Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Nam Giang - Quảng Nam (Trang 70)

- Những hạn chế khi thu thập thông tin

3.2.3.Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của

vốn của công ty NRC

Nhƣ đã trình bày ở phần lý luận, hiệu quả sử dụng vốn trong công ty là kết quả có ích cuối cùng mà công ty đạt đƣợc thông qua việc bỏ vốn vào đầu tƣ dƣới dạng các tài sản dài hạn.

Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh trong công ty đƣợc biểu hiện thông qua việc đầu tƣ mở rộng diện tích vƣờn cây cao su và số tƣơng đối là tỷ suất diện tích vƣờn cây trên tổng nguồn vốn. Ngoài ra, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn thông qua việc so sánh giữa doanh thu thuần với việc bỏ vốn và các loại tài sản trong kinh doanh nhƣ kinh doanh dịch vụ của NRC.

Trƣớc hết, ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Việc tính toán phân tích chi tiết các chỉ tiêu từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty NRC sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các nhân tố đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích các yếu tố đóng góp vào kết quả kinh doanh trong giai đoạn này sẽ thấy tiến trình hoạt động của NRC có thực sự hiệu quả, phát triển vƣợt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của NRC

Đơn vị tính: 0 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011-2012 2012-2013

1. Tổng doanh thu 268.289.091 315.101.819 257.077.245 46.812.728 - 58.024.574

2. Giá vốn bán hàng 302.250.883 200.581.993 115.323.247 - 101.668.890 - 85.258.746

3. Lợi nhuận gộp 33.961.792 114.519.836 141.753.998 80.558.044 27.234.162

- Doanh thu HĐ tài chính 583.498.832 858.972.882 165.475.928 275.474.050 -693.496.954

- Chi phí tài chính 3.910.371 165.475.928 3.910.371 161.565.557

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý DN 216.836.318 918.498.618 1.280.540.121 701.662.300 362.041.503

4. Lợi nhuận thuần từ KD 311.142.218 51.083.713 62.061.546 -260.058.505 10.977.833

5. Kết quả từ HĐ khác 155.996.834 2.151.222.668 155.996.834 1.995.225.834

- Thu nhập khác 155.996.834 2.151.222.668

- Chi phí khác 12.529.693 1.261.017.433 12.529.693 1.248.487.740

6. Lợi nhuận trƣớc thuế 311.142.218 194.550.854 952.266.181 -116.591.354 757.715.327

7. Chi phí thuế TNDN 77.142.218 51.770.137 240.102.306 -25.372.081 188.332.169

8.Lợi nhuận sau thuế 233.356.663 142.780.717 712.263.875 -90.575.946 569.483.158

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2011 đến 2013

Căn cứ số liệu trong bảng 3.5 ta thấy: Năm 2012 so với năm 2011 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 38,81% tƣơng ứng giảm 90.575.946 đồng do năm 2012 công ty chú trọng tới hoạt động sản xuất đầu tƣ dài hạn và ít tập trung vào mục kinh doanh dịch vụ nên có lãi rất ít từ thu nhập dịch vụ. Năm 2013 chỉ tiêu này tăng 398,85% tƣơng ứng tăng 569.483.158 đồng so với năm 2012. Và năm 2013 chỉ tiêu này tăng 205,23% tƣơng ứng tăng 478.907.212 đồng so với năm 2011. Về doanh thu các năm 2011 đến năm 2013 giảm rồi tăng không nhiều nhƣng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2013 lớn hơn rất nhiều đã giúp lợi nhuận gộp tăng. Năm 2013 có mức không tăng về doanh thu, mà giảm so với năm 2011 và 2012 với mức doanh thu 257.077.245 đồng tƣơng đƣơng 81,56% so với năm 2012 trong khi đó lợi nhuận sau thuế tăng 712.263.875 đồng tƣơng đƣơng 498,85%. Chi phí của Công ty chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí phải trả cho ngƣời lao động, trong đó chi phí quản lý của năm 2013 chiếm 0,326% trong khi chi phí phải trả ngƣời lao động chiếm 0,636% trên tổng nguồn vốn đầu tƣ cho thấy mức chi quản lý của công ty là rất cao. Năm 2011 do mức chi phí quản lý chiếm 1,82% tỷ trọng trên tổng nguồn vốn cao hơn các năm do hoạt động sản xuất đầu tƣ kinh doanh của công ty chƣa mở rộng, sang năm 2012 công ty đã tổ tiết kiệm chi phí, tổ chức lại cơ cấu quản lý đã làm cho chi phí quản lý giảm mạnh khi công mạnh dạn tăng nguồn vốn sở hữu để đầu tƣ dài hạn 58.924.951 nghìn đồng năm 2011 tăng lên 91.663.513 nghìn đồng bằng chiếm 72,31% trên tổng nguồn vốn của năm 2012. Chính điều này cùng với sự mạnh dạn quyết định tăng vốn đầu tƣ dài hạn đã là cho chi phí quản lý và chi phí trả cho ngƣời lao động giảm mạnh, đã làm cho nguồn vốn sở hữu đầu tƣ SXKD tăng mạnh lên trong năm 2012. Tiếp tục đà phát triển của năm 2012 sang năm 2013 nguồn vốn sở hữu lại tăng mạnh lên 160.729.967 nghìn đồng tăng 69.066.454 nghìn đồng tƣơng đƣơng 175,35% so với 2012. Kết quả này cho thấy năm 2013 NRC đã có sự tăng trƣởng mạnh trong sản xuất kinh doanh với cả sự tăng trong lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chi phí quản lý, chi phí phải trả

cho ngƣời lao động lại giảm tỷ trọng so với các năm 2011 và 2012. Có đƣợc thành công này một phần cũng là do năm 2013 công ty đầu tƣ thêm máy móc sản xuất, tăng tài sản cố định góp phần làm tăng năng lực sản xuất, cùng với việc đẩy nhanh mở rộng đầu tƣ tạo ra nhiều sản phẩm.

Về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà nƣớc thì NRC đang đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế nên năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ thuế chỉ chiếm từ 0,12% đến 0,124% nên giúp lợi nhuận sau thuế giảm đi không nhiều. Lợi nhuận sau thuế của NRC đã tăng ổn định với mức tăng 2013 so với 2011 là 205,23% tƣơng ứng tăng 478.907.212 đồng. Xu hƣớng tăng trƣởng lợi nhuận đã dần đi vào ổn định sau khủng hoảng tài chính và đạt hiệu quả tốt.

Việc phân tích kết quả kinh doanh trên đây mới chỉ đề cập đến chỉ tiêu lợi nhuận trên góc độ số tuyệt đối và nghiên cứu nó theo xu hƣớng phát triển mà chƣa đề cập đến mối quan hệ giữa lợi nhuận với toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh mà công ty đã bỏ ra để kinh doanh. Hơn nữa, chỉ tiêu lợi nhuận chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, thời gian khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau. Vì vậy để đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty NRC ta đi phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (chỉ tiêu tƣơng đối) trong bảng 3.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty NRC.

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD của NRC

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tổng tài sản 1.000 69.745.477 126.773.264 193.773.176 57.027.787 66.999.912

2. Vốn CSH 1.000 59.025.156 91.473.669 160.652.122 32.448.513 69.178.453

3. Doanh thu thuần 1.000 152.240 315.102 257.077 162.862 -58.025

4. Lợi nhuận sau

thuế 1.000 233.357 142.781 712.264 - 90.576 569.483

5. Vòng quay VSX

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012

6. Doanh lợi Doanh

thu (4/3) % 153,28% 45,31% 277,06% - 107,97% 231,75%

7. Tỷ suất doanh lợi

VSX (4/1) ROA % 0,33% 0,11% 0,37% - 0,22% 0,26%

8. Tỷ suất doanh lợi

VCSH (4/2) ROE % 0,39% 0,16% 0,44% - 0,23% 0,28%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2011 đến năm 2013

Căn cứ vào số liệu tính toán trong bảng 3.6 ta có nhận xét sau:

Năm 2011 vốn sản xuất quay đƣợc 0,0022 vòng nhƣng đến năm 2012 số vòng quay vốn sản xuất tăng lên với 0,0025 vòng, với số chênh lệch tăng 0,0003 vòng. Điều này có thể giải thích là do năm 2012 có mức doanh thu dịch vụ có tăng so với 2011. Nhƣng sang năm 2013 cả tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế đều tăng nhƣng tốc độ doanh thu lại giảm – 58.025 nghìn đồng, cộng thêm với việc sử dụng vốn xây dựng cơ bản dài hạn cho nên làm cho hiệu quả sử dụng vốn làm vòng quay vốn sản xuất giảm tới - 0,0012 vòng. Điều này cho thấy hoạt động đầu tƣ sản xuất của NRC năm 2013 có sự tăng trƣởng rõ rệt, hiệu quả sử dụng tài sản tăng. Nhƣng hiệu quả vòng quay vốn của doanh thu giảm đi ngƣợc lại của tăng trƣởng đầu tƣ.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần ta thấy năm 2013 rất cao chỉ đạt 277,06% điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận của NRC là rất tốt. Trong năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 277,06 đồng lợi nhuận ròng. Có đƣợc thành quả này chính là do công ty giảm mạnh đƣợc chi phí quản lý làm cho lợi nhuận tăng mạnh dù doanh thu giảm hơn so với các năm 2011 và 2012. Điều này cho thấy khi 100 đồng doanh thu tạo ra 45,31 đồng lợi nhuận trong năm 2012, công ty đã tiến hành cải tổ kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý làm cho hiệu quả kinh doanh tăng mạnh vào năm 2013.Ta có thể nhận thấy sau năm 2011 hiệu quả kinh doanh của NRC chuyển biến tăng rõ rệt và đi vào ổn định về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đầu tƣ trong năm 2012 và 2013 với mức đầu tƣ

tăng trƣởng cao và ổn định theo các năm.

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2011 là 0,33% nghĩa là trong năm cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân đƣợc sử dụng tạo ra 0,33 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này sang năm 2012 giảm xuống 0,11% tức giảm 0,22% so với 2011, năm 2013 ROA tăng lên 0,37% tăng 0,26% so với 2012. Nhƣ vậy xét về số thực tế cũng nhƣ xu thế phát triển thì chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh tƣơng đối tốt. Mặc dù so với lãi suất ngân hàng trong giai đoạn này kết quả không đƣợc hoàn toàn hiệu quả nhƣng tốc độ cải thiện hiệu quả đã tăng nhanh từ mức gần nhƣ không có lãi đến mức ngang bằng lãi suất ngân hàng. Do công ty không phải vay vốn ngân hàng hoặc có vay cho đầu tƣ mở rộng diện tích vƣờn cây cũng chiếm tỷ lệ thấp nên tỷ suất doanh lợi trên vốn sở hữu chủ ROE cao hơn tỷ suất doanh lợi trên vốn sản xuất không nhiều. Công ty đã không sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại kết quả kinh doanh của mình. Điều này cũng do đặc thù kinh kinh doanh của công ty với nhóm khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong thành viên tập đoàn VRG trong đó NRC là một đơn vị thành viên .

Nhƣ ta đã biết, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính luôn phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau và nghiên cứu chúng trong mối quan hệ tƣơng tác với nhau. Để thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên ta phân tích theo hệ thống Dupont:

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế

x Doanh thu Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản

Theo kết quả tính toán trên ta có:

- Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh của năm 2013 tăng 0,27%.

Trong đó:

- Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2011: 153,28% x 0,0022 = 33,72%. - Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2012: 45,31% x 0,0025 =11,33%. - Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2013: 277,06% x 0,0013 =36,01%.

Từ kết quả trên ta có thể rút ra nhận xét rằng tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh của NRC năm 2013 tăng lên chủ yếu là do ảnh hƣởng của tỷ suất doanh lợi doanh thu tăng mạnh trong khi vòng quay vốn giảm đi nhƣng tốc độ giảm nhỏ hơn, nghĩa là tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, cụ thể nó làm cho tỷ suất doanh lợi vốn tăng đến 36,01%. Công ty cần chú trọng vào các biện pháp tăng vòng quay vốn sản xuất. Việc này đã NRC đã thực hiện đƣợc trong năm 2012 khi tăng đƣợc vòng quay vốn sản xuất và làm cho tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất tăng lên 0,0025% so với năm 2011 và 2013 .

Tóm lại, qua nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của NRC trong 3 năm vừa qua ta thấy rằng các chỉ tiêu này tăng cao và ổn định. Điều này đạt đƣợc do công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh mà chủ yếu là vốn chủ đồng thời tận dụng vốn chiếm dụng nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Để nghiên cứu sâu hơn tình hình sử dụng vốn của công ty ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng của từng loại vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Nam Giang - Quảng Nam (Trang 70)