bao gồm kiều hối, khách du lịch quốc tế và dân cư Bảng số liệu trên chothấy trong năm 2003 lượng ngoại tệ mà mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân đã tăng49% so với năm 2002 (tức 2.830 nghìn USD) Sỡ dĩ như vậy là vì lượng ngoại tệ mà Chinhánh mua từ các câ nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng lượng ngoại tệ mua vàocủa Chi nhánh Trong hai năm qua tỷ trọng của lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân chỉchiếm khoảng 15% tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Vì vậy lượng ngoại tệmua từ các cá nhân không phải là trọng tâm trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh

Sự tăng lên của lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổnglượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Sự tăng lên của lượng ngoại tệ này trong hai nămqua là do các nguyên nhân sau:

- Sự tăng lên này trước hết là do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua qua kiều hốităng mạnh so với năm 2002 Nếu năm 2002 lượng ngoại tệ mua qua kiều hối chỉ đạt mức2.202 nghìn USD thì sang năm 2003 đã tăng lên mức 3.005 nghìn USD (tăng 36%).Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối tăng chủ yếu là do lượng kiều hối từ nướcngoài chuyển về qua Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2003 Đối với Chi nhánh thì lượngkiều hối từ Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 50%) Những biến động của lượng kiềuhối từ Mỹ sẽ gây ra những biến động cho tổng lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh

Trong năm 2002, lượng kiều hối chuyển về từ Mỹ giảm mạnh, chủ yếu là do ảnhhưởng của sự kiện 11/9 Cộng đồng người Việt tại Mỹ lo lắng hơn cho cuộc sống của họ,

Trang 23

nhất là khi chỉ số thất nghiệp của Mỹ tăng lên trên 5% vào các tháng cuối năm 2002.Trong bối cảnh đó, số tiền họ gửi về cho người than ở trong nước đã giảm mạnh so vớibình thường Sang năm 2003, ảnh hưởng của sự kiện 11/9 qua đi, nền kinh tế Mỹ có dấuhiệu phục hồi trở lại Do đó, lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh trong năm 2003tăng mạnh so với năm 2002 Tổng lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh cũng tănglên Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối cũng tăng theo

Bên cạnh nguyên nhân trên thì tỷ giá cũng là nguyên nhân quan trọng làm cholượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối và dân cư tăng lên trong năm 2003 Trong năm

2003, tỷ giá do NHNN công bố đã gần hơn so với thị trường tự do Tỷ giá trên thị trường

tự do thường cao hơn từ 30 – 40đ so với tỷ giá của NHNN công bố Vì vậy, tỷ giá do cácngân hàng ấn định đã tiến gần hơn với tỷ giá trên thị trường tự do Như đã nói ở phầntrước, tỷ giá mua chuyển khoản cũng như tỷ goá mua tiền mặt của NHN oĐN công bốthường cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn Do vậy, khi nhận kiều hối nhiềungười đã bán trực tiếp cho ngân hàng chứ không bán cho thị trường tự do Với tỷ giá nhưtrên thì Chi nhánh cũng đã thu hút được nhiều người dân đến bán ngoại tệ cho Chi nhánh

Như đã nói ở phần trước, tỷ lệ tăng giá của USD so với VND trong năm 2002 làtương đối thấp (chỉ 2,1%) Do đó, tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân chúng cũng khôngcòn Mặt khác, trong năm 2002 vừa qua thì lãi suất huy động USD liên tục giảm trong khi

đó lãi suất huy động VND lại tăng cao Khi lãi suất huy động USD thấp và tỷ lệ tăng giáUSD thấp thì nhiều người nhận thấy gửi tiết kiệm bằng USD không có lợi bằng gởi tiếtkiệm VND Do đó, nhiều khách hàng cá nhân đã bán các khoản tiền gửi tiết kiệm bằngUSD cho Chi nhánh để chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VND Nhờ đó doanh số muangoại tệ từ cá nhân được tăng lên

Huy động mua ngoại tệ từ cá nhân của Chi nhánh còn được thực hiện tại các bànthu đổi ngoại tệ Trong năm 2003, Chi nhánh đã mở rộng thêm mạng lưới bàn thu đổingoại tệ tại chợ Hàn và Siêu thị Đà Nẵng Mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ được mởrộng sẽ giảm bớt tâm lý ngại đi xa, và giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng Nhờ

đó Chi nhánh có thể thu hút thêm được khách hàng cá nhân đến đổi ngoại tệ với Chinhánh

Trong năm 2003 vừa qua, ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đã đạt mức tăngtrưởng khá cao (10,57%) Lượng khách du lịch quốc tế đến với thành phố trong năm

2003 cũng tăng cao so với năm 2002 Khách du lịch quốc tế khi có nhu cầu sử dụng VNDthì họ thường đến đổi ngoại tệ tại ngân hàng chứ không đến các tiệm vàng Với quy mô

và uy tín của mình thì NHNoĐN cũng đã thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đếnđổi ngoại tệ tại Chi nhánh

Các nguyên nhân trên đã giải thích rõ sự tăng lên của lượng ngoại tệ Chi nhánhmua từ cá nhân trong hai năm qua Nhưng tỷ trọng của lượng ngoại tệ này quá nhỏ nên sựtăng lên của nó cũng không ảnh hưởng đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh.Như vậy sự tăng lên của tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh trong hai năm chủyếu là do lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và từ NHNoVN tăng mạnh

b Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian:

Việc phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian sẽ cho chúng ta thấy được sựtăng lên và giảm xuống của doanh số mua ngoại tệ trong năm, từ đó thấy được tính thời

vụ trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào

Trang 24

theo từng quý thường có biến động khác nhau, bởi nó phụ thuộc vào tính thời vụ của chu

kỳ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn

TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO THỜI GIAN

n i ij i

 1xij : Doanh số mua ngoại tệ trong quý i của năm j

j : j = 1,n (n: số năm nghiên cứu)

d là doanh số mua ngoại tệ bình quân 4 quý trong năm

4

4 1

ei : là hệ số thời vụ của quý i:

i ij

Trang 25

tính thời vụ Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng ngoại tệ mua vào tăng dần từ đầu năm,đến cuối năm thì giảm.

Vào quý I, đây là thời gian mà nguồn hàng của một số ngành lưu thong, vì mớihoạt động trở lại sau kỳ nghỉ tết Lượng ngoại tệ mua được trong quý này chủ yếu là cácdoanh nghiệp may mặc, thủ công, mỹ nghệ, gia công chế biến cho nước ngoài Vì vậy,lượng ngoại tệ của Chi nhánh mua được trong quý này không nhiều như các quý khác

Quý II và III đây là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi nhất, kimngạch xuất khẩu tăng bởi các Công ty có nguồn hàng dồi dào để xuất đi các nước Vì vậy,lượng ngoại tệ mua vào từ hai quý này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngoại tệ mua vàocủa cả năm Mặt khác, đây là mùa du lịch chính của thành phố, vì vậy khách du lịch quốctế đến Đà Nẵng trong hai quý này cũng cao hơn so với các quý khác Điều này cũng gópphần làm lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong hai quý này cao hơn hẳn các quý khác

Đến quý IV thì lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh giảm mạnh Vì đây là thờigian chuẩn bị chu những dịp tiêu dùng lớn trong năm như: Noel, Tết Tây, Tết Nguyênđán Do đó, các đơn vị xuất nhập khẩu cần nhiều ngoại tệ để mua hàng, mua nguyên liệu

để chuẩn bị cho các dịp tiêu dùng này Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua đượcthấp hơn so với các quý II và III Bên cạnh đó, tỷ giá trong quý IV thường có xu hướngtăng mạnh hơn so với các quý khác trong năm Vì vậy, nguồn ngoại tệ mà khách hàng thuđược từ hoạt động xuất khẩu thường được họ giữ lại Việc tỷ giá tăng mạnh trong quý IVhằng năm đã tạo ra tâm lý găm giữ ngoại tệ vào cuối năm Mặt khác, vào quý IV lượngViệt Kiều về thăm quê hương ăn Tết nhiều hơn, nên lượng kiều hối gửi qua ngân hàngcũng giảm Quý IV cũng không phải là mùa khai thác du lịch chính ở Đà Nẵng Vì vậy,lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng cũng giảm so với quý II và III Đây cũng là yếu tố gópphần làm cho doanh số mua ngoại tệ của NHNoĐN giảm trong quý IV

Qua quá trình phân tích trên ta thấy lượng ngoại mua vào của Chi nhánh trong quý

I và IV thường ít hơn nhiều so với quý II và III Lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánhphụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn nênrất mạng tính thời vụ Chỉ số thời vụ đã cho ta thấy rõ hơn về tính thời vụ trong hoạt độngmua ngoại tệ của Chi nhánh Chỉ số thời vụ của quý II và quý III thì lớn hơn một Điều

đó cho thấy rằng, quý II và III là khoản thời gian mà hoạt động mua ngoại tệ của Chinhánh diễn ra rất mạnh Ngược lại chỉ số thời vụ của quý I và quý IV lại nhỏ hơn một.Như vậy, quý I và IV không phải là thời gian chính trong hoạt động mua ngoại tệ của Chinhánh Tóm lại, hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh sẽ diễn ra mạnh vào quý II và quýIII và lượng ngoại tệ mua được sẽ giảm vào quý I và quý IV Việc phân tích hoạt độngmua ngoại tệ theo thời gian, sẽ là cơ sở để Chi nhánh lập kế hoạch mua ngoại tệ và dựđoán trước lượng ngoại tệ mua vào Từ đó có những chuẩn bị để quá trình mua ngoại tệđược thuận lợi, tìm trước khách hàng cho đầu ra nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá

c Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo chuíng loại:

Các loại ngoại tệ mà NHNoĐN mua vào rất đa dạng Tiêu biểu có một số loạingoại tệ sau: USD, FRF, DEM, JPY, EUR, GBP và các loại ngoại tệ khác Để thuận tiệncho quá trình phân tích thì doanh số mua vào của các loại ngoại tệ được tính sang mộtđơn vị thống nhất là USD; các loại ngoại tệ khác không phổ biến trong hoạt động muabán ngoại tệ của Chi nhánh thì được sắp xếp vào cùng một loại USD khác Sau đây là

Trang 26

bảng số liệu phản ảnh tình hình mua ngoại tệ theo chủng loại (đã quy đổi ra USD) củaChi nhánh NHNoĐN, trong giai đoạn 2001 – 2003.

Loại

Ngoại tệ

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Trong 3 năm qua, mặc dù doanh số mua USD liên tục tăng về mặt tuyệt đối,nhưng nó lại giảm xuống về mặt tỷ trọng Điều này cho thấy rằng đồng USD đang giảmdần vai trò hàng đầu của nó trong doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Cũng trong

3 năm qua doanh số mua EUR của Chi nhánh đã tăng lên một cách mạnh mẽ và rõ rệt.Chính sự tăng lên của doanh số mua EUR đã làm cho tỷ trọng USD giảm Sự tăng lên củaEUR trong thời gian qua có thể là do các nguyên nhân sau:

Chính đồng EUR đang dần dần trở nên phổ biến hơn trong giao dịch thanh toánquốc tế, nhất là giao dịch với các nưốc Châu Âu Đặc biệt từ năm 2002 khi mà đồng EURchính thức thay thế hoàn toàn đồng tiền của các nước tham gia đồng tiền chung Châu Âu,thì đồng EUR mua vào của Chi nhánh ngày càng tăng, chỉ xếp thứ hai sau đồng USD.Mặc dù xếp thứ hai nhưng đồng EUR vẫn còn cách khá xa so với đồng USD

Đối với các đồng tiền khác được xếp vào loại USD khác như: SGD, HKD, AUD,CAD … thì nó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chinhánh Tỷ trọng của nó trong tổng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh là rất thấp, chừng 1%.Trong 3 năm qua, USD khác luôn duy trì một mức tỷ trọng ổn định xoay quanh mức 1%

Vì vậy, cùng với sự tăng lên của tổng lượng ngoại tệ mua vào thì lượng USD khác muavào cua Chi nhánh cũng tăng lên đều đặng về số tuyệt đối trong 3 năm qua

Qua bảng số trên ta thấy rằng, trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánhthì đồng JPY chỉ giữ một tỷ trọng thấp nhưng ổn định và đang có xu hướng tăng lên cả vềmặt số tuyệt đối và tỷ trọng Đồng GBP thì có xu hường ngược lại so với đồng JPY, tức

là giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối

Trang 27

Tóm lại, NHNoĐN là một ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ, Chi nhánh cóthể mua hầu như là tất cả các loại ngoại tệ mà các loại ngoại tệ mà các tổ chức, dân cưmuốn bán Việc mua được nhều loại ngoại tệ sẽ giúp chi Chi nhánh có được lượng dự trữngoại tệ đa dạng Từ đó Chi nhánh sẽ có được sự thuận lợi trong việc đa dạng hoá kinhdoanh ngoại tệ và giảm bớt rủi roc ho Chi nhánh khi có biến động tỷ giá Và việc muanhiều loại ngoại tệ sẽ là một lợi thế của Chi nhánh trong công việc cạnh tranh với cácngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, cũng như thu hút themkhách hàng mới.

3 Phân Tích Tình Hình Bán Ngoại Tệ Tại NHN o ĐN:

a Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo đối tượng:

Việc bán ngoại tệ của ngân hàng bị quản lý rất chặt chẽ bởi các quy định của Nhànước Các đối tượng mà ngân hàng được phép bán ngoại tệ là rất hạn chế Nếu hoạt độngmua ngoại tệ của ngân hàng là từ mọi đối tượng ngoại tệ thì hoạt động bán ngoại tệ củangân hàng thì chỉ được giới hạn cho một số đối tượng nhất định Nhín chung, chúng ta cóthể chia các đối tượng mà NHNoĐN được phép bán ngoại tệ thành 3 loại đối tượng sau:

- Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu

- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNTVN)

- Các cá nhân: chủ yếu là công dân Việt Nam đi du học, công tác, định cư ởnước ngoài

TÌNH HÌNH BÁN NGOẠI TỆ THEO ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng

Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số

lượng

Tỷ

trọng

Số lượng

Tỷ

trọng

Mức độ tăng (giảm)

Tốc độ tăng (giảm)

Tổ chức kinh tế 34.260 90,7% 46.620 92% 12.360 36,1%

Tổng cộng 37.775 100% 50.675 100% 12.900 34,1%

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối tượng chủ yếu được NHNoĐN bán ngoại tệ

là các tổ chức kinh tế Doanh số ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong 2 năm qua đềuchiếm hơn 90% doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh Hai đối tượng còn lại chỉ chiếm tỷtrọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%), trong đó chủ yếu là bán cho NHNoVN Còn lượng ngoại tệbán cho các cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất, không quá 3% ngoại tệ bán ra củaChi nhánh Như vây, với một mức tỷ trọng cao tuyệt đối (hơn 90%), thì các tổ chức kinhtế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh.Những biến động của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đếntổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh

Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho các tổ chức kinh tế tănglên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối Tỷ trọng từ 90,7% năm 2002 tăng lên 92% năm 2003.Lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2002 tăng 36,1% (tức tăng 12.360nghìn USD) so với năm 2002 Sự tăng lên này do các nguyên nhân sau:

Trang 28

Về mặt khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng luôn đạt mức caotrong hai năm qua Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng như nguyên liệu trên địabàn cũng tăng mạnh trong hai năm qua Điều này có thể nhận thấy qua kim ngạch nhậpkhẩu trên địa bàn tăng lên trong hai năm Nếu năm 2002 kim ngạch nhập khẩu của thànhphố là 375.142 nghìn USD thì sang năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của thành phố là383.900 nghìn USD, tăng 8.758 nghìn USD đạt tốc độ tăng là 2,3% Do vậy, nhu cầumua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế tăng lên Bảnthan NHNoVN có rất nhiều khách hàng mà nhu cầu nhập khẩu của họ trong năm 2003 làrất lớn như: Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Dệt Hoà Thọ … Mặt khác, trong năm

2003 doanh số cho vay ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên so với năm 2002 (tăng 12,1%)

Vì vậy, nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng để trả nợ Chi nhánh cũng tăng lên Dovậy, doanh số bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong hai nămqua

Về mặt chủ quan thì do những nổ lực của bản than NHN oĐN mà quy mô hoạtđộng, cũng như uy tín của Chi nhánh ngày càng được nang cao Trong đó hoạt độngthanh toán quốc tế và hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng được chú trọngphát triển Vì vậy, trong 2 năm qua Chi nhánh đã không ngừng giữ được khách hàng cũ

mà còn thu hút them được khách hàng mới, có cả các doanh nghiệp có hoạt động xuấtnhập khẩu

Mặt khác, trong nhiều năm qua tỷ giá USD/VND luôn diễn biến theo xu hướngtăng lên Vì vậy, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua ngoại tệ họ thường tích cực thựchiện việc mua ngoại tệ, càng sớm càng tốt Vì nếu để lâu sẽ không có lợi cho doanhnghiệp do tỷ giá tăng

Tóm lại, các nguyên nhân trên đã giải thích cho sự tăng lên của lượng ngoại tệ báncho các tổ chức kinh tế trong năm 2003 Chính sự tăng lên này là nhân tố chính làm chotổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh tăng lên trang năm 2003

Trong hai năm qua, mặc dù lượng ngoại tệ mà NHNoĐN bán cho NHNoVN cógiảm về mặt tỷ trọng (từ 6,3% xuống 5,4%) nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối Năm

2003 lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN tăng 355 nghìn USD tức tăng 14,9% sovới năm 2002 Việc NHNoĐN bán ngoại tệ cho NHNoVN chủ yếu là nhằm cân đối ngoạitệ chi Chi nhánh và cho toàn hệ thống BIDV Trong quá trình mua bán ngoại tệ, cũng cónhững lúc ngoại tệ Chi nhánh mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán

ra cho khách hàng lại rất thấp Vào những lúc như vậy, Chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng dưthừa ngoại tệ Với xu hướng tỷ giá luôn tăng lên như hiện nay thì Chi nhánh sẽ được lợikhi ở tình trạng dư thừa ngoại tệ Nhưng cũng vào lúc này, có thể có một số Chi nhánhNHNo khác đang ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ Vì vậy, Chi nhánh phải bán bớt lượngngoại tệ dư thừa này cho NHNoVN để thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ cho Chinhánh và cho hệ thống trong cả nước

Trong năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN tăng lên so với năm

2002, sự tăng lên này chủ yếu là do doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh tăng mạnhtrong năm 2003, nhất là doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế (tăng 6050 nghìnUSD) Vì vậy, trong năm 2003 những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại tệ sẽ xuất hiệnnhiều hơn và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm 2002 Do đó, lượngngoại tệ Chi nhánh bán cho NHNoVN trang năm 2003 cũng lớn hơn so với năm 2002

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI NHNo&PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003. - Phân Tích Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ NHNo&PTNT Thành Phố Đà Nẵng.doc
o &PTNT TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2002 – 2003 (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w