PHẦN ĐỌC HIỂU

Một phần của tài liệu ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM 2015 - 2016 (Trang 62)

Từ câu 1 đến câu 4, mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4

Đáp án B D A C

Câu 5 (0,5 điểm):

Hai khổ thơ thể hiện niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng Câu 6: (0,5 điểm):

- “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ.

- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

Câu 7 (1 điểm)

Bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ sống, tình cảm đối với thiên nhiên, với nhân dân, với quá khứ nghèo khó, gian lao mà tình nghĩa, bình dị, hiền hậu. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nữa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người.

(Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, mở rộng phù hợp với bản thân)

.

Câu 8 (3 điểm)

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm

8 (3đ) - Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăngBác: Bác:

- Nêu kết cấu chung toàn bài thơ, vị trí của đoạn thơ được phân tích:) - Phân tích khổ thơ làm rõ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng:

+ Khung cảnh và không khí yên tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:

+ Tâm trạng đau xót và nỗi niềm thương tiếc trào dâng trước hiện thực Bác đã vĩnh viễn ra đi đượcbiểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi....”

- Khẳng định đánh giá đoạn thơ:

+Hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực – hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng ( trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc vừa gàn gũi với hình ảnh thực , lại vừa có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm + Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng; giọng thơ trang trọng, tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc.

*Kĩ năng: Bài làm thể hiện được kĩ năng cảm thụ, phân tích một

0,25đ 0,25đ 1,5 đ

0,5đ

đoạn thơ ngắn

Trình bày bố cục bài viết một cách mạch lạc, chặt chẽ. Câu 9 (4 điểm)

Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang

điểm

Hình

thức a. Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽb. Diễn đạt rõ ràng, câu và chữ đúng văn phạm 0,25 điểm0,25 điểm Nội dung A/ Mở bài (0,5 điểm)

* Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng. 0,25 điểm - Dẫn dắt giới thiệu luận điểm: Nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách

sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làn chợ Dầu theo giặc.

0,25 điểm B/ Thân bài (3,5 điểm )

* Luận điểm 1 (2,5điểm):

Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

0,25 điểm - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó

"cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

0,25 điểm

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.

0,25 điểm - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung

đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

0,5 điểm

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này.

Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống. Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

0,5 điểm

* Luận điểm 2 (0,75 điểm):

Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để

nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. 0,25 điểm - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi,

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

C- Kết bài (0,5 điểm)

- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

0,25 điểm - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước

là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

0,25 điểm

Một phần của tài liệu ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM 2015 - 2016 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w