LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trên thế giới bắt kỳ một nước nào đều phải có quan hệ mua bán, giao dịch , cho vay , thu nợ, đầu tư vốn với các nước khác Thực hiện các mối quan hệ trên đã dẫn đến hình thành các quan hệ về tiền tệ, tài chính
quốc tế
Ngày nay các quan hệ tài chính, tiền tệ quốc tế đã trở thành một yếu tố không thê thiếu được trong hoạt động của nền kinh tế & ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Kết quả thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoản thu chỉ tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau Để thực hiện tốt các khoản thu chỉ tiền tệ
quốc tế cần thiết phải thông qua những tô chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại Quá trình thực hiện các khoản thu chỉ tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau nhất thiết phải sử dụng tiền tệ nước này hay nước khác , nói chung là ngoại tệ Chính vì điều
này đã làm cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trở nên quan trọng & và không thể thiếu trong kinh đoanh của ngân hàng
Bên cạnh đó kinh doanh mua bán ngoại tệ là một nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cho
NH , dong thoi dadang hóa được ngoại hình kinh doanh , nâng cao chât liệu trong việc
cung cấp dịch vụ đối với khách hàng
Chính vi tầm quan trọng của loại hình kinh doanh này & sau quá trình thực tập , tìm hiểu tham khảo nên trong chuyên đề này em xin được phép trinhf bày & phân tích về tình hình kinh doanh ngoại tệ trong một ngân hàng
Được sự cho phép của Ngân hàng N„&PTNT thành phố Đà Nẵng cộng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kinh tế đối ngoại Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê chuyên đề đã được hoàn thành với 3 phần :
Phan I: Téng Quan Vé Hoat Dong Kinh Doanh Ngoai Té Cua NHTM Phần II : Phân Tích Tình Hình Mua Ban Ngoai Té NHN,&PTNT Thanh Phé DN Giai Đoạn 2002-2003
Phần III Tổng Hợp Đánh Giá Quá Trình Kinh Doanh & Những Ý Kiến Đề Xuất
Do năng lực bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này vẫn còn nhiêu sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp , chỉ dẫn để chuyên đề được hoàn thiện hơn & làm kinh nghiệm cho bản thân
Trang 2PHANI
MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE
Trang 31 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ
KINH DOANH NGOẠI TỆ
1 Ngân Hàng Thương Mại : 1.1 Khái niệm :
Theo luật các tô chức tín dụng ban hành ngày 12.12.1997 thì Ngân Hàng Thương Mại là
một tô chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân Hàng & các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nội
dung chủ yêu , thường xuyên là nhận tiên gởi , sử dụng sô tiên này đê câp tín dụng và cung câp các dịch vụ thanh toán
1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh
+ Vốn bằng tiền vừa là phương tiện kinh doanh , vừa là mục đích kinh doanh và đồng
thời cũng là đôi tượng kinh doanh
+ Sử dụng vốn của người khác để kinh doanh là chủ yêu và hoạt động kinh doanh trên nhiêu lĩnh vực và ngành nghê khác nhau
+ Một trong những sản phẩm chủ yếu của ngân hàng là tín dụng
_ + Giữa các sản phẩm của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ mang tính liên đới , hoặc bô sung hoặc thay thê
+ Hoạt động thống nhất trong hệ thống , giữa các ngân hàng có quan hệ chặt chẽ trong kinh doanh , vừa phải cạnh tranh , vừa phải liên kêt
+V V
1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân Hàng Thương Mụi (NHTM) - Nghiệp vụ huy động vốn :
+ Vốn huy động là vốn của các chủ sỡ hữu khác nhau trong xã hội được Ngân Hàng huy động với trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thỏa thuận Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tông ngưồn vốn của Ngân Hàng
Vốn huy động của các NHTM được phân làm 3 nhóm như sau :
+ Vốn huy động từ tiền gởi : đây là hình thức huy động thường xuyên của ngân hàng Căn cứ theo đối tượng tiền gởi người ta chia thành :
Tiền gởi của các tô chức kinh tế
Tiền gởi của các tổ chức tín dụng Tiền gởi của kho bạc nhà nước
Trang 4Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá : Đây là một dạng huy động không thường xuyên , NH chỉ huy động khi thiếu vốn , bao gồm : chứng chỉ tiền gởi ngắn hạn (kỳ phiếu) và chứng chỉ tiền gửi dài hạn (trái phiếu NH)
Vốn huy động từ đi vay
Bao gồm: + Vay NH nhà nước
+ Vay các tổ chức tín dụng - Nghiệp vụ cho vay :
Đây là nghiệp vụ đặc trưng nhất của NHTM, sử dụng phần lớn nguồn vốn của NH, tạo ra thu nhập chủ yếu cho NH và đồng thời cũng hàm chứa kha năng rủi ro lớn Căn cứ vào thời hạn cho vay thì nghiệp vụ cho vay của NH có thể chia thành :
Cho vay ngắn hạn : Thời hạn đưới 1 nam
Cho vay trung hạn : Thời hạn từ 1 đến 5 năm Cho vay dài hạn : Thời hạn trên 5 năm
- Các nghiệp vụ khác
+ Nghiệp vụ thanh toán trung gian : Đây là nghiệp vụ chủ yếu thường xuyên nhất của một NHTM
ot Nghiệp vụ bảo lãnh (Bảo lãnh tín dụng „ mở L/C) nghiệp vụ này không sử dụng nhiêu vôn của NH nhưng đem lại thu nhập rât lớn cho NH
+ Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ : Là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đem lại cho NH nhiều lợi nhuận Mục đích của hoạt động mua bán ngoại tệ là đề đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất , nâng cao chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng, thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá
mua bán
2 Các Nghiệp Vụ Mua Bán Ngoại Tệ : 2.1 Nghiệp vu mua ban giao ngay (spot)
e Nghigp vu mua ban giao ngay la nghiép vy mua ban ngoai t¢ ma vige giao ngoai té duge thực hiện ngay hay chậm nhat là trong vòng hai ngày làm việc kê từ khi hợp đông mua bán ngoại tệ được ký kêt trên cở sở tỷ giá giao ngay Trong nghiệp vụ , thời gian tối da dé hoan tat nghiép vu là 2 ngày làm việc Sở dĩ có 2 ngày làm việc là do thông lệ quôc tê trong mua bán ngoại hôi thì 2 ngày làm việc là khoản thời gian cần thiết để thực hiện các bút toán chuyển tiền giữa các ngân hàng
Trang 5này kết hợp với lượng ngoại tệ giao dịch để xác định số đối khoản cần phải trao đôi với nhau giữa 2 bên mua bán vào ngày hiệu lực thông thường
2.2 Nghiệp vụ chuyển hối :
Arbitrage là một kỹ thuật nghiệp vụ rút ra từ nghiệp vụ hối đoái giao ngay Kỹ thuật này nhằm giao dịch trực tiếp ngoại tệ với ngoại tệ mà không thông qua b tệ Để tiến hành nghiệp vụ này người kinh doanh cân phải xác định rõ :
+ Những tỷ giá chéo cần được xác định ?
+ Trị giá khoản tiền cần được áp dụng là bao nhiêu ?
+ Nếu còn dư thì giải quyết theo tỷ gia nào ?
+ Có lợi hơn so với việc xác định tỷ giá thông qua bản ngoại tệ không ?
Thực chất của kỹ thuật Arbitrage là tận dụng sự chênh lệch giữa tỷ giá của các ngoại tệ là khác nhau đề tiên hành giao dịch trực tiệp ngoại tệ với nhau Người ta chỉ giao dịch qua
bản tệ đôi với bộ phận ngoại tệ dư (hoặc thiêu) mà thôi Có 2 loại Arbitrage
+ Chuyển hối thông thường : là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyên từ đồng tiên này sang đông tiên khác
+ Chuyển hối đầu cơ hay còn gọi là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá Thực chất là lợi dụng sự chênh lệch giá của đồng tiền trên những thị trường khác nhau để kiếm lời
2.3 Nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward)
* Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn là nghiệp vụ biểu hiện bằng một hợp đồng giữa một bên là ngân hàng và một đối tác khác nhằm đổi một loại tiền này lây một loại tiền khác tại một thời điểm khác trong tương lai nhưng các dữ kiện như tỷ giá , loại tiền , số lượng
„ ngày hiệu lực đều đã được hai bên xác định cụ thể vào lúc k hợp đồng
Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là đáp ứng được của cả hai bên về quy mô giao dịch lẫn ngày tiến hành hoán đổi Nhưng nhược điểm của loại hợp đông này là không được hủy bỏ đơn phương Do vậy đây không phải là hợp đồng mang tính linh hoạt va dé ban
* Tỷ giá trên thị trường có kỳ hạn được xác định căn cứ trên cung và cầu của ngoại tệ trái với tỷ giá hối đoái trao ngay , không có dự định giá cho giao dịch có kỳ han Ty gia có kỳ hạn được xác định ngay khi thỏa thuận , dựa vào tỷ giá giao ngay về các đồng tiền đó trừ đi hay cộng thêm vào phần chênh lệch giữa lãi đi vay phải trả và lãi cho vay sẽ nhận được trên số ngày cụ thể của kỳ hạn
Nếu gọi ký hiệu :
Trang 6m: Tỷ giá mua b: Tỷ giá bán
: Số ngày
5
~ : Lãi suất (% năm) : Đồng tiền yết giá
N : Đồng tiền định giá v: Vay
cv : Cho vay
t," : Lai suất đi vay của đồng tiền yết giá
ty* : Lãi suất cho vay của đồng tiền định giá
Tính xạ (Tiền gởi mua có kỳ hạn) A/B
Giả sử 1 công ty có 1 don vị tiền tệ A sau n ngày nữa
Ký hợp đồng aye NTA
Công ty đến NH bán có kỳ han n ngay 1 don vi A lấy B NH déng y mua theo ty giá mua
có kỳ han ngay (xm )
© 3 giao dịch cùng thực hiện một lúc
Trang 7œ_ Công ty cho vay lượng tiền B có được trong n ngày với lãi suất t x yA Tra ng & lai vay Xn = — * 1 + 1 * *_ "ˆ #%# t Xn fen Xn fen Xm” 36000 36000 36000 > ved (;*n + 36000 ) _ X,,(36000 + ti *n+f,*n-f, *n) "36000 +ƒ, *n 36000 +ƒ, *ø ¬ * t*"-t, *n ” "36000 `*n A X„ Chênh lệch TG mua có kỳ hạn với TG mua giao ngay
œ Ngược lại hoàn toàn với trên ta cũng tính được: x'=x +x * (f, -f£,)*»"
, , "36000 + ģ}*m
WS
Ax,
Xinvb > 0 Diém gia ting
Xinvb <0 Điểm khấu trừ
Với nghiệp vụ này nhà kinh doanh có thể tính toán trước hiệu quả kinh tế của từng
nghiệp vụ đông thời tránh được rủi ro do sự biên động tỷ giá
2.4 Nghiệp vụ hoán đối ngoại tệ (swap)
Nghiệp vụ swap là một nghiệp vụ kết hợp đồng thời giữa các giao dịch mua (bán) ngoại tệ giao ngay với các giao dịch bán (mua) ngoại tệ có kỳ hạn cho cùng một khoản
Trang 8Swap : Spot : mua Với cùng I lượng { Forward : ban } ngoại tỆ Swap : Spot : bán Với cùng I lượng
{ Forward : mua } ngoại tỆ
Nghiệp vụ swap có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh bằng các lại ngoại tệ
khác nhau cho các nhà kinh doanh , nhưng vân tránh được rủi ro do sự biên động của tỷ giá hơi đối và đảm bảo một mức lợi nhuận dự kiên tôi đa
Với các ngân hàng thì nghiệp vụ swap thường được sử dụng để kiếm lợi nhuận và bảo toàn von
Tính chất của swap được xem như là vay đồng thời Ngân quỹ của ngân hàng và khách hàng (ngân hàng khác , công ty ) đêu không thay đôi Phân chênh lệch khi thanh
toán là do sự chênh lệch của lãi suât
2.5 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn (option transaction)
e Option ngoai té 1a hop déng cho phép người mua quyền nhưng không bắc buộc
„ được mua bán một sô lượng ngoại tệ nhât định ở một mức giá xác định trong (vào) một thời gian xác định trước
e C6 hai loai quyén chon:
Quyén chọn mua (call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyên, nhưng không bắt buộc được mua một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một thời gian được xác định trong tương lai
Quyền chọn bán (put option): là hợp đồng quyên chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá xác định vào một khoảng thời gian được xác định trước trong tương lai
« Có2 kiểu quyền chọn : ` `
Quyên chọn kiêu châu Âu: chỉ cho phép người mua quyên sử dụng quyên của mình trong một ngày nhât định
Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền được sử dụng quyền trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đơng
e« Hợp đồng option ngoại tệ cho phép người mua quyền giới hạn tối đa thiệt hại của mình nêu tỷ giá khơng tăng như dự đốn Nhưng đối với người bán thì không giới hạn được tôn thất nếu xay ra rủi ro về ty gia
3 Các Rúi Ro Có Thể Trong Kinh Doanh Ngoại Tệ : Những rủi ro trong kinh doanh ngoại hi là :
Trang 9+ Rui ro về tỷ lệ Swap
+ Rủi ro thực hiện hợp đồng
+ Rủi ro nghiệp vụ và chuyền đồi
Trong số các trường hợp nêu trên chỉ có rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng cho kinh doanh ngoại hối Còn các rủi ro khác cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ khác của ngân hàng đặc biệt là rủi ro thực hiện và rủi ro tỉ kệ Swap (rủi ro lãi suất) Nhưng rủi ro trong chuyên đổi cũng quan trọng không chỉ trong kinh doanh ngoại hối Đương nhiên những rủi ro vừa nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hơn là những nghiệp vụ ngân hàng khác , vì những ngân hàng kinh doanh ngoại hối phụ thuộc một phần vào sự phát triển ở nước ngoài và như vậy , khó tập hợp và khó kiểm tra hơn là
những rủi ro tương ứng ở trong nước
3.1 Rúi ro tỷ giá hối đoái
Rui ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Nó sẽ xuất hiện , nếu một “vị thế” được tạo ra, ví dụ : một ngân hàng mua của một khách hàng hay của một ngân hàng khác một lượng USD với tỷ giá nào đó , thì cho đến lúc bán lại khối lượng nay , ngân hàng mới hết lo lắng về rủi ro ty gia Rui ro chi ton tại trong khoang thoi gian ma “vi thé” nay ton tai , , nhung nó cũng quan trọng ngay ca khi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khóa số “vị thế” này , thậm chí chỉ trong vòng một phút
Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỷ giá thì điều đó , đã dẫn đến hậu quả của một
thất thoát lớn, nếu khối lượng ngoại tệ kinh doanh nhiều Nếu tỷ giá USD, khi bán ra giảm xuống thì ngân hàng này sẽ thiệt hại Nếu giả sử , ngân hàng vân giữ khoảng này thêm qua đêm thì rủi ro còn lớn hơn nữa Mối nguy hiểm và thiệt hại này không hề phụ thuộc vào hệ thống tỷ giá hối đoái , tức là bất kê đồng tiền này được thả nổi hay theo tỷ giá hối đoái có định Thật ra , biến dong hang ngay cua ty gia đồng USD đã mở rộng nhiều trong giai đoạn chuyển sang cơ chế tỷ giá hối đoái thả nồi , thế nhưng trong hệ
thống tỷ giá hối đoái cố định lại có rủi ro khác , đó là tăng hoặc giảm giá trị hối đoái của
đồng tiền
Nhằm tránh thất thoát quá mức , từ lâu các ngân hàng đã áp dụng hạn mức hình
thành các “vị thế” cho cac phong kinh doanh ngoai hối Mức độ của giới hạn này phụ
thuộc vào doanh số hoạt động của ngân hàng , kha nang chap nhận rủi ro và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối
3.2 Rui ro ty lé swap
Rui ro tỷ lệ Swap trở nên quan trọng , nếu “vị thế” thời hạn với khối lượng kinh doanh đã thỏa thuận xong Nhưng thời hạn thanh toán thì chưa chấm dứt Nếu , ví dụ
một ngân hàng mua Š triệu USD theo 3 tháng và bán theo thời hạn 4 tháng, thì 2 khoản này về giá trị là bằng nhau nhưng thời hạn thì lại không đồng nhất Điều đó có nghĩa là, ở đây không CÓ rủi ro về tỷ giá , nhưng lại có rủi ro về tỉ lệ Swap , tức rủi ro sẽ nảy sinh vào cuối tháng 3 , nếu “vi thế” này được hình thành qua thực hiện một nghiệp vụ Swap
Trang 10Rủi ro tỉ lệ Swap có ý nghĩa , một mặt trong nghiệp vụ ác-bít về tỷ giá thời hạn về mặt khác, là trong nghiệp vụ khách hàng Trong giao lưu với khách hàng , các ngân hàng thường phải ký kết các nghiệp vụ thời hạn với thời hạn “vòng”, tức là những thời hạn mà lúc đó , thị trường không hoạt động Sau đó các ngân hàng ký thực hiện nghiệp vụ đối ứng với thời hạn tiếp theo trong thị trường và khắc phục những bat đồng vệ thời điểm , bằng cách ký các hợp đồng Swap ngắn hạn và luân chuyển (ví dụ Swap theo ngày)
Khi hạch toán , các ngân hàng thường căn cứ vào tình hình lức ký kết nghiệp vụ thời hạn Theo nguyên tắc , các ngân hàng cũng dự tính một khoảng an toàn nhất định , nhưng khi xét đến góc độ cạnh tranh , ngân hàng không thể dự tính khoảng an toàn lớn
được
3.3 Rúi ro thực hiện :
Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng ký kết , luôn xuất hiện
rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ
kết thúc bằng lỗ Giả sử một ngân hàng bán cho một khách hàng hay một ngân hàng khác 5 triệu với tỷ giá USD/DEM là 2,8005 và mua lượng này từ một ngân hàng khác theo tỉ giá USD/DEM là 2,8 Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua thì người mua bị
phá sản và không thể thực hiện được trách nhiệm của mình Tỉ giá của USD/DEM trên
thị trường lại hạ xuống còng 2,75 Ngân hàng đã mua Š triệu USD theo tỉ giá 2,8 nhưng
không bán tiếp theo tỉ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 250.000 DEM , mà không thể xem chỉ với lượng này cũng có thể làm cho ngân hàng bị phá sản Nhưng trên nguyên tắc , ngân hàng chỉ phải trả lại một phần
Rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ có thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời gian thực hiện dài Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyền đổi với khách hàng mà cá với các ngân hàng khác Trong giao dịch với các ngân hàng, rủi ro xuất hiện
ở dạng “ngoại tệ bù trừ rủi ro” , có một phạm vi lớn hơn so với nghiệp vụ với khách hàng
Vì trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giữa các ngân hàng, hai hoạt động , mua và bán được thực hiện ở các địa điểm khác nhau , nên hai đối tác trong hợp đồng khi phân
chia nhiệm vụ thanh tốn khơng biết được liệu bạn hàng có thực hiện trách nhiệm của họ
hay không
Như vậy, rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng , người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mât địa chỉ
Các ngân hàng xử lý vấn đề rủi ro thực hiện này (tức là rủi ro uy tín và khả năng thanh toán) bằng cách chọn lựa kỹ bạn hàng , quy định hạn mức song phương cho khối lượng ngoại hối giao dịch , cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoản bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm nhất định thường là 20% so với doanh số giao dịch trong hợp đồng
3.4 Rủi ro kinh doanh
Trang 11những chỉ phí tất toán nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ Nếu không có nhiều khách hàng giao dịch và hoạt động đầu cơ , hay hoạt động ác-bít không suôn sẻ thì ngân hàng giao dịch này có thể sẽ phải gánh chịu tôn phí rat tốn kém cho hoạt động này
„ IL TH] TRUONG NGOAI TE LIEN NGAN HANG & - CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HOAT DONG MUA BAN NGOAI TE CUA
NGAN HANG
1 Thị Trường Ngoại Té Liên Ngân Hàng
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập từ ngày 20/9/1994
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức và điều hành , nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tô chức giữa các ngân hàng
thương mại với nhau , làm cơ sở cho việc ra đời thị trường hối đối hồn chỉnh ở Việt
Nam
Các thàn viên tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải là hội sở chính của các tổ chức tín dụng được phép kinh danh ngoại tệ , có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng VỚI NHNN Việt Nam Và cuối cing dé tro thanh thành viên của thị trường này thì cân phải có giây phép tham gia do thống đốc NHNN cấp Đối với các tô chức khác chưa có giấy phép thì không được quyền tham gia trực tiếp mà chỉ gián tiếp tham gia thông qua ngân hàng phục vụ cho mình
Hiện nay, các thàn viên được tham gia vào thị trường này bao gồm : Ngân hàng thương mại quốc doanh , ngân hàng đầu tư và phát triển , ngân hàng thương phần , chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước
Việt Nam
Phương thức giao dịch trên thị trường ngoai tệ liên ngân hàng được thực hiện bằng một trong các phương tiện sau : điện thoại , telex , fax hay qua mạng vi tính
Đồng tiền giao dich bao gm : USD , EUR , GBP , JPY , HKD , VND Nghiép vu mua ban ngoai té bao gom 3 loai sau :
+ Nghiệp vụ giao ngay — SPOT + Nghiép vu co ky han — FORWARD
+ Nghiệp vụ hoán đồi - SWAP
Trang 12Mọi việc thanh toán đều thông qua phương thức thanh toán chuyên khoản qua các tài khoản của các thành viên mở tại NHNN hoặc tại ngân hàng nước ngoài
Việc mua bán thị trường được thực hiện theo các nguyên tắc sau :
+ Các ngân hàng thương mại được thực hiện mua bán ngoại tệ với các khách hàng của mình theo quy chế hiện hành Việc cân đối cung cầu ngoại tệ trong toàn hệ thống được thực hiện thông qua hội sở chính của từng ngân hàng thương mại
+ Trường hợp ngân hàng thương mại không tự cân đối được cung cầu ngoại tỆ trong hệ thông của mình , thì các ngân hàng thương mại thực hiện mua bán với nhau
+ Nếu các ngân hàng thương mại đã thực hiện mua bán với nhau nhưng vẫn chưa cân đối được nhu cầu ngoại tệ , thì ngân hàng thương mại sẽ giao dịch với ngân hàng Nhà
nước Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ NHNN sẽ tiến hành việc mua bán ngoại tỆ nhằm cân đối cung cầu ngoại tệ và làm tăng quỹ điều hòa ngoại tệ của nhà nước Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu , NHNN sẽ sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ để bán ra
Nhờ vậy , trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng NHNN thực hiên vai trò là người mua, người bán cuôi cùng dé can thiệp vào thị trường một cách có hiệu qua , có
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ , tỷ giá của Nhà nước
Trong những năm qua , hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam đã được những kết quả đáng ghi nhận Nó đã đáp ứng được một phần nhu cầu ngoại tệ cho nhập khâu , góp phần ồn định ty giá , khuyến khích xuất khâu Tuy nhiên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế như : các nghiệp vụ giao dịch còn đơn giản , chủng ngoại tệ còn ít , chưa phản ánh được thực trạng tông cung , tông cầu ngoại tệ trong nên kinh tế Tóm lại , thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chỉ mới
là tiền thân của thị trường ngoại hối ở Việt Nam
2 Các Nhân Tố Ảnh Hướng Đến Hoạt Động Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng có rất nhiều rủi ro Bản thân ngoại tệ
cũng luôn tiém an nhiéu bién động , nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như : Tỷ giá, nhu câu ngoại tệ của doanh nghiệp , tâm lý , hoạt động xuất nhập khẩu , lãi suất của đồng ngoại tệ , chính sách quản
lý ngoại hồi , lượng ngoại tệ dự trữ , tính cạnh tranh v v
- Hoạt động mua bán ngoại tệ luôn gắn liền với van dé tỷ giá Có thé xem ty gia la yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp đến hoạt động mua bán ngoại tệ của chỉ nhánh Nếu tỷ giá có xu hướng tăng (đồng ngoại tệ lên giá) thì cung ngoại tệ sẽ nhỏ hơn cầu ngoại tỆ Bởi vì ai cũng muốn mua ngoại tệ sớm và người có ngoại tệ lại không muốn mua bán sớm , do vậy hoạt động mua ngoại tệ trở nên khó khăn Ngược lại , khi tỷ giá hồi đoái giảm (đồng ngoại tệ xuống giá) thì hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng sẽ trở nên dễ
dàng hơn và hoạt động mua bán ngoại tệ trở nên khó khăn
- Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp : phần lớn hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng là phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu
Trang 13- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà ngân
hàng không thê kiêm soát được , đó là yêu tô tâm lý Nếu trước đây người dân Việt Nam
thường dùng vàng làm phương tiện cất trữ thì ngày nay người ta thường thích cất trữ
bằng ngoại tệ mạnh (đặc biệt là USD) hơn là trữ vàng Do vậy , khi có một điều bất thường xảy ra (như khủng bố , chiến tranh , thiên tai .) làm cho tỷ giá biến động thì họ
thường hành động theo số đông, cùng bán ra hoặc cùng mua vào ngoại tệ Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng Mặt khác , người
dân Việt Nam vẫn còn thói quen giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do , nên
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng phần nào bi ảnh hưởng
Trang 14PHÀN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
Trang 15I TÌNH HÌNH KINH TẾ THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG SAU 5 NĂM XÂY DUNG VA PHAT TRIEN (1997 - 2002 )
Sau 5 năm trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội Thành phó Đà Nẵng có sự chuyền biến rõ rét, thé hién:
- Téng san pham x4 hdi trén địa bàn ( GDP ) thời kỳ 1997 — 2001 tang binh quan 10,09%/năm Năm 1998 đạt 8 „80%; năm 1999 đạt 9,50%; năm 2000 đạt 9 ,88%; năm
2001, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 — 2005, trong tình hình có nhiều khó khăn, nền kinh tế thành phố tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng đạt 12,2% GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt 550 USD tăng 10,37% so với năm 1997
- Cơ cầu kinh tế chuyền dịch theo hướng tích cực: Ty trọng ngành Công nghiệp tăng
từ 35,31% năm 1997 lên 42% năm 2001; ngành Dịch vụ giảm từ 54,99% năm 1997
xuống còn 50,71% năm 2001; ngành Nông nghiệp giảm từ 9,70% năm 1997 xuống còn 7,28% năm 2001
- Giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tang bình quân hàng năm 19,74%, trong đó Công nghiệp địa phương tăng 11,94% Đặc biệt năm 2001, Công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng trưởng khá, đạt giá trị sản xuất toàn ngành 4.037,78 tỷ đồng, vượt 3,83% kế hoạch năm, tăng 19,89% so với năm 2000 Khu vực Công nghiệp quốc doanh địa phương, Công nghiệp dân doanh tăng trưởng khá ( Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 29,17%, Công nghiệp dân doanh tăng 18,40%)
- Giá trị sản xuất Thuỷ sản — Nông lâm tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1997 — 2001 là 5,76%, trong đó thuỷ sản tăng 13,37% Năm 2001, ngành Thuỷ sản —- Nông lâm đạt giá trị sản lượng 526,2 tỷ đồng, vượt 6,3% kế hoạch năm, tăng hơn 5% so với năm 2000 Sản lượng hải sản khai thác năm 2001 đạt 30.480 tấn, tăng 10,2% so với năm 2000 Thành phố hiện có trên 2000 tàu thuyền các loại với tổng công suất trên 6000 CV Dự án đánh bắt xa bờ đang phát huy được tác dụng Việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp có kết quả bước đầu
- Giá trị sản xuất các ngành du lịch dịch vụ tăng bình quân hàng năm 7,31% Năm 2001, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ vượt 6% Khoa học — Công nghệ, tăng 1,32% so với năm 2000 Hoạt động du lịch có khởi sắc, tổng số khách năm 2001 tăng 19,7% so với năm 2000, trong đó khách quốc tế tăng 10,9%
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 26,22% so với dự toán
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1 014,4 triệu USD, tăng bình quân hàng năm
17,1% Năm 2001, tuy tình hình chung khó khăn, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố vẫn đạt 269,52 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2000 Thị trường xuất khâu mở
rộng đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các năm qua được Thành phố đặc biệt quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả Thành phó đã tích cực huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tông vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh hàng năm, phần
lớn những mục tiêu, những công trình trọng điểm đều thực hiện được, đặc biệt là các
công trình giao thông, giáo dục y tế, hạ tầng các khu dân cư, Bộ mặt đô thị ngày càng
khởi sắc, hệ thống giao thông nội thị được chú trọng đầu tư hoàn thiện Phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm" phát huy được tác dụng, thể hiện sự đồng tâm, hiệp lực của mọi tổ chức, đoàn thể, nhân dân vì một thành phố ngày càng văn minh hiện đại ( đóng góp của nhân dân bằng tiền, bằng đất đai, vật liệu kiến trúc giải toá với giá trị trên
Trang 16- Tổng vốn đầu tư tập trung trên địa bàn trong 5 năm 1997 — 2001 đạt 8.858 tỷ đồng, tăng bình quân hành năm gần 20% Năm 2001, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 1.498,72 tỷ đồng, tăng 16,64% so với năm 2000, có 50 cong trinh hoan thanh dua vao sw dung Téng vén đầu tư xã hội đạt 3.357 tỷ đồng, tăng gần gâp đôi so với năm 2000
- Các ngành điện lực, bưu chính viên thông, cảng, không ngừng phát triển Số máy điện thoại phát triển nhanh, đạt bình quân 13,8 máy/100 dân; tông sô thuê bao Internet là 2.696 thuê bao, chiếm 1,6% tổng th bao tồn qc
- Bên cạnh đó, thực hiện chiến lược phát triển chung của đất nước và khu vực miền
Trung, một số công trình lớn do TW đầu tư đã và đang được TW triển khai xây dựng trên địa bàn Thành phô Đà Nẵng và khu vực miền Trung như: đường Hồ Chí Minh, ham đường bộ qua đèo Hải Vân, mở rộng nâng cấp cảng Tiên Sa găn với dự án hành lang Đông - Tây, đã tạo nên khí thế và triển vọng mới cho Thành phố
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế của Thành phó trong thời gian tới là rất lớn, muốn đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm hơn 10% thì tốc độ tăng trưởng vốn tương ứng vào khoảng 30 - 40 %, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nô lực hơn nữa trong huy động và cho vay, làm cho ngân hàng thực sự là một nơi cung ứng vốn chủ yêu và hiệu quả, để làm được điều này, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói chung và mạng lưới NHNo&PTNT nói riêng phải không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá đối tượng và sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu về vốn của các dự án, các ngành nghề, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng trong cho vay và huy động, dé ngân hàng thực sự là một kênh cung ứng vốn quan trọng và hiệu quá của kinh tế Thành phó
II LỊCH SỨ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CÁU TÔ CHỨC QUẢN LÝ NHNo& PTNT THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG
1 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triễn
Chỉ nhánh NHNo&PTNT Thành phó Đà Nẵng được thành lập năm 1988 với tên gọi lúc bấy giờ là Ngân hàng Nông nghiệp tinh Quang Nam — Da Nang, nhằm thực hiện cơ chế mới chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, nhằm tách bạch chức năng quản lý với chức năng kinh doanh
Năm 1991, tại quyết định số 66/NH — QÐ, ngày 21/4/1991 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước thành lập thêm Sở giao dịch III — Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đóng tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hoà vốn cho I1 tỉnh khu vực Miền trung và Tây nguyên Lúc này trên địa bàn có hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam:
+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với nhiệm vụ
kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh
+ Sở giao dịch III Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách cúa NHNN và NHNo VN thuộc phạm vi I1 tỉnh Miền trung và Tây nguyên
Tại quyết định số 267/QĐÐ -HĐBT, ngày 19/10/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
NHNo VN đã sát nhập Chi nhánh NHNo tỉnh QNĐN vào Sở giao dich III - NHNo VN
tại Đà Nẵng; như vậy Sở giao dịch II — NHNo VN tại Đà Nẵng vừa có nhiệm vụ quản lý,
Trang 17Năm 1997, tinh QNDN được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc
Trung ương đó là Thành phó Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phạm vi hoạt động của sở giao dịch III— NHNo VN tại Đà Nẵng theo đó cũng thu hẹp lại trong phạm vi Thành phố Đà Nẵng
Năm 1998, NHNo&PTNT VN thành lập thêm chi nhánh NHNo&PTNT VN TP Đà Nẵng, như vậy trên địa bàn Thành phó Đà Nẵng cùng lúc có hai đơn vị thành viên trực
thuộc NHNo&PTNT Việt Nam đó là Sở giao dịch III —- NHNo VN tai TP Da Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng
Năm 2000, tại quyết định số 424/HĐBT - TCHC, ngày 26/10/2000 của Chủ tịch
Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, về việc “hợp nhất Sở giao dịch III - NHNo VN tại TP Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng thành Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng và mở Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hải Châu trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nang“
Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT TP Da Nẵng đóng trụ sở tại 23, Phan Đình
Phùng, TP Đà Nẵng có 6 Chi nhánh Ngân hàng Quận, Huyện trực thuộc gọi là Chi nhánh
cấp II loại 4 là: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hoà Vang
cùng với 7 Chi nhánh cấp II loại 5 là: Chi nhánh Chợ Mới, Chi nhánh Ơng Ích Khiêm,
Chi nhánh Đống Đa, Chi nhánh Chợ Cồn, Chi nhánh Chi Lăng, Chi nhánh Trần Cao Vân,
và Chỉ nhánh An Đồn
2 Chức Năng Và Nhiệm Vụ a Chức năng
Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng
với các chức năng sau:
+ Trực tiếp kinh doanh theo phân cấp của NHNo&PTNT VN
+ Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của
Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN
+ Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT
VN
b Nhiệm vụ
+ Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng
VNĐ và ngoại tệ; phát hành kỳ phiếu và trái phiếu,
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế
ot Kinh doanh ngoai hối: Huy động, cho vay, mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tê
+ Kinh doanh dịch vụ: Chuyên tiền điện tử, thu chỉ hộ tiền
+ Cân đối, điều hoà vốn đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa
bàn
+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
+ Làm dịch vụ cho NHNN
+ Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 183 Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Quản Lý a Cơ cấu tố chức Sơ đồ bộ máy tổ chức Giám đốc P giám đôc P giám đôc P giám đôc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
Tín Tin Kinh kiém ké tổ kế Thông DV và
dụng dụng doanh tra toán chức toán tin chăm
doanh dân đối nội ngân hành tổng điện sóc
nghiệp doanh ngoại bộ quỹ chính hợp toán KH Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Các ngân hang co so Cac phong giao dich
b Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận
b.1 Ban giám đốc: gồm 4 người; I giám đốc và 3 phó giám đốc:
+ Giám đốc phụ trách chung, đồng thời phụ trách chuyên đề tổ chức cán bộ và kiểm
tra kiểm toán nội bộ
+ Một phó giám đốc: Phụ trách kế toán và hành chính
+ Một phó giám đốc: Phụ trách kinh doanh
+ Một phó giám đốc: Phụ trách kế hoạch và thông tin điện toán
b.2 Các phòng ban tại ngân hàng
+ Phòng kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ chuyên sâu các hoạt động hạch toán kinh doanh và thu chỉ tiền mặt, gồm các bộ phận: Hạch toán kinh doanh, thanh toán tiền hàng, bù trừ, chuyền tiền qua ngân hàng, thu chi và quản lý an toàn kho quỹ
Trang 19+ Phịng thơng tin điện tốn: Xây dựng các chương trình điện toán nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh, báo cáo thống kê của ngành
+ Phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng:
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu về công tác đào tạo, bố trí cán bộ và phục vụ hậu cần trong kinh doanh
+ Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh
doanh, thực hiện phương án
I PHAN TiCH TINH HiNH MUA BAN NGOAI TE TAI NHNo&PTNT
TP DA NANG GIAI DOAN 2002 - 2003
1 Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ Của NHN, & PTNT Trong Hai Năm Qua:
Mua bán ngoại tệ là một trong nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt
động này cũng đem lại một phần thu nhập đáng kề cho các ngân hàng Mục đích chính của hoạt động này là nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng một cách
nhanh chóng và thuận lợi nhất, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín cho ngân hàng Sau đây là tình hình mua bán ngoại tệ của NHN, & PTNT ĐN giai đoạn 2002 - 2003: Bang 1: DOANH SO MUA BAN NGOAI TE NHN,DN DVT: 1000 USD So sanh Chi tiéu Nam 2002 Nam 2003 Mức độ tăng Tốc độ tăng (giảm) (giảm)
Doanh sô mua ngoại tệ 40.975 53.275 + 12.300 + 30.0%
Doanh sô bán ngoại tệ 37.775 50.675 + 12.900 + 34,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2
năm qua tăng lên rất nhiều Cả doanh số mua và doanh số bán ngoại tỆ đều tăng lên, mức độ tăng tốc độ tăng của hoạt động bán ngoại tệ có phần lớn hơn so với hoạt động mua
Năm 2003 hoạt động mua ngoại tệ tăng 30% so với năm 2002 (tức tăng 12.300 nghìn USD) Khi đó, hoạt động bán ngoại tệ tăng 34% (tức tăng 12.900 nghìn USD), sự tăng lên này là do nhiều nguyên nhân gây ra
Năm 2003 vừa qua là năm mà nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong khu vực (7,04%) và chỉ sau Trung Quốc Với thành phố Đà Nẵng thì năm 2003 là năm thành phố vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (12,56%) Thu nhập người dân tăng lên, hoạt động SXKD trên địa bàn diễn ra sôi nồi, kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2002 Các khách hàng của Chỉ nhánh có hoạt động XNK vẫn kinh doanh tốt
Trang 20Sự tăng lên của hoạt động mua bán ngoại tệ cla NHN, & PTNT DN con do cac
nguyên nhân khác như: Sự tăng giá của đông USD, lãi suât USD giảm, lãi suât VND tăng các nguyên nhân này sẽ được phân tích kỹ ở phân sau
2 Phân Tích Tình Hình Mua Ngoại Tệ Theo Đối Tượng: a Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo đối tượng:
NHN, & PTNT DN mua ngoai té tir nhiéu đối tượng khác nhau không phân biệt cá nhân hay tổ chức, quốc doanh hay ngoài quốc doanh và không giới hạn sô lượng Các đối tượng mua ngoại tệ có thể chia thành các nhóm đối tượng chủ yếu sau:
- _ Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất
- Ngan hang N, & PTNT VN: (Ký hiệu: NHN, & PTNTVN)
- _ Các cá nhân: kiều hối, khách du lịch quốc tế, dân cư
BẢNG 2: TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO ĐÓI TƯỢNG DVT: 1000 USD Nam 2002 Nam 2003 So sanh ke Mức độ Tốc độ Đôi tượng Số lượng _ Tỷ trọng Số lượng | Tý trọng tăng tăng (giám) (giảm) Tổ chức kinh tế 24.500 598% | 30.550 57,3% 6.050 + 24,7% NHN,TW 10.700 26,1% 14.120 26,5% 3.420 + 32,0% Ca nhan 5.775 14,1% 8.605 16,2% 2.830 + 49,0% Tổng cộng 40975 100% | 53.275 | 100% | 12.300 | +30,0%
Qua bang số liệu trên ta thấy, lượng ngoại tệ mà Chỉ nhánh mua vào từ 3 đối tượng trên đều tăng lên trong 2 năm qua Tuy tỷ trọng của mỗi loại có thay đồi trong từng năm nhưng lượng ngoại tệ mua từ các tô chức kinh té van luôn giữ tỷ trọng cao nhất (gần 60%) Vì vậy, các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt
động mua ngoại tệ của Chi nhánh Năm 2003 lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ
các tổ chức kinh tế tăng 24,7% (tức tăng 6.050 nghìn USD) so với năm 2002, sự tăng lên này là do các nguyên nhân sau:
Tỷ lệ tăng giá USD/VND trong năm 2003 nhỏ hơn so với năm 2002 Nếu năm 2002 tỷ lệ tăng tỷ giá USD/VND là 3,9% tức tăng 570 đồng (từ 14.516 lên 15.083) thì tỷ lệ tăng tỷ giá USD/VND trong năm 2003 chỉ là:2,1%, tăng 320 đồng (từ 15.083 lên 15.404) Như vậy, trong năm 2003 mức độ tăng giá của USD thấp hơn so với năm 2002
Nhờ đó, các tô chức kinh tế tin tưởng hơn vào chính ty giá của Nhà Nước Họ không còn
tắm lý găm giữ ngoại tệ như các năm trước Khi có ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu thì các tổ chức kinh tế cũng sẵn sàng bán cho Chi nhánh Vì vậy mà doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế của Chỉ nhánh tăng lên trong năm 2003
Trang 21mạnh trong hoạt động xuất khẩu Trong năm 2003 vừa qua, mặc dù hoạt động xuất khẩu của thành phô bị giảm sút, nhưng doanh sô xuât khâu các Công ty này vẫn tăng Nhờ đó mà doanh sô mua ngoại tệ từ các tô chức kinh tê của Chi nhánh vân tăng lên so với năm 2002
và phía NHN, & PTNT trong năm qua, tỷ giá mua chuyên khoản mà Chi nhánh ấn định có nhiều lúc cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn Đề thây rõ điều nay, chúng ta cần so sánh tỷ giá mua chuyển khoản USD của Chi nhánh với một ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn Đà Nẵng, đó là Ngân hàng Ngoại thương Đà Nang (VCB DN) TY GIA MUA (CHUYEN KHOAN USD) PVT: Dong Thoi diém NHN,DN ° VCB-DN Mức cao hơn của NHN,ĐN 01.01.03 15.083 15.083 0 01.02.03 15.124 15.124 0 01.03.03 15.141 15.141 0 01.04.03 15.193 15.193 0 01.05.03 15.223 15.223 0 01.06.03 15.225 15.225 0 01.07.03 15.296 15.273 23 01.08.03 15.326 15.325 1 01.09.03 15.331 15.330 1 01.10.03 15.346 15.344 2 01.11.03 15.364 15.362 2 01.12.03 15.390 15.388 2
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng vào nửa cuối năm 2003 tỷ giá mua USD chuyển khoản của Chi nhánh thường cao hơn so với VCB-ĐN cũng như các ngân hàng khác trên
địa bàn Nhờ đó mà NHN,ĐÐN đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến bán ngoại tệ cho
Chỉ nhánh
Bến cạnh đó, bản thân NHN,ĐN cũng đã có những nỗ lực rất lớn để đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán quốc tế, rút ngắn thời gian thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn Nhờ đó mà quy mơ hoạt động và uy tín NHN,ĐÐN ngày càng được mở rộng và nâng cao Từ đó Chi nhánh đã thu hút them được nhiều khách hàng là các tô chức kinh tẾ có
hoạt động xuất khâu đến với Chi nhánh
Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của Chỉ nhánh là NHN,ĐN Đây là đối tượng quan trọng thứ hai trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ NHN,VN luôn chiếm tỷ trọng cao thứ hai, chỉ sau các tô chức kinh tế Trong hai năm qua lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ NHN,VN luôn chiếm hơn
1⁄4 tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Bảng số liệu trên cho ta thấy, doanh số
Trang 22nhánh phải tăng lượng ngoại tệ mua từ NHN,VN, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ bán ra Việc Chi nhánh mua ngoại tệ từ NHN,TW là nhăm cân doi trang thai ngoai té cho Chi nhanh,
từ đó hạn chê được rủi ro về tỷ giá cho Chi nhánh Điêu này được giả thích như sau: - Trong quá trình mua bán ngoại tệ, đôi khi khách hàng của Chi nhánh cần mua
một lượng ngoại tệ rất lớn, lớn hơn cả lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các
khách hàng khác Để phục vụ tốt khách hàng, giữ khách và tạo uy tín cho mình Chỉ nhánh cũng đồng ý bán cho khách hàng Như vậy, để có đủ ngoại tệ bán cho khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất thì ngoài lượng ngoại tệ mua vào Chi nhánh còn phải lấy them ngoại tệ của mình đề bán cho khách hàng Sau khi bán như vậy, Chỉ nhánh sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ Ở trạng thái này, rủi ro tỷ giá sẽ tiềm tàng đối với Chi nhánh Nếu tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh ngoại tệ của Chỉ nhánh
Nhưng Chỉ nhánh không phải là một tổ chức đàu cơ mà là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động với tư cách là một người trung gian mau di ban lại ngoại tệ cho khách
hàng và qua đó thu lợi nhuận Vì vậy, Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháp hạn chế rủi ro
đến mức thấp nhất Khi ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ thì Chi nhánh sẽ mua ngoại tệ từ
NHN,VN đề cân bằng trạng thái ngoại tệ Thong thường tỷ giá mua bán ngoại tệ mà
NHN,ĐN ấn định thường cao hơn hoặc bằng tỷ giá mua bán của NHN,VN Nếu Chi
nhánh phải mua ngoại tệ từ NHN.,TW, mà tỷ giá bán của NHN,TW sẽ bán ngoại tệ cho Chỉ nhánh với giá thấp hơn tỷ giá bán NHN,VN công bó Nhờ đó, Chi nhánh vẫn có lợi từ sự chênh lệch tỷ giá
Tóm lại, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh với NHN,VN tăng lên trong năm 2003 là do nhu câu bán ngoại tệ của Chi nhánh trong năm này tăng cao Mục đích chính
của Chi nhánh trong việc mua ngoại tệ từ NHN,TW là đề thực hiện căn băng trạng thái ngoại tệ
Đối tượng tiếp theo trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh là các cá nhân Đối tượng này bao gồm kiều hối, khách du lịch quốc tế và dân cư Bảng số liệu trên cho thấy trong năm 2003 lượng ngoại tệ mà mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân đã tăng 49% so với năm 2002 (tức 2.830 nghìn USD) Sỡ dĩ như vậy là vì lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua từ các câ nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Trong hai năm qua tỷ trọng của lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Vì vậy lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân không phải là trọng tâm trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh Sự tăng lên của lượng ngoại tệ mua từ các cá nhân cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Sự tăng lên của lượng ngoại tệ này trong hai năm qua là do các nguyên nhân sau:
- Sự tăng lên này trước hết là do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua qua kiều hối
tăng mạnh so với năm 2002 Nếu năm 2002 lượng ngoại tệ mua qua kiều hối chỉ đạt mức
2.202 nghìn USD thì sang năm 2003 đã tăng lên mức 3.005 nghìn USD (tăng 36%)
Lượng ngoại tệ Chỉ nhánh mua từ kiều hối tăng chủ yếu là do lượng kiều hối từ nước
ngoài chuyên về qua Chỉ nhánh tăng mạnh trong năm 2003 Đối với Chỉ nhánh thì lượng kiều hối từ Mỹ luôn chiếm ty trong cao nhat (gan 50%) Những biến động của lượng kiều hối từ Mỹ sẽ gây ra những biến động cho tổng lượng kiều hối chuyền về qua Chi nhánh
Trong năm 2002, lượng kiều hối chuyên về từ Mỹ giám mạnh, chủ yếu 1a do anh
Trang 23nhất là khi chỉ số thất nghiệp của Mỹ tăng lên trên 5% vào các tháng cuối năm 2002 Trong bối cảnh đó, số tiền họ gửi về cho người than ở trong nước đã giảm mạnh so với bình thường Sang năm 2003, ảnh hưởng của sự kiện 11/9 qua đi, nền kinh tế Mỹ có dấu
hiệu phục hồi trở lại Do đó, lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh trong năm 2003
tăng mạnh so với năm 2002 Tổng lượng kiều hối chuyển về qua Chi nhánh cũng tăng lên Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối cũng tăng theo
Bên cạnh nguyên nhân trên thì tỷ giá cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ kiều hối và dân cư tăng lên trong năm 2003 Trong năm 2003, tỷ giá do NHNN công bố đã gần hơn so với thị trường tự do Tỷ giá trên thị trường tự do thường cao hơn từ 30 — 40đ so với tỷ giá của NHNN công bó Vì vậy, tỷ giá do các
ngân hàng ân định đã tiến gần hơn với tỷ giá trên thị trường tự do Như đã nói ở phần
trước, tỷ giá mua chuyển khoản cũng như tỷ goá mua tiền mặt của NHN,ÐN công bố thường cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn Do vậy, khi nhận kiều hối nhiều người đã bán trực tiếp cho ngân hàng chứ không bán cho thị trường tự do Với tỷ giá như
trén thi Chi nhánh cũng đã thu hút được nhiều người dân đến bán ngoại tệ cho Chi nhánh
Như đã nói ở phần trước, tý lệ tăng giá của USD so với VND trong năm 2002 là tương đối thấp (chỉ 2,1%) Do đó, tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân chúng cũng không còn Mặt khác, trong năm 2002 vừa qua thì lãi suất huy động USD liên tục giảm trong khi đó lãi suất huy động VND lai tang cao Khi lai suat huy động USD thấp và ty lệ tăng giá USD thấp thì nhiều người nhận thấy gửi tiết kiệm bằng USD không có lợi bằng gởi tiết kiệm VND Do đó, nhiều khách hàng cá nhân đã bán các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng USD cho Chi nhánh để chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VND Nhờ đó doanh số mua
ngoại tệ từ cá nhân được tăng lên
Huy động mua ngoại tệ từ cá nhân của Chi nhánh còn được thực hiện tại các bàn thu đổi ngoại tệ Trong năm 2003, Chi nhánh đã mở rộng thêm mạng lưới bàn thu đổi
ngoại tệ tại chợ Hàn và Siêu thị Đà Nẵng Mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ được mở rộng sẽ giảm bớt tâm lý ngại đi xa, và giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng Nhờ đó Chi nhánh có thể thu hút thêm được khách hàng cá nhân đến đổi ngoại tệ với Chi nhánh
Trong năm 2003 vừa qua, ngành du lịch của thành phó Đà Nẵng đã đạt mức tăng trưởng khá cao (10,57%) Lượng khách du lịch quốc tế đến với thành phó trong năm 2003 cũng tăng cao so với năm 2002 Khách du lịch quốc tế khi có nhu cầu sử dụng VND thì họ thường đến đổi ngoại tệ tại ngân hàng chứ không đến các tiệm vàng Với quy mô và uy tín của mình thì NHN,ĐN cũng đã thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến
đổi ngoại tệ tại Chi nhánh
Các nguyên nhân trên đã giải thích rõ sự tăng lên của lượng ngoại tệ Chi nhánh mua từ cá nhân trong hai năm qua Nhưng tỷ trọng của lượng ngoại tệ này quá nhỏ nên sự tăng lên của nó cũng không ảnh hưởng đến tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chỉ nhánh Như vậy sự tăng lên của tông lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh trong hai năm chủ yếu là do lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và từ NHN,VN tăng mạnh
b Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian:
Việc phân tích tình hình mua ngoại tệ theo thời gian sẽ cho chúng ta thấy được sự tăng lên và giảm xuông của doanh sô mua ngoại tệ trong năm, từ đó thây được tính thời
Trang 24theo từng quý thường có biến động khác nhau, bởi nó phụ thuộc vào tính thời vụ của chu kỳ sản xuât kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn
TÌNH HÌNH MUA NGOẠI TỆ THEO THỜI GIAN DVT: 1.000 USD
Nam 2001 Nam 2002 Nam 2003
Quy Doanh sé Ty (a Doanh sé Tàn Doanh số Tu I 4.700 14,4 7.425 18,1 8.780 16,5 Il 9.750 29,8 12.750 31,1 15.130 28,4 Il 10.700 32,7 11.500 28,1 17.365 32,6 IV 7.550 23,1 9.300 22,7 12.000 22,5 Tong 32.700 100 40.975 100 53.275 100 Gọi dị là doanh số mua ngoại tệ bình quan cua quy i (i = 1,4) n Dy = i=l d, n
Xij : Doanh số mua ngoại tệ trong quý i cua năm j
j :j= In (n: số năm nghiên cứu)
đ là doanh số mua ngoại tệ bình quân 4 quý trong năm d = i=l 4 ce hae 2 d
€ị : là hệ sô thời vụ của quý 1: e= a
Nam Nam Nam - Quy 2001 2002 2003 a *y di ei I 4.700 7.425 8.780 20.905 6968,3 0,66 II 9.750 12.750 15.130 37.630 12543,3 1,19 I 10.700 11.500 17.365 39.565 131883 1,25 IV 7.550 9.300 12.000 28.850 9616,7 0,9 Tổng 32.700 40.975 53.275 d=10579,2
Như phân tích ở phần trước, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được từ các tổ
chức kinh tế, nhất là các đơn vị có hoạt động xuất khâu luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn
Vì vậy, những biến động trong hoạt động xuất khâu của các đơn vị này sẽ gây ra những
Trang 25tính thời vụ Qua bang số liệu trên ta thấy, lượng ngoại tệ mua vào tăng dần từ đầu năm,
đến cuối năm thì giảm
Vào quý I, đây là thời gian mà nguồn hàng của một số ngành lưu thong, vì mới hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ tết Lượng ngoại tệ mua được trong quý này chủ yêu là các doanh nghiệp may mặc, thủ công, mỹ nghệ, gia công chế biến cho nước ngoài Vì vậy, lượng ngoại tệ của Chi nhánh mua được trong quý này không nhiều như các quý khác
Quý II và II đây là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng bởi các Công ty có nguồn hàng ddi dao dé xuat đi các nước Vi vay, lượng ngoại tệ mua vào từ hai quý này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngoại tệ mua vào của cả năm Mặt khác, đây là mùa du lịch chính của thành phó, vì vậy khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong hai quý này cũng cao hơn so với các quý khác Điều này cũng góp phan làm lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong hai quý này cao hơn hắn các quý khác Đến quý IV thì lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh giảm mạnh Vì đây là thời gian chuẩn bị chu những dịp tiêu dùng lớn trong năm như: Noel, Tết Tây, Tết Nguyên
đán Do đó, các đơn vị xuất nhập khẩu cần nhiều ngoại tỆ dé mua hàng, mua nguyên liệu
dé chuân bị cho các địp tiêu dùng này Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua được thấp hơn so với các quý II và III Bên cạnh đó, tỷ giá trong quý IV thường có xu hướng tăng mạnh hơn so với các quý khác trong năm Vì vậy, nguồn ngoại tệ mà khách hàng thu được từ hoạt động xuất khâu thường được họ giữ lại Việc tỷ giá tăng mạnh trong quý IV hằng năm đã tạo ra tâm lý găm giữ ngoại tệ vào cuối năm Mặt khác, vào quý IV lượng Việt Kiều về thăm quê hương ăn Tết nhiều hơn, nên lượng kiều hối gửi qua ngân hàng cũng giảm Quý IV cũng không phải là mùa khai thác du lịch chính ở Đà Nẵng Vì vậy, lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng cũng giảm so với quý II và III Đây cũng là yếu tô góp phần làm cho doanh số mua ngoại tệ của NHN,ĐÐN giảm trong quý IV
Qua quá trình phân tích trên ta thấy lượng ngoại mua vào của Chỉ nhánh trong quý I và IV thường ít hơn nhiều so với quý II và III Lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu đùng trên địa bàn nên rất mạng tính thời vụ Chỉ số thời vụ đã cho ta thấy rõ hơn về tính thời vụ trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh Chỉ số thời vụ của quý II và quý III thì lớn hơn một Điều
đó cho thấy rằng, quý II và III là khoản thời gian mà hoạt động mua ngoại tệ của Chỉ
nhánh diễn ra rất mạnh Ngược lại chỉ số thời vụ của quý I và quý IV lại nhỏ hơn một Như vậy, quý I và IV không phải là thời gian chính trong hoạt động mua ngoại tệ của Chi
nhánh Tóm lại, hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh sẽ diễn ra mạnh vào quý II và quý
II và lượng ngoại tệ mua được sẽ giảm vào quý I và quý IV Việc phân tích hoạt động mua ngoại tệ theo thời gian, sẽ là cơ sở đề Chi nhánh lập kế hoạch mua ngoại tệ và dự đoán trước lượng ngoại tệ mua vào Từ đó có những chuẩn bị để quá trình mua ngoại tỆ được thuận lợi, tìm trước khách hàng cho đầu ra nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá
c Phân tích tình hình mua ngoại tệ theo chủng loại:
Các loại ngoại tệ mà NHN,ĐÐĐN mua vào rất đa dạng Tiêu biểu có một số loại ngoại tệ sau: USD, FRF, DEM, JPY, EUR, GBP và các loại ngoại tệ khác Để thuận tiện cho quá trình phân tích thì doanh số mua vào của các loại ngoại tệ được tính sang một
Trang 26bảng số liệu phản ảnh tình hình mua ngoại tệ theo chủng loại (đã quy đối ra USD) của
Chi nhánh NHN.DN, trong giai đoạn 2001 — 2003
Loại Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Ngoại tệ | Số lượng | Ty trong Số lượng | Ty trong Số lượng | Ty trong USD 28.050 85,8 33.890 82,7 42.890 80,5 FRF 1.600 4,9 1.310 3,2 X X DEM 950 2,9 690 1,7 X X EUR X X 2.540 6,2 7.030 13,2 GBP 720 2,2 820 2,0 1.010 1,9 JPY 1.020 3,1 1.310 3,2 1.760 3,3 USD # 360 1,1 415 1,0 585 1,1 TONG 32.700 100 40.975 100 53.275 100
Qua bang số liệu trên ta thấy, đồng USD là loại ngoại tệ được NHN,ÐN mua vào
nhiều nhất Trong 3 năm qua từ 2001 - 2003, đông USD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tông lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Điều này cũng dễ hiểu, vì từ trước đến nay đồng USD luôn có vai trò quan trọng trong mua bán quốc tế Nó thường được xem là đồng tiền chủ đạo và chiếm vị trí độc tơn trong thanh tốn quốc tế Mặt khác, đối với nước ta khi mà đồng nội tệ (VND) chưa thể tự đo chuyển đổi trong các giao dịch ngoại thương thì đồng USD càng được sử dụng phổ biến hơn Như vậy, với sức mạnh vốn có trong giao dịch thanh toán quốc tế của mình, đồng USD đã mặc nhiên trở thành đồng tiền chủ đạo trong giao dịch mua bán ngoại tệ
Trong 3 năm qua, mặc dù doanh số mua USD liên tục tăng về mặt tuyệt đối, nhưng nó lại giảm xuông về mặt tỷ trọng Điều này cho thấy rằng đồng USD đang giảm dần vai trò hàng đầu của nó trong doanh số ngoại tệ mua vào của Chỉ nhánh Cũng trong 3 năm qua doanh số mua EUR của Chi nhánh đã tăng lên một cách mạnh mẽ và rõ rệt Chính sự tăng lên của doanh số mua EUR đã làm cho tỷ trọng USD giảm Sự tăng lên của EUR trong thời gian qua có thể là do các nguyên nhân sau:
Chính đồng EUR đang dần dần trở nên phổ biến hơn trong giao dịch thanh toán
quốc tế, nhất là giao dịch với các nước Châu Âu Đặc biệt từ năm 2002 khi mà đồng EUR
chính thức thay thế hoàn toàn đồng tiền của các nước tham gia đồng tiền chung Châu Âu, thì đồng EUR mua vào của Chi nhánh ngày càng tăng, chỉ xếp thứ hai sau đồng USD
Mặc dù xếp thứ hai nhưng đồng EUR vẫn còn cách khá xa so với đồng USD
Đối với các đồng tiền khác được xếp vào loại USD khác như: SGD, HKD, AUD, CAD thì nó chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng ngoại tệ mua vào của Chỉ nhánh Tỷ trọng của nó trong tông ngoại tệ mua vào của Chi nhánh là rất thấp, chừng 1% Trong 3 năm qua, USD khác luôn duy trì một mức tỷ trọng ồn định xoay quanh mức 1% Vì vậy, cùng với sự tăng lên của tông lượng ngoại tệ mua vào thì lượng USD khác mua vào cua Chi nhánh cũng tăng lên đều đặng về số tuyệt đối trong 3 năm qua
Trang 27Tom lại, NHN,ĐÐĐN là một ngân hàng mạnh về kinh doanh ngoại tệ, Chi nhánh có thể mua hầu như là tất cả các loại ngoại tệ mà các loại ngoại tệ mà các tổ chức, dân cư muốn bán Việc mua được nhều loại ngoại tệ sẽ giúp chi Chi nhánh có được lượng dự trữ ngoại tệ đa dạng Từ đó Chi nhánh sẽ có được sự thuận lợi trong việc đa dạng hoá kinh
doanh ngoại tệ và giảm bớt rủi roc ho Chi nhánh khi có biến động tỷ giá Và việc mua
nhiều loại ngoại tệ sẽ là một lợi thế của Chi nhánh trong công việc cạnh tranh với các
ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ, cũng như thu hút them khách hàng mới
3 Phân Tích Tình Hình Bán Ngoại Tệ Tại NHN,ĐÐN: a Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo đối tượng:
Việc bán ngoại tệ của ngân hàng bị quản lý rất chặt chẽ bởi các quy định của Nhà nước Các đôi tượng mà ngân hàng được phép bán ngoại tệ là rât hạn chê Nêu hoạt động
mua ngoại tệ của ngân hàng là từ mọi đôi tượng ngoại tệ thì hoạt động bán ngoại tệ của ngân hàng thì chỉ được giới hạn cho một số đối tượng nhất định Nhín chung, chúng ta có thê chia các đôi tượng mà NHN,ĐÐN được phép bán ngoại tệ thành 3 loại đôi tượng sau:
- _ Tổ chức kinh tế: chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu
- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHN, & PTNT VN) - Các cá nhân: chủ yếu là công dân Việt Nam đi du học, công tác, định cư ở nước ngoài TINH HiNH BAN NGOAI TE THEO DOI TƯỢNG „ Năm 2002 Năm 2003 So sánh
Đôi tượng So Ty So Ty Mức độ Tôc độ
lượng trọng | lượng | trọng | tăng (giảm) | tăng (giảm)
Tô chức kinh tê 34.260 90,7% | 46.620 92% 12.360 36,1%
NHN,VN 2.380 6,3% 2.735 5,4% 355 14,9%
Cá nhân 1.135 3,0 % 1.320 2,6% 185 16,3%
Tổng cộng 37.775 100%(| 50.675| 100% 12.900 34,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối tượng chủ yếu được NHN,DN bán ngoại tệ
là các tổ chức kinh tế Doanh số ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong 2 năm qua đều chiếm hơn 90% doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh Hai đối tượng còn lại chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%), trong đó chủ yếu là bán cho NHN,VN Còn lượng ngoại tệ bán cho các cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất, không quá 3% ngoại tệ bán ra của Chi nhanh Nhu vay, với một mức tỷ trọng cao tuyệt đối (hơn 90%), thì các tô chức kinh tế là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhật trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh
Những biến động của lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến
tổng lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh
Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà NHN,ĐÐN bán cho các tổ chức kinh tế tăng lên cả về tỷ trọng và sô tuyệt ‹ đối Tỷ trọng từ 90,7% năm 2002 tăng lên 92% năm 2003
Lượng ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế trong năm 2002 tăng 36,1% (tức tăng 12.360
Trang 28Về mặt khách quan là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng luôn đạt mức cao trong hai năm qua Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng như nguyên liệu trên địa bàn cũng tăng mạnh trong hai năm qua Điều này có thể nhận thấy qua kim ngạch nhập khâu trên địa bàn tăng lên trong hai năm Nếu năm 2002 kim ngạch nhập khâu của thành phố là 375.142 nghìn USD thì sang năm 2003 kim ngạch nhập khâu của thành phố là 383.900 nghìn USD, tăng 8.758 nghìn USD đạt tốc độ tăng là 2,3% Do vậy, nhu câu mua ngoại tệ dé thanh toán tiền hàng nhập khâu của các tổ chức kinh tế tăng lên Bản
than NHN,VN có rất nhiều khách hàng mà nhu cầu nhập khẩu của họ trong năm 2003 là
rất lớn như: Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Dệt Hoà Thọ Mặt khác, trong năm
2003 doanh số cho vay ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên so với năm 2002 (tăng 12,1%)
Vì vậy, nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng đề trả nợ Chi nhánh cũng tăng lên Do vậy, doanh số bán ngoại tệ cho các tô chức kinh tế của Chi nhánh tăng lên trong hai năm qua
Về mặt chủ quan thì do những nỗ lực của bản than NHN,ĐN mà quy mô hoạt động, cũng như uy tin cua Chi nhánh ngày càng được nang cao Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng được chú trọng phát triển Vì vậy, trong 2 năm qua Chi nhánh đã không ngừng giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút them được khách hàng mới, có cả các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu
Mặt khác, trong nhiều năm qua tỷ giá USD/VND luôn diễn biến theo xu hướng tăng lên Vì vậy, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua ngoại tệ họ thường tích cực thực hiện việc mua ngoại tệ, càng sớm càng tốt Vì nếu để lâu sẽ không có lợi cho doanh
nghiệp do tỷ giá tăng
Tóm lại, các nguyên nhân trên đã giải thích cho sự tăng lên của lượng ngoại tệ bán cho các tô chức kinh tê trong năm 2003 Chính sự tăng lên này là nhân tô chính làm cho tông lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh tăng lên trang năm 2003
Trong hai năm qua, mặc dù lượng ngoại tệ mà NHN,ĐÐN bán cho NHN,VN có
giảm về mặt tỷ trọng (từ 6,3% xuống 5,4%) nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối Năm 2003 lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN,VN tăng 355 nghìn USD tức tăng 14,9% so
với năm 2002 Việc NHN,ÐN bán ngoại tệ cho NHN,VN chủ yếu là nhằm cân đối ngoại
tệ chi Chi nhánh và cho toàn hệ thống BIDV Trong quá trình mua bán ngoại tệ, cũng có những lúc ngoại tệ Chỉ nhánh mua vào là rất lớn nhưng lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán
ra cho khách hàng lại rất thấp Vào những lúc như vậy, Chi nhánh sẽ rơi vào tình trạng dư
thừa ngoại tệ Với xu hướng tý giá luôn tăng lên như hiện nay thì Chi nhánh sẽ được lợi khi ở tình trạng dư thừa ngoại tệ Nhưng cũng vào lúc này, có thể có một số Chỉ nhánh NHN, khác dang ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ Vì vậy, Chi nhánh phải ban bớt lượng
ngoại tệ dư thừa này cho NHN,VN đề thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ cho Chi
nhánh và cho hệ thống trong cả nước
Trong năm 2003, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho NHN,VN tăng lên so với năm 2002, sự tăng lên này chủ yếu là do doanh số ngoại tỆ mua vào của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2003, nhất là doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế (tăng 6050 nghìn USD) Vì vậy, trong năm 2003 những thời điểm Chi nhánh dư thừa ngoại tệ sẽ xuất hiện nhiều hơn và khối lượng ngoại tệ dư thừa cũng lớn hơn so với năm 2002 Do đó, lượng
Trang 29Cũng trong hai năm qua, lượng ngoại tệ mà NHN,ĐÐN bán cho các cá nhân là nhỏ
nhất Doanh số ngoại tệ bán cho cá nhân trong năm 2002 là: 1135 nghìn USD, năm 2003 là: 1320 nghìn USD Như vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh bán cho các cá nhân trong năm 2003 tăng 16,3% so với năm 2002, tức tăng I§5 nghìn USD Sự tăng lên này là do trong năm 2003 số người dân xuất cảnh ra nước ngoài tăng so với năm 2002, trong đó du học sinh là đối tượng chủ yếu Mặt khác, do quy mô và uy tín của NHN,ĐN ngày càng được nâng cao, nên Chi nhánh đã thu hút được nhiều người có con du học nước ngoài mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh và chuyển hối ra nước ngoài Những người này
thường mua ngoại tệ của Chi nhánh dé thực hiện chuyên hối, do đó lượng ngoại tệ Chi
nhánh bán cho các cá nhân tăng lên trang hai năm
b Phân tích tình hình bán ngoại tệ theo thời gian:
Nhu cầu ngoại tệ của nên kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất nhập khẩu Đề thay được sự biến động lên xuống của doanh số
bán ngoại tệ trong một năm tại Chi nhánh NHN,ĐÐN, thì chúng ta cần phan tich tinh hinh ban ngoại tệ theo thời gian của Chi nhánh Sau đây là tình hình bán ngoại tệ theo quý của NHN,ĐN trong 3 năm qua, từ 2001 — 2003
* Tình hình bán ngoại tệ theo thời gian:
Quý Z Nam 2001 : Năm 2002 7 Nam 2003
Sô lượng | Tỷ trọng | Sôlượng | Tỷ trọng | Sô lượng | Tỷ trọng I 10150 33,5 11670 30,9 16270 32,1 II 5790 19,1 7740 20,5 9530 18,8 1H 3480 11,5 4570 12,1 5625 11,1 IV 10880 35,9 13795 36,5 19250 38,0 T cộng 30300 100 37775 100 20675 100 Gọi d; là doanh số bán ngoại tệ của quý bình quân của quý ¡ (¡ = 1,4) d,= Dx, jal
xy: Doanh số mua bán ngoại tệ trong quy i của năm j j= In (n: số năm nghiên cứu)
d: là doanh số mua ngoại tệ bình quân của 4 quý trong năm
Ya,
d= 4
Trang 30„ Năm Năm Năm y Quy 2001 2002 2003 dy a ° I I0I50| _11670| 16270 38090, 12696,7 1,28 0 5790| 7740| 9530 23060] 76867| 078 II 3480| 4570| 56235, 13675] 45583 0.46 IV 10880| 13795| 19250, 43925| 146417 1,48 d= 9895,9 T.cộng | 30300| 37775] 20675
Phần phân tích về đối tượng đã cho chúng ta thấy rằng, các tổ chức kinh tế, nhất là
các đơn vị có hoạt động nhập khẩu là đối tượng chính trong hoạt động bán ngoại tệ của
Chi nhánh Mà hoạt động nhập khẩu của các đơn vị này cũng có tính thời vụ Do đó, hoạt
động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có tinh thoi vu Bang số liệu trên cho ta thấy,
lượng ngoại tệ mà NHN,ĐÐĐN bán ra giảm dần từ đầu năm đến cuối năm thì tăng trở lại Trong quý I, Chi nhánh bán ra một lượng lớn ngoại tệ so với các quý khác trong năm, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhập khâu Các đơn vị này thường mua ngoại tệ đề thanh toán tiền hàng nhập khâu hay trả các khoản vay ngoại tệ của năm trước Quý I thường là thời gian mà các Công ty đã thu hồi được tiền hàng đã bán trong dịp Tết vừa qua Vì thế họ có nguồn đề mua ngoại tệ thanh toán cho các khoản phải trả của năm trước Mặt khác quý I cũng là thời gian chuẩn bị để mở đầu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới Đối với các đơn vị sản xuất phải nhập khẩu nguyên liệu thì quý I thường là thời điểm nhập nguyên liệu dé chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trong năm Vì vậy, các đơn vị này rất cần mua ngoại tệ để sử dụng cho việc nhập khẩu nguyên liệu Chính các nguyên nhân trên làm cho lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong quý I cao hơn các quý khác
Vào quý II và quý III việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã đi vào ồn định Đối với có đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khâu từ nước ngoài thì việc nhập các yếu tố đầu vào đã được chuẩn bị và thực hiện từ quý I Do đó, nhu cầu mua ngoại tệ để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu là không cao Mặt khác, trong quy II va III hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vi xuat nhap khau da di vao 6n dinh Cac don vị này đã có nguồn hàng nên hoạt động xuất khâu và nhập khâu thường diễn ra song song Do đó, trong hai quý này nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khâu của các đơn vị này cũng không nhiều Như vậy, lượng ngoại tệ mà NHN,ĐN bán ra trong quý II và III giám mạnh so với quý I Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong hai quý này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số ngoại tệ bán ra trong năm
Trang 31Tóm lại, lượng ngoại tệ bán ra của NHN,ĐÐN trong quý I và IV thường cao hắn
hơn so với quý II và III Hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng có những biến động
mang tính chất thời vụ Lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh bị phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Chỉ số thời vụ cho ta thấy rõ hơn tính thời vụ của hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh
Chỉ số thời vụ của quý I và IV là lớn hơn một như vậy quý I và IV là hai quý
chính trong hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh Ngược lại, chỉ số thời vụ của quý II va
II lại nhỏ hơn một như vậy quý II và III không phải là thời gian chính trong hoạt động bán ngoại tệ Như vậy, lượng ngoại tệ bán ra của Chi nhánh vào những tháng đầu năm và cuối năm thì cao hơn hắn so với những tháng giữa năm
Việc phân tích hoạt động bán ngoại tệ theo thời gian như trên sẽ giúp cho Chi
nhánh thuận lợi trong việc lập kế hoạch bán ngoại tỆ, chuẩn bị số lượng ngoại tệ bán ra và tìm trước nguồn ngoại tệ mua vào đề bán cho khách hàng Từ đó, Chi nhánh có thể hạn
chế được rủi ro về tỷ giá
4 Cân Đối Giữa Hoạt Động Mua Và Bán Ngoại Tệ Tai NHN,ĐN:
Qua các số liệu đã phân tích cho hoạt động mua và hoạt động bán ngọi tệ cua NHN,ĐÐĐN, chúng ta có thê lập bảng sô liệu đê cân đôi cho hoạt động mua bán ngoại tệ tai Chỉ nhánh NHN,ĐÐN như sau: * Tình hình mua bán ngoại tệ: Năm 2002 Năm 2003 Mua Bán Chênh lệch Mua Bán Chênh lệch 40975 37775 3200 53275 50675 2600
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong 2 năm qua không cân đối với nhau Trong 2 năm qua 2002 — 2003, lượng ngoại tệ
mà NHN,ĐÐĐN luôn lớn hơn lượng ngoại tệ bán ra Vì vậy, Chi nhánh luôn có một chênh
lệch dương Cả doanh số ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra của năm sau déy tăng lên so với năm trước Mức tăng lên của doanh số mua vào và doanh số bán ra cũng gần tương đương nhau nên mức chênh lệch ngoại tệ của Chi nhánh qua các năm tương
đối ồn định Vì vậy, nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chỉ
nhánh đã tăng lên đều đặn qua từng năm
Đề thấy rõ tình hình mua bán ngoại tệ tại NHN,ĐN, chúng ta cần xem xét tình hình mua bán ngoại tệ theo đôi tượng
Trang 32Đối với các tổ chức kinh tế hoạt động mua và bán ngoại tệ của Chi nhánh với các
tổ chức kinh tế thường mắt cân đối Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tổ chức kinh tế luôn nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các tô chức này Vì vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các tô chức kinh tế luôn có
mức chênh lệch âm trong 2 năm qua Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và
lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này đều tăng lên trong thời gian qua Nhưng mức tăng sản lượng ngoại tệ bán ra luôn cao hơn mức tăng của lượng ngoại tệ mua vào cá về số tuyệt đối và số tương đối Vì vậy, mức chênh lệch âm của doanh số mua bán ngoại tệ VỚI Các tổ chức kinh tế ngày càng tăng Hoạt động mua bán ngoại tệ cua Chi nhánh với các tổ chức kinh tế nagỳ càng mắt cân đối
Việc mua bán ngoại tệ của các tổ chức kinh tế chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu
xuất nhập khâu Trong 2 năm qua, thành phó Đà Nẵng luôn ở trong tình trạng nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu rất nhiều Sản phẩm xuất khẩu chu yêu của thành phố, là thuỷ hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng gia công chế biến cho nước ngoài Giá trị xuất khẩu của sản phẩm này không lớn Trong khi đó sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Đà Nẵng là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Đây là những mặt hàng có giá trị so với hàng xuất khẩu của Đà Nẵng Vì vậy kim ngạch nhập khâu của ta thường lớn hơn hắn so với kim ngạch xuất khâu Do đó, lượng ngoại tệ
của các đơn vị xuất khẩu thu về thường nhỏ hơn nhiều so với lượng ngoại tệ mà các đơn
vị nhập khâu cần mua để trả cho nước ngoài Như vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh
NHN,ĐN mua được từ các đơn vị xuất khẩu cũng nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đơn vị nhập khẩu Mặt khác, theo quy định kết hồi hiện nay thì các tô
chức kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu thì chỉ bán lại cho Ngân hàng 40% lượng ngoại tệ đó Vì vậy, lượng ngoại tệ mà Chỉ nhánh mua được từ các đơn vị xuất khâu, lại càng nhỏ hơn hắn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh cần bán cho các đợn vị nhập khẩu Chính điều này đã làm cho Chi nhánh có mức chênh lệch âm trong doanh số
mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế
Trong 2 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của thành phó, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 lại giảm so với năm 2002 Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của thành phó trong 2 năm qua tăng lên, năm sau cao hơn năm trước Vì vậy, lượng ngoại tệ mà các đợn vị nhập khâu cần mua có mức tăng lớn hơn nhiều so với mức tăng cuae lượng ngoại tệ mà
các đơn vị xuất khẩu thu về Do vậy, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các tổ chức
kinh tế cũng có mức tăng lớn hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các tô chức
kinh tế Chính vì vậy mà mức chênh lệch âm của doanh số mua bán ngoại tệ với các tổ
chức kinh té ngày càng tăng
Đối với NHN,VN hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với tổ chức này
thường bị mắt cân đối Khác với các tổ chức kinh tế, trong 2 năm qua, tình hình mua bán
ngoại tệ cua Chi nhánh với NHN,VN luôn có mức chênh lệch tưỡng đương Lượng ngoại
tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHN,VN luôn cao hơn hắn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho tổ chức này, lượng ngoại tệ mua vào thường gấp 5 lần lượng ngoại tệ bán ra Đồng thời qua bảng số liệu trên ta thấy rang, trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mua vào từ NHN,VN đã tăng lên rất mạnh, nhất là về số tuyệt đối, lượng ngoại tệ mua vào của năm 2003 luôn cao hơn hắn so với năm 2002 trong khi đó, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHN, VN có tăng lên nhưng rất nhỏ về mặt tuyệt đối Vì vậy, mức chênh lệch của doanh số mua bán ngoại tệ với NHN,VN ngày càng tăng cao Việc mua bán ngoại tệ của
Trang 33tệ Do lượng ngoại tệ mà Chi nhánh phải bán cho các tổ chức kinh tế lớn hơn rất nhiều so
với lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức này, vì vậy Chi nhánh phải mua một lượng lớn
ngoại tệ từ NHN,VN đề có đủ ngoại tệ bán ra cho các tổ chức kinh tế và cũng qua dé Chi nhánh thực hiện cân bằng trạng thái ngoại tệ Mặt khác, Chi nhánh chỉ bán ngoại tệ cho NHN,VN khi Chỉ nhánh ở trạng thái dư thừa ngoại tệ Do sự mắt cân đối rất lớn trong
hoạt động mua bánnt của Chi nhánh với các tổ chức kinh tế, nên Chi nhánh thường ở
trạng thái thiếu hụt ngoại tệ là chủ yếu, rất ít khi có trang thái dư thừa ngoại tệ Nếu Chi nhánh có xuất hiện trạng thái dư thừa thì NHN,VN nhỏ hơn rất nhiều so với lượng ngoại
tệ mà Chi nhánh cần mua ở tổ chức này
Như chúng ta đã thấy, trang những năm qua, hoạt đọng mua bán ngoại tệ của Chỉ nhánh với các tô chức kinh tế có mức chênh lệch âm của năm sau luôn cao hơn năm trước, tức là lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế ngày càng thiếu so với lượng ngoại tệ bán ra cho các tổ chức này Vì vậy, để cân bằng trạng thái ngoại tệ thi lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ NHN,VN ngày càng tăng lên Trong khi đó lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho NHN,VN có tăng lên nhưng mức tăng không đáng kê,
nhất là về số tuyệt đối Vì vậy nên doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHN,VN có
mức chênh lệch dương ngày càng lớn
Đối với các cá nhân doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tông doanh số mua bán ngoại tệ Tình hình mua bán ngoại tệ
của Chỉ nhánh với các cá nhân cũng bị mất cân đối theo hướng dư thừa ngoại tệ Lượng
ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân thường lớn hơn rất nhiều (gấp 5 lần) so
với lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán cho các đối tượng này Do đó, hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với các cá nhân cũng có mức chênh lệch dương Trong 2 năm qua mức chênh lệch dương này cũng có sự tăng lên rất nhiều
Đối với các ngân hàng hoạt động mua ngoại tệ diễn ra rất rộng, không phải chịu
nhiều kiểm soát, quản lý của pháp luật Ngân hàng có thể mua ngoại tệ từ mọi cá nhân trong khi đó, hoạt động bán ngoại tệ của Ngân hàng lại bị kiểm soát và quản lý rất chặt bởi các quy định của Ngân hàng Nha nước Ngân hàng chỉ được phép bán ngoại tệ cho một số ít đối tượng thực sự có nhu cầu về ngoại tệ và rất hạn chế về mặt số lượng Vì
vậy, lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào từ các cá nhân luôn nhiều hơn hắn so với lượng
ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra cho các đối tượng này
Trong 2 năm qua, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào từ các cá nhân có sự tăng
lên rất mạnh mẽ và đều đặn, nhất là về số tuyệt đối Trong khi đó, lượng ngoại tệ mà Chi
nhánh bán cho các đối tượng này lại không tăng lên nhiều Vì vậy, mức chênh lệch của doanh số mua bán ngoại tệ với các cá nhân cũng tăng lên rõ rệt và đều đặn
Tóm lại, qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, đối với Chi nhánh NHN,ĐÐN thì mức chênh lệch của mua bán ngoại tệ với NHN,VN và các cá nhân sẽ lớn hớn mức chênh lệch của mua bán ngoại tỆ với các tổ chức kinh tế (về mặt giá trị tuyệt đối) Như vậy, lượng ngoại tệ dư thừa từ hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh với NHN,VN và với các cá nhân không chỉ đủ để bù đắp cho lượng ngoại tệ thiếu hụt từ mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tẾ, mà còn làm cho tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh luôn có
mức chênh lệch dương trong 2 năm qua Tức là hoạt động mua bán ngoại tệ cua Chi nhánh luôn đạt trạng thái dư thừa trong 2 năm qua
Trang 34ngoại tệ tại Chi nhánh NHN,ĐÐN, chúng ta cần phân tích tình hình mua bán ngoại tệ theo
thời gian của Chi nhánh, trong 2 năm 2002 — 2003 * Tình hình mua bán ngoại tệ theo thời gian
Quý Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
y Mua Bán C/l Mua Ban C/l Mua Ban C/l I 4700 | 10150 | -5450| 7425 | 11670} -4245 8780 | 16270 | -7490 H 9750| _ 5790| +3960 | 12750|_ 7740 | +5010 | 15130) 9530| +5600 Il 10700 | 3480 | +7220 | 11500 | 4570 | +6930} 17365 5625 | +11740 IV 7550 |_10880 -330 | 9300 | 13795 | -4495 | 12000| 19250 | -7250 Tổng | 32700 | 30300 | +2400 | 40975 | 37775 | +3200 | 53275 | 50675| +2600 * C/1: Chénh léch mua — ban
Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Trong quý II và III lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra luôn nhỏ hơn lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào Nhưng 6 quy I va IV thì hoàn toàn ngược lại, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào không đáp ứng đủ nhu cầu bán
ngoại tệ của Chi nhánh
Trong quý I, lượng ngoại tệ mà Chi nhánh bán ra luôn lớn hơn hắn lượng ngoại tệ
mua vào Lượng ngoại tệ bán ra thường gấp 2 lần lượng ngoại tệ mua vào Do đó, hoạt
động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong quý I luôn có mức chênh lệch 4m, Chi nhánh bị mắt cân đối trong hoạt động mua bán ngoại tệ
Quy I, la thời gian một số ngành hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguồn hàng
chưa được khai thác tối đa Lượng ngoại tệ thu về của thành phố không nhiều Nhưng
quý I cũng là thời gian để các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập hàng để chuẩn bị cho một
chu kỳ sản xuất kinh doanh mới Do đo nhu cầu ngoại tệ của các đơn vị này rất lớn Vì vậy mà lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra luôn nhiều hơn hắn so với lượng ngoại tệ mà Chi
nhánh mua vào
Đến quý II và III thì tình hình ngược lại hoàn toàn so với quý I hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong hai quý này cũng bị mắt cân đối nhưng theo hướng dư
ngoại tệ lượng ngoại tệ Chi nhánh mua vào trong thời gian này lớn hơn nhiều so với
lượng ngoại tệ bán ra Do đó hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong hai quý này luôn có mức chênh lệch dương Quý II và III là thời gian mà hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi nổi, kim ngạch xuất khâu tăng lên vì các Công ty có nguồn hàng dồi dào để xuất khâu Lượng ngoại tệ mà các đơn vị xuất khâu thu về tăng lên nhiều Vì vậy doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh trong thời gian này tăng lên mạnh mẽ Nhưng trong quý II va III, nhu câu tiêu dùng của dân cư giảm so với quý Ï và đi vào ồn định Đối với các đơn vị có đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu thì đã được chuẩn bị từ quý I Do đó nhu cầu mua ngoại tỆ của các đơn vi trong hai quý này giảm mạnh Doanh sô bán ngoại tệ của Chi nhánh mua vào trong hai quý II và II luôn nhiều hơn hắn so với
lượng ngoại tệ Chi nhánh bán ra Chính vì vậy mà doanh số mua bán ngoại té cua Chi nhánh trong quý II và III luôn có mức chênh lệch dương Chi nhánh luôn dư ngoại tệ
Trang 35Đến quý IV thì tình hình mua bán ngoại tệ lại giống với quý I hoạt động mua bán ngoại tệ cảu Chỉ nhánh trong quý này thường bị mắt cân đối theo hướng thiếu hụt ngoại
tệ Lượng ngoại tệ mà Chi nhánh mua vào thường nhỏ hơn rất nhiều so với lượng ngoại
tệ Chi nhánh bán ra Vì vậy mức chênh lệch cua doanh số mua bán ngoại tệ trong quý IV luôn âm
Trong quý IV, nhu cầu nhập hàng hoá và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong các dịp Tết tăng lên, nên có hiện tượng cất trữ ngoại tệ để phục vụ cho việc nhập khâu Do đó, lượng ngoại tệ mà các đơn vị muốn bán giảm xuông, trong khi đó lượng ngoại tệ mà các đơn vị có nhu cầu mua tăng lên Vì vậy, trong quý IV lượng ngoại
tệ mà Chi nhánh mua vào luôn nhỏ hơn hắn so với lượng ngoại tệ bán ra Kết quả là hoạt
động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong quý IV luôn có mức chênh lệch âm
Qua quá trình phân tích trên ta thấy giữa lượng ngoại tệ mua vào và bán ra luôn có sự chênh lệch, cung cầu ngoại tệ ít khi gặp nhau Ở thời điểm đầu và cuối năm lương ngoại tệ Chi nhánh bán ra nhiều hơn là mua vào Nhưng vào các tháng giữa năm thì lượng ngoại tệ mua vào nhiều hơn lượng bán ra Nhìn chun, lượng ngoại tệ dư ra trong quý II và HI còn lớn hơn cả lượng ngoại tệ thiếu hụt trong quý I và IV Vì vậy mà trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh luôn ở tình trạng thái dư
thừa ngoại tệ Nhờ đó nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi
nhánh đã tăng lên trong 3 năm qua
5 Đánh Giá Hiệu Quả Cúa Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ Tại NHN,DN:
Mọi hoạt động kinh doanh đều nhằm đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận Trong
cơ chế thị trường hiện nay thì các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng đều nhằm
đến mục đích lợi nhuận Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHN,ĐÐN cũng có mục đích cuối cùng đó Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng đề đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đối với Chi nhánh NHN,DN thi that khó để xác định phần lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại Bởi vì bộ phận kinh doanh ngoại tệ
của Chỉ nhánh không được hoạch toán chỉ phí riêng, nên chúng ta rất khó xác định chi
phí của hoạt động kinh doanh ngoại tệ Do đó cũng khó xác định được lợi nhuận của hoạt
động này Vì vậy, dé đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ chúng ta chỉ
đánh giá dựa trên phần thu về từ kinh doanh ngoại tệ Chính phần chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua ngoại tệ sẽ tạo ra khoản thu về từ kinh doanh ngoại tệ Trong điều kiện
cạnh tranh gây gắt như hiện nay thì chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ thường rất nhỏ Do đó, phần thu về từ kinh doanh ngoại tệ cũng nhỏ hơn so với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Sau đây là kết quả của hoạt động kinh doanh khác
cua Ngân hàng Sau đây là kết quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tai Chi nhánh
NHN,ĐN trong 2 năm qua (2002 - 2003) * Kết quá về kinh doanh ngoại tệ:
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
1 Doanh sô mua vào 40975 53275
2 Doanh sô bán ra 37775 50675
3 Thu về từ kinh doanh ngoại tệ 567 (triệu đ) 760 (triệu đ)
Trang 36Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, cả doanh số ngoại tệ mua vào và doanh số ngoại tệ bán ra của Chi nhánh trong 2 năm qua đã tăng lên rât mạnh, năm sau luôn cao hơn hăn so với năm trước
Cũng theo xu hướng tăng lên này mà thu về từ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh trong | nam qua cting tang lên rất rõ rỆt Chúng ta biết rằng thu về từ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào doanh số ngoại tệ bán ra của Chi nhánh Trong 2
năm qua, doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh đã tăng lên rất mạnh mẽ, vì vậy mà thu về
tư kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh cũng tăng lên rất mạnh Điều này cho thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh trong thời gian qua đã được những kết quá
rat tot
Trong 2 năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã mang lại cho Chi nhánh một
khoản thu không nhỏ, khoản thu này sẽ góp phần làm nâng cao thu nhập của Chỉ nhánh Do đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh trong thời gian qua không chỉ đạt được hiệu quả cao mà còn góp phần làm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn Chỉ nhánh NHN.DN
6 Các Tác Động Của Hoạt Động Mua Bán Ngoại Tệ Đến Các Hoạt Động Kinh Doanh Khác Của Ngân Hàng:
a Tình hình huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng:
Tại NHN,ĐÐN vốn ngoại tệ mà Chi nhánh huy động bao gồm:
-_ Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền gửi của cá nhân, chủ yếu là loại có kỳ hạn
-_ Tiền gửi thanh toán: Chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức
tín dụng
- Vay tr NHN,VN
Sau đây là tình hình huy động vốn ngoại tệ của Chi nhánh trong 2 năm (2002 - 2003)
Trang 37* Tình hình huy động von ngoai té DVT: 1000USD Nam 2002 Nam 2003 So sánh o o “ ^ x ^ Đối tượng lượng Số Tỷ trọng lượng Số trọng Tỷ Mức độ tăng Toc độ tăng ` „ “ (%) _ (⁄) | giám (%) | gidm(%)
1 Tiên gửi tiêt kiệm 15360|_ 45,5 13345 39,1 - 2015 - 13,1 2 Tiền gửi thanh toán 6716 19,9 7045 20.7 +329 +4,9 3 Vay NHN,TW 11710| 34,6 13705|_ 40.2 + 1995 +17 Tổng cộng 33786 100 34095 100 +309 +0,9
Trong hai năm qua, lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Chi nhánh có Sự giảm sút về tỷ trọng và số tuyệt đối Tỷ trọng của nó giảm từ 45,5% năm 2001 xuống còn 39,1% năm 2003, lượng tiên gửi tiết kiệm ngoại tệ giảm 13,1%(tức giảm 2015 nghìn USA) so với năm 2002 Chúng ta biết rang, mục đích chính của người dân khi gửi tiền tiết kiệm là kiếm lời Vì vậy lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ ngoài nhân tố lãi suất thì sy tang gia của đồng ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến tiền lãi của ngoại tệ là hai nhân tố chính ảnh
hưởng đến lượng tiền gửi này khi sang VND Vì vậy, lãi suất và sự tăng giá của đồng
ngoại tệ là hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh
Trong năm 2003, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND tiên tục tăng cao (trên 7,0%) Trong khi đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (USD) lại lien tục giảm đến
mức rất thấp (dưới 2% năm) Một năm trước đó, năm 2002 đồng USD có tang gia so voi VND nhung muc tang không cao chỉ 3.9%) và mức tăng giá này có thể liên tục trong năm 2003 Như vậy, gửi tiền tiết kiệm bang VND sẽ có lựoi hơn so với gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ Vì vậy, trong năm 2003 nhiều người đã bán các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ cho Chi nhánh để chuyên sang gửi tiết kiệm bằng VND
Mặt khác, với tình hình lãi suất như trên thì khi nhận được kiều hối nếu người
nhận chưa có nhu cầu sử dụng thì họ sẽ không gửi tiết kiệm ngoại tệ mà bán lượng ngoại tệ này cho Chi nhánh để gửi tiết kiệm bằng VND Các nguyên nhân trên đã làm cho lượng ngoại tệ mà Chỉ nhánh mua được từ cá nhân tăng lên và đông thời lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Chỉ nhánh giảm xuống do cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ của Chính phủ, chắng hạn như: Các khoản thu ngoại tệ của dân cư như: kiều hối, lương trả băng ngoại tệ, phải thong qua Ngân hàng và họ chỉ nhận được bằng VND với tỷ giá tương ứng Như vậy, khách hàng phải bán số ngoại tệ này cho Ngân hàng, còn không thì gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất Còn đối với Chi nhánh, khi mua được lượng ngoại tệ từ các nguồn này thì lượng vốn huy động ngoại tệ cua Chi nhánh sẽ mat khoản ngoại tệ này Ngược lại khách hàng không muôn bán mà muốn gửi vào Ngân hàng thì sẽ ảnh
hưởng đến lượng ngoại tệ mua vào của Chi nhánh Cụ thể năm 2003, lượng ngoại tệ Chi
nhánh mua từ cá nhân tăng 2830 nghìn USD thì lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ giảm: 2015 nghìn USD
Trang 38thanh toán bằng ngoại tệ tại Chi nhánh tăng 4,9% so với năm 2002 (tức tăng 329 nghìn USD) Sự tăng lên này chủ yếu là do các khách hàng của Chi nhánh có quy mô hoạt động xuất nhập khâu ngày càng lớn, nên tiền gửi thanh toán ngoại tệ của họ tại Chi nhánh mua vào hay bán ra cũng ít nhiều bị ảnh hưởng
Bảng số liệu trên cũng cho thấy, lượng ngoại tệ Chi nhánh vay từ NHN,VN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn ngoại tệ huy động của Chi nhanh trong hai năm qua, lượng ngoại tệ Chi nhánh vay từ NHN,VN tăng mạnh cả về tỷ trọng va số tuyệt đối Tỷ trọng tăng từ 34,6% năm 2001 lên 40,2% năm 2003 Lượng ngoại tệ vay NHN,VN trong năm 2003 tăng 17% so với năm 2002 (tức tăng 1995 nghìn USD) Do lượng ngoại tệ huy
động từ tiền gửi tiết kiệm trong năm 2003 giảm sút so với năm 2002, nên Chỉ nhánh phải
tăng lượng ngoại tệ vay tir NHN,VN để bù đắp cho sự sụt giảm này
Trong hai năm qua, lượng ngoại tệ Chi nhánh huy động từ tiền gửi tiết kiệm giám mạnh Nhưng lượng ngoại tệ tăng lên từ vay NHN,VN và tiền gửi thanh toán cũng đã dư để bù đắp cho sự giảm sút của tiền gửi thanh toán Do đó tổng lượng ngoại tệ Chi nhánh huy động được trong năm 2003 có tăng lên so với năm 2002, dù mức tăng rat it (chưa qua 1%) Qua quá trình phân tích trên ta thấy, nguồn vốn ngoại tệ của NHN,ĐN được tạo nên chủ yếu từ lượng ngoại tệ huy động của Chi nhánh và lượng ngoại tệ mua vào của Chi
nhánh Mặc dù hoạt động mua bán ngoại tệ và huy động vốn ngoại tệ là hai hoạt động
khác nhau, song giữa chúng có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau b Tình hình cho vay ngoại tệ:
Hoạt động cho vay ngoại tệ cũng là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động
kinh doanh cua Ngân hàng Cũng như hoạt động cho vay bằng VND, hoạt động cho vay bằng ngoại tệ cũng mạng lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng Sau đây là tình hình cho vay ngoai té tai NHN,DN trong 2 nam (2002 - 2003) So sanh Chỉ tiêu Năm 2002 | Năm2003 Mức độ tăng | Tốc độ tăng giảm giảm Doanh số cho vay 28694 32163 3469 12,1% Doanh số thu nợ 27950 31985 4035 14,4% Dư nợ cho vay bình quân 9434 11507 2073 22%
Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều rất hạn chế về vốn kinh doanh Riêng đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khâu, thì càng gặp khó khăn vè vôn ngoại tệ Vì vay, các doanh nghiệp này rất cần vay ngoại tệ Hầu hết các doanh nghiệp nay ngoại tệ chủ yêu là đề nhập hàng hóa máy móc, thanh toán LIC V.V khi vay ngoại tệ, đa số các doanh nghiệp vay USD là chủ yêu vì đây là đồng tiền mạnh trong thương mại quốc tế
Trang 39suất gây ra Tương quan giữa lãi suất cho vay VND và lãi suất cho vay USD trong năm 2003 có nhiều thay đổi so với năm 2002
Trong năm 2002, lãi suất cho vay USD của Chi nhánh còn ở mức khá cao, khoảng 5% năm Trong khi đó, sự tăng giá của USD so với VND trong năm 2002 cũng lên đến 3,9% Do đó, lãi suất cho vay USD sau khi điều chỉnh mức độ giảm giá của VND cũng lên đến 8,9% năm (tính theo VND) Cũng trong năm 2002 nếu vay bằng VND thì các doanh nghiệp chỉ phái trả lãi ở mức 8-8,5%/năm với lượng tương quan lãi suất như trên thì khi có nhu cầu ngoại tệ, các doanh nghiệp sẽ chọn cách vay VND rồi mua USD hơn là
trực tiếp vay USD Do vậy, doanh số cho vay USD năm 2002 sẽ không cao như năm
2003
Trong năm 2003, lãi suất cho vay VND có xu hướng tăng cao trên 8,5% Trong khi đó, lãi suất cho vay USD lại liên tục giảm chỉ còn ở mức gần 3% năm Mặt khác đồng
USD lại tương đối ổn định trong năm chỉ tăng nhẹ (khoảng 2,1%) so với VND Vì vậy,
lãi suất cho vay USD sau khi điều chỉnh mức độ tăng giá của USD thì cũng chỉ đến mức 5,1⁄/năm (tính theo VND) Do đó, các doanh nghiệp khi có nhu cầu về USD thì họ thường vay USD chứ không chọn cách vay VND rôi mua USD như năm 2002 Thậm chí có một sô doanh nghiệp không có nhu câu mua ngoại tệ mà chỉ cần VND cũng chọn cách vay USD, sau đó bán USD lấy VND Chính những điều này đã thúc đẩy doanh số cho vay ngoại tệ tăng mạnh trong năm 2003 Và khi đến hạn trả nợ, nếu các đơn vị này không co nguôn thu ngoại tệ đề trả nợ thì họ phải mua ngoại tệ tại Chi nhánh dé trả ng cho Chi nhánh Do đó doanh số bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng tăng mạnh trong năm 2003
Trong hai năm qua thi doanh số thu nợ ngoại tệ và dư nợ cho vay bình quân bằng ngoại tệ cũng có sự tăng lên giống như doanh số cho vay ngoại tệ Doanh số thu nợ ngoại
tệ năm 2003 tăng 4035 nghìn USD so với năm 2002, đạt tốc độ tăng 14,4% Dự nợ cho
vay bình quân ngoại tệ tăng 22% (tức tăng 2073 nghìn USD)
Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy rằng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ
của NHN,ĐN cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động mua bán ngoại tệ của
Chi nhánh Ngược lại, hoạt động mua bán ngoại tệ cũng có những tác động đến cho vay ngoại tệ của Chi nhánh
c Tình hình thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ Nghiệp vụ này cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập không nhỏ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Chi nhánh NHN, DN đã thực hiện thanh toán quốc tế dưới nhiều phương thức khác nhau như: chuyển tiền, nhờ thu (D/A) (D/P); tín dụng chứng từ (L/C) Sau đây là tình hình thanh toán quốc tẾ của
NHN.PN trong hai năm qua (2002 - 2003) So sanh Chỉ tiêu Năm 2002 | Năm 2003 | Mức độ tăng | Tốc độ tăng giảm giảm Giá trị thanh toán quốc tế 80985 101210 + 20225 + 25%
Trang 40cầu về ngoại tệ để thanh toán cho người bán ở nước ngoài thì họ thường mua hay vay ngoại tệ của Chi nhánh Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán ngoại tệ của Chi nhánh Ngược lại, khi các doanh nghiệp có nguồn thu từ xuất khâu qua Chỉ nhánh thì Chi nhánh coe thể mua lại được toàn bộ số ngoại tệ này hay ít nhất cũng là phần ngoại tệ kết hối Như vậy, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua ngoại tệ của Chi nhánh Trong hai năm qua với sự tăng lên của kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Đà Nẵng thì giá trị thanh toán quốc tế của NHN,ĐN cũng tăng lên Năm 2002 giá trị thanh toán quốc tế của Chi nhánh là 80985 nghìn USD; năm 2003 giá trị này là 101210 nghìn USD (tăng 20225 nghìn USD) đạt tốc độ tăng 25% Sự tăng lên này sẽ làm cho cả nhu cầu mua ngoại tệ và nhu cầu bán ngoại tệ của Chi nhánh cũng tăng lên theo
Ngược lại hoạt động mua bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Bởi Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ của
khách hàng để thanh toán tiền hàng nhập khâu, nên việc trả nợ cho khách hàng cho nước ngoài được đúng hạn Mặt khác, Chi nhánh cũng mua các khoản ngoại tệ thu về của khách hàng một cách nhanh chóng, dé đáp ứng kịp thời nhu cầu VND của khách hàng Nhờ đó, khách hàng có thể nhanh chóng chuẩn bị nguồn hang dé tai san xuất, chuẩn bị
cho đợt xuất hàng tiếp theo Do đó, khách hàng đến thực hiện thanh toán quốc tế tại Chỉ nhánh ngày càng tăng, bởi họ có được sự thuận lợi trong hoặt động kinh doanh của
mình
Tóm lại, hoạt động mua bán ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế của Chỉ nhánh là hoạt động có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau
d Tình hình hoạt động vốn VND:
Huy động vốn là hoạt động rất quan trọng của ngân hàng, nhất là huy động , vốn 'VND Tại NHN,ÐN nguôn vôn VND mà Chi nhánh huy động bao gôm :
-_ Tiền gửi tiết kiệm: đây là loại tiền gửi của cá nhân, chủ yếu là loại có kỳ hạn -_ Tiền gửi thanh toán: chủ yếu là tiền gửi của các tô chức kinh tế và các tổ chức tín dụng - Vay từ NHNNVN Sau đây là tình hình huy động vốn của NHNNĐN trong hai năm của (2002-2003) TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÓN VND Năm 2002 Năm 2003 So sánh Chỉ tiêu Số lượng Tỷ Số lượng Tỷ Mức độ Toe độ trọng trọng tang tang 1 Tiên gửi tiêt kiệm 676.650 46% | 634155 50%| 157.505 +33% 2 Tiền gửi thanh toán 317.080 30,6% | 358.800 28,3% 41.720 + 13,2% 3 Vay NHN,TW 242471 23.4% | 274.577 21,7% 32.106 + 13% Tống cộng 1.036.621 100% | 1.267.532, 100% | 231331 +22,3%