Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu
Trang 1Nếu như nói đến Tín dụng là chỉ nói đến sự chuyển giao vốn giữa các chủ thể với nhau, thì Tín dụng Tiêu dùng làm người ta nghĩ ngay đến mục đích của việc chuyển giao đó
Có thể nói đây là mảng nghiệp vụ của ngân hàng tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động, nhằm hỗ trợ họ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
Nhu cầu của con người ngày càng được tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội,kèm theo đó là hàng loạt các đòi hỏi cần được thoả mãn Khả năng tài chính trở thành yếu
tố rất quan trọng để tài trợ cho những nhu cầu đó, nhưng trong nhiều trường hợp nhu cầu tiêu dùng thường xuất hiện trước khi quỹ đầu tư cá nhân được hình thành Tức là có sự tách biệt về yếu tố thời gian đối với nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài chính của con người Khi đó người ta sử dụng Tín dụng Tiêu dùng như là sự ứng trước của quỹ đầu tư
cá nhân sẽ được hình thành trong tương lai để thoả mãn các nhu cầu trong hiện tại Chính
vì mục đích đó nên ngay từ khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương kích cầu bằng Cho Vay Tiêu Dùng và đươc thực hiện bởi các Ngân hàng Thương mại, thì loại hình này
đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người lao động
Tín dụng Tiêu dùng không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn mang ý nghĩa
xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động ngày một tốt hơn; đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ quan, doanh nghiệp, nơi họ làm việc; từ đó có thể tăng năng lực lao động và khả năng cống hiến cho xã hội Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hoá trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại, và với sự cạnh tranh gay gắt trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của các ngân hàng thì mảng Tíndụng Tiêu dùng được các ngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ nhằm hướng đến một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng mà trước đây chưa được khai thác
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với tình hình thực tế về Cho Vay Tiêu Dùng tại ngân hàng Á Châu ¬- chi nhánh Đà Nẵng, qua thời gian thực tập tại ngân hàng em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu ” Qua đó em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn hoạt động Cho Vay Tiêu Dùng của Ngân hàng
Nội dung đề tài gồm ba phần như sau:
Phần I: Ngân hàng Thương mại với hoạt động Cho Vay Tiêu Dùng
Phần II: Phân tích tình hình Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng
Phần III: Một số ý kiến nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác Cho Vay Tiêu
Dùng tại ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng
Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức thực tế còn ít ỏi, hy vọng sẽ nhận được sự góp
ý của cán bộ ngân hàng, các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 2I.>NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm Ngân hàng thương mại :
Theo Luật Tổ chức tín dụng số 02/97/QH 10 ngày 12/12/97 định nghĩa ngân hàng thươngmại là loại hình Tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
2 Chức năng của Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:
2.1 Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian :
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính khi ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần vay tiền hoặc làm môi giới cho người đầu tư
Nhận tiền gửi Cho vay
Uỷ thác đầu tư Đầu tư
Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại thực sự là một “ cầu nối” giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay Ở đây ngân hàng thương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay Ngân hàng thương mại góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả 3 bên trong quan hệ : Người gửi tiền, ngân hàng và người vay Thông qua chức năng này, ngân hàng thương mại thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
2.2 Ngân hàng thương mại vừa là thủ quỹ vừa là trung gian thanh toán của khách hàng :Trong quan hệ kinh doanh thương mại, nếu khối lượng giao dịch lớn thì việc thanh toán
sẽ gặp khó khăn và cần có một tổ chức đứng ra đảm nhiệm công việc này Ngân hàng thương mại đã đứng ra thực hiện công việc đó nên nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, an toàn và tiết kiệm chi phí Nó tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và khách hàng Vì vậy, quan hệ này đã tạo ra những tác động tích cực đối với tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Qua việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ thì ngân hàng đã trở thành thủ quỹ cho khách hàng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng tại ngân hàng Việc thanh toán giữa các khách hàng được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của nguời này sang tài khoản của người khác thông nghiệp vụ kế toán ngân hàng
2.3 Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền:
Ngân hàng thương mại ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó còn tạo tiền khi phát tín dụng Bút tệ hay tiền ghi sổ chỉ tạo ra khi phát tín dụng và thông qua tài khoản tại ngân hàng Nó không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thêí hiện trên tài khoản ngân hàng Thực chất bút tệ là tiền phi vật chất, ngoàinhững tính chất như tiền giấy là được sủ dụng trong thanh toán, qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền mà còn có những ưu điểm hơn tiền giấy,
đó là : an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận
Trang 3nhanh chóng, di chuyển dễ dàng, nó được sử dụng một cách phổ biến, điều này đã nói lênsức mua của đồng tiền ghi sổ hay bút tệ Quá trình tạo tiền ghi sổ của ngân hàng được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng 2.4 Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách tiền tệ
Hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu
sự quản lí chặt chẽ của ngân hàng trung ương về các mặt Đặc biệt, ngân hàng thương mại phải luôn luôn tuân theo các quyết định của ngân hàng trung ương về việc thực hiện chính sách tiền tệ, là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
3 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại
3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn :
Ngân hàng thương mại sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế Thành phần nguồn vốn gồm:
a.Vốn điều lệ và các quỹ :
Vốn điều lệ và các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn của ngân hàng, là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động
b.Vốn huy động :
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, được huy động từ dân cư
và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức: tiền gửi không kì hạn của đơn vị, cá nhân; tiền gửi tiết kiệm không kì hạn hoặc có kì hạn; phát hành kì phiếu, trái phiếu; các khoản tiền gửi khác
c.Vốn đi vay:
Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn , bao gồm:
- Vốn vay trong nước: vay ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại khác
- Vốn vay Ngân hàng nước ngoài
d.Vốn tiếp nhận:
Đây là các nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ Ngân Sách Nhà nước
để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh theođúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định
Trang 4Dự trữ bao gồm :dự trữ bắt buộc theo luật định mà ngân hàng thương mại phải gửi vào ngân hàng trung ương và các khoản tiền mà ngân hàng thương mại dự trữ để thanh toán ( tiền trong két ).
b.Cấp tín dụng ( Credit ):
Số nguồn vốn còn lại sau khi đã để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với ngân hàng
c.Đầu tư:
Đây là khoản mục mang lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng thương mại sau khoản mục cho vay Ngân hàng đầu tư dưới các hình thức : hùn vốn, mua cổ phần, cổ phiếu, mua trái phiếu chính phủ
d.Tài sản có khác:
Chủ yếu là tài sản cố định - cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động ngân hàng Ngoài ra còn có các khoản thuộc tài sản Có khác như : các khoản phải thu, các khoản khác 3.3 Các nghiệp vụ trung gian khác của ngân hàng :
Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phá triển hiện nay của Ngân hàng Thương mại Các hoạt động này gồm:
- Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng ( chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán )
- Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân chúng
- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý
- Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu v v
4 Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại:
4.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay :
- Cho vay ngắn hạn : Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn : Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết
bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh
- Cho vay dài hạn : Loại cho vay này có thời hạn trên 5 năm Tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn
4.2 Căn cứ theo tính chất đảm bảo của vốn vay :
- Tín dụng có đảm bảo không bằng tài sản: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào phương ánvay vốn khả thi, uy tín của bản thân khách hàng hoặc của người bảo lãnh
- Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn
Trang 54.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay :
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thì tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại sau :
- Tín dụng đầu tư kinh doanh: Được dùng để cấp phát vốn cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và kinh doanh
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như : Mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc như máy giặt, tủ lạnh
và các nhu cầu bình thường hàng ngày Đây là loại tín dụng có khả năng sinh lời khá lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
II NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng :
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng
1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
- Quy mô của từng hợp đồng vay nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suấtcho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
- Lãi suất cho vay tiêu dùng cao vì có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng do cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì Nó tăng lên trong thời kì nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai Ngược lại, việc vay mượn từ ngân hàng sẽ hạn chế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái
- Khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất Người tiêu dùng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất mà họ phải chịu
- Mức thu nhập và trình độ dân trí có tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng
- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay
2 Phân loại cho vay tiêu dùng:
2.1 Căn cứ vào mục đích vay:
- Cho vay tiêu dùng cư trú : Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú : Là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch
2.2 Căn cứ vào hình thức cho vay:
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp, bao gồm các phương thức:
- Cho vay trả theo định kì: Đây là phương thức cho vay mà trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp Ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được qui định khi cho vay Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoản cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách
Trang 6- Thấu chi : Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của mình vượt số dư có, tới một hạn mức đã được thoả thuận Nghiệp vụ này đòi hỏi khách hàng chỉ phải trả lãi số tiền mà mình đã sử dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận.
- Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân hàng có đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng Mỗi thẻ có một mức tín dụng nhất định và mức này có thể thay đổi tuỳ nhu cầu của khách và mức độ tín nhiệm của ngân hàng (tăng lên hoặc giảm xuống)
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Được hiểu là các hoạt động cho vay tiêu dùng qua việc ngân hàng mua các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá và do vậy nó chính làhình thức tài trợ bán trả góp của các ngân hàng thương mại
3 Một số qui định trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng
3.1 Thủ tục :
Các thủ tục do ngân hàng qui định thường bao gồm:
- Đơn vay vốn: thực chất là một lời đề nghị một khoản tín dụng định kì, vãng lai hoặc thẻ tín dụng, cùng với mục đích và thời hạn hoàn trả
- Các tài liệu liên quan tới thông tin về người vay và thuyết minh khoản tín dụng như :
• Tài liệu pháp lý: chứng minh thư, hộ khẩu cung cấp thông tin về quốc tịch, tuổi, nơi cư trú
• Các tài liệu thông tin về: nghề nghiệp, nguồn thu nhập, thu nhập hàng tháng, tình trạng gia đình, học vấn.v v
• Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng: nhu cầu chi phí; mức vốn tự có; nhu cầu tài trợ ( tổng số và chia ra từng kì hạn) Các tài liệu đảm bảo cho khoản tín dụng( nếu có),gồm các tài liệu chứng minh tài sản thế chấp, vật cầm cố, cam kết bảo lãnh hoặc các đảm bảo khác như tiền gửi hoặc vàng
3.2 Trình tự xét duyệt cho vay:
Các yếu tố mà ngân hàng tiến hành xem xét sau khi đã nhận đựơc thủ tục hợp lệ gồm:
a Năng lực vay của khách hàng :
Ngân hàng chỉ thực hiện quan hệ tín dụng tiêu dùng với những cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Không cho vay đối với người vị thành niên, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án, người rối loạn tâm thần
b Các yếu tố liên quan tới việc phê duyệt khoản tín dụng :
- Độ tin cậy của người vay: yếu tố này được xem xét thông qua:
• Hồ sơ quá khứ của khách hàng: cho biết thu nhập và chi tiêu bình quân, thói quen chi tiêu, chất lượng thanh toán séc, quan hệ vay trả, số lượng giao dịch
• Các nhận định thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người vay, thông qua thủ tục vay vốn
• Thông tin từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với khách hàng: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nội dung thanh toán, các quan hệ thanh toán với khách hàng liên quan
• Thông tin từ trung tâm thông tin rủi ro của NHNN và từ thị trường: dư luận CBCNV, dư luận xã hội, báo chí
• Thông tin giới thiệu về khách hàng của người đáng tin cậy cho một khách hàng mới
Trang 7- Mục đích sử dụng vốn vay: vốn vay phải được sử dụng hợp lí, điều đó cho phép khoản vay hoàn trả và phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng Ngân hàng không cho vay nếu mục đích không hợp pháp, đầu cơ hoặc không nêu được lý do vay mượn.
- Năng lực hoàn trả :đánh giá khả năng trong tương lai, người vay có các nguồn tài chính
để trả nợ hay không
Năng lực được đánh giá qua nhiều tiêu thức khác nhau: tuổi đời, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, số dư tài khoản tiết kiệm (nếu có), nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, sự ổn định thu nhập cũng như khả năng tháo vát của người vay
- Các đảm bảo tín dụng : thường áp dụng đối với các khoản cho vay định kì và đóng vai trò là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp không thực hiện được kế hoạch trả nợ.+ Đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
+ Đảm bảo bằng tín chấp: cam kết bảo lãnh của người thứ ba về việc sẽ gánh chịu nghĩa
vụ pháp lí khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ
+ Đảm bảo bằng tiền gửi
+ Đảm bảo khác: hợp đồng bảo hiểm, vàng bạc, đá quý
-Mức cho vay và kỳ hạn khoản tín dụng:
Sau khi đã trừ đi khả năng tài chính tự có của cá nhân vay, khả năng này phải bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu do ngân hàng qui định đối với từng khoản vay Ngân hàng sẽ cho vay phần sai biệt giữa chi phí cần mua sắm với khả năng tài chính tự có này
+ Kỳ hạn: tuỳ từng mục đích, đối tượng mà có các loại kì hạn khác nhau.Nó cũng gồm các loại : Ngắn, trung và dài hạn
Sau khi đã xem xét các yếu tố cần thiết, việc cấp tín dụng được tiến hành theo các cách thức tuỳ theo trực tiếp hay gián tiếp đã nêu
3.3 Theo dõi nợ và thu nợ :
Dù được cấp dưới hình thức nào đi nữa thì việc theo dõi khoản tín dụng đã cấp là rất cần thiết.Quá trình này được tiến hành bằng cách định kì( 6 tháng hoặc 1 năm) hay đột xuất tuỳ vào biểu hiện từ phía khách hàng Việc theo dõi này đem lại cho ngân hàng hàng loạt các thông số cần thiết, đó là:
- Chất lượng điều hành tài khoản
- Sự ổn định về tài chính của người đi vay
- Sử dụng vốn vay có đúng mục đích không
- Các đảm bảo
- Tiến độ trả nợ
- Diễn biến dư nợ trên tài khoản vãng lai
- Cần điều chỉnh các mức tín dụng hay không v.v
+ Thu nợ :
Tuỳ theo hình thức cấp tín dụng mà quá trình thu nợ diễn ra khác nhau
- Đối với tín dụng theo định kì, việc thu nợ tiến hành theo kì hạn ghi trên hợp đồng tín dụng; lãi được tính như một khoản ứng trước trong tín dụng sản xuất
- Đối với tín dụng vãng lai: việc hoàn trả định kì không cần xác lập, khách hàng có thể hạ
dư nợ bằng việc nộp tiền với số lượng và thời điểm tuỳ ý.Lãi được tính bằng nhiều phương pháp và thẻ cũng được thực hiện tương tự
- Đối với tín dụng trả góp: Trả lần đầu 20%-30% dư nợ , 70%-80% dư nợ còn lại được trảdần theo các kì hạn như một khoản tín dụng định kì, gốc và lãi được tính theo phương pháp trả dần
4 Vai trò của cho vay tiêu dùng :
Trang 8- Đối với ngân hàng :
* Tác động tích cực : Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân hàng; tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, góp phần năng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng
* Tác động tiêu cực : Cho vay tiêu dùng chi phí và rủi ro cao nên cần có biện pháp để khắc phục
- Đối với người tiêu dùng :
* Tác động tích cực : thông qua vay tiêu dùng, người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền đặc biệt trong trường hợp chi tiêu có tính chất cấp bách như chi cho giáo dục và y tế; khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm chi tiêu để trả nợ vay
* Tác động tiêu cực : nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể dẫn tới việc người
đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai; nếu người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng chi trả thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
- Đối với nền kinh tế :
* Tác động tích cực: cho vay tiêu dùng nếu được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
* Tác động tiêu cực : cho vay tiêu dùng nếu không được sử dụng đúng mục đích trên, chẳng những không có tác dụng kích cầu mà còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước
5 Rủi ro trong cho vay tiêu dùng:
- Việc đánh giá tư cách người vay là rất khó do các thông tin cá nhân đáng ra người vay phải trình bày thường được dễ dàng giữ kín ( chẳng hạn triển vọng về công việc hay sứckhoẻ )
- Các nguyên nhân dẫn đến việc không trả được nợ thì có nhiều, cả chủ quan và khách quan nhưng phổ biến là : việc làm và lợi tức thu được của người vay bị ảnh hưởng hay mất đi Điều này thường xảy ra khi người vay bị thất nghiệp, ngoài ra còn các nguyên nhân : do bệnh tật, tai nạn, chết, nghĩa vụ quân sự, hoặc các sự cố trong gia đình
- Các nguyên nhân khác : sự lừa đảo của người vay, ảnh hưởng của môi trường hay dự đoán vào tương lai của người vay
Trang 91 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Đà Năîng
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương (NHCT) Đà Nẵng được tách ra từ Chi nhánh NHCT Tỉnh QNĐN, chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 14/ NHCT -
QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính của Nhà nước thành 2 đơn vị là Quảng Nam và TP Đà Nẵng Chi nhánh NHCT TP Đà Nẵng là đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam Tiền thân của NHCT Đà Nẵng sau năm 1975 là NHNN TP Đà Nẵng Tháng 07/1988 đến nay, sau khi hệ thống
NH VN chuyển từ một cấp quản lý thành 2 cấp ( Hệ thống NHNN và Hệ thống NHTM ) thì đổi thành NHCT Tỉnh QNĐN ( nay là NHCT Đà Nẵng)
Quá trình hoạt động kinh doanh cho đến nay đã phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động, cho vay càng lớn, chất lượng hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Từ những thành quả nổi bật trong quá trình phát triển đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng3
Hiện nay cùng với sự phát triển chung Chi nhánh NHCT Đà Nẵng từng bước đổi mới, xây dựng phong cách giao dịch của người cán bộ NHCT, đổi mới hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng chuẩn bị các điều kiện để hội nhập
2.Về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban:
2.1 Cơ cấu tổ chức : Tổ chức bộ máy quản lí tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau :
2.2 Nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban:
- Ban Giám đốc Chi nhánh do NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo Quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước
• Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ Hội sở chính đến các
Trang 10chi nhánh trực thuộc Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng Cân đối tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Kiểm tra nội bộ, Phòng Giao dịch Hải Châu, Phòng Thông tin điện toán.
• Các Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc, điều hành các hoạt động của các phòng chuyên đề Tín dụng, Tiền tệ Kho quỹ, Quản lý tiền gửi dân cư, Hành chính, Kế toán tài chính, Kinh doanh Đối ngoại Chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và Pháp luật về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh khi được giám đốc uỷ quyền
7- Phòng Tiền tệ kho quỹ : Thực hiện các nghiệp vụ về Kho quỹ NH, thu- chi tiền cho khách hàng
8- Phòng Kiểm tra nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của nội bộ NHCT
9- Phòng Thông tin điện toán : Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của Chi nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của hệ thống và các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng
10- Phòng hành chính : Thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp, tổ chức hội họp, hội nghị, tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo vệ tài sản của ngân hàng
11- Phòng giao dịch Hải Châu : Là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chức năng kinh doanhcủa Ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi, và các dịch vụ khác trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh
12- Các chi nhánh trực thuộc: Thực hiện chức năng kinh doanh của một Ngân hàng, hạch toán phụ thuộc
3 Mạng lưới hoạt động và tình hình nhân sự :
Mạng lưới hoạt động : Mạng lưới hoạt động :
- Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê Đà Nẵng
- Hai chi nhánh là NHCT Liên Chiểu đóng tại Quận Liên Chiểu Đà Nẵng, NHCT Ngũ Hành Sơn đóng tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
- Hai phòng giao dịch là Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản Đà Nẵng và Phòng Giao dịch Khu công nghiệp Liên Chiểu
Trang 11Ngoài ra còn có Các Tổ công tác làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, Tiết kiệm, chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn Thành phố.
Tình hình nhân sự : Mạng lưới hoạt động :
* Số lượng nhân viên : 300
4 Nhiệm vụ và chức năng của chi nhánh ngân hàng Công Thương Đà Nẵng
Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng như mọi ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian tài chính và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, gồm
có :
- Huy động vốn VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và
cá nhân
- Các dịch vụ thanh toán trên tài khoản giao dịch, chuyển tiền điện tử trong và ngoài hệ thống Incombank
- Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ICB-ATM
- Dịch vụ ngân hàng quốc tế : L/C, chuyển tiền TTr, thanh toán nhờ thu ( D/P, D/A), chuyển ngoại tệ cho cá nhân du học , chữa bệnh
- Các dịch vụ ngoại hối : đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng, chi trả kiều hối, trả kiều hối Western Union
- Các dịch vụ khác : đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, thẩm định dự
án, thu chi hộ ngân quỹ, kiểm định nội, ngoại tệ, nhận giữ hộ tài sản quí, chiết khấu chứng từ có giá
5 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thương Đà Nẵng thời gian qua ( 2002 -2003)
1 Tiền gửi doanh nghiệp
2.Tiền gửi dân cư
- Tiết kiệm
- Phát hành công cụ nợ
3 Tiền gửi của TCTD
II.Vốn vay TCTD
III Thanh toán vốn
- Thanh toán với TCTD khác
- Tài khoản điều chuyển vốn
IV Tài sản nợ khác
Trang 12+168.334
+168.518
Trang 13- Vốn huy động: vốn của Chi nhánh được huy động chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư Nguồn vốn huy động năm 2002 là 985.718 triệu đồng, 2003 là 1.264.534 triệu đồng tăng lên 278.816 triệu đồng tốc độ tăng là 28,28 %
Về tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2002 chiếm 58,62 %, năm 2003 tỷ trọng này là 63,68 % Nguyên nhân chủ yếu vốn huy động tăng là chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn hiệu quả như tăng cường các dịch vụ ngân hàng, các chínhsách ưu đãi thích hợp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn và người dân gửi tiền tại ngân hàng
- Nguồn vốn vay Tổ chức tín dụng: nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2002 là 0,51 % năm 2003 là 0,43 % Điều này thể hiện sự tích cực trong việc huy động vốn của chi nhánh nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh màkhông cần phải đi vay ở các tổ chức tín dụng khác
- Thanh toán vốn: Năm 2003 là 452.305 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,77 % giảm 44734 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ giảm là 9 % Trong đó, thanh toán với TCTD khác giảm 4.704 triệu đồng, tốc độ giảm 4,99 % ; nhận điều chuyển vốn giảm 39.994 triệu đồng, tốc độ giảm là 9,94 % Đây là nguồn vốn điều hoà nội bộ từ NHCT Việt Nam, đảmbảo khả năng chi trả trong trường hợp chi nhánh có nhu cầu vượt quá nguồn vốn và là nguồn vốn để thực hiện cho vay uỷ thác, tài trợ
- Tài sản nợ khác: Năm 2003 nguồn vốn này là 260.506 triệu đồng tăng 70.447 triệu đồng
so với năm 2002, tốc độ tăng là 37,06 % Đây là nguồn vốn được sử dụng vào hoạt độngkinh doanh gồm các quỹ, khoản phải trả, thu nhập lớn hơn chi phí
Như vậy qua 2 năm nguồn vốn của ngân hàng tăng Năm 2003 nguồn vốn đạt 1.681.475 triệu đồng tăng 304.347 triệu đồng với tốc độ tăng tương ứng là 18,1 % so với năm 2002 Nguyên nhân chủ yếu là do tăng nguồn vốn huy động
Trang 145.2 Tình hình sử dụng vốn :
Việc sử dụng vốn quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Để xem xét việc sử dụng vốn của ngân hàng ra sao, ta xem bảng số liệu sau:
- Các khoản đầu tư khác: nhằm gia tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn cho mục đích đầu tư năm 2003 là 134.139 triệu đồng tăng 31.743 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 31 % so với năm 2002
Trang 15- Thanh toán vốn của ngân hàng năm 2002 là 57.793 triệu đồng Năm 2003 là 72.241 triệu đồng , tăng 14.448 triệu đồng với mức tăng 25 %.
- Tài sản có khác: Cùng với sự phát triển các dịch vụ mới và cải tiến công nghệ ngân hàng thì vốn đầu tư vào tài sản có khác như máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất cũng tăng lên đáng kê.ø Năm 2003 là 272.305 triệu đồng tăng 132.863 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 95,3 %
5.3 Tình hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng :
BẢNG 3: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG (2002-2003)
2.Thanh toán chuyển tiền
( Triệu đồng)
3.Thu đổi ngoại tệ (1000 USD )
4.Kiều hối (1000 USD )
5.Kinh doanh ngoại tệ (1000 USD )
6.Thanh toán quốc tế ( 1000 USD )
Trang 16+ 18,88
+ 8,81
+ 11,83
Với mục tiêu phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng và nguồn thu
từ hoạt động này, ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với việc thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị và đã thu được những kết quả đáng kể
- Hoạt động thanh toán thẻ qua ngân hàng năm 2003 đạt doanh số 2.810 triệu đồng, tăng
441 triệu đồng với mức tăng trưởng là 18,64 % so với 2002 Ngoài việc làm đại lý thanh toán thẻ, ngân hàng thời gian qua đã triển khai việc phát hành thẻ ICB- ATM, góp phần tăng nguồn thu từ dịch vụ này
- Là chi nhánh của hệ thống NHCT Việt Nam có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước nên ngân hàng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ chuyển tiền Năm 2003, ngân hàng đã thực hiện chuyển tiền cho các tổ chức và cá nhân với số tiền là 14.943.088 triệu đồng tăng 2.225.566 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 17,50
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng năm vừa qua cũng có sự gia tăng đáng
kể Tổng số ngoại tệ mua bán qua ngân hàng đạt 92.336,367 nghìn USD tăng lên
7.476,459 nghìn USD với mức tăng là 8,81 % so với năm 2002
- Hoạt động thanh toán quốc tế thời gian qua cho thấy vai trò của ngân hàng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn Thanh toán quốc tế năm 2003 đạt 82.955,989 nghìn USD tăng 8.772,297 nghìn USD tương ứng với mức tăng là 11,83 % so với năm 2002
II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG
1 Cơ sở pháp lí và qui định về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương :
1.1 Cơ sở pháp lý:
Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay tại các ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở các văn bản do Thống đốc NHNN ban hành: công văn số 34/CV-NHNN ngày 07/01/2000 về
“Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp
và các khoản thu nhập khác” và quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/ 2002 về” Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng” Trên cơ sở này, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành Công văn 1192/CV-NHCT về cho vay đối với CBCNV và quyết định số 049/QĐ-NHCT-HĐQT “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam” Đây là những văn bản pháp lý được áp dụng cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam tạo điều kiện đápứng nhu cầu vay vốn của khách hàng
1.2 Những qui định về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng:
Trang 17a Đối tượng cho vay:
- Nhu cầu mua sắm phương tiện phục vụ công tác, học tập, đi lại
- Nhu cầu sữa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở
- Nhu cầu đời sống khác
b Nguyên tắc vay vốn:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
c Điều kiện vay vốn:
- Cá nhân, hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án vay vốn:
• Cho vay ngắn hạn: vốn chủ sở hữu 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án
• Cho vay trung dài hạn: vốn chủ sở hữu 30% tổng mức vốn vay. 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với qui định của pháp luật
- Cư trú thường xuyên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở
- Có thu nhập về tiền lương, trợ cấp hoặc các hình thức khác do một cơ quan, tổ chức trả thường xuyên, ổn định trong một thời hạn nhất định để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa
vụ trả nợ
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo qui định
* Không cho vay đối với:
- Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc NHCT, Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh NHCT
- Bố, Mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc NHCT, Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh NHCT
- Cán bộ, nhân viên của NHCT thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay
d Mức cho vay:
- Chỉ được vay tối đa 80% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay đối với cho vay ngắn hạn
và 70% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay đối với cho vay trung, dài hạn
- Phần vốn vay ngân hàng nếu đảm bảo bằng tài sản thì tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp, nếu đảm bảo bằng cầm cố chứng từ có giá thì số tiền cho vay phụ thuộc vào giá trị của chứng từ cầm cố trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn ( kể cả trường hợp rút trước hạn ) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác ( nếu có)
- Cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng tài sản và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác :
+ mức cho vay tối đa là 20 triệu đồng đối với : cán bộ công nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí; hoặc cán bộ công nhân viên trong biên chế, hợp đồng lao động có thời hạn 5 năm trở lên, hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể, doanhnghiệp khác Thời hạn trả nợ vay tối đa là 3 năm
đ Biện pháp bảo đảm tiền vay:
- Cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí cam kết trừ lương tháng để trả nợ và phải thông qua ý kiến của cơ quan quản lí lao động hoặc cơ quan quản lí thu nhập
Trang 18- Nếu khoản tiền vay vượt quá mức cho vay tối đa thì cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo qui định.
- Đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh củangười thứ ba và phải có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định để trả nợ vay
e Thu nợ và lãi vay:
- Nợ gốc chia đều cho các kì hạn trả hàng tháng
- Lãi cho vay tiêu dùng được tính trên số nợ gốc còn lại theo phương pháp số dư giảm dần
- Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số tiền vay phải trả trong mỗi kì hạn của thời hạn cho vay phù hợp với khả năng của người đi vay
- Nếu người vay là CBCNV, cán bộ hưu trí ngân hàng có thể thoả thuận với người vay vốn và cơ quan, tổ chức quản lý CBCNV hoặc quản lý, chi trả thu nhập về việc CBCNV
uỷ quyền cho các cơ quan nói trên trả nợ theo cam kết cho ngân hàng từ nguồn thu nhập của mình
g Lãi suất cho vay tiêu dùng :
- Lãi suất cho vay được thoả thuận và ghi vào Hợp đồng tín dụng : gồm lãi suất trong hạn
và lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn Hiện nay, lãi suất cho vay tiêu dùng ngắn hạn
là :0,85% /tháng, trung hạn là 0,875% /tháng Lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn
h Hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Giấy CMND, hộ khẩu thường trú
- Bản thuyết trình khả năng tài chính đối với hộ gia đình, cá nhân
- Phương án sử dụng vốn vay và các tài liệu khác liên quan
- Tài liệu chứng minh tính hợp pháp và trị giá các tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
và các giấy tờ liên quan
- Bản cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng ( đối với CBCNV )
* Nếu vay vốn bằng cầm cố chứng từ có giá ( sổ tiết kiệm, tín phiếu do chính phủ, Bộ Tài chính và các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành hoặc có số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công Thương ) , hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn, cầm cố chứng từ có giá kiêm hợp đồng tín dụng
- Giấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lí và phát hành giấy tờ có giá đó
- Xuất trình CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
i Hồ sơ tín dụng :
- Hồ sơ vay vốn
- Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay
- Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến xử lí nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ
Trang 191.Doanh số cho vay
Trong đó: cho vay tiêu dùng 3.250.000
Trang 20tăng là 40 % Trong đó, doanh số cho vay tiêu dùng năm 2002 ở mức 29.317 triệu đồng
và chiếm tỉ trọng 0,9 % Sang năm 2003 đạt 39.375 triệu đồng, tăng lên 10.058 triệu đồngvới mức tăng tương ứng là 34,3 % Do tốc độ gia tăng doanh số cho vay chung lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh số cho vay tiêu dùng nên tỉ trọng doanh số cho vay tiêu dùng vẫn ở mức thấp, tỉ trọng này năm 2003 là 0,87 %
Nguyên nhân doanh số cho vay tăng trong năm qua là ngân hàng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn vay của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế dân doanh, khai thác các dự án tiềm năng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để cho vay bên cạnh việc lưu giữ những khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trên địa bàn Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế của thànhphố Đà Nẵng hiện nay ngân hàng có thể tăng doanh số cho vay lên nữa, trong đó khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng đối với một địa bàn đông dân cư, nhu cầu chi tiêu khôngngừng tăng lên cùng với mức gia tăng thu nhập là rất lớn
Về doanh số thu nợ, năm 2003 đạt 4.419.800 triệu đồng tăng 1.348.421 triệu đồngvới tốc độ gia tăng là 43,9 %, trong đó doanh số thu nợ cho vay với mục đích tiêu dùng năm 2003 là 29.088 triệu đồng tăng lên 9.635 triệu đồng tương ứng với mức tăng 49,53
% so với năm 2002 Mức tăng doanh số thu nợ biểu hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả Kết quả công tác thu nợ đạt được như vậy là nhờ sự chỉ đạo, đôn đốc kịp thời của ban giám đốc trong việc giao kế hoạch, chỉ tiêu đến từng phòng ban và cán bộ làm công tác tín dụng và xem đây là cơ sở cho việc đánh giá kết quả thi đua giữa các phòng ban Vì doanh số thu nợ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nên ngân hàng cần tăng cường công tác thu nợ, góp phần giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ Tăng trưởng
dư nợ phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và luôn được ngân hàng quan tâm
Dư nợ bình quân năm 2003 đạt 1.385.600 triệu đồng tăng lên 154.410 triệu đồng với mứctăng tương ứng là 12,54 % Mức tăng dư nợ trong điều kiện có nhiều ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn thể hiện sự cố gắng trong công tác tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế, chú trọng cho vay thành phần kinh tế dân doanh làm ăn có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn vay đi đôi với tăng trưởng tín dụng Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng góp phần vào trong việc gia tăng dư nợ Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng năm 2003 là 37.292,5 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 37,02 % Kết quả này là do ngân hàng đã tìm kiếm khách hàng mới để cho vay song với đời sống người dân hiện nay nhìn chung được nâng lên thì dư nợ có thể gia tăng hơn nữa nếu ngân hàng có một chính sách thu hútkhách hàng phù hợp
Bên cạnh chỉ tiêu dư nợ bình quân thì chỉ tiêu nợ quá hạn bình quân trong dư nợ cũng cần phải được xem xét Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ, từng món vay và ảnh hưởng đến lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay Nợ quá hạn bình quân năm 2003 là 11.901,5 triệu đồng giảm so với năm 2002 là 7.872,5 triệu đồng với mức giảm tương ứng là 39,81 % Như vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng lên qua việc tỷ lệ nợ quá hạn bình quân giảm từ 1,6 % năm
2002 xuống 0,86 % năm 2003 Riêng hoạt động cho vay tiêu dùng thì nợ quá hạn bình quân có xu hướng tăng lên, năm 2003 nợ quá hạn bình quân là 1156,5 triệu đồng, tăng 39,5 triệu đồng so với năm 2002 với mức tăng tương ứng là 3,5 % , nhưng tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ lại giảm từ 4,1 % xuống 3,1 % Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì tỉ
lệ này vẫn còn cao nên ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới
Trang 213 Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng qua hai năm 2002-2003:
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng bắt đầu thực hiện vào năm 2000 với việc cho vay cán bộ công nhân viên, không có tài sản đảm bảo, thu nợ từ tiền lương hàng tháng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sản xuất phát triển Để hiểu rõ hơn
về hoạt động này tại ngân hàng thời gian qua ta tiến hành phân tích lần lượt theo các chỉ tiêu: theo thời hạn vay, theo mục đích, theo hình thức bảo đảm Trong đó, cho vay không
có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng với đối tượng là cán bộ công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lương vũ trang, còn những cá nhân khác thì phải có tài sản đảm bảo
3.1 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay :
a Về doanh số cho vay :
Tình hình biến động doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn thể hiện qua bảng sau :BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
Số tiền TT (%)Số tiền TT (%)Số tiền Tỉ lệ (%)
đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn chỉ tăng 12 % ứng với số tiền là 60 triệu đồng so với năm
2002, còn cho vay trung hạn thì tăng lên 9.998 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,69 % so với năm 2002 Nghiệp vụ cho vay này tại ngân hàng hầu hết là cho vay trung hạn do hiện nay khách hàng phần lớn là cán bộ công chức, người lao động, trả nợ từ nguồn thu nhập hàng tháng của mình Cho vay ngắn hạn hiện nay chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu đột xuất của người vay và đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá : trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công thương do xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm này đến hạn Doanh số cho vay với kì hạn này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng nên doanh số cho vay thờigian qua tương đối nhỏ Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh và cho vay trung hạn chiếm một tỉ trọng lớn hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn
Một khó khăn đối với ngân hàng hiện nay là nhu cầu vốn vay trung hạn tăng nhanh trong khi đó nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn đến thiếu vốn để cho vay
Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng cần phải có biện pháp cân đối nguồn vốn với nhucầu vốn vay của khách hàng
b Về doanh số thu nợ :
BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%)