1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGŨ VĂN CÓ ĐÁP ÁN (PHẦN 2)

78 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 649,5 KB

Nội dung

BỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT ĐÃ ĐƯỢC THẨM ĐỊNHBỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT Đ

Trang 1

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT

Năm học 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu, 02 trang)

I Đọc hiểu (3 điểm):

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 4)

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn Hai người giằng co, du dẩy nhau, rồi ai nấy đều

buông gậy ra, áp vào vật nhau Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm Kết cục, anh chàng hầu cân ông lí yếu hơn chị chàng con mọm, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã

nhào ra thềm.

(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,

2004, trang 31)

Câu 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý kiến em cho là đúng về nhà văn Ngô Tất Tố?

A Sinh năm 1890-1950, tại Từ Sơn, Bắc Ninh

B Là một tay ngôn luân xuất sắc trong đám nhà Nho.

C Là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học Lãng mạn Việt Nam

D Tác phẩm nổi tiếng nhất là phóng sự Việc làng.

E Là nhà văn, nhà dịch thuật và khảo cứu nổi tiếng

Câu 2 Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là ………

………

Câu 3 Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng năm từ láy.

A Đúng B Sai

Câu 4 Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu?

Câu 5 Em hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau :

Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2004,

trang 31)

Câu 6 Ghép một ý của cột A với một ý của cột B để có kết hợp đúng xét về thể loại và

xét về nội dung của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

c Văn bản tự sự

Câu 7 Từ văn bản Mây và sóng của Ta-go, em rút ra cho mình bài học gì về việc tạo

dựng hạnh phúc cho bản thân trong cuộc sống?

Trang 2

II Làm văn (7 điểm):

Câu 1 Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 70)

Câu 2 Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn

Thành Long

Trang 3

- Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa

- Điểm bài thi 10 điểm

I.Đọc hiểu (3 điểm):

1(0,25

điểm)

Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B,E.

Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án B hoặc E.

Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác

Mức độ tối đa: HS giải thích được ý nghĩa nhan đề

truyện ngắn Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu:

Bến quê có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa thực: bến sông quê nhà của Nhĩ

+ Nghĩa biểu tượng: là gia đình, quê hương xứ sở gần gũi,thân thương và bền vững, là nơi neo đậu bình yên cho mỗi

con người Từ đó, Bến quê có khả năng thức tỉnh con

người về tình yêu gia đình, quê hương cội nguồn; trân

trọng những giá trị bình dị, gần gũi mà lớn lao, bền vững.

Mức độ chưa tối đa: HS trả lời được một trong các ý

Mức độ tối đa: HS xác định được đúng cấu trúc ngữ pháp

của câu, và xác định câu văn thuộc kiểu câu ghép 0,5 điểm

Trang 4

Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện/

CN chạy không kịp với sức xô đẩy của VN

người đàn bà lực điền, hắn/ ngã chỏng

CN VN quèo trên mặt đất, miệng/ vẫn nham

CN VN nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu

Mức độ chưa tối đa: HS chỉ xác định được cấu trúc ngữ

pháp hoặc chỉ xác định được kiểu câu

Mức độ không đạt: Không xác định đúng cấu trúc ngữ

pháp và kiểu câu

6(0,25

điểm)

Mức độ tối đa: HS nối đúng 1 với b; 2 với a.

Mức độ chưa tối đa: HS nối đúng một trong hai ý.

Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai.

0,25 điểm

7(1 điểm) Mức độ tối đa: HS trả lời được đầy đủ các ý sau:

- Em bé trong bài thơ Mây và sóng của Tago đã khước từ

hanh phúc ở nơi xa xôi trên mây và trên sóng và tự tạo dựng hạnh phúc cho mình trong ngôi nhà của em và có

mẹ ở bên cạnh

- Qua đó, chúng ta thấy được hạnh phúc của con người trong cuộc sống này không phải là ở nôi xa xôi và hạnh phúc không phải là điều bí ẩn mà nó ở chính cuộc sống quanh ta

- Chúng ta hãy biết tạo dựng hạnh phúc cho mình bằng chính bàn tay lao động của mình và hãy lấy điểm tựa là tình mẹ để chiến thắng mọi cám dỗ, vượt qua mọi khó khăn để có được hạnh phúc trong cuộc sống

Mức độ chưa tối đa: HS trả lời không được đầy đủ các ý

nêu trên

Mức độ chưa đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời

khác

1 điểm

Trang 5

II Làm văn (7 điểm)

* Về phương diện nội dung:

- Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ,

Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, xuất xứ bài thơ Sang thu, nội

dung khái quát của bài thơ

- Vị trí của khổ thơ, nội dung khái quát của khổ thơ: Khổ thơ thể

hiện những biến chuyển tinh tế của bức tranh thiên nhiên chớm

thu trên làng quê Đồng bằng Bắc Bộ

- Trích dẫn khổ thơ

2.Thân bài (2điểm):

+) Luận điểm 1: Những biến chuyển tinh tế của bức tranh chớm

thu trên làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh hương ổi: Hương ổi là

tín hiệu đầu tiên của mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh

Đây cũng là điểm mới đầu tiên khi viết về mùa thu, khác với thơ

xưa, nay thường miêu tả tín hiệu của thu về bằng sắc vàng, bằng

hương cốm, lá sen hay nồng nàn hương hoa sữa Hương ổi là một

mùi hương của làng quê thôn dã, giản dị, mộc mạc mà thân quen

Đây là lần đầu tiên mùi hương ổi đi vào trong thơ ca ngọt ngào và

tự nhiên đến vậy

- Học sinh phân tích cái hay của động từ phả mà tác giả sử dụng

để miêu tả mùi hương ổi: Đây là một động từ mạnh làm cho

hương ổi như sánh lại, quyện lại bung tỏa mạnh mẽ vào hơi gió se

(làn gió từ lâu được coi là đặc trưng của hồn thu Bắc Bộ) làm cho

cái ấm và cái lạnh giao nhau, làm ấm nồng cả không gian cảnh

vật

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh sương với nghệ

thuật nhân hóa và từ láy chùng chình:

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình

vừa diễn tả chính xác đặc trưng của làn sương mùa thu vừa có tác

dụng gợi hình và gợi tình Làn sương mùa thu như một nàng thiếu

nữ duyên dáng, yểu điệu thướt tha với tâm trạng ngập ngừng, bịn

rịn, bâng khuâng khi bước sang ngưỡng cửa của mùa thu

- Bức tranh mùa thu được cảm nhận bằng khứu giác, thị giác và

xúc giác, từ những gì vô hình, mờ ảo, nhỏ hẹp và gần

1 điểm

Trang 6

+) Luận điểm 2 (1 điểm): Tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi

chợt nhận thu về:

- Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua từ bỗng (một thoáng

giật mình bối rối), qua từ hình như (một chút mơ hồ mong manh,

một sự đoán nhận chưa chắc chắn) Mùa thu yên bình đầu tiên

đến với người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh khiến nhà thơ

không khỏi ngỡ ngàng, một sự ngỡ ngàng mà dường như đã đợi

từ lâu lắm

- Qua đó, người đọc thấy được tình yêu làng quê tha thiết và tâm

hồn nhạy cảm của tác giả

3 Kết bài (0,5 điểm):

- Đánh giá thành công về nghệ thuật, nội dung của khổ thơ: Đoạn

thơ nói riêng bài thơ nói chung được viết theo thể ngũ ngôn vừa

mang nét đẹp cổ điển vừa mang nét đẹp hiện đại Cùng với những

hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ,

khổ đầu bài thơ đã vẽ ra khung cảnh chớm thu đẹp, duyên dáng

của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ trong cảm nhận tinh tế và tình

yêu thiên nhiên mùa thu tha thiết của hồn thơ Hữu Thỉnh

- HS nêu cảm xúc của bản thân

* Về phương diện hình thức: Bài văn có bố cục rõ ràng, hệ

thống luận điểm chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng

từ, đặt câu

Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận chưa đầy đủ vẻ đẹp của khổ

thơ; còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả

Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.

* Về phương diện nội dung:

- Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một nhân vật

văn học

- Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh

niên, lời văn có cảm xúc

Cụ thể:

1.Mở bài (0,5 điểm):

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, xuất xứ truyện ngắn

Lặng lẽ Sa Pa, nội dung khái quát của tác phẩm, khái quát vẻ đẹp

của nhân vật anh thanh niên: Một chàng thanh niên trẻ nhiệt

huyết, sống lao động, cống hiến hết mình, lặng thầm mà đầy ý

nghĩa cho đất nước

2.Thân bài (3 điểm):

*) Luận điểm 1: Tình huống truyện và hoàn cảnh sống, lao động,

làm việc của anh thanh niên

- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật (ông

họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên làm khí tượng) trên đỉnh Yên Sơn,

trong 30 phút ngắn ngủi

- Hoàn cảnh sống, làm việc của anh thanh niên: Anh thanh niên

0,5 điểm

Trang 7

27 tuổi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m bốn bề chỉ

có cỏ cây, mây mù lạnh lẽo Anh làm công tác khí tượng kiêm vật

lí địa cầu Công việc hàng ngày của anh là đo gió, đo mây, tính

mưa,đo nhiệt độ, đo chấn động mặt đất để phục vụ sản xuất và

chiến đấu Công việc lắm gian khổ, đòi hỏi ở anh sự tỉ mỉ và

chính xác và sự nhiệt tình trong công việc Nhưng gian khổ nhất

với anh là sự cô đơn và nỗi thèm người

*) Luận điểm 2 (2,5 điểm): Vẻ đẹp của bức chân dung nhân vật

anh thanh niên:

- Một con người có ý thức, trách nhiệm cao với công việc của

mình

Anh ý thức được công việc của anh gắn với công việc của hàng

triệu người từng giờ, từng phút nên anh luôn hoàn thành nhiệm

vụ của mình không sai một giờ, một phút Từ những cố gắng,

miệt mài, anh đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước:

Nhờ phát hiện môt đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy không

quân ta bắn hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu hàm Rồng

Anh thấy hạnh phúc khi mình làm việc có hiệu quả: Từ hôm ấy

cháu sống thật hạnh phúc.

- Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống thể

hiện một con người sống có lí tưởng và hoài bão

Anh có suy nghĩ đúng về ý nghĩa của lao động đối với cuộc đời

mỗi con người: Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là

một mình được rồi mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai

mà làm việc và anh yêu say mê công việc của mình: Công việc

của cháu gian khổ vậy đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết

mất

- Cái đẹp trong anh còn được toát lên bằng một cuộc sống nề nếp,

gọn gàng, văn minh và thơ mộng

Ngôi nhà ba gian của anh gọn gàng, sạch sẽ Anh còn biết trồng

hoa làm đẹp cuộc sống của mình Ngoài ra anh còn biết nuôi gà

để tự phục vụ cuộc sống của mình và lấy sách là bạn Đây là con

người sống đẹp, biết làm đẹp cho đời

- Anh là chàng trai giàu tình cảm, sống chan hòa và luôn quan

tâm tới người khác: anh biếu vợ bác lái xe củ tam thất vì bác gái

vừa ốm dậy, vồn vã mời khách lên thăm nhà mình, ngắt hoa tặng

cô kĩ sư, pha trà mời ông họa sĩ, tặng mọi người làn trứng để ăn

đường

- Anh còn là con người khiêm tốn và hết sức bình tâm

Anh luôn cảm thấy những đóng góp của mình là bình thường,

nhỏ bé so với những người khác Khi ông họa sĩ vẽ anh, anh lại từ

chối và giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh Anh thấy cuộc

đời thật đẹp vì có những con người như vậy Anh cũng luôn vui

sướng vì thấy ý nghĩa của của những đóng góp nhỏ bé của mình

cho cuộc sống

*) Luận điểm 3: Đánh giá thành công về nghệ thuật xây dựng

nhân vât Liên hệ so sánh để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt

Trang 8

Nam những năm miền Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và

đánh Mĩ ở miền Nam:

- Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống truyện tự

nhiên, tình cờ, hấp dẫn

- Truyện thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân

vật được khắc họa trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được

khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế

- Chất thơ thẫm đẫm trong tác phẩm góp phần làm nổi bật vẻ đẹp

của con người, vẻ đẹp của mảnh đất Sa Pa, làm nổi bật chủ đề, tư

tưởng của tác phẩm

- Liên hệ với vẻ đẹp của những chàng trai cô gái những năm

chống Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn trong các tác phẩm văn học

và thực tế lịch sử, để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam

trong những năm tháng miền Bắc đi lên xây dựng XHCN và

đánh Mĩ ở miền Nam

3 Kết bài (0,5 điểm) :

- Nhân vật anh thanh niên là một chàng trai sống đẹp, sống có lí

tưởng Anh sống là để dâng hiến hết mình cho tổ quốc trong công

việc thầm lặng mà đầy ý nghĩa của mình

- Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả ngợi ca những con người

đang lao động, cống hiến lặng thầm cho tổ quốc

- Vẻ đẹp của anh thanh niên nói riêng và vẻ đẹp của thế hệ cha

anh đi trước nói chung là biểu tượng đẹp để thế hệ sau tiếp nối,

phát huy xây dựng đất nước thêm giàu đẹp

* Về phương diện hình thức: bài văn không mắc lỗi diễn đạt,

chính tả, dùng từ, đặt câu

Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận chưa đầy đủ vẻ đẹp của khổ

thơ; còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả

Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề

0,5 điểm

-Hết -ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Trang 9

Năm học 2015 – 2016

MÔN NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu, 2 trang)

I /PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ)

Ghi lại chữ cái ở câu trả lời đúng

Câu 1 ( 0.25 điểm): Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau:

Cũng như tôi mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ giám

nhìn một nửa hay giám đi từng bước nhẹ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn

quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

A Tính chất B Đặc điểm C Thái độ D Cảm giác

Câu 2 (0.25 điểm): Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh để nói lên tâm trạng

của nhân vật tôi và các bạn ?

A Mẹ âu yếm dẫn tôi đi trên con đường dài và hẹp

B Ý nghĩ thoáng qua trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

C Trong lúc ông ta đọc tên từng người , tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập

D Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng cònngập ngừng e sợ

Câu 3 (0.25 điểm): Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh

vật,cuộc sống và con người của quê hương ông ?

A Nhớ về quê hương với kỉ niệm buồn bã và đau xót

B Yêu thương,trân trọng tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật,cuộc sống và con ngườicủa quê hương

C Gắn bó,bảo vệ cảnh vật cuộc sống và con người quê hương

Câu 4 (0.25 điểm): Tế Hanh không so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào ?

A Con tuấn mã

B Mảnh hồn làng

C Dân làng

Câu 5 (0.5 điểm):Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí ?

A Là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứngkiến

B Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện tư tưởng nghệ thuậtcủa mình

C Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên những điều mắt thấy tai nghe trong quákhứ

Câu 6 ( 0.5 điểm): Nhật xét nào sau đây đúng với câu: “Đêm qua lúc gần sáng, em có

nghe thấy tiếng gì không”?

( Bến Nguyễn Minh Châu)

quê-A Chỉ là một câu hỏi bình thường,không có hàm ý gì?

Trang 10

B Có hàm ý nói đến việc đất nở ven sông.

C Có hàm ý nói đến việc đất nở ven sông,gợi sự đổ vỡ,mất mát,gợi sự liên tưởng đaulòng đến tình trạng nguy kịch của người chồng đang ốm,khiến anh lo buồn thêm

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của

Nguyễn Thành Long Nêu suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay ?

Hết

Trang 11

-ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

THPT Năm học 2015 – 2016

nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta Chắp ước mơ, hoài bão

Trang 12

Nội dung

Có thể hs trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt được một

số nội dung sau:

Khổ 2:

- Hình ảnh sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hìnhảnh quen thuộc , làm nên một bức tranh mùa thu đẹp, trongsáng

- Dòng sông êm đềm – chim vội vã

- Mây được miêu tả qua sự liên tưởng

* Chốt lại hai khổ thơ: Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác

quan , sự liên tưởng thú vị tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ngườiđọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên chuyển mùa thật đẹp,khêu gợi hồn thơ

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận Nêu cảm nhận riêng của

Trang 13

Nội dung

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt được một

số nội dung sau

II Thân bài:

- Giới thiệu chung về nhân vật anh thanh niên

- Cảm nhận: là 1 con người có ý thức trách nhiệm với côngviệc

- Có suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống

+ Khi ta làm việc ta với công việc là đôi => đó là một suy nghĩđúng đắn về lao động, lao động sẽ đem đến cảm giác tự hào và

tự trọng, niềm vui, sự say mê

- Anh biết tạo ra cuộc sống nề nếp văn minh và thơ mộng+ Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách => đây là một con người biếtvươn lên, là một lối sống có văn hóa, biết sống đẹp, biết làmđẹp cho cuộc đời

- Tình yêu thương chan hòa với mọi người

+ Kiếm thuốc cho bác lái xe, tặng hoa cho cô gái, pha chè choông họa sĩ

- Là người khiêm tốn bình tâm

+ Luôn thấy mình ở giữa mọi người, vui sướng vì được đónggóp phần nhỏ bé của mình cho cuộc sống có ích, đó là nguồnkhích lệ cao quý, thanh sạch, là cuội nguồn của hạnh phúc

*) HS cảm nhận và khẳng định nhân vật anh thanh niên mang

vẻ đẹp bình dị, cao quý, vẻ đẹp đậm chất lý tưởng của con

người mới, của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh: “ Đâu cần thì thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

*) HS cảm nhận về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả

- Khắc họa nhân vật qua nhiều điểm nhìn, làm nổi bật chất thơcủa tác phẩm Đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên rất đỗi nênthơ, nên hoa, nên nhạc => Đó là vẻ đẹp lặng lẽ về mặt âm vàkhông ồn ào về sự kiện, sáng ngời tươi mới về phẩm chất, lốisống

*) HS nêu được suy nghĩ và lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngàynay:

- Khâm phục thế hệ cha anh, phát huy truyền thống lao độngchiến đấu và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh Biết sống đẹp, giản dị, thanh cao Không ngại gian khóbiết cống hiến hi sinh mình vì mọi người

0.250.250.25

Trang 14

- Khẳng định lại vấn đề Nêu suy nghĩ riêng của bản thân mình

Hết

-KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý: Đề thi có 2 trang Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi

I Phần đọc hiểu ( 3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4).

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồngmột màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra Vòm trời cũng như cao hơn Những tianắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả mộtvùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôncửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- những màusắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tớikhông sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vìchưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình

( Trích Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, tập 2, trang 101)

Câu 1( 0,25điểm):Giới thiệu vài nét về tác giả của truyện ngắn Bến quê?

Trang 15

A Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

B Nguyễn Minh Châu là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kìkháng chiến chống Mĩ Sau năm 1975, những sáng tác của Nhà văn- đặc biệt là truyệnngắn- đã thể hiện được những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổimới văn học nước nhà

C Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng về Hồ Chí Minh về vănhọc nghệ thuật

D Cả A,B,C đều đúng

Câu 2( 0,25 điểm): Truyện ngắn Bến quê cùng thể loại với tác phẩm nào sau đây:

E Những ngày thơ ấu

Câu 3 ( 0,25 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự, biểu cảm?

A Thanh phần tình thái B Thành phần gọi- đáp

C Thành phần phụ chú D Thành phần cảm thán

Câu 5 ( 0,5 điểm): Hãy nối một hình ảnh thơ ở cột A với một nhận xét ở cột B cho phù hợp.

1 Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ 1. A Mẹ là nơi trú ngụ tâm hồn của mỗi đứa con

2 Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

2 B Mẹ là nơi nương tựa của con và

con được sống hạnh phúc trong tình thương của mẹ

3 Cách cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Câu 7 ( 1 điểm) Sau khi học xong văn bản: Rô-bin- sơn ngoài đảo hoang – Đi- phô, em

học được bài học gì về cách con người thích ứng với cuộc sống

II Làm văn ( 7 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm) Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim( Viếng lăng Bác- Viễn Phương, Ngữ văn 9 tập 2 trang 58)

Trang 16

Câu 2 ( 4 điểm) Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của

nhà văn Nguyễn Quang Sáng

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 6 trang)

A HƯỚNG DẪN CHUNG

Do yêu cầu của kì thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần:

1 Nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi

2 Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm

3 Tôn trọng và khuyến khích:

Trang 17

- Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ bản

( với từng câu) được gợi ý trong bản hướng dẫn chấm thi

- Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt

4 Điểm của từng câu không làm tròn Điểm của bài thi bằng tổng điểm các câu khônglàm tròn

Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A,B

Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác

Mức độ tối đa: học sinh nối được 1.B; 2.A; 3

Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ nối được 1 ý

Mức độ không đạt: không trả lời hoặc trọn đáp án khác

Trang 18

Mức độ không đạt: không trả lời hoặc câu trả lời khác

Câu 7( 1 điểm)

Mức độ tối đa: Học sinh trình bày được bài học mà cách con người thích ứng với cuộc sống:

- Tinh thần lạc quan, sự quyết tâm và kiên cường

- Sáng tạo trong lao động

=> làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống, thích ứng được mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện sống

Mức độ chưa đạt được: học sinh trình bày được một số ý nêu ở phần đạt được

Mức độ không đạt: không trả lời hoặc câu trả lời khác

Câu 1: (3 điểm)

Mức độ tối đa:

* Về phương diện hình thức:(0,25 điểm)

- Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ

- Diễn đạt lưu loát, câu chữ đúng văn phạm

* Về phương diện nội dung ( 2,75 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:

Mở bài: ( 0,25 điểm)

- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác

- Nêu về vị trí và nội dung khổ thơ (đoạn thơ nằm ở khổ thơ thứ ba trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã diễn tả được tâm trạng đau xót và tự hào khi vào lăng viếng Người)

Thân bài: ( 2 điểm)

+ Cảm xúc đầu tiên khi bước chân vào trong lăng là cảm xúc bình yên:

- Cảm giác này được toát ra từ vẻ đẹp ung dung, tự tại của Bác

- Người ta luôn liên tưởng tới tâm hồn mở rộng của Bác với thiên nhiên đặc biệt là trăng- gơi vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ rất đỗi hiền hòa, thanh cao, trong sáng

- Và trong giấc ngủ vĩnh hằng Người vẫn có ánh trăng làm bạn

+ Cảm giác buốt nhói trước sự ra đi của Bác:

Trang 19

- Dẫu biết rằng Bác vẫn còn sống mãi cùng non sông đất nước, cùng muôn vạn cháu con, nhưng khi đứng đối diện với sự thật – Bác đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng, tấm lòng nhà thơ thổn thức, quặn đau: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi- Mà sao …….” Một nỗi đau nhức nhối tận tâm can! Nỗi đau của nhà thơ cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc

Kết bài (0,5 điểm)

- Hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh biểu tượng Đặc sắc nhất là hình ảnh ẩn dụ” trời xanh” và “vầng trăng” Giọng điệu trang trọng phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ

- Khổ thơ không chỉ thể hiện tình cảm trân trọng tự hào về người cha già của dân tộc và thể hiện được tình cảm của nhân dân dành cho Người

Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận được cảm xúc của nhà thơ trong khổ ba của bài thơ nhưng ở phương diện nào đó còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả

Mức độ không đạt: học sinh không làm bài hoặc lạc đề

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:

I Giới thiệu ( 0,25 điểm)

- Vài nét về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà

- Nhân vật ông Sáu

II Cảm nhận về nhân vật ông Sáu ( 2,75 điểm)

1 Trước hết hình ảnh người cha - người chiến sĩ hết mình vì tình yêu tổ quốc và yêu con mãnh liệt ( 0,25 điểm)

- Truyện ngắn không tập trung khắc họa vẻ đẹp người lính mà đi sâu thể hiện tình cảmcủa người cha dành cho con

+ Ông Sáu đã lên đường làm nhiệm vụ cách mạnh theo tiếng gọi của tổ quốc

+ Xa gia đình, xa vợ con, ông đã phải chịu đựng bao hi sinh thầm lặng

Trang 20

=>Người anh hùng lực lượng vũ trang tuy không được nói nhiều về cuộc đời và chiếncông nhưng cũng đủ trở thành người chiến sĩ anh hùng vô danh của đất nước

2 Hình ảnh người cha giàu tình yêu thương con (2,5 điểm)

- Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật ông Sáu vào tình huống éo le và cảm động đối với

bé Thu ( 0,25 điểm)

+ Ông Sáu lên đường làm nhiệm vụ cách mạng, tám năm trời, ông chưa từng được gặpcon, khao khát từng giây từng phút được đoàn tụ với vợ con, được ôm ấp cái hình hàimáu mủ của mình: " nôn nao" trong người

+ Xuồng chưa cập bến, linh cảm của người cha đã mách bảo ông:" đứa bé cắt tóc ngangvai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài chính là bé Thu-con gái yêu của ông

+ Hồ hởi xúc động, ông Sáu vội cuống quýt" nhún chân nhảy thót lên" và cất lời gọi thathiết:" Thu! Con" và" Ba đây con"

- Tác giả đã xây dựng cảnh huống bất ngờ và éo le của cha con ông Sáu (0,25 điểm)

+ Khi người cha mừng rỡ vì được gặp con thì bé Thu tỏ ra sợ hãi và dửng dưng Từ tâmtrạng xúc động nghẹn ngào, ông Sáu trở nên buồn khổ, hẫng hụt: ông đứng sững theocon" nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại" trông thật đáng thương" và " hai tay buôngthõng xuống như bị gãy"

- Diễn biến tâm trạng của ông trong ba ngày về phép thăm gia đình nhưng bị bé Thu từ

Trang 21

+ Nôn nóng được yêu thương và vỗ về" trong bữa cơm trưa ngày đoàn tụ, ông Sáu đã gắpcho bé Thu một cái trứng cá thật to để vào chén" và thật bất ngờ, bé Thu đã hất cái trứng

cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm

+Từ chủ động, ông Sáu chuyển thành bị động Người cha ấy đã không kiềm chế đượcxúc động đã lỡ tay đánh con với lời mắng:" Sao mày cứng đầu quá vậy hả?" Cái lỡ tay vàlời quở trách đã trở thành niềm ân hận dày vò ông Sau ba ngày phép mà còn dằn vặt daydứt

- Niềm hạnh phúc của người cha trong giờ phút chia tay ( 0,5 điểm)

+ Giây phút chia tay người thân, gia đình, ông Sáu chỉ dám đứng nhìn con: "Muốn ômcon hôn con hình như sợ nó giẫy lên, lại bỏ chạy nên anh nhìn nó"

+ Hơn một lần tác giả miêu tả đôi mắt ông Sáu khiến lòng ta sao xuyến" anh nhìn với đôimắt trìu mến lần buồn rầu"

+ Giây phút ông Sáu nói lời từ biệt con lên đường" Thôi ! ba đi nghe con" lại là giâyphút cha con ông Sáu được ở bên nhau Con nhận ra cha và cha được nghe con bé gọicha

+ Tiếng ba thiêng liêng không chỉ xúc động trái tim người cha mà còn xúc động tâm hồnbạn đọc

=> Chiến tranh đã đêm đến bao cảnh ngộ éo le như thế Lời chia tay tiễn biệt của ông Sáuvới bé Thu nao lòng người đọc:'Ba đi rồi ba về với con" Ai có thể ngờ rằng lần bên nhauđầu tiên của cha con ông Sáu cũng là lần cuối cùng và duy nhất, nén chặt tình thương,thậm chí hi sinh tình cảm riêng tư

+ Nỗi lòng của người cha muốn được bên con lâu hơn, muốn được bên con nhiều hơnnhưng lại phải chia tay lên đường làm cách mạng, được nhà văn thể hiện chân thực: anhSáu một tay ôm con, một tay lấy khăn lau nước mắt Chi tiết của tá giả giản dị mà có sức

âm vang chấn động lòng người

- Chiếc lược ngà- kỉ vật của cha dành cho con, những tháng ngày ở miền đông Nam Bộ,

ông Sáu không lúc nào không nhớ bé Thu ( 0,5 điểm)

+ Nỗi nhớ xen niềm day dứt ân hận dày vò ông Sáu

+ Trong đêm thao thức ở chiến trường, Người cha giàu tình yêu thương con đã cất côngvào rừng sâu tìm ngà voi để làm cho con cây lược ngà, gửi gắm cho con

+ Tình yêu thương bao la sâu nặng đã khiến ông Sáu trở thành nghệ nhân khéo léo, kiênnhẫn và công phu, tỉ mỉ như người thợ bạc

Trang 22

+ Ông đã cưa từng chiếc răng lược hoàn thành kỉ vật cho con" cây lược dài độ hơn mộtthước, cây lược chưa chải được mái tóc của con như phần nào gỡ được tâm trạng ân hậncủa anh.

+ Trên đời có nhiều món quà tặng, song hiếm có món quà nào có ý nghĩa sâu xa nhưchiếc lược ngà- quà tặng ông Sáu dành cho bé Thu

+ Kỉ vật của cha cho con, dòng chữ thân thương" yêu nhớ tặng Thu con của ba" - chiếclược ngà sẽ theo bé Thu suốt cuộc đời- là kỉ vật thiêng liêng hơn mọi thứ trên đời

III Đánh giá ( 0,5 điểm)

- Người ta nói:" Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" NQS là nhà văn lớn bởi chitiết này Ông đã sáng tạo một chi tiết đặc sắc giàu giá trị nghệ thuật Chi tiết " Chiếc lượcngà nói với người đọc bao điều về tình cảm thiêng liêng trong chiến tranh

- Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật điệu luyện và nghệ thuật xây dựng tìnhhuống truyện đặc sắc, nhà văn tái hiện cuộc gặp gỡ của cho con ông Sáu trong chiếntranh thật cảm động Hình ảnh người lính hiện lên thật cảm phục- anh không chỉ là chiến

sĩ nơi trận mạc mà con là chiến sĩ ngoài đời thường, trong tình cảm gia đình Chính điều

đó đã tạo nên vẻ đẹp của người lính, những con người biết căm thù và yêu thương

Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận nhân vật ông Sáu ở phương diện nào đó còn mắclỗi diễn đạt, sai chính tả

Mức độ không đạt: học sinh không làm bài hoặc lạc đề

……….

ĐỀ THIVÀO LỚP 10 THPT Năm học : 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 08 câu, 02 trang)

Phần I Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng:

Câu 1 Tình cảm nào của tác giả không thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh.

A Nhớ về quê hương với tình cảm buồn bã dau xót

B Yêu quê hương,trân trọng tự hào về quê hương

C Gắn bó với cuộc sống,con người nơi quê hương

D Nỗi nhớ tha thiết khi xa quê

E Nhớ về quê hương trong ân hận day dứt

Câu 2 Nhà thơ Tế Hanh đã so sánh cánh buồm với hình ảnh nào?

Trang 23

Câu 4 Điền cụm từ nào vào chỗ trống trong câu văn sau để có câu nhận xét đầy đủ về

cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”:

Bằng tưởng tưởng tượng nhà thơ đã khắc họa sinh động một bức tranh mùa hè ……

A Tràn ngâp âm thanh

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 7 Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan em đã chuẩn bị

cho mình hành trang gì khi vào cuộc sống?

Phần II Tự luận

Câu 1 (3đ)

Cảm nhận của em về ba câu thơ cuối của bài thơ “ Đồng Chí” của Chính Hữu

“ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

Câu 2(4đ)

Vẻ đẹp trong chân dung nhân vật anh thanh niên trong 30’gặp gỡ tình cờ giữa ba nhân vật anh thanh niên,ông họa sĩ,cô kĩ sư trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

***********Hết************

Trang 24

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ

Câu 5 (0,5)

a Bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy (0.5đ)

Trang 25

Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:

Chuẩn bị cho mình hành trang tri thức,kĩ năng sống,sức khỏe,cần khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh vốn có của người Việt Nam

Phần tự luận:

Câu 1: Cảm nhận về 3 câu thơ cuối của bài thơ “Đồng Chí”( 3đ)

điểmHình thức a Bố cục rõ ràng,hệ thống luận điểm chặt chẽ

b Diễn đạt câu rõ ràng,câu và chữ đúng văn phạm

0,25

Nội dung Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt

chuẩn kiến thưc sau:

1.Giới thiệu

- Tác giả Chính Hữu,bài thơ Đồng Chí

- Vị trí đoạn trích,cảm xúc chủ đạo

2 Cảm nhận về khổ thơ:(2,25) *Ba câu thơ là biểu tượng đẹp nhất về tình đồng chí đồng đội cao đẹp được tạo nên bằng cảm hứng hiện thực

và lãng mạn,được nâng lên thành hình ảnh biểu tượng vừachân thực vừ gợi cảm

a Cảm hứng hiện thực + Hình ảnh người lính trong phiên canh gác,hiện thực bởi có thời gian,không gian,địa điểm : Thời gian,không gian đêm,địa điểm rừng hoang sương muối…

b Cảm hứng lãng mạn: Vẻ đẹp tuyệt vời trong tâm hồn người lính

- Hình ảnh súng và trăng

Sự hòa quyện tuyệt vời được năng lên thành biểu tượng:

Trăng là hình ảnh của cuộc sống thanh bình,là biểu tượng của vẻ đẹp trong tâm hồn người lính,sự liên tưởng phong phú ……

-Nhịp thơ 2/2,hình ảnh thơ giàu sáng tạo………

Đạt được 2/3 yêu cầu: 2đ

Bố cục rõ ràng ,hệ thống luận điểm không rõ ràng,lập luận và diễn đạt còn yếu( 1đ) Bài lạc đề( Không chấm điểm)

Câu 2(4đ)

Trang 26

Vẻ đẹp trong chân dung nhân vật anh thanh niên trong 30’ gặp gỡ tình cờ gữa

3 nhân vật: Anh thanh niên,ông họa sĩ,cô kĩ sư.

điểmHình thức c Bố cục rõ ràng,hệ thống luận điểm chặt chẽ

d Diễn đạt câu rõ ràng,câu và chữ đúng văn phạm 0.25Nội dung Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt chuẩn

kiến thưc sau:

1.Giới thiệu

- Tác giả Nguyễn thành Long,tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”

- Chân dung nhân vật anh thanh niên trong 30’gặp gỡ tình cờ

0.5

2 Vẻ đẹp của nhân vật

a Qua 30’ gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật trên đỉnh Yên

Sơn cảm nhận ở anh những nét đẹp sau:

* Anh kể về công việc bằng tình yêu nghề và tinh thần tráchnhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình

“ Rét bác ạ… ” “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứcất nó đi cháu buồn chét mất….”

* Anh luôn có những suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình

“ Mình sống để làm gì? ”

* Anh luôn chân thành,cởi mở và khiêm tốn………”

1.75

b Vẻ đẹp của anh là vẻ đẹp của con người mới trong dựng

c nghệ thuật: Khắc họa chân dung nhân vật. 0.5

Điểm tối đa 4đ: Bố cục bài rõ ràng,diễn đạt tốt, Hệ thống luận điểm lập luận chặt chẽ,có liên hệ tích hợp

Đạt được 2/3 yêu cầu: 3đ

Bố cục rõ ràng ,hệ thống luận điểm không rõ ràng,lập luận và diễn đạt còn yếu( 1.5đ) Bài lạc đề( Không chấm điểm)

**************************************

(PHẦN NÀY DO SỞ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học: 2015 - 2016

Trang 27

GD&ĐT GHI)

………

MÔN: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút

( Đề thi gồm 9 câu, 02 trang) I) Phần đọc –hiểu (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 đến 6.

Thì ra thằng con trai anh mới chỉ đến hàng cây bằng lăng bên kia đường Thằng

bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào đám người chơi phá cờ thế trên hè phố Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?

Câu 1: (0,25 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản Bến quê của tác

giả

Câu 2: (0,25 điểm) Văn bản Bến quê cùng thể loại với những văn bản nào dưới đây?

Bấc.

Câu 3: (0,25 điểm) Các từ: buồn bã, vòng vèo, chùng chình thuộc từ

loại

Câu 4: (0,25 điểm) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Bộ phận gạch chân trong câu trên là thành phần gì?

Câu 5: (0,5 điểm) Nêu ý nghĩa của nhan đề Bến quê?

Câu 6: (0,5 điểm) con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình

Em hiểu ý nghĩa của câu trên như thế nào?

Câu 7: (1 điểm) Từ văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan, theo

em thế hệ trẻ hiện nay cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì để có thể là chủ

nhân tương lai của đất nước?

II) Phần làm văn ( 7 đ)

Câu 1: (3 điểm) Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau:

" Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục"

(" Nói với con" - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập 2)

Câu 2: (4 điểm) Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau:

Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Trang 28

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !

Ba nó bế nó lên Nó hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn

cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập 1)

Trang 29

- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu làm đúng và không được làm tròn.

I) Phần đọc –hiểu (3 điểm)

1 - Mức độ tối đa: HS trả lời đúng đoạn văn được trích trong

văn bản “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.

- Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác

0,25 điểm

2 - Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A,B,E.

- Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ chọn đúng một hoặc hai

đáp án.

- Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

0,25 điểm

3 - Mức độ tối đa: HS trả lời đúng buồn bã, vòng vèo, chùng

chình là từ láy.

- Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

0,25 điểm

4 - Mức độ tối đa: HS trả lời đúng thành phần biệt lập: Thành

phần phụ chú.

- Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

0,25 điểm

5 - Mức độ tối đa: HS nêu đúng ý nghĩa của nhan đề Bến quê:

gợi những hình ảnh qen thuộc về làng quê Việt Nam và gợi

tình cảm thân thương.

- Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời chưa đầy đủ ý nghĩa

của nhan đề Bến quê.

- Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

0,5điểm

Trang 30

6 - Mức độ tối đa: HS trả lời được : trên đường đời, đôi khi con

người ta sa vào nhừng điều vòng vèo, chùng chình, vô bổ mà

bỏ quên đi những giá trị tốt đẹp, đích thực.

- Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời còn thiếu ý, hoặc trả lời

theo cách diễn đạt khác nhưng nội dung đảm bảo ý đã nêu

Từ văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan,

theo em những hành trang mà thế hệ trẻ hiện nay cần chuẩn

bị cho mình để có thể là chủ nhân tương lai của đất nước là:

+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

+ Có mục tiêu, lí tưởng sống đúng đắn.

+ Tích cực rèn luyện sức khỏe, học tập kiến thức, trau dồi

kinh nghiệm thực tế.

+ Làm việc nhiệt tình, chính xác, khoa học Có tình yêu và

niềm đam mê với công việc.

- Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời còn thiếu ý, hoặc trả lời

theo cách diễn đạt khác nhưng nội dung đảm bảo các ý đã

(3điểm) Mức độ tối đa :HS nắm được kĩ năng làm bài văn nghị luận Hình thức

- Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ Bố cục chặt chẽ.

- Diễn đạt lưu loát, ngắn gọn, đúng văn phạm.

0,25 điểm

Nội dung

I Giới thiệu:

- Vài nét về tác giả Y Phương và bài thơ “Nói với con”.

- Khái quát 4 dòng thơ trên.

II Cảm nhận

1 Về nội dung:

- “Người đồng mình” là những người mộc mạc nhưng giàu

chí khí, niềm tin, họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề

nhỏ bé về tâm hồn, ý chí

- Y Phương dùng cách nói cụ thể của người dân quê mình để

thể hiện phẩm chất hiền lành như hạt lúa, củ khoai của

“Ng-ười đồng mình” nhưng họ không hề tầm thường, “nhỏ bé”

bởi tình yêu và mong muốn xây dựng quê hương.

- “Người đồng mình” là những người “tự đục đá kê cao quê

hương”, lao động cần cù, không lùi bước trước khó khăn gian

khổ; tự lực, tự cường xây dựng quê hương bằng chính sức lực

và sự bền bỉ của mình.

- Họ là những người sáng tạo và lưu truyền phong, tục tập

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Trang 31

quán tốt đẹp riêng của dân tộc mình và lấy quê hương làm

chỗ dựa cho tâm hồn.

- Nói với con những điều trên, người cha muốn con hiểu được

phẩm chất cao đẹp của “ người đồng mình” để tự hào về quê

hương, dân tộc và muốn con kế tục truyền thống ấy.

2 Về nghệ thuật:

- Lời thơ mộc mạc,chân chất đậm đà bản sắc dân tộc: “Người

đồng mình” là cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương

của người Tày.

- Hình ảnh trong các câu thơ cụ thể mà khái quát, mộc mạc

mà giàu chất thơ, tiêu biểu cho cách tư duy giàu hình ảnh của

người miền núi.

0,25 điểm 0,25 điểm

- Giới thiệu hình ảnh anh Sáu và bộ Thu trong đoạn trích

Chiếc lược ngà ở Sách Ngữ văn 9, tập 1: hai nhân vật thể hiện

tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le.

- Giới thiệu đoạn trích trong đề bài : thuộc khoảng giữa của

đoạn trích trong sách giáo khoa Nó nằm trong phần thuật lại

sự việc lúc anh Sáu chuẩn bị trở về đơn vị Đó cũng là lúc tình

cha con của anh Sáu và bé Thu bộc lộ một cách rõ ràng,

mãnh liệt và cảm động.

II Cảm nhận

1 Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu

hiện trong hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le:

* Học sinh nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của

anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bộ Thu không chịu nhận

anh là cha và không chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của

anh đối với nó khiến anh không kiềm chế được bản thân…

* Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm

0,5 điểm

1.0 điểm

Trang 32

trạng thật đặc biệt : anh Sáu thì đưa mắt nhìn con, còn bé

Thu thì đứng trong góc nhà; anh muốn ôm con, hôn con

nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy; anh chỉ đứng nhìn nó

với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu thì đứng trong

góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng xôn xao, bồn

chồn.

2 Tình cảm cha con mãnh liệt của anh Sáu và bé Thu: nó

được biểu hiện trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật,

nhất là của bé Thu:

* Bé Thu: kêu thật lớn một tiếng “Ba…a…a…ba” như một

tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, một tiếng “ba” mà nó cố

đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra

từ đáy lòng; nó vừa kêu vừa chạy tới, nhảy thót lên, dang hai

tay ôm chặt lấy cổ ba nó, tóc nó như dựng đứng lên, nó nói

trong tiếng khóc, hôn ba nó cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn

vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa.

* Anh Sáu : bế nó lên.

Học sinh cần khai thác giá trị biểu cảm của những chi tiết nói

trên để làm rõ tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu và bé

Thu.

+ Tình cảm cha con ấy đã gợi nên một cảm xúc mãnh liệt đối

với những người chứng kiến: tiếng kêu của bé Thu không chỉ

xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót

xa

3 NT: Tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu được nhà

văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong một đoạn văn có

những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc tô đậm

tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần

biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách

mạng Việt Nam.

III Đánh giá: một đoạn văn tự sự, có tính chất trữ tình, với

những chi tiết đặc sắc đó thể hiện được tình cảm cha con sâu

nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, đầy kịch tính của người dân

Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy

ám ảnh đối với người đọc hôm nay.

Trang 33

Năm học: 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi gồm 7 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận, 2 trang)

I PHẦN ĐỌC HIỂU: (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7).

“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra Vòm trời cũng như cao hơn Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông Hồng,

và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gan gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại

xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến-cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.

A Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

B Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiếnchống Pháp (1954-1964)

C Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975)

D Giai đoạn từ sau năm 1975

Câu 3: (0,25 điểm)

Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

A Đúng B Sai

Câu 4: (0,25 điểm)

Phần gạch chân trong câu văn: “ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó

xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến-cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ” là thành phần

Bài học cuộc sống từ văn bản “ Bến quê”.

II PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm).

Trang 34

Câu 1: (3 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp ưu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

( Trích Bếp lửa của Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1, trang 144)

Câu 2: (4 điểm):

Cảm nhận về một vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Hết

Trang 35

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Năm học: 2015 - 2016 MÔN : NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm 8 trang)

I PHẦN ĐỌC HIỂU: (3 điểm).

Câu 1: (0,25 điểm).

Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A,B,C

Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án A hoặc B hoặc C

Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác

Câu 2 :(0,25 điểm).

Mức độ tối đa: HS nối 1,3,4 – C; 2-A; 5-D

Mức độ chưa tối đa: HS nối được một đáp án đúng trở lên

Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác

Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án:

Nhà văn đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là Bến quê, vừa có ý nghĩa cụ thể

vừa có ý nghĩa biểu tượng Nói đến Bên quê người ta nói đến bến-thuyền, nơi neo đậu, đi

về của những con thuyền, con đò, đồng thời cũng khiến người ta liên tưởng đến cái bễn

đỗ, bến đợi của đời người, đó chính là gia đình, quê hương, dù có đi bốn phương trờicũng không thể quên quê hương, cội nguồn Nhĩ- nhân vật chính- từng đi khắp mọi nơitrên trái đất nhưng cuối đời mắc trọng bệnh, anh vẫn phải trở về bến quê- bến đỗ cuốicùng của đời người Lúc đó anh mới nhận ra những giá trị đích thực của bến quê: giađình, vợ con, cảnh đẹp quê hương, tình làng nghĩa xóm- những cái thật gần gũi, bìnhthường, giản dị mà bền vững, cao quý biết bao!

Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác

Trang 36

đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết phát hiện và trân trọng những giá trịgần gũi, bình dị quanh ta của gia đình, quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thìquê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người Tình yêu quêhương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọngđích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.“Bến quê”- mãi là nơi neo đậu cuốicùng của tâm hồn của mỗi con người Cuộc sống không đợi chờ, mỗi con người cần biết

ý thức về chính mình, nắm lấy hạnh phúc, không để vụt khỏi tầm tay những gì đáng quýnhất

Mức độ chưa tối đa:

Hãy biết phát hiện và trân trọng những cái đẹp giản dị, gần gũi quanh ta của gia đình, quê hương Cuộc sống không đợi chờ, mỗi con người cần biết ý thức về chính mình, nắm lấy hạnh phúc, không để vụt khỏi tầm tay những gì đáng quý nhất

Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác

II PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm).

Câu 1: ( 3 điểm).

Mức độ tối đa:

-Về phương diện nội dung:

+ Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, khổ thơ

+ Bài viết phải làm nổi bật được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, hiểu đượcnhững suy nghĩ sâu sắc của tác giả về người bà, về bếp lửa

Cụ thể:

a.Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu tác giả Bằng Việt

- Giới thiệu tác phẩm Bếp lửa và nêu vị trí của của đoạn thơ

- Bước đầu nêu nhận xét, cảm nhận chung về đoạn thơ

- Trích thơ “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp ưu nồng đượm

Nhóm niểm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

b.Thân bài (4 điểm):

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật, của đoạn thơ

1 Khái quát chung: Về tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)

2 Suy ngẫm của người cháu về bà, cuộc đời bà: (0,5 điểm)

- Thơ chống Mĩ thường giàu suy tư, tác giả khẳng định: suốt đời bà không khi nàokhác được, luôn vất vả tảo tần: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” Đức hi sinh, tấmlòng yêu thương chia sẻ của bà, suốt cuộc đời bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất

và tinh thần, để từ đó cháu lớn lên Tác giả thương bà thật thấm thía, chân thành…Hìnhảnh mưa nắng trở đi trở lại, bao xót xa, bà vất vả vì bà luôn giữ thói quen nhóm lửa, vì bàluôn ấp iu yêu thương bằng tất cả sự nồng đượm của tấm lòng Thì ra giặc giã đói kém,nắng mưa làm bà lận đận đã đành, nhưng thương con, thương cháu mà bà tự nguyện lậnđận trọn kiếp người

- Bà không chỉ là người giữ bếp, giữ lửa, mà còn là người nhóm bếp, nhóm lửa:

Trang 37

“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa, bằng các cụm từ chỉ thời

gian: “đời bà, mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”- hình ảnh ẩn dụ “nắng mủa”, đã cho thấy bà là người nhóm lủa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng

và tỏa sáng trong gia đình

- Hình ảnh bà ôm trùm cả đoạn thơ Điệp từ “nhóm”, được lặp lại bốn lần trong

bốn câu thơ có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bànhưng lại khác nhau ở nhiều tầng ý nghĩa phong phú và gợi nhiều liên tưởng Nhóm bếplủa là nhóm cái bếp có thật: ngọn lủa, ánh sáng, hơi ấm là có thật Khi thì nhóm bếp lửa

ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm cho cháu qua cái lạnh của sương sớm, khi thì luộc khoai,luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng Đến câu thơ thứ tư thì hoàn toàn mang ý nghĩa trìu

tượng “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà “nhóm” suốt mấy chục năm trời và kì diệu thay, bằng bếp

lửa của bà đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục, thức tỉnh tâm hồn đứa cháu nhỏ:

“ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Bằng hành động nhóm lủa, chính bà đã nhóm dậy những gì cao quý, thiêng liêng

nhất của một con người Bà nhóm bếp lủa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương,niềm vui sưởi ấm, san sẻ Đứa cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, được chắp cánh bay xa,ngọn lủa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bướcngười cháu trên suốt chặn đường đời Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà, mà hiểu thêm vềdân tộc mình, nhân dân mình Giọng thơ trìu mến thân thương trĩu nặng cảm xúc, thểhiện những xúc động của nhà thơ trước tình cảm và sự hi sinh vô giá của bà

3 Suy nghĩ của người cháu về bếp lửa, ngọn lửa

- Hình ảnh bếp lửa từ ý nghĩa tả thực, đã được tác giả cất giữ trong tâm hồn như

một biểu tượng: hơi ấm, tình thương, sự che chở, nơi quần tụ, nơi dẫn dắt, niềm tin… bàdành cho cháu giản dị mà thiêng liêng Chính từ đó mà theo mạch suy ngẫm, nhà thơ đilên khái quát rất tự nhiên và hợp lí:

“ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”!

- Đúng vậy, vì bếp lửa thật giản dị, bình thường và phổ biến trong mọi gia đình

Việt Nam, nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng, vì nó luôn gắn liềnvới bà-bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là bàn tay bà chăm chút, bếp lửa gắn vớinhững khó khăn gian khổ đời bà Bếp lửa vốn thân thuộc là thế bỗng trở nên kì lạ, bởingọn lửa bà nhóm lên mỗi sớm, mỗi chiều không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài màđược nhen lên bằng chính ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của sức sống, niềm tin, củatình yêu và niềm hy vọng Ngọn lửa ấy cháy sáng trong mọi hoàn cảnh Với người cháu

bà là người nhóm lửa, giữ lửa, lại là người truyền lửa, người tạo nên tuổi thơ của cháu.Bếp lủa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thầncủa người cháu Vì thế trong cảm xúc của anh, hình ảnh bếp lửa ngang bằng với điều kì

lạ và thiêng liêng Vì vậy nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa giản dị màthân thuộc sự kì diệu thiêng liêng có sức tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn cháu suốt cuộc đời

Bằng các từ ngữ có giá trị biểu cảm như “ ôi, kì lạ, thiêng liêng”… cấu trúc thơ rất đặc

biệt, từ bếp lửa được tách riêng thành một vế, chốt lại ý cho cả đoạn

4 Đánh giá thành công về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ Liên hệ (0,5

điểm)

Trang 38

Từ hình ảnh bếp lửa, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình

bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bàcũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước Khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chungchứa đụng ý nghĩa triết lý thầm kín: Bếp lửa là gia đình, là chiếc nôi tinh thần giúp conngười lớn lên cả thể xác và tâm hồn; Lòng yêu thương biết ơn đối với bà chính là nhữngbiểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, là khởi đầu củatình yêu con người và tình yêu đất nước

Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận Giọngđiệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm của tác giả về tình

bà cháu, về ý nghĩa của ngọn lửa Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếplửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm Cảm xúc và suynghĩ về bà và tình bà cháu

c Kết bài (0,5 điểm)

- Khẳng định những đóng góp của nhà thơ Bằng Việt trong bài thơ ‘ Bếp lửa nói

chung và đoạn thơ nói riêng

- Những cảm xúc suy nghĩ của bản thân

- Về phương diện hình thức: Bài văn ngắn, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng

- Về phương diện nội dung:

+ Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về nhân vật trong một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

+ Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trongtruyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê

Cụ thể:

a.Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê

- Giới thiệu tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi”

- Bước đầu nêu nhận xét, cảm nhận chung về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xungphong

b.Thân bài (3,0 điểm):

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nhân vật Phương Định

1 Khái quát chung( 0, 5 điểm)

Truyện viết về đề tài chiến tranh tất nhiên là nói về bom đạn, chiến đấu, hi sinh,gian khổ nhưng những giây phút bình yên là nơi trú chân cho những cảm xúc, suy nghĩcủa nhân vật, làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người, nhất là người phụ nữ trong chiếntranh Truyện “Những ngôi sao xa xôi”, nổi bật lên ba gương mặt nữ thanh niên xungphong trong tổ trinh sát mặt đường Trong đó tiêu biểu là nhân vật Phương Định

2.Vẻ đẹpcủa nhân vật Phương Định (2,0 điểm)

a.Hoàn cảng sống và chiến đấu (0,5 điểm)

+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối:

Nho-Thao- Phương Định, làm thành một tổ trinh sát mặt đường Họ phải đóng quân trong mộtcái hang đá mát lạnh dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường

Trang 39

Trường Sơn- nơi tập trung nhiều bom đạn của kẻ thù Chung quanh cao điểm là cảnh tànpha scuar chiến tranh: đường bị lở loét, cây cối bị cháy không còn màu xanh, máy bay,bom rít, bom nổ: “Đất dưới chân chúng tôi cứ rung, mấy cái khăn mặt vắt ở đây cũngrung Tất cả cứ như lên cơn sốt Khói lên và cửa hang bị che lấp, không thấy mây và bầutrời đâu nữa”.

+ Hoàn cảnh chiến đấu: Công việc của chị và đồng đội đặc biệt nguy hiểm, mạohiểm với cái chết ; Hàng ngày họ thay nhau đứng trên cao điểm, đếm bom rơi rồi lao ratrọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất, đá phải san lấp, đánh dấu và nếu cầnthì phá những quả bom chưa nổ để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phíatrước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam Mỗi ngày ba cô gái trong tổ trinhsát phá bom mặt đường phải lấp hơn nghìn mét khối đất Có ngày phá bom đến 5 lần,ngày nào ít ba lần

+ Đánh giá: Công việc của các chị thật là vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh, gian

khổ Nhưng chính trong hoàn cảnh gian khổ, nguy hiểm, ác liệt này đã làm ngời sáng lênnhững phẩm chất đáng quý của những chiến sĩ thanh niên xung phong trên tuyến lửaTrường Sơn

b.Học sinh cảm nhận một trong những nét đẹp của nhân vật Phương Định

(2,0 điểm)

- Trước hết đó là vẻ đẹp của một con người có lí tưởng cao đẹp:

Phương Định vốn là một nữ sinh Hà Nội Cô tự nguyện xa gia đình, xa mái trường vàochiến trường, trở thành cô thanh niên xung phong, khát khao làm nên những sự tích anhhùng Với cô, những người đẹp nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ

Vì lí tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Phương Định và biết bao nam nữthanh niên xung phong khác đã đến nơi gian khổ ác liệt nhất vào những năm tháng tuổixuân của cuộc đời

- Có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, gan da, dũng cảm, lạc quan:

+ Phương Định là một người chiến sĩ có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.

chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát, còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ, cũng cónghĩa là nó nổ bất cứ lúc nào, chị phải đối mặt với thần chết, nhưng chị vẫn bình thảnthậm chí còn thấy thú vị, sẵn sàng ra trận ngay cả khi còn một vết thương chưa lànhmiệng ở đùi, không ỷ lại đơn vị dù có khó khăn

+ Gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định Điều này

thể hiện rõ nhất trong những lần phá bom Phương Định có diễn biến tâm lí tinh tế, dũngcảm khi phá bom Tư thế đàng hoàng, thái độ bình tĩnh, thao tác thành thạo khi phá bom

Cô có nghĩ đến cái chết nhưng đó là “ một cái chết mờ nhạt, không cụ thể; còn ý nghĩcháy bỏng là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không, không thì làm thế nào để châm mìn lầnthứ hai” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn đặt lên trên hết Một mình phá quả bomtrên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, nhưng vẫn phải phá bom, đó là tình huống rấtthực Đáng lẽ cô phải đi khom, nhưng sợ mấy anh chiến sĩ có cái ống nhòm có thể thu cảtrái đất vào tầm mắt, nhìn thấy và lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn cô cứđàng hoàng mà bước tới Khi ở bên quả bom cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, từng cảmgiác của Phương Định cũng có thể trở nên sắc nhọn hơn Cô bình tĩnh trong các thao tácchạy đua với thời gian, để vượt qua cái chết: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quảbom Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi khiến cô rùng mình và bỗngthấy tại sao mình làm quá chậm nhanh một tí! Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳnglành’ Nhưng không bỏ qua công việc mà bình tĩnh: “cẩn thận bỏ gói mìn xuống cái lỗ đãđào, châm ngòi, bình tĩnh cảm nhận được dây mìn dài, cong mềm, rồi khỏa đất, chạy lại

Ngày đăng: 09/04/2016, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w