1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM 2015 - 2016

64 4,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 691 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM 20152016 CỦA HẢI PHÒNG GỒM 17 ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNH THEO ĐÚNG CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG NĂM HỌC 20152016. ĐÂY LÀ TÀI LIỆU RẤT HAY VÀ CHUẨN ĐỂ CÁC THẦY CÔ GIÁO ÔN LUYỆN CHO CÁC EM CHUẨN BỊ CHO KÌ THI VÀO 10. CÁC THÍ SINH NÊN TẢI VỀ ĐỂ ÔN LUYỆN CHO KÌ THI TỚI ĐẠT KẾT QUẢ CAO NHẤT. CHÚC THÀNH CÔN.

Trang 1

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 1)

Năm học 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu, 1 trang)

I Đọc hiểu: ( 3 điểm )

Chọn phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4):

Câu 1: Truyện ngắn “Lão Hạc” được Nam Cao sáng tác vào năm nào?

Câu 3: Phần in nghiêng trong câu: “Sát bến bờ của dải đất bờ dốc đứng bên này, một đám

đông khách đợi đò đứng nhìn sang.” trích trong văn bản “Bến Quê” của Nguyễn MinhChâu là thành phần gì?

A Khởi ngữ B Chủ ngữ của câu

C Trạng ngữ của câu D Thành phần biệt lập tình thái

Câu 4: Hai câu thơ : “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A So sánh B Ẩn dụ

C Hoán dụ D Nhân hóa

Câu 5: Cho hai câu thơ:

Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

(Quê hương – Tế Hanh)

Hãy xác định và nêu ngắn gọn giá trị biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên?

Câu 6: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” tại sao tác giả Vũ Khoan lại

khẳng định: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?

Câu 7: Từ văn bản “Bố của Xi-mông” của G.Đơ Mô-pa-xăng, bài học làm người mà em rút

ra được từ văn bản nói trên là gì?

II Làm văn (7 điểm):

Câu 8 (3 điểm): Bằng bài văn ngắn (khoảng 400 từ) cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

Câu 9 (4 điểm):

Khoảng 3 trang giấy thi hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên trongtác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long

………… Hết………

Trang 2

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 1)

- Nghệ thuật nhân hóa: 0,25 điểm

- Tác dụng: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ trạng thái như “im, mỏi, nằm, nghe…” đãbiến con thuyền vô tri trở thành một sinh thể có linh hồn Cũng như những người dân chài,con thuyền lao động ấy đang lắng nghe và cảm nhận vị mặn mòi của đại dương đã thấm dầntrong thân gỗ và thớ vỏ của mình Và có lẽ, chất muối mặn mà của biển cả, đại dương cũng

đã thấm sâu vào làn da, thớ thịt, tâm hồn của nhà thơ để trở thành một niềm ám ảnh buâng

khuâng kì diệu: 0,25 điểm

Câu 6: 0,5 điểm

- Con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử: 0,25 điểm

- Trong thế kỉ mới đó là thế kỉ của nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người lại càng nổi

- Chỉ cần trong xe có một trái tim

Câu thơ dồn dập cứng cáp như nhịp chạy của những chiếc xekhông kính Hàng loạt cái không ở trên để khẳng định một cái

có, đó là "một trái tim"

- "Trái tim" là hình ảnh hoán dụ chỉ người lính lái xe TrườngSơn Một trái tim dạt dào tình yêu Tổ quốc, khát khao giảiphóng miền Nam thống nhất đất nước

- Câu thơ cuối như hướng người đọc về một chân lý thời đại:

sức mạnh chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Trang 3

giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng

- Khổ thơ cuối đã tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xetrên tuyến đường Trường Sơn cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ ViệtNam trong kháng chiến chống Mĩ

b Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên :

- Anh thanh niên có tấm lòng yêu đời, yêu nghề, có tinh thầntrách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình

- Anh rất đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đếnnồng nhiệt, sự quan tâm người khác một cách chu đáo

- Anh là người rất khiêm tốt

(Dẫn chứng phân tích)

1,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm

c Nghệ thật xây dựng nhân vật của tác giả 0,25 điểm

d Đánh giá: Anh thanh niên đã trở thành một biểu tượng đẹpcho thanh niên Việt Nam luôn sống vì lí tưởng cống hiến…

0,25 điểm

Kết bài: Khái quát lại vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên và rút ra

ý nghĩa đối với cuộc sống

0,25 điểm

Hình thức trình bày: Bố cục rõ ràng, đúng độ dài theo quy định,sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc không sai lỗichính tả, dùng từ, diễn đạt

0,25 điểm

Trang 4

-Hết -ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( -Hết -ĐỀ 2)

Năm học: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu 02 trang)

I ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 4)

Câu 1 Bài thơ “ Quê hương ” của Tế Hanh được sáng tác năm nào?

A 1935 C.1939

B 1937 D 1940

Câu 2 Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được làm theo thể thơ gì?

A Thể thơ lục bát C Thể thơ tụ do

B Thể thơ ngũ ngôn D Thể thơ tám chữ

Câu 3 Trong các câu nghi vấn sau câu nào dùng để cầu khiến?

A Cậu có thích bộ phim này không?

B Còn mấy tuần nữa chúng mình thi học kì Lan nhỉ?

C Cậu giúp mình một tay chứ?

D Em trai cậu học lớp mấy rồi?

Câu 4 Phần in nghiêng trong câu văn sau: “Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội

chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy đồng bạc.” trích trong văn bản “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

là thành phần gì?

A Thành phần tình thái C Thành phần gọi đáp

B Thành phần phụ chú D Thành phần cảm thán

Câu 5 Cho hai câu thơ sau:

“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

( Quê hương - Tế Hanh )

Hãy xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên?

Câu 6 Trong văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm có viết : “Đọc sách không cốt

lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ Nếu đọc được 10 cquyển sáchkhông quan trọng, không bằng đem thời gian sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyểnthực sự có giá trị Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lượt qua, không bằng chỉ lấy mộtquyển mà đọc mười lần “ Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ mộtmình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.”

Đoạn văn trên tác giả khuyên chúng ta điều gì?

Câu 7 Từ văn bản: “Rô- bin - xơn ngoài đảo hoang” của nhà văn Giắc Lân đơn em rút rabài học quý giá nào cho bản thân?

II LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 8( 3 điểm):

Bằng một bài văn ngắn khoảng (400 từ ) cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân”

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Câu 9 (4,0 điểm)

Trang 5

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” củaNguyễn Thành Long?

………Hết………

Trang 6

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 2)

Phân tích được cái hay của hình ảnh ẩn dụ ‘‘mặt trời’’,

‘‘tràng hoa”, hình ảnh hoán dụ ‘‘mùa xuân”

Biết đoạn thơ trong chỉnh thể bài thơ để có sự gắn kết mạch cảm xúc

Biết bình giá những chi tiết đặc sắc Tổng kết những thànhcông về nghệ thuật của đoạn thơ

2,5 điểm

Câu 9

( 4,0 điểm)

1 Yêu cầu về nội dung

* Người viết có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị luậnmột tác phẩm tự sự để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, thái độcủa mình đối với nhân vật anh thanh niên trong truyệnngắn “ Lặng lẽ Sa Pa’ của Nguyễn Thành Long

* Cách trình bày có thể linh hoạt, nhưng cần làm rõ tìnhcảm, thái độ của bản thân trước những phẩm chất cao đẹpcủa anh thanh niên trong truyện

- Nêu hoàn cảnh sống của anh thanh niên:

+ Quê Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnhYên Sơn cao 2600m, giữa mây mù và gió thổi- thiênnhiên và thời tiết có phần khắc nghiệt

+ Làm công tác khí tượng thủy văn- một công việc đềuđặn, nhàm chán

+ Sống một mình suốt bốn năm liền

-> Đây là một hoàn cảnh sống không mấy thuận lợi, buồn

tẻ đối với tuổi thanh niên

3,0 điểm

0,5 điểm

Trang 7

- Yêu công việc, say mê với công việc mình làm:

+ Suy nghĩ về công việc rất đẹp: Thấy được công việc cóích làm cho cuộc đời đẹp hơn; công việc là niềm vui, làngười bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn,cách nghĩ về công việc cũng rất mơ mộng

+ Hành động: Hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vìcông việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ

mỉ cách làm việc nghiêm túc ngấm cả vào nếp sống hàngngày

- Chủ động gắn mình với cuộc đời, hồn nhiên, cởi mở:

+ Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng biết rất rõnhững người xung quanh (vợ bác lái xe, hai cán bộ ở Sa

Pa, ông kĩ sư nông nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu sét)

+ Chủ động hòa mình với cuộc đời: Sắp xếp cuộc sốngngăn nắp, đọc sách, nuôi gà, trồng hoa…

- Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của anh thanh niên làm

ta trân trọng, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ lại cáchsống của bản thân:

+ Cách sống của người thanh niên có lí tưởng

+ Biết hi sinh cho nhân dân, đất nước, giản dị, khiêmtốn

+ Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam những thập kỉ 70

2 Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng (ngắn)

- Lí lẽ, dẫn chứng cụ thể chặt chẽ

- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

- Diễn đạt lưu loát

Trang 8

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 3)

Năm học 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 9 câu, 2 trang)

I Đọc hiểu : (3.0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4 - mỗi câu trả lời đúng được 0,25

điểm).

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em có học một tác phẩm, trong đó có những câu văn:

“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi./…/ Và cái lầm

đó làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc ”

Câu 1 Những câu văn trên trích trong văn bản nào?

A Trong lòng mẹ C Lão Hạc

B Tức nước vỡ bờ D Tôi đi học

Câu 2 Tác giả của văn bản đó là:

A Thanh Tịnh C Nguyên Hồng

B Nam Cao D Ngô Tất Tố

Câu 3 Những câu văn sau sử dụng phép tu từ nào để diễn tả các trạng thái tình cảm của

nhân vật?

A Nhân hóa C Tương phản

B Ẩn dụ D So sánh

Câu 4 Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?

“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ,

tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

A Hoạt động của miệng. C Hoạt động của lưỡi

B Hoạt động của răng D Hoạt động của tay

Câu 5 (0,5 điểm)

Nêu nội dung chính của đoạn văn sau:

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn , óc ta nghĩ Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.”

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ, Ngữ văn 9 tập 2.)

Câu 6( 0,5 điểm)

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?

“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học ”

(Thanh Tịnh, Tôi đi học, Ngữ văn 8 tập 1).

Câu 7 (1 điểm)

Văn bản “Mây và sóng” của R.Tago gợi cho em thông điệp gì về cuộc sống? Em sẽ làm gì

để thực hiện thông điệp đó?

II Làm văn (7.0 điểm).

Câu 8(3.0 điểm) Cho đoạn thơ sau:

“ Vẫn còn bao nhiêu nắng

Trang 9

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

(Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, tập hai )

Bằng bài văn ngắn( khoảng 400 từ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên

Câu 9( 4.0 điểm)

Trong khuôn khổ 3 trang giấy thi, trình bày ý kiến của em về nhận định: “ Truyện

ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng

và bất diệt”

- Hết

Trang 10

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 3)

Năm học 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN

Cấu tạo ngữ pháp của câu văn ( 0.25 điểm )

Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn :

0,5 điểm

Nội dung: Cảm nhận được những nét tiêu biểu về giá trịnghệ thuật và nội dung của đoạn thơ:

+ biện pháp nhân hóa: “Hàng cây đứng tuổi” làm câu thơ

sinh động, giàu sức gợi, hàng cây đã đi qua bao cuộc chuyển mùa, đã lớn hơn và vững vàng hơn

+ biện pháp ẩn dụ:

“ Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

“ Sấm” tượng trưng cho những vang động bất thường của

ngoại cảnh, của cuộc đời “hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi, từng trải chín chắn, vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

-Giọng thơ trầm lắng thể hiện sự suy nghĩ chiêm nghiệm về

đời người Cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu : tác giảnghĩ đến cuộc đời khi đã đứng tuổi

-Sang thu không chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là

sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người

0,5 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Trang 11

Câu 9

(4,0 điểm) *Về hình thức a Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ

b Diễn đạt trôi chảy, câu và chữ đúng văn phạm

(0,25 điểm) (0,25 điểm)

II Thân bài

-Phân tích các luận điểm

* Truyện ngắn Chiếc lược ngà là bài ca về tình phụ tử thiêng

liêng và bất diệt

* Nhân vật bé Thu

- Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh bé Thu phải xa cha

từ nhỏ Nhiều năm xa cách, khi người cha từ chiến trường vềthăm nhà bé Thu cương quyết không nhận cha Bé đã có những hành động, lời nói, việc làm khiến cha đau khổ (dẫn chứng)

- Khi người cha chuẩn bị lên đường, một tình yêu thương cha mãnh liệt được bộc lộ Thái độ và hành động của bé Thu

đã đột ngột thay đổi hoàn toàn đến phút trót, Thu cất tiếng

gọi ba “ tiếng kêu của nó như tiếng xé , xé sự im lặng và xé

cả ruột gan mọi người “ ,“ chạy thót lên , và dang hai tay

ôm chặt lấy cổ ba nó “, “ nó hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài “.

- Trong giây phút nhận ra cha, mọi cảm xúc dồn nén trong bé

vỡ òa làm xúc động lòng người về một tình phụ tử sâu sắc

- Trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu

* Nhân vật ông Sáu

- Ở tình huống thứ nhất khi ông Sáu háo hức chờ đợi giây phút được gặp con, được nghe con gọi một tiếng “Ba”

trước thái độ phản ứng thái quá của bé Thu ông đã vô cùng thất vọng (dẫn chứng)

- Sang tình huống thứ hai, ông Sáu dồn hết tình thương nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà- Cây lược là sự kí thác tình cảm cha con sâu nặng của ông với con gái nhưng ông đã

hy sinh, không có cơ hội để trao kỉ vật cho con Nhưng chính trong những tình huống éo le ấy, tình cảm của cha con ông Sáu được đẩy lên đến cực điểm, như muốn khẳng định một điều hết sức thiêng liêng : Dù cuộc chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể nào dập tắt nổi tình phụ tử thiêng liêng – tình cảm cao đẹp và bền vững của con người Việt Nam

Trang 12

- Về nghệ thuật truyện ngắn, tác giả đã thành công trong việcxây dựng cốt truyện chặt chẽ lựa chọn tình huống bất ngờ mà

tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn biến nhân vật tinh tế và sâu sắc

* Luận điểm mở rộng : Đối chiếu so sánh với một số tác

phẩm có cùng đề tài ( về tình phụ tử, tình mẫu tử như Lão Hạc ( Nam Cao ), Mây và sóng (R.Tago), Khúc hát ru những

em bé lớn trên lưng mẹ )

(0,25 điểm) (0,5 điểm)

- Sức hấp dẫn của truyện còn ở thành công nghệ thuật của nhà văn

- Liên hệ bản thân: Trân trọng cuộc sống, trân trọng tình cảmgia đình thiêng liêng có ý thức giữ gìn tình cảm gia đình

(0,5 điểm)

……… Hết………

Trang 13

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 (ĐỀ 4)

Năm học: 2015-2016 MÔN: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Đề thi gồm 9 câu, 1 trang)

I/ ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu

Mực đọng trong nghiên sầu…”

Đọc kĩ đoạn thơ trên chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4:

Trang 14

Hãy viết bài văn ngắn khoảng 3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh

thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

……… Hết………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10(ĐỀ 4)

Năm học: 2015-2016

MÔN: Ngữ văn

(Hướng dẫn chấm gồm 3 câu, 4 trang)

I/ ĐỌC HIỂU: ( 3 điểm )

Câu 5 Học sinh nêu được nỗi buồn tủi, đáng thương của ông

Câu 6 Học sinh chỉ ra nghệ thuật nhân hóa, nỗi buồn tủi lan

sang những vật vô tri Giấy đỏ buồn không được đụng đến, không được viết lên, nằm phơi ra trở nên bẽ bàng

vô duyên không thắm lên được thành giấy đỏ buồn.

Mực trong nghiên lâu không được mài, kết đọng lại như giọt lệ chứa đựng bao buồn tủi nên trở thành nghiên sầu.

( 0,5 điểm)

Câu 7

Học sinh nêu được :

- Cảm nhận về một nét đẹp văn hóa của dân tộc.( 0,5 điểm)

- Ý thức giữ gìn nét văn hóa dân tộc.( 0,5 điểm)

( 1 điểm)

II LÀM VĂN : ( 7 điểm )

Trang 15

- Nhân vật: trình bày được cảm nhận của bản thân về nhân

vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa là con người sống cóniềm say mê lý tưởng và có nhiều phẩm chất, tính cáchđáng yêu, đáng quí

0,25

II/ Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên:

1 Giới thiệu nhân vật:

a) Nhân vật được khắc họa qua cái nhìn của nhiều nhân vật:

- Qua lời giới thiệu của bác lái xe: đay là một người từng trả, đi nhiều, biết nhiều, thạo văn hóa trăm miền.

Quan trọng hơn là điểm nhìn từ quần chúng đối với những con người đẹp nhất thời đại

- Chọn nhân vật ông họa sĩ: con mắt của con người thạo đi tìm kiếm cái đẹp -> con người và hiện thực cuộc sống luôn đẹp hơn rất nhiều qua nghệ thuật

b) Sự xuất hiện của anh thanh niên:

- Xuất hiện trong lời kể của bác lái xe: đây là con người trẻ tuổi (27 tuổi) cho nên cuộc sống một mình là một thử thách Thèm người quá phải tìm cách chặn xe lại.

Đây là con người hoàn toàn bình thường như mọi người bình thường khác, cũng muốn chốn đông vui,

3,0

Trang 16

cũng sợ phải sống một mình, nhưng anh đã chót yêu

một công việc ở đỉnh Yên Sơn -> Đây là lời mở đầu

đáng tin cậy.

c) Trong công việc và cuộc sống:

- Anh thanh niên có hoàn cảnh sống và làm việc không

mấy thuận lợi: anh làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao

2300 m, với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

Đây là công việc tỉ mỉ, gian khổ Nhưng gian khổ của

công việc không bằng gian khổ của nỗi cô đơn.

2 Chân dung của anh thanh niên:

a) Đó là con người có ý thức, trách nhiệm với công việc.

Có thể nói, đó là vẻ đẹp mang chất lí tưởng của thời đại

lúc bấy giờ.

- Rời quê hương lên công tác ở nơi xa xôi, đơn độc

- Có ý thức về ý nghĩa việc làm và say mê công việc

b) Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc

sống: suy nghĩ của anh ấy về cuộc sống: “Khi ta làm

việc thì ta với công việc là đôi” -> Đó là một suy nghĩ

đúng đắn về lao động Lao động sẽ đem đến cảm giác

tự hào và tự trọng, niềm vui sự say mê Anh ấy nhận ra

mối liên quan của mình và công việc lao động.

c) Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và

thơ mộng: anh trồng hoa, nuôi gà và đọc sách Đây là

một con người sống đẹp, biết làm đẹp cuộc đời.

d) Tình yêu thương và chan hòa với mọi người: kiếm

tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cô gái, pha trà cho

ông họa sĩ và cả một làn trứng tặng ông và cô kĩ sư ăn

đường.

e) Khiêm tốn và bình tâm: Luôn thấy mình ở giữa mọi

người, luôn nhìn thấy mọi người, luôn vui sướng vì cảm

nhận những đóng góp bé nhỏ của mình cho cuộc sống.

Sống có ích cho đời là nguồn vui, nguồn khích lệ cao

quí, thanh sạch Điều đó là cội nguồn của hạnh phúc.

- Anh thanh niên: vẻ đẹp bình dị mà cao quí, một vẻ

đẹp đậm chất lý tưởng của con người thế hệ mới.

3 Thành công về nghệ thuật:

- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại

được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng

không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm

nhìn và miêu tả tinh tế.

- Chất thơ của Lặng lẽ Sa Pa cũng phụ trợ đắc lực cho

bài ca ca ngợi con người bình dị mà cao quí: trong tình

huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời

đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là đó là những ý

nghĩ cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi

nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật

chính gợi ra -> Lặng lẽ về mặt âm mà không ồn ào về

sự kiện

Trang 17

III/ Đánh giá:

- Nguyễn Thành Long đã lặng lẽ khiêm nhường mà để lại nhiều âm vang trong lòng người đọc Tác phẩm đẹp trong cách nhìn, trong lời văn và trong vẻ đẹp của thế giới nhân vật tỏa ra

- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa

sẽ đem đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.

- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp đó có sức thuyết phục

và lan tỏa đến cuộc đời, đến mọi người.

0,25

-Hết -ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10( -Hết -ĐỀ 5)

NĂM HỌC: 2015- 2016 MÔN NGỮ VĂN

Thời gian : 120 phút(Đề thi gồm 9 câu – 01 trang )

I ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm )

Cho đoạn trích sau:

"Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngaykhi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, chonên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn"

Đọc kỹ đoạn trích trên và chọn đáp án trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4 :

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

A Những ngôi sao xa xôi C Chiếc lược ngà

B Làng D Bến Quê

Câu 2 : Đoạn trích trên được sáng tác vào thời kì nào?

A Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

B Thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp

C Thời kì kháng chiến chống Mĩ

D Thời kì sau năm 1975

Câu 3 : Tác giả của đoạn trích trên là ai?

A Nguyễn Minh Châu C Kim Lân

B Lê Minh Khuê D Nguyễn Quang Sáng

Câu 4 : Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích trên là gì?

A Nhân hoá - ẩn dụ C Hoán dụ - so sánh

B Sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng D Ẩn dụ - hoán dụ

Câu 5 ( 0,5điểm ): Chỉ ra các thành phần biệt lập có trong đoạn văn?

Câu 6 ( 0,5điểm ): Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 7 (1,0 điểm): Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu phân tích ý nghĩa biểu tượng có trong đoạn

văn?

II LÀM VĂN: ( 7 điểm )

Câu 8: (3 điểm )

Trang 18

Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua đoạn thơsau:

" Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá Anh với tôi đôi ngưới xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!"

( Đồng chí – Chính Hữu )

Câu 9: (4 điểm )

Mỗi nhân vật trong đoạn trích Chiếc lược ngà (Ngữ văn 9, Tập 1)của nhà văn

Nguyễn Quang Sáng là một ấn tượng khó quên về tình người trong những năm tháng chiếntranh

Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích nói trên

Câu 6: *Yêu cầu :

- Đoạn văn trên nói về những ngày cuối đời đang nằm trên giường bệnh của nhân vật Nhĩ

( 0,5điểm)

Câu 7: *Yêu cầu :

- Chỉ rõ hình ảnh mang tính biểu tượng:

+ Những bông hoa bàng lăng đã thưa thớt+ Những bông hoa cuối cùng còn sót lại

=> Qua hình ảnh thiên nhiên cho ta thấy nhân vật Nhĩ đang mắc phải căn bệnh rất hiểm nghèo

=> Với nghệ thuật sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng

( 1điểm )

Trang 19

độc đáo sáng tạo của Nguyễn Minh Châu giúp mỗi người cảm nhận cuộc đời Nhĩ không còn bao lâu nữa.

II LÀM VĂN: (7 điểm )

Câu 8:

( 3 điểm ) *Yêu cầu- Hình thức:

+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ + Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm; chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả

- Nội dung:

a Mở bài: + Giới thiệu nhà thơ Chính Hữu Ông trở

thành người lính từ những năm đầu của cuộc kháng chiến, gắn bó với kháng chiến

+ Ông thành công nhất ở hình tượng người lính Hình ảnh trung tâm của bài thơ “Đồng chí”

b.Thân bài : + Hình ảnh người lính thật mộc mạc , bình dị

mà vô cùng cao quý; họ xuất thân từ những người nông dânđến với kháng chiến bằng tinh thần yêu nước

+ Họ đi theo tiếng gọi cứu nước , tự nguyện lên đường với tinh thần mến nghĩa

+ So sánh với nghĩa binh trong thơ Nguyễn Đình Chiểu: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

+ Đức hi sinh cho quê hương, đất nước; sốngcuộc sống giản dị , làm cảm động lòng người

=> Họ được khắc hoạ và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực;

biểu tượng vừa chân thực, vừa mộc mạc

c Kết bài : + Hình ảnh người lính Cách mạng; tiêu biểu

cho hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến

+Để lại nhiều cảm xúc cho người đọc

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề: Trình bày cảm cảm nhận của bản

than về nhân vật bé Thu- Ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ

+ Giới thiệu được hoàn cảnh của bé Thu: Chiến tranh

làm cho bé Thu phải xa cha từ nhỏ Nhiều năm xa cách, ngày cha về thăm nhà, bé không thể nhận cha ngay vì gương mặt cha đã bị thương tích làm thay đổi Khi hiểu ra

và nhận cha lại là lúc cha phải trở lại chiến trường… Bé Thu trở thành giao liên Tình thương cha và tính cách đầy

ấn tượng của bé Thu được khắc họa sinh động trong hoàn cảnh cảm động, éo le

Ấn tượng về một tấm lòng yêu thương cha mãnh liệt :Phân tích các chi tiết về hành động , lời nói, thái độ

( 0,5điểm )

( 0, 5điểm )

( 2 điểm )

Trang 20

tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong hai hoàn cảnh:

Khi người cha từ chiến trường về thăm nhà

Khi người cha chuẩn bị lên đường

+Ấn tượng về một nhân vật đầy cá tính: Cứng cỏi, mạnh

mẽ, dứt khoát nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn

+ Thành công nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật bé Thu: Tạo tình huống bất ngờ, sự am hiểu tâm

lí nhân vật trẻ thơ Cách chọn chi tiết nghệ thuật

( 0,5 điểm )

( 0,5 điểm )

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10( ĐỀ 6)

Năm học: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu 1 trang)

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143) Câu 1: (0,25đ) Bài thơ Bếp lửa là lời của ai?

A.Người bà B Người cháu

C Người mẹ D Tác giả

Câu 2: (0,25đ) Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào?

A Người cháu đang học xa nhà

B Người cháu đang đi chiến đấu

C Người bà nơi chiến khu

D Người bà đang nhóm lửa

Câu 3: (0,25đ) Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ nào?

Câu 5: (0,5đ) Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình

ảnh"bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ?

Trang 21

Câu 6: (0,5đ) Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy

nắng mưa"

Câu 7: (1đ) Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài

quen thuộc của thơ ca Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn

9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 8: (3đ)

Viết bài văn (khoảng 400 từ) phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong

không gian lúc sang thu ở khổ thơ:

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn

Nguyễn Thành Long với độ dài khoảng 3 trang giấy thi

.Hết

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10( ĐỀ 6)

Năm học: 2015 – 2016

MÔN: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút

-Hình dung về hình ảnh bếp lửa (ngọn lửa) ẩn hiện, mờ tỏ

trong sương sớm …(sinh động,bập bùng, chập chờn)

0,25 0,25

6 (0,5 điểm): Thí sinh nêu cảm nhận về câu thơ thứ 3:

-Nội dung: có thể gồm 2 ý :

+ Tình thương của cháu đối vời bà

+ Thấy được sự lam lũ, vất vả của bà

-Yêu cầu: diễn đạt rõ ý, bám sát vào hình ảnh, từ ngữ… trong câu thơ

0,25 0,25

7 (1,0 điểm): Thí sinh nêu được đúng theo yêu cầu:

- Tên hai bài thơ (Bếp lửa; Khúc hát ru Nói với con; Con cò)

- Tên hai tác giả

Lưu ý: - Thí sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý vẫn cho điểm

0,5 0,5

Trang 22

- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm trònsố.

8 -Về hình thức : Bố cục 3 phần, đảm bảo số lượng khoảng 400 từ

- Bài văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt

-Phân tích để thấy rõ biến chuyển trong

không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng

nàn phả vào gió se, lan tỏa trong không gian qua làn sương mỏng “ chùng

chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn

-Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diến tả ở các từ “

bỗng” , “ hình như” mở đầu và kết thức khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên, thú vị

như còn chưa tin hẳn

0,25

0,25 1,5

0,5đ

II/ Phân tích về nhân vật anh thanh niên:

1 Nhân vật anh thanh niên với hoàn cảnh sống và công việc

- Đó là anh thanh niên: - Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí

tượng kiêm vật lý địa cầu Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao

2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa Công việc của

anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào

công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến

đấu

2 Nếp sống và tính cách

- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy

nghĩ rất đẹp:

+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại

cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở

độ cao trên 3000m Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng

+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc

sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một

mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của

bao anh em đồng chí dưới kia “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ

cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”

+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp

Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp

phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu

Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”

+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ Bởi anh

còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách Vì sách chính là

người bạn để anh “trò chuyện” Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự

vắng lặng quanh năm Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang

Trang 23

- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn

có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:

+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những

gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh

thần trách nhiệm cao Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thếnào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc Ngày nào cũng vậy, anh làm

việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11

giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng

+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm

suốt tháng một mình trên đỉnhnúi cao, không một bóng người Mới đầu,

anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được

nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị

thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây

thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ

ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ

- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạmmột cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một

vườn hoa rực rỡ

- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:

+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi

người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện Dẫu phải sống một mình

nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho

vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ

uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những

đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh,

anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng

cảm phục hơn anh

3 Khát quát vẻ đẹp của anh thanh niên

- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến

cho con người niềm vui và hạnh phúc.- Cuộc sống lao động giản dị nhưng

cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục

lan toả với những người xung quanh

III Kết bài: Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân

vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con

người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu Họ đã dệt lên bài ca về tìnhyêu tổ quốc, tình yêu đất nước

Trang 24

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10( ĐỀ 7)

Năm học: 2015 – 2016

MÔN: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu 2 trang)

I/ Đọc hiểu (3điểm)

Cho đoạn thơ sau :

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)

Câu 1(0,25đ): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?

Hình như thu đã về”

( Sang thu – Hữu Thỉnh)

Câu 9:( 4đ)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn

Nguyễn Thành Long (khoảng 3 trang giấy thi)

Trang 25

.Hết

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

Năm học: 2015 – 2016

MÔN: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút( Đáp án gồm 9 câu, 3 trang)

5 -Chỉ ra được phép tu từ: Điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy 0,5

6 -Từ láy “chờn vờn” giúp người đọc hình dung làn sương sớm đang bay

nhè nhẹ quanh bếp lửa và gợi cái mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời

gian

0,5

7 -Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ được khơi nguồn từ hình

ảnh “bếp lửa” Từ hình ảnh bếp lửa tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm

bếp- đến nỗi nhớ tình thương với bà của đứa cháu đang đi xa

1

8 -Về hình thức : Đúng hình thức bài văn khoảng 400 từ

- Bài văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt

-Phân tích để thấy rõ biến chuyển trong không gian được nhà thơ cảm

nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan tỏa

trong không gian qua làn sương mỏng “ chùng chình” chuyển động

chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn

-Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diến tả ở các từ “

bỗng” , “ hình như” mở đầu và kết thức khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên, thú

vị như còn chưa tin hẳn

0,25 0,25 1,5

0,5đ

Trang 26

II/ Phân tích về nhân vật anh thanh niên:

1 Nhân vật anh thanh niên với hoàn cảnh sống và công việc

- Đó là anh thanh niên: - Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí

tượng kiêm vật lý địa cầu Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao

2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa Công việc

của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất,

dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục

vụ chiến đấu

2 Nếp sống và tính cách

- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những

suy nghĩ rất đẹp:

+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại

cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc

ở độ cao trên 3000m Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng

+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc

sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là

một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công

việc của bao anh em đồng chí dưới kia “Công việc của cháu gian khổ

thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”

+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp

Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp

phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên

cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”

+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ Bởi

anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách Vì sách chính

là người bạn để anh “trò chuyện” Nhờ có sách mà anh chống trọi được

với sự vắng lặng quanh năm Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở

mang kiến thức

- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh

còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:

+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua

những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác

với tinh thần trách nhiệm cao Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết

giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc Ngày nào cũng

vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày

vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng

+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh

năm suốt tháng một mình trên đỉnhnúi cao, không một bóng người Mới

đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để

được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn

hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một

mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất

thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp

đẽ

- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở

trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng,

một vườn hoa rực rỡ

- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:

+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi

Trang 27

người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện Dẫu phải sống một

mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam

thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và

ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những

đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh,

anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng

đáng cảm phục hơn anh

3 Khát quát vẻ đẹp của anh thanh niên

- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang

đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.- Cuộc sống lao động giản dị

nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức

thuyết phục lan toả với những người xung quanh

III Kết bài: Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân

vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con

người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu Họ đã dệt lên bài ca về tình

yêu tổ quốc, tình yêu đất nước

Trang 28

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 8)

Năm học: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi gồm 9 câu 2 trang)

là bà bán kem đẩy những chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên Hoa trong công viên Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng trên đầu

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi ”

( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu 1(0,25đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Nghị luận

Câu 2(0,25đ): Từ ngữ in nghiêng trong câu văn: “ Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá.”

Là thành phần gì?

A Khởi ngữ B Phụ chú C Cảm thán D Tình thái

Câu 3(0,25đ): Cụm từ được in nghiêng trong câu văn: “ Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình thư

mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.” Liên hệ với từ ngữ

trước đó theo kiểu quan hệ nào?

A Quan hệ bổ sung

B Quan hệ nghịch đối

C Quan hệ thời gian

D Quan hệ nguyên nhân

Câu 4(0,25đ): Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A Hoa trong công viên

B Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi

C Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố

D Tạnh rất nhanh như khi mưa đến

Câu 5(0,5đ): Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau?

“Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

( Quê hương- Tế Hanh)

Câu 6(0,5đ):Nêu nội dung chính của hai câu thơ được trích ở câu hỏi 5?

Câu 7(1đ): Từ bài thơ Quê hương của Tế Hanh em hãy viết một đoạn văn( từ 3-5 câu) nói

về tình yêu quê hương đất nước?

II Làm văn ( 7 điểm).

Câu 8 (3,0đ):

Cảm nghĩ của em về khổ thơ sau bằng một bài văn ngắn (khoảng 400 từ):

Trang 29

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

(Sang thu - Hữu Thỉnh)

Câu 9 (4,0 đ): Khoảng 3 trang giấy thi phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu

trong lần ông Sáu về thăm nhà trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn

Quang Sáng

Trang 30

-Hết -ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 8)

Năm học: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN

- Diễn đạt rõ ràng, câu và chữ đúng văn phạm

* Nội dung: có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn

kiến thức sau:

1.Giới thiệu:

- Vài nét về đề tài thơ thu, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

- Khổ thơ đầu: biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ

sang đầu thu

2 Cảm nhận.

- Ý nghĩa của từ Sang thu: là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa

Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu mới có những tín hiệu đầu tiên

Trước những thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận

được

- Hai câu thơ đầu: Với Hữu Thỉnh, mùa thu bắt đầu thật giản dị:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

+Ý nghĩa của từ bỗng: Bỗng nhận ra- một trạng thái chưa hề chuẩn

bị, như là vô tình, như là sửng sốt Một sự bất ngờ mà như đã đợi

sẵn Một tiếng kêu vang thích thú, một khoảnh khắc nhanh chóng

qua đi mà để lại biết bao cảm xúc

+ Ý nghĩa của từ phả: nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra từng luồng Tác

giả không tả mà chỉ gợi Chỉ một chữ Phả cũng đủ gợi hương thơm

0,25điểm

0,5điểm

0,25điểm

0,5điểm

Trang 31

như sánh lại Sánh bởi hương đậm một phần, sánh bởi tại gió se.

-> Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một

người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín

hiệu mùa thu dân dã mà thi vị

- Hình ảnh sương mỏng, nhẹ, không phải màn sương dày đặc, mịt

mù mà là sương chùng chình gợi ra những làn sương mỏng, mềm

mại, giăng màn khắp đường thôn ngõ xóm làng que Nó làm cho

khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình

yên.Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ chùng chình khiến cho

sương thu chứa đầy tâm trạng, như người đi còn vương vấn qua

ngõ nhà ai Sương như một kẻ đồng hành cùng với hương ổi và gió

se

- Tâm trạng của tác giả: Có hương ổi, gió se và sương Mùa thu đã

về trên quê hương Vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt:

Hình như thu đã về.

Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng

Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao Thu

đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá

3 Đánh giá:

Khổ thơ mang cái man mác buồn lắng ngọt ngào thi vị của mùa

thu Từ đây cho ta thấy con người của thi ca đến với thiên nhiên

bằng sự khám phá đường nét nhỏ nhất, tinh xảo nhất của vũ trụ bao

la Đó cũng chính là cái hay tạo nên sự khác biệt cho mùa thu mà

ngay bốn câu thơ đầu ta đã thấy tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé

Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà

B Thân bài:

1 Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu

là cha:

- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi

ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con Gặp lại con, ông Sáu không

kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con Nhưng thật

trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng

tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh

nhạt, xa cách

-Tâm lí và thái độ ấy của Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi

tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt

hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu;

chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định

không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái

trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh

một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây

cột xuồng kêu rổn rảng thật to

- Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu

không tin ông Sáu là ba chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác

với hình ba mà nó đã được biết Sự ương ngạng, phản ứng của bé

0,25 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

0,25điểm

0,25 điểm

0,25

Trang 32

Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên Qua đây ta

thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân

thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba

2 Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là

cha:

- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường,

thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn

+ Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt

nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà; Khi người cha nhìn với đôi

mắt trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của

con bé bỗng xôn xao

+ Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: Chi tiết bé Thu gọi cha

được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên:

Ba…a…a…ba!; Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và

xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa Đó là tiếng “ba” mà nó

cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ

đáy lòng nó

+ Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót

lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc

Hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó

nữa, ôm chặt lấy ba…hai tay nó siết chặt lấy cổ,…dang cả hai chân

rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run

- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết

thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó Sự nghi ngờ bấy lâu đã được

giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc

“nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như

người lớn” Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong

nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật

mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận

3 Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể

chuyện:

- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân

vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự

nhiên của tác giả

- Nội dung:

+ Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu

nặng của bé Thu dành cho cha (trong hoàn cảnh éo le của chiến

tranh) Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con

thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, và càng cao đẹp hơn

trong những cảnh ngộ khó khăn Tác phẩm còn gợi cho người đọc

nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra

cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình

C Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng

nhân vật bé Thu và liên hệ bản thân

điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm0,5 điểm

Ngày đăng: 18/05/2015, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w