LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Một phần của tài liệu ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM 2015 - 2016 (Trang 33)

Câu 8: (3,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau ( khoảng 300 từ):

"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo".

(Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 9: (4,0 điểm)

Suy nghĩ về tình cảm của ông Sáu đối với con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( khoảng 03 trang ).

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 9Năm học: 2015 - 2016 Năm học: 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang Câu Đáp án Điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 C D A A

Các từ cùng một trường từ vựng: cắn, nhai, nghiến Các từ trên thuộc trường từ vựng cắn, xé

Tác dụng: làm cho nhịp văn sôi nổi, thể hiện lòng căm ghét trào dâng, ý muốn “báo thù” cho mẹ quyết liệt.

- Hình thức: + Đảm bảo thể thức một đoạn văn + Đảm bảo độ dài 3 -> 5 câu

- Nội dung:

+ Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất

+ Tình mẫu tử giúp con người có sức mạnh để lên án xã hội, bênh vực phụ nữ …. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,75 Câu 8: * Hình thức:

- Là bài tự luận ngắn, không quá 300 từ - Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả * Nội dung:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vị trí đoạn trích

- Cảm nhận khái quát về đoạn thơ 2. Thân bài:

- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh: rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội: đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.

- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng:

"Đầu súng trăng treo". Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý

nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và

0,25đ

0, 25đ

2,25đ

Câu 9:

mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

3. Kết bài:

- Đánh giá khái quát về đoạn thơ, bài thơ - Đánh giá về tác giả

- Học sinh tự liên hệ

* Hình thức:

- Là bài tự luận khoảng 03 trang

- Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả * Nội dung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Cảm nhận khái quát về tình cảm của ông Sáu đối với con 2. Thân bài:

Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cảm của ông Sáu đối với con trên những ý cơ bản:

* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc:

- Khi mới gặp con: Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.

- Trong những ngày nghỉ phép: Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.

+ Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le: lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.

- Khi xa con: Luôn nhớ con, ân hận khi đã đánh con, dồn hết tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà. Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức mình vào việc trao gửi cây lược ngà cho bác Ba- kỉ vật thiêng liêng của tình phụ tử.

=> Học sinh đánh giá về tình phụ tử, liên hệ mở rộng

=> Liên hệ về những đau thương mất mát trong chiến tranh.

0,5đ

0,25đ

* Đặc sắc nghệ thuật: Nghệ thuật tạo tình huống, ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật…

3. Kết bài:

- Đánh giá khái quát về nhân vật ông Sáu và tình cảm của ông Sáu với con.

- Đánh giá về tác giả - Học sinh tự liên hệ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT( ĐỀ 10)Năm học 2015-2016 Năm học 2015-2016

MÔN: VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 09 câu, 01 trang)

I. Đọc hiểu ( 3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và chọn đáp án đúng (từ câu 1 đến câu 4):

"Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn".

1.Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?

A. Những ngôi sao xa xôi B. Chiếc lược ngà

C. Lặng lẽ Sa Pa D. Bến quê 2. Tác giả của đoạn trích trên ?

A. Nguyễn Quang Sáng B. Lê Minh Khuê ? C. Nguyễn Minh Châu D. Nguyễn Thành Long 3. Xét về mặt cấu tạo, câu văn sau thuộc kiểu câu nào ?

Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn 4. Trong đoạn văn trên có mấy từ láy ?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 5. (0.5 điểm) Chỉ ra các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên? Câu 6 (0.5 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn trên ?

Câu 7 (1 điểu) Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ‘‘hoa bằng lăng’’ trong câu văn trên ?

Một phần của tài liệu ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM 2015 - 2016 (Trang 33)