Câu 8 (3điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ ) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của khổ thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dũng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
Câu 9 (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau:
“Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “ Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc.”
Từ đoạn văn trên, hãy nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long?
---Hết---
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 PTTH( ĐỀ 16)Năm học: 2015- 2016 Năm học: 2015- 2016
MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU(3 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm) 2 (0,25 điểm) 3 (0,25 điểm) 4 (0,25 điểm)
Đáp án A B D C
Câu 5. (0,5 điểm)
Hiệu quả diễn đạt của việc sử dụng biện pháp tu từ đó đem lại cho câu thơ: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ mang nghĩa tượng trưng. Mặt trời nói về sự ấm nóng, sự rực rỡ ngời sáng. Đứa con trong tình yêu thương của mẹ trở thành niềm tin, vừa gần gũi vừa thiêng liêng, là nguốn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ.
Câu 6. (0,5 điểm)
"Lưng núi": Nghĩa chuyển "lưng mẹ": Nghĩa gốc Câu 7. (1 điểm)
Nêu được suy nghĩ:
- Tình yêu con và tình yêu buôn làng, tình yêu đất nước, cách mạng và kháng chiến hòa quyện nhau chặt chẽ. Đó là tình cảm sâu sắc nhưng không chỉ dừng trong phạm vi gia đình mà gắn với tình cảm chung. Câu thơ cuối của bài thơ đã diễn tả ước mong của mẹ thật giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Giấc mơ được gặp Bác Hồ bà mẹ trông cả vào con, nhờ giấc mơ của con để gặp Bác. Câu cuối nói về niềm tin và hi vọng của mẹ: con sẽ là công dân của đất nước tự do. Người tự do là tự do trong suy nghĩ, trong hành động, là chủ nhân của đất nước trong thời đại mới.
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 8
(3 điểm) - Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác:
- Nêu kết cấu chung toàn bài thơ, vị trí của đoạn thơ được phân tích:)
- Phân tích khổ thơ làm rõ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng:
+ Khung cảnh và không khí yên tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:
+ Tâm trạng đau xót và nỗi niềm thương tiếc trào dâng trước hiện thực Bác đã vĩnh viễn ra đi đượcbiểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi....”
- Khẳng định đánh giá đoạn thơ:
+Hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực – hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng ( trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc vừa gàn gũi với hình ảnh thực , lại vừa có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm
+ Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng; giọng thơ trang trọng, tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc.
0,25đ 0,25đ 1,5 đ
*Kĩ năng: Bài làm thể hiện được kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ ngắn
Trình bày bố cục bài viết một cách mạch lạc, chặt chẽ.
0,5đ
Câu 9
(4 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa- ấn tượng khái quát về nhân vật anh thanh niên : anh thật hạnh phúc khi được sống và cống hiến cho đất nước.
- Hiểu được quan niệm hạnh phúc của anh thanh niên: Anh hạnh phúc vì anh đã góp phần phát hiện ra một đám mây khô giúp không quân của ta hạ được phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước. Anh vui sướng còn bằng việc làm hăng say, nhiệt tình thi đua lập công cùng người cha đang trực tiếp tham gia chiến đấu. Niềm hạnh phúc của chàng trai trẻ là được cùng sống và được làm việc với những người thân yêu vì mục đích cao cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Liên hệ bản thân, nêu quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn văn nêu được quan niệm hạnh phúc của riêng mình. Quan niệm phải phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tai:
Có thể theo các ý sau:
+ Hạnh phúc là được sống trong thời bình
+ Hạnh phúc là yêu thương và được yêu thương những người thân.
+ Hạnh phúc là sống có ý nghĩa, được cống hiến cho quê hương, cho đất nước dù chỉ là một việc làm nhỏ bé
• Niềm hp của cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi nằm trong niềm hp cộng đồng.
*Kĩ năng: biết tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn trích truyện. Trình bày bố cục bài viết một cách mạch lạc, chặt chẽ.
0,5 1,5đ 1,5đ 0,5 đ ………..Hết……… ĐỀ THI VÀO LỚP 10THPT( ĐỀ 17)
Năm học 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề thi gồm 09 câu, 02 trang )
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Cho đoạn thơ: ..."Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình."
(Ngữ văn 9, tập một) Chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào, của ai?
A. Đồng chí, Chính Hữu. B. Ánh trăng, Nguyễn Duy. C. Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận. D. Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải.
Câu 2. Bài thơ có đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì?
A. Tự do B. Thất ngôn bát cú. C. Tứ tuyệt D. Ngũ ngôn .
Câu 3. Trong khổ thơ: "Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng "
tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh. B. Nói quá. C. Nhân hóa . D. Liệt kê.
Câu 4. Trong các dòng sau, dòng nào có chứa từ không phải là từ láy?
A. Thình lình, rưng rưng, vành vạnh. B. Trần trụi, phăng phắc, thình lình. C. Thiên nhiên, trần trụi, rưng rưng. D. Rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc.
Câu 5. Nội dung cơ bản của đoạn thơ trên là gì?
Câu 6. Các từ láy rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc mang lại hiệu quả nghệ thuật gì ?
Câu 7. Từ bài thơ chứa đoạn thơ trên em thấy bản thân phải có thái độ sống như thế nào? II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 8 (3điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ ) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của khổ thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dũng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làn chợ Dầu theo giặc.
Hãy làm rõ nhận xét trên bằng bài văn khoảng 02 trang giấy thi. ...Hết...
Năm học 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang )