Bài giảng kinh doanh bất động sản chương 5

20 530 1
Bài giảng kinh doanh bất động sản chương 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG V HỢP ĐỒNG KINH DOANH THÔNG TIN VÀ HỒ SƠ BẤT ĐỘNG SẢN I. HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 1. Khái niệm Hợp đồng là những thỏa thuận (thường bằng văn bản) bị ràng buộc về pháp lý. Hợp đồng kinh doanh là những thỏa thuận (thường bằng văn bản) bị ràng buộc về pháp lý có liên quan đến kinh doanh. Hợp đồng kinh doanh bất động sản là những thỏa thuận (thường bằng văn bản) bị ràng buộc về pháp lý có liên quan đến kinh doanh bất động sản. 2. Vai trò của hợp đồng kinh doanh BĐS Bill Gates trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Microsoft đã hỏi “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay?. Một ứng viên trả lời “Đó là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Bill Gates là người duy nhất cho ứng viên này điêm tối đa. Tại Ford, bên cạnh hàng nghìn các hợp đồng mua bán xe mỗi ngày, hãng còn tham gia vào rất như giao dịch kinh doanh khác như: đầu tư, phân phối, mua nguyên vật liệu…John Mene, một cố vấn pháp luật Ford cho biết: “Trung bình mỗi ngày tại Ford các giám đốc, trưởng phòng ban phải ký kết gần 3000 hợp đồng khác nhau. Vai trò của hợp đồng kinh doanh BĐS: - Hợp đồng kinh doanh là sự thỏa thuận mang tính pháp lý, là sự ràng buộc giữa các các bên tham gia về quyền và nghĩa vụ - Hợp đồng kinh doanh là sự thỏa thuận mang tính pháp lý, là căn cứ, cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến kinh doanh như hai bên đã thỏa thuận và thống nhất. - Hợp đồng kinh doanh là “Hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty - Hợp đồng kinh doanh sẽ thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như: nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm. 3. Tính logic của hợp đồng kinh doanh BĐS Một hợp đồng muuón đảm bảo hiệu lực và tính pháp lý phải bao gồm các yếu tố sau đây: 3.1. Năng lực các bên tham gia hợp đồng 3.1.1. Năng lực pháp lý: Luật kinh doanh bất động sản quy định: + Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Phải có vốn pháp định và kinh doanh BĐS theo quy định của pháp luật. + Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ BĐS theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 của điều này. + Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có chứng chỉ môi giới BĐS. Bộ luật dân sự quy định những đối tượng sau không đủ năng lực pháp lý: + Trẻ vị thành niên + Người bị hạn chế năng lực dân sự (nghiện ma túy, các chất kích thích) + Người mất năng lực dân sự 3.1.2. Năng lực kinh tế Theo nghị định 153, doanh nghiệp, HTX kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định là 6 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án khu đô thị mới và dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt. Chủ đầu tư dự án khu nhà ở phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên đã được phê duyệt. 3.2. Tính nhất trí Một hợp đồng được đảm bảo về mặt pháp lý yêu cầu phải thể hiện sự đồng tâm, nhất trí của các bên. Sự nhất trí này phải vừa thể hiện sự tự nguyện, lại vừa thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các bên. Sự nhất trí không được coi là tự nguyện khi mà nó đạt được bằng sự ép buộc, đe dọa, lừa gạt, những tác động phi lý khác. Luật kinh doanh BĐS quy định: - Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh BĐS bình đẳng trước pháp luật, tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động kinh doanh BĐS thông qua hợp đồng, không trái với các quy định của pháp luật. BĐS đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh BĐS và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động kinh doanh BĐS phải công khai, minh bạch. 3.3. Khách thẻ hay mục đích, mục tiêu của hợp đồng Một hợp đồng bao giờ cũng bao gồm chủ thể và khác thể. Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia thực hiện cam kết. Chủ thể có thể là pháp nhân, là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc cá nhân. Khách thể là nội dung mà các bên cam kết thực hiện, còn được gọi là mục tiêu, mục đích của hợp đồng. Khách thể của hợp đồng phải có tính hợp pháp, có thể thực hiện được và có hạn định rõ ràng. Một hợp đồng không có hiệu lực pháp lý khi nó được tạo thành bởi một hành động phi pháp. Luật kinh doanh BĐS quy định điều kiện đối với BĐS đưa vào kinh doanh như sau: - Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau đây: + Thuộc đối tượng được phép kinh doanh + Đối với nhà, công trình xây dựng mới phải đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đối với nhà, công trình xây dựng đã qua sử dụng thì yêu cầu về chất lượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. + Không có tranh chấp về quyền sở hữu + Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền + Không nằm trong khu vực cấp xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. + Có hồ sơ bao gồm: (1) Đối với nhà, công trình xây dựng đã có sẵn: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. (2) Đối với nhà, công trình đang xây dựng: Giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt. (3) Đối với nhà, công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. (4) Đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai: Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ xây dựng nhà, công trình xây dựng đã được phê duyệt. - Quyền sử dụng đất đưa vào kinh doanh phải có những điều kiện sau: + Thuộc đối tượng được phép kinh doanh + Có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. + Không có tranh chấp + Trong thời hạn sử dụng đất + Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án đã được phê duyệt. 3.4. Tính kỹ lưỡng Tất cả các hợp đồng đều phải được xem xét một cách kỹ lưỡng tất cả các điều khoản. Điều này cũng có nghĩa là mỗi bên đều phải đạt được một điều gì đó, thể hiện mối quan hệ giữa cho và nhận, mất và được. Khi một bên đồng ý làm một điều gì đó hoặc không làm một điều gì đó họ đều phải đạt được một điều gì đó hay một mục đích nào đó. 4. Các loại hợp đồng kinh doanh BĐS a) Hợp đồng kinh doanh bất động sản bao gồm: - Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng; - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Hợp đồng thuê bất động sản; - Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng. b) Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm: - Hợp đồng môi giới bất động sản; - Hợp đồng định giá bất động sản; - Hợp đồng tư vấn bất động sản; - Hợp đồng đấu giá bất động sản; - Hợp đồng quảng cáo bất động sản; - Hợp đồng quản lý bất động sản. Ngoài ra, trên thực tế còn có nhiều Hợp đồng về kinh doanh bất động sản, dịch vụ bất động sản được soạn theo yêu cầu, cấu trúc của Khách hàng để phù hợp hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng. 5. Đặc điểm hợp đồng kinh doanh BĐS Hợp đồng kinh doanh bất động sản có nhiều đặc điểm, nhưng những đặc điểm sau là những đặc điểm chủ yếu: + Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải được lập thành văn bản, các bên được tự do, tự nguyện thoả thuận với nhau về giá cả, phương thức thanh toán, thời điểm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ; + Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải đăng ký với cơ quan Nhà nước… Trong thực tế vừa qua, đã có rất nhiều tranh chấp nảy sinh từ các hợp đồng liên quan đến kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ này. Lý do là các hợp đồng đó không tuân thủ các quy định về hình thức cũng như nội dung của hợp đồng, về đối tượng và chủ thể của hợp đồng dẫn đến nhiều thiệt hại đã xảy ra cho các chủ thể đã tham gia ký kết, trong đó thiệt hại nhiều nhất phải kể đến các nhà đầu tư cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ lẻ mới tham gia thị trường – một thị trường được cho là mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro này. Và cũng đã có nhiều hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết, giao dịch nhưng chẳng thấy đối tượng của hợp đồng – tức quyền sử dụng đất đâu mà chỉ giao dịch trên giấy. Thậm chí ngay cả khi có thấy tận nơi quyền sử dụng đất nhưng cũng không dám chắc đó có phải là đối tượng của hợp đồng kinh doanh bất động sản được phép giao dịch không nếu như bên đã được thế chấp ở ngân hàng trước đó? Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã phản ảnh những tranh chấp dân sự khá sinh động giữa nhà đầu tư nước ngoài và người mua nhà ở tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng xung quanh chuyện ai phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước, chủ đầu tư nước ngoài hay người dân đã mua nhà của chủ đầu tư? Có ý kiến thông cảm, bảo vệ quyền lợi của người mua nhà ở, cũng có ý kiến ủng hộ nhà đầu tư nước ngoài bán nhà ở. Trên thực tế, tranh chấp này không phải là lần đầu tiên xảy ra ở nước ta mà đã từng nảy sinh từ vài năm trước đó. Đây là một việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất phức tạp. Phức tạp vì cũng một phần do các văn bản quy phạm pháp luật của ta chồng chéo mâu thuẫn nhau, phức tạp là do cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan nhà nước… Nhưng suy cho cùng mọi sự phức tạp này sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như trong hợp đồng có một điều khoản quy định rõ về vấn đề này. Vẫn biết rằng, khi giao dịch mua bán tại đây, Phú Mỹ Hưng đã có hợp đồng, thậm chí có cả hai thứ tiếng là Việt và Anh thế nhưng những điều khoản trong hợp đồng đó lại mang nhiều tính nguyên tắc hơn là cụ thể. Và như phản ánh của người dân là nhiều điều khoản trong hợp đồng không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Còn người dân thì… mua được căn hộ giá gốc trong thời điểm này là quá tốt rồi và không đòi hỏi gì hơn nên khi công ty đưa hợp đồng cứ thế là …ký. Hậu quả là, hiện cơ quan thuế đang đòi các khách hàng này phải nộp tiền sử dụng đất cho các căn hộ của mình. Một vài lưu ý Đối với hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức ứng tiền trước, trả chậm, trả dần thì các chủ đầu tư dự án cần phải tiến hành thoả thuận về từng nội dung cụ thể về mua bán nhà, công trình hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước. Các doanh nhân khi tham gia giao kết phải thận trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật vì đây là tài sản chưa có thật vào thời điểm giao kết. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và khách hàng được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước và phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: + Việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt, các lần huy động tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư tạo lập bất động sản; + Chủ đầu tư phải sử dụng đúng mục đích tiền ứng trước của khách hàng để đầu tư tạo lập bất động sản; + Khách hàng ứng tiền trước được hưởng giá mua, giá chuyển nhượng bất động sản tại thời điểm ký hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; + Trường hợp chủ đầu tư giao bất động sản chậm tiến độ ghi trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với khách hàng theo hợp đồng và phải trả cho khách hàng một khoản tiền lãi của phần tiền ứng trước tính theo lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm giao bất động sản tương ứng với thời gian chậm tiến độ; + Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết về việc ứng tiền trước trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư theo hợp đồng và phải trả cho chủ đầu tư một khoản tiền lãi của số tiền chậm trả tính theo lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm trả tiền tương ứng với thời gian chậm trả; + Các bên được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức trả chậm, trả dần và phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: * Số tiền trả chậm, trả dần; thời gian trả chậm, trả dần phải được thỏa thuận trong hợp đồng; * Bên bán, bên chuyển nhượng được bảo lưu quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản cho đến khi bên mua, bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; * Bên mua, bên nhận chuyển nhượng bất động sản được sử dụng bất động sản, có quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản sau khi đã trả hết tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 6. Nội dung của một số loại hợp đồng kinh doanh BĐS 6.1. Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng - Tên, địa chỉ của bên bán và bên mua - Các thông tin về nhà, công trình xây dựng - Giá mua bán - Phương thức và thời hạn thanh toán - Thời hạn giao nhận nhà, công trình xây dựng và hồ sơ kèm theo - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Bảo hành - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Nếu là hình thức ứng tiền trước, trả chậm, trả dần thì hợp đòng mua bán nhà, công trình xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc ở điều 14 – Luật kinh doanh BĐS và điều 4 – Nghị định 153/2007/NĐ – CP. 6.2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng - Các thông tin về quyền sử dụng đất - Giá chuyển nhượng - Phương thức và thời hạn thanh toán - Thời hạn giao, nhận đất và hồ sơ kèm theo - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định 6.3. Hợp đồng thuê BĐS - Tên, địa chỉ của bên cho thuê và bên thuê - Các thông tin về bất động sản - Giá thuê bất động sản - Phương thức và thời hạn thanh toán - Thời hạn cho thuê BĐS, thời hạn giao, nhận BĐS - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Yêu cầu sử dụng và trách nhiệm sửa chữa, cải tạo (nếu có) - Xử lý các tài sản trên đất thuê (nếu có) - Yêu cầu về tình trạng BĐS khi trả lại bên cho thuê - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định 6.4. Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng - Tên, địa chỉ của bên cho thuê mua và bên thuê mua - Các thông tin về bất động sản (nhà, công trình xây dựng) - Giá thuê mua bất động sản - Phương thức và thời hạn thanh toán - Thời hạn cho thuê mua BĐS - Thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng trước khi hết thời hạn thuê mua (nếu có) - Thời điểm giao nhà, công trình xây dựng - Thời điểm, điều kiện và thủ tục chuyển nhượng sở hữu nhà, công trình xây dựng cho bên thuê mua. - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng phải được công chứng 6.5. Hợp đồng môi giới BĐS - Tên và địa chỉ của bên môi giới và bên được môi giới - Đối tượng và nội dung môi giới - Yêu cầu và kết quả dịch vụ môi giới - Thời hạn thực hiện môi giới - Thù lao môi giới, hoa hồng môi giới - Phương thức, thời hạn thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật 6.6. Hợp đồng định giá BĐS - Tên và địa chỉ của bên định giá và bên yêu cầu định giá - BĐS được định giá - Thời hạn và tiến độ thực hiện - Giá dịch vụ định giá - Phương thức, thời hạn thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật 6.7. Hợp đồng tư vấn BĐS - Tên và địa chỉ của bên tư vấn và bên yêu cầu tư vấn - Nội dung và phạm vi tư vấn - Thời hạn và tiến độ thực hiện - Giá dịch vụ tư vấn - Phương thức, thời hạn thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật 6.8. Hợp đồng đấu giá BĐS - Tên và địa chỉ của bên đấu giá và bên yêu cầu đấu giá - BĐS được đấu giá - Thời gian, địa điểm và hình thức đấu giá - Giá khởi điểm của BĐS được đem đấu giá - Phương thức, thời hạn thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật 6.9. Hợp đồng quảng cáo BĐS - Tên và địa chỉ của bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo và bên yêu cầu quảng cáo BĐS - BĐS được quảng cáo - Hình thức, nội dung, phạm vi, phương tiện quảng cáo BĐS - Địa điểm, thời gian, thời lượng quảng cáo BĐS - Giá dịch vụ quảng cáo - Phương thức, thời hạn thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật 6.10. Hợp đồng quản lý BĐS - Tên và địa chỉ của bên quản lý và bên thuê quản lý - BĐS được quản lý - Nội dung, phạm vi quản lý BĐS - Yêu cầu đối với bên quản lý BĐS - Giá dịch vụ quản lý - Phương thức, thời hạn thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp - Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật II. THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN VÀ HỒ SƠ BẤT ĐỘNG SẢN 1. Thông tin về bất động sản 1.1. Những vấn đề chung - Khái niệm [...]... khai bốc thăm hoặc đấu giá bất động sản do các bên thoả thuận theo quy định của pháp luật; - Việc đấu giá bất động sản tại sàn giao dịch thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; - Sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm xác nhận bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được giao dịch qua sàn (theo mẫu tại phụ lục 4) để xác nhận bất động sản đã được giao dịch theo... định của pháp luật; - Đối với bất động sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh bất động sản mà giao dịch qua Sàn giao dịch bất động sản thì không bắt buộc phải công khai thông tin theo quy định tại Điểm 1 của Phần này 2.2 Nội dung thông tin Nội dung thông tin về hàng hoá bất động sản phải đầy đủ theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật kinh doanh bất động sản gồm: 2.2.1 Loại BĐS Theo thông... thông tin khác Thông tin khác về bất động sản do các bên thoả thuận hoặc do chuyên gia khảo sát thu thập thông tin thực tế ghi để thấy rõ lợi ích hoặc các hạn chế khác của bất động sản (Ghi chú: Đối với bất động sản của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh bất động sản thì nội dung thông tin do chủ sở hữu, chủ sử dụng và sàn giao dịch lựa chọn) 3 Hồ sơ pháp lý của bất động sản 3.1 Hồ sơ khi mua bán, chuyển... sản - Người mua: + Để tiêu dùng: nhà ở, sản xuất nhà xưởng, kinh doanh dịch vụ + Để đầu tư: những người kinh doanh bất động sản, đầu cơ tiền nhàn rỗi + Để bảo toàn vốn Phân loại cầu bất động sản để biết mục tiêu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tốt hơn của khách hàng - Người thuê: + Văn phòng, chi nhánh, phòng giao dịch + Để kinh doanh dịch vụ + Để sản xuất kinh doanh thuê mặt bằng + Nhà ở: đối với sinh... trí bất động sản, khoảng cánh đến các công trình lân cận và lối đi tới đờng chính Nếu sử dụng ảnh vệ tinh thì đánh dấu vị trí bất động sản và chỉ dẫn lối đi ra đường chính 2.2.3 Thông tin về quy hoạch liên quan đến BĐS Tại vị trí bất động sản hay lân cận đã có quy hoạch đựơc duyệt ảnh hưởng đến bất động sản như mở đường, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, dự án sản xuất kinh doanh. .. thụ sản phẩm + Thông tin về chuyển nhượng, bán, cho thuê hàng hoá bất động sản của các tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản phải gồm các nội dung theo quy định tại Phần 3; + Thông tin về các cơ sở đào tạo chuyên gia môi giới, định giá và quản lý sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh tên công ty hoặc trung tâm, địa chỉ, lĩnh vực đào tạo, địa chỉ đào tạo, ngày đăng ký hoạt động, danh sách giảng. .. thị trường bất động sản Thông tin về thị trường bất động sản bao gồm: - Thông tin về quy hoạch phát triển đô thị; - Thông tin kêu gọi đầu tư và tình hình triển khai các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, các dự án phát triển hạ tầng đô thị; - Thông tin về chuyển nhượng, bán, cho thuê hàng hoá bất động sản của các tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản theo quy... giao dịch trên địa bàn hàng tháng, hàng quý và hàng năm Nhà kinh doanh bất động sản cần quan tâm đến các thông tin liên quan đến kinh bất động sản gồm những thông tin chính sau: 1.6 Thông tin đối với Nhà đầu tư: 1.6.1 Thông tin về thị trường gồm: Thông tin về Nguồn cung bất động sản - Các dạng cung: + Bán, + Cho thuê, cho thuê lại + Đầu tư liên doanh liên kết + Khai hoang, khai phá: bán đất chưa sử dụng... Đối với bất động sản có nhiều hạng mục thì mỗi hạng mục phải có đủ mặt bằng, mặt cắt - Ảnh chụp toàn cảnh công trình tại thời điểm giới thiệu 2.2 .5 Thông tin về đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của bất động sản - Về đặc điểm, tính chất nêu rõ kết cấu công trình, móng, khung, tường, sàn, mái; - Công năng sử dụng bất động sản thông tin theo thiết kế ban đầu; - Chất lượng bất động sản nêu... tại Điểm 1 Phần này, chủ đầu tư (hoặc sàn giao dịch bất động sản được uỷ quyền) được tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua bất động sản đã công khai Trường hợp cùng một loại bất động sản có từ 2 (hai) khách hàng đăng ký trở lên hoặc số khách hàng đăng ký nhiều hơn số lượng bất động sản thì chủ đầu tư (hoặc sàn giao dịch bất động sản được uỷ quyền) phải thực hiện việc lựa chọn khách hàng . Thông tin BĐS bao gồm : - Loại BĐS - Vị trí BĐS - Thông tin về quy hoạch có liên quan đến BĐS - Quy mô, diện tích của BĐS - Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của BĐS . liên quan đến BĐS. - Tình trạng pháp lý vủa BĐS bao gồm: hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS và giấy tờ có liên quan đến việc tạo lập BĐS, lịch sử về sở hữu, sử dụng BĐS. - Các. hội của BĐS Qua những thông tin đó, người mua, người thuê, hoặc người thuê mua xem xét tính phù hợp, tính pháp lý của BĐS để quyết định mua, thuê mua, hoặc thuê BĐS đó. 1.2. Thông tin BĐS

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan