Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Nam Giang - Quảng Nam (Trang 95)

- Những hạn chế khi thu thập thông tin

4.2.1.Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh

Sử dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính đƣợc hiểu là việc công ty xác định cho mình một kết cấu nguồn vốn tối ƣu. Việc tài trợ đầu tƣ bằng nguồn nợ phải trả cho Nhà nƣớc là bao nhiêu, vốn vay bằng bao nhiêu để tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là hợp lý nhất. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hai mặt của nó. Công ty cần căn cứ vào sự thay đổi chi phí sử dụng vốn và sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay cho chiến lƣợc dài hạn khi vƣờn cao su đƣa vào thu hoạch. Khi tỷ suất này có xu hƣớng sụt giảm thì công ty cần điều chỉnh hệ số nợ cho phù hợp. Đồng thời, việc vay vốn luôn cần xem xét với các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ của công ty để có thể có quyết sách phù hợp.

 Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật

liệu. Từ đó có biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hƣởng xấu đến qúa trình hoạt động của công ty.

 Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất nhƣ ( phí được thu từ môi trường xanh ), xác định khả năng vốn có, hiệu quả của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt.

 Ngoài ra, công ty cần chủ động phân phối nguồn huy động đƣợc sao cho thích hợp cho từng khâu trong sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện công ty căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Trong thực tế nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, công ty cần đáp ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động đƣợc liên tục. Nếu thừa vốn công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt, đầu tƣ mở rộng sản xuất, góp vốn liên doanh, cho đơn vị khác vay đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trƣớc làm cơ sở, cùng với dự định về sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về biến động của chính mình.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng nhƣ đối với các kế hoạch khác, kế hoạch huy động và sử dụng vốn phải đƣợc lập sát, đúng, toàn diện đồng bộ để làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng vốn của công ty đƣợc hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Nam Giang - Quảng Nam (Trang 95)