lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng cũng giảm so với quý II và III. Đây cũng là yếu tố góp phần làm cho doanh số mua ngoại tệ của NHN o ĐN giảm trong quý IV. Qua quá trình phân tích trên ta thấy lượng ngoại mua vào của Chi nhánh trong quý I và IV thường ít hơn nhiều so với quý II và III. Lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn nên rất mạng tính thời vụ. Chỉ số thời vụ đã cho ta thấy rõ hơn về tính thời vụ trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Chỉ số thời vụ của quý II và quý III thì lớn hơn một. Điều đó cho thấy rằng, quý II và III là khoản thời gian mà hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh diễn ra rất mạnh. Ngược lại chỉ số thời vụ của quý I và quý IV lại nhỏ hơn một. Như vậy, quý I và IV không phải là thời gian chính trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh. Tóm lại, hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh sẽ diễn ra mạnh vào quý II và quý III và lượng ngoại tệ mua được sẽ giảm vào quý I và quý IV. Việc phân tích hoạt động mua ngoại tệ theo thời gian, sẽ là cơ sở để Chi nhánh lập kế hoạch mua ngoại tệ và dự đoán trước lượng ngoại tệ mua vào. Từ đó có những chuẩn bị để quá trình mua ngoại tệ được thuận lợi, tìm trước khách hàng cho đầu ra nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá. c. Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo chuíng loại: Các loại ngoại tệ mà NHN o ĐN mua vào rất đa dạng. Tiêu biểu có một số loại ngoại tệ sau: USD, FRF, DEM, JPY, EUR, GBP và các loại ngoại tệ khác. Để thuận tiện cho quá trình phân tích thì doanh số mua vào của các loại ngoại tệ được tính sang một đơn vị thống nhất là USD; các loại ngoại tệ khác không phổ biến trong hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh thì được sắp xếp vào cùng một loại USD khác. Sau đây là bảng số liệu phản ảnh tình hình mua ngoại tệ theo chủng loại (đã quy đổi ra USD) của Chi nhánh NHN o ĐN, trong giai đoạn 2001 – 2003. Loại Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngoại tệ Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng USD 28.050 85,8 33.890 82,7 42.890 80,5 FRF 1.600 4,9 1.310 3,2 X X DEM 950 2,9 690 1,7 X X EUR X X 2.540 6,2 7.030 13,2 GBP 720 2,2 820 2,0 1.010 1,9 JPY 1.020 3,1 1.310 3,2 1.760 3,3 USD # 360 1,1 415 1,0 585 1,1 TỔNG 32.700 100 40.975 100 53.275 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy, đồng USD là loại ngoại tệ được NHN o ĐN mua vào nhiều nhất. Trong 3 năm qua từ 2001 – 2003, đông USD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Điều này cũng dễ hiểu, vì từ trước đến nay đồng USD luôn có vai trò quan trọng trong mua bán quốc tế. Nó thường được xem là đồng tiền chủ đạo và chiếm vị trí độc tôn trong thanh toán quốc tế. Mặt khác, đối với nước ta khi mà đồng nội tệ (VND) chưa thể tự do chuyển đổi trong các giao dịch ngoại thương thì đồng USD càng được sử dụng phổ biến hơn. Như vậy, với sức mạnh vốn có trong giao dịch thanh toán quốc tế của mình, đồng USD đã mặc nhiên trở thành đồng tiền chủ đạo trong giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong 3 năm qua, mặc dù doanh số mua USD liên tục tăng về mặt tuyệt đối, nhưng nó lại giảm xuống về mặt tỷ trọng. Điều này cho thấy rằng đồng USD đang giảm dần vai trò hàng đầu của nó trong doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Cũng trong 3 năm qua doanh số mua EUR của Chi nhánh đã tăng lên một cách mạnh mẽ và rõ rệt. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính sự tăng lên của doanh số mua EUR đã làm cho tỷ trọng USD giảm. Sự tăng lên của EUR trong thời gian qua có thể là do các nguyên nhân sau: Chính đồng EUR đang dần dần trở nên phổ biến hơn trong giao dịch thanh toán quốc tế, nhất là giao dịch với các nưốc Châu Âu. Đặc biệt từ năm 2002 khi mà đồng EUR chính thức thay thế hoàn toàn đồng tiền của các nước tham gia đồng tiền chung Châu Âu, thì đồng EUR mua vào của Chi nhánh ngày càng tăng, chỉ xếp thứ hai sau đồng USD. Mặc dù xếp thứ hai nhưng đồng EUR vẫn còn cách khá xa so với đồng USD. Đối với các đồng tiền khác được xếp vào loại USD khác như: SGD, HKD, AUD, CAD … thì nó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh. Tỷ trọng của nó trong tổng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh là rất thấp, chừng 1%. Trong 3 năm qua, USD khác luôn duy trì một mức tỷ trọng ổn định xoay quanh mức 1%. Vì vậy, cùng với sự tăng lên của tổng lượng ngoại tệ mua vào thì lượng USD khác mua vào cua Chi nhánh cũng tăng lên đều đặng về số tuyệt đối trong 3 năm qua. Qua bảng số trên ta thấy rằng, trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh thì đồng JPY chỉ giữ một tỷ trọng thấp nhưng ổn định và đang có xu hướng tăng lên cả về mặt số tuyệt đối và tỷ trọng. Đồng GBP thì có xu hường ngược lại so với đồng JPY, tức là giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tóm lại, NHN o ĐN là một ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ, Chi nhánh có thể mua hầu như là tất cả các loại ngoại tệ mà các loại ngoại tệ mà các tổ chức, dân cư muốn bán. Việc mua được nhều loại ngoại tệ sẽ giúp chi Chi nhánh có được lượng dự trữ ngoại tệ đa dạng. Từ đó Chi nhánh sẽ có được sự thuận lợi trong việc đa dạng hoá kinh doanh ngoại tệ và giảm bớt rủi roc ho Chi nhánh khi có biến động tỷ giá. Và việc mua nhiều loại ngoại tệ sẽ là một lợi thế của Chi nhánh trong công việc cạnh tranh với các Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, cũng như thu hút them khách hàng mới. 3. Phân Tích Tình Hình Bán Ngoại Tệ Tại NHN o ĐN: a. Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo đối tượng: Việc bán ngoại tệ của ngân hàng bị quản lý rất chặt chẽ bởi các quy định của Nhà nước. Các đối tượng mà ngân hàng được phép bán ngoại tệ là rất hạn chế. Nếu hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng là từ mọi đối tượng ngoại tệ thì hoạt động bán ngoại tệ của ngân hàng thì chỉ được giới hạn cho một số đối tượng nhất định. Nhín chung, chúng ta có thể chia các đối tượng mà NHN o ĐN được phép bán ngoại tệ thành 3 loại đối tượng sau: - Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. - Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHN o & PTNT VN) - Các cá nhân: chủ yếu là công dân Việt Nam đi du học, công tác, định cư ở nước ngoài. TÌNH HÌNH BÁN NGOẠI TỆ THEO ĐỐI TƯỢNG Năm 2002 Năm 2003 So sánh Đối tượng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Mức độ tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) Tổ chức kinh tế 34.260 90,7% 46.620 92% 12.360 36,1% NHN o VN 2.380 6,3% 2.735 5,4% 355 14,9% Cá nhân 1.135 3,0 % 1.320 2,6% 185 16,3% Tổng cộng 37.775 100% 50.675 100% 12.900 34,1% Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối tượng chủ yếu được NHN o ĐN bán ngoại tệ là các tổ chức kinh tế. Doanh số ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong 2 năm qua đều chiếm hơn 90% doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh. Hai đối tượng còn lại chỉ chiếm tỷ Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%), trong đó chủ yếu là bán cho NHN o VN. Còn lượng ngoại tệ bán cho các cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất, không quá 3% ngoại tệ bán ra của Chi nhánh. Như vây, với một mức tỷ trọng cao tuyệt đối (hơn 90%), thì các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Những biến động của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh. Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà NHN o ĐN bán cho các tổ chức kinh tế tăng lên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Tỷ trọng từ 90,7% năm 2002 tăng lên 92% năm 2003. Lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2002 tăng 36,1% (tức tăng 12.360 nghìn USD) so với năm 2002. Sự tăng lên này do các nguyên nhân sau: Về mặt khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng luôn đạt mức cao trong hai năm qua. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng như nguyên liệu trên địa bàn cũng tăng mạnh trong hai năm qua. Điều này có thể nhận thấy qua kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng lên trong hai năm. Nếu năm 2002 kim ngạch nhập khẩu của thành phố là 375.142 nghìn USD thì sang năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của thành phố là 383.900 nghìn USD, tăng 8.758 nghìn USD đạt tốc độ tăng là 2,3%. Do vậy, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế tăng lên. Bản than NHN o VN có rất nhiều khách hàng mà nhu cầu nhập khẩu của họ trong năm 2003 là rất lớn như: Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Dệt Hoà Thọ … Mặt khác, trong năm 2003 doanh số cho vay ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên so với năm 2002 (tăng 12,1%). Vì vậy, nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng để trả nợ Chi nhánh cũng tăng lên. Do vậy, doanh số bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong hai năm qua. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Về mặt chủ quan thì do những nổ lực của bản than NHN o ĐN mà quy mô hoạt động, cũng như uy tín của Chi nhánh ngày càng được nang cao. Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng được chú trọng phát triển. Vì vậy, trong 2 năm qua Chi nhánh đã không ngừng giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút them được khách hàng mới, có cả các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác, trong nhiều năm qua tỷ giá USD/VND luôn diễn biến theo xu hướng tăng lên. Vì vậy, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua ngoại tệ họ thường tích cực thực hiện việc mua ngoại tệ, càng sớm càng tốt. Vì nếu để lâu sẽ không có lợi cho doanh nghiệp do tỷ giá tăng. Tóm lại, các nguyên nhân trên đã giải thích cho sự tăng lên của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2003. Chính sự tăng lên này là nhân tố chính làm cho tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh tăng lên trang năm 2003. Trong hai năm qua, mặc dù lượng ngoại tệ mà NHN o ĐN bán cho NHN o VN có giảm về mặt tỷ trọng (từ 6,3% xuống 5,4%) nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối. Năm 2003 lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN o VN tăng 355 nghìn USD tức tăng 14,9% so với năm 2002. Việc NHN o ĐN bán ngoại tệ cho NHN o VN chủ yếu là nhằm cân đối ngoại tệ chi Chi nhánh và cho toàn hệ thống BIDV. Trong quá trình mua bán ngoại tệ, cũng có những lúc ngoại tệ Chi nhánh mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho khách hàng lại rất thấp. Vào những lúc như vậy, Chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ. Với xu hướng tỷ giá luôn tăng lên như hiện nay thì Chi nhánh sẽ được lợi khi ở tình trạng dư thừa ngoại tệ. Nhưng cũng vào lúc này, có thể có một số Chi nhánh NHN o khác đang ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ. Vì vậy, Chi nhánh phải bán bớt lượng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngoại tệ dư thừa này cho NHN o VN để thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ cho Chi nhánh và cho hệ thống trong cả nước. Trong năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN o VN tăng lên so với năm 2002, sự tăng lên này chủ yếu là do doanh số ngoại tệ mua vào của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2003, nhất là doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế (tăng 6050 nghìn USD). Vì vậy, trong năm 2003 những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại tệ sẽ xuất hiện nhiều hơn và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm 2002. Do đó, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN o VN trang năm 2003 cũng lớn hơn so với năm 2002. Cũng trong hai năm qua, lượng ngoại tệ mà NHN o ĐN bán cho các cá nhân là nhỏ nhất. Doanh số ngoại tệ bán cho cá nhân trong năm 2002 là: 1135 nghìn USD, năm 2003 là: 1320 nghìn USD. Như vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân trong năm 2003 tăng 16,3% so với năm 2002, tức tăng 185 nghìn USD. Sự tăng lên này là do trong năm 2003 số người dân xuất cảnh ra nước ngoài tăng so với năm 2002, trong đó du học sinh là đối tượng chủ yếu. Mặt khác, do quy mô và uy tín của NHN o ĐN ngày càng được nâng cao, nên Chi nhánh đã thu hút được nhiều người có con du học nước ngoài mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh và chuyển hối ra nước ngoài. Những người này thường mua ngoại tệ của Chi nhánh để thực hiện chuyển hối, do đó lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân tăng lên trang hai năm. b. Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian: Nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của các dơn vị xuất nhập khẩu. Để thấy được sự biến động lên xuống của doanh số bán ngoại tệ trong một năm tại Chi nhánh NHN o ĐN, thì chúng ta cần phấn tích tình hình Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com bán ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh. Sau đây là tình hình bán ngoại tệ theo quý của NHN o ĐN trong 3 năm qua, từ 2001 – 2003. * Tình hình bán ngoại tệ theo thời gian: Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Quý Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng I 10150 33,5 11670 30,9 16270 32,1 II 5790 19,1 7740 20,5 9530 18,8 III 3480 11,5 4570 12,1 5625 11,1 IV 10880 35,9 13795 36,5 19250 38,0 T. cộng 30300 100 37775 100 20675 100 Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 3 1j ij x d i e i I 10150 11670 16270 38090 12696,7 1,28 II 5790 7740 9530 23060 7686,7 0,78 III 3480 4570 5625 13675 4558,3 0,46 IV 10880 13795 19250 43925 14641,7 1,48 d = 9895,9 T. cộng 30300 37775 20675 Phần phân tích về đối tượng đã cho chúng ta thấy rằng, các tổ chức kinh tế, nhất là các đơn vị có hoạt động nhập khẩu là đối tượng chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh. Mà hoạt động nhập khẩu của các đơn vị này cũng có tính thời vụ. Do đó, hoạt Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có tính thời vụ. Bảng số liệu trên cho ta thấy, lượng ngoại tệ mà NHN o ĐN bán ra giảm dần từ đầu năm đến cuối năm thì tăng trở lại. Trong quý I, Chi nhánh bán ra một lượng lớn ngoại tệ so với các quý khác trong năm, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhập khẩu. Các đơn vị này thường mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu hay trả các khoản vay ngoại tệ của năm trước. Quý I thường là thời gian mà các Công ty đã thu hồi được tiền hàng đã bán trong dịp Tết vừa qua. Vì thế họ có nguồn để mua ngoại tệ thanh toán cho các khoản phải trả của năm trước. Mặt khác quý I cũng là thời gian chuẩn bị để mở đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Đối với các đơn vị sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thì quý I thường là thời điểm nhập nguyên liệu để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trong năm. Vì vậy, các đơn vị này rất cần mua ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu nguyên liệu. Chính các nguyên nhân trên làm cho lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong quý I cao hơn các quý khác. Vào quý II và quý III việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã đi vào ổn định. Đối với có đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu từ nước ngoài thì việc nhập các yếu tố đầu vào đã được chuẩn bị và thực hiện từ quý I. Do đó, nhu cầu mua ngoại tệ để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu là không cao. Mặt khác, trong quý II và III hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất nhập khẩu đã đị vào ổn định. Các đơn vị này đã có nguồn hàng nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thường diễn ra song song. Do đó, trong hai quý này nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu của các đơn vị này cũng không nhiều. Như vậy, lượng ngoại tệ mà NHN o ĐN bán ra trong quý II và III giảm mạnh so với quý I. Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong hai quý này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số ngoại tệ bán ra trong năm. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . trọng I 10 150 33 ,5 11670 30,9 16270 32,1 II 57 90 19,1 7740 20 ,5 953 0 18,8 III 3480 11 ,5 457 0 12,1 56 25 11,1 IV 10880 35, 9 137 95 36 ,5 19 250 38,0 T. cộng 30300 100 377 75 100 206 75 100 Quý. Version - http://www.simpopdf.com ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, cũng như thu hút them khách hàng mới. 3. Phân Tích Tình Hình Bán Ngoại Tệ Tại NHN o ĐN: a. Phân tích. 10 150 11670 16270 38090 12696,7 1,28 II 57 90 7740 953 0 23060 7686,7 0,78 III 3480 457 0 56 25 136 75 455 8,3 0,46 IV 10880 137 95 19 250 439 25 14641,7 1,48 d = 98 95, 9 T. cộng 30300 37775