Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
1,27 MB
Nội dung
GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM Đề tài : Sơ đồ thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ điển hình Nhóm X Page 1 GVHD : Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Nhóm : 10 Thành viên: Nguyễn Văn Thiện Tâm - 38K01.2 Đinh Thị Như Quỳnh - 38K01.2 Nguyễn Thị Quỳnh Hương - 38K01.2 Mai Thị Bích Ngọc - 38K01.2 Đoàn Thị Ái Diễm - 38K01.2 Hồ Thị Thuỳ Dung - 38K01.2 Đà nẵng, tháng 3 năm 2015 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Bước 1: Người nhập khẩu là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Trong bước này nhà nhập khẩu cần thực hiện các công việc sau: - Lựa chọn ngân hàng mở L/C: Việc lựa chọn phải phù hợp thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có), nếu không có quy định này, nhà nhập khẩu có quyền chọn ngân hàng mở L/C thuận lợi nhất cho mình. - Cung cấp chứng từ pháp lý của giao dịch nhập khẩu: Người nhập khẩu muốn mở L/C cho khách hàng nước ngoài hưởng, theo quy định của Việt Nam, phải thỏa mãn các điều kiện sau: Xuất trình bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương, các sửa đổi (nếu có) hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng, trong đó quy định thanh toán bằng L/C. Xuất trình văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành. Trường hợp nhập khẩu hàng thuộc diện quản lý bằng quota, phải xuất trình quota hợp lệ. Ngoài ra còn một số trường hợp khác. - Lập đơn xin mở L/C: Đơn xin mở L/C thường mở theo mẫu có sẵn của ngân hàng. Việc mở L/C cho phép cụ thể hóa một số điều khoản trong hợp đồng đã ký kết- đây là một ưu điểm của thanh toán bằng L/C Phải thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra những điều kiện ràng buộc người hưởng lợi trong L/C.Nguyên tắc chỉ đạo là vừa đảm bảo được quyền lợi của mình nhưng cũng phải hợp lý để bên xuất khẩu có thể thực hiện được L/C. Đơn xin mở L/C thường được lập thành 2 bản.Người yêu cầu và ngân hàng phát hành mỗi bên giữ một bản. Nhóm 10 Page 2 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Đơn xin mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng và ngân hàng phát, nó cũng là cơ sở Nhóm 10 Page 3 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ chính để phát hành L/C cho người hưởng lợi. Nhóm 10 Page 4 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Bước 2: Ngân hàng phát hành: ngân hàng sau khi kiểm tra đơn và các điều kiện mở L/C của nhà nhập khẩu, nếu đồng ý sẽ căn cứ vào đơn để phát hành L/C và chuyển đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo (thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành) Căn cứ giấy đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện ký quỹ (mức ký quỹ tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C). Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không, còn tồn tại hay phá sản. Do đó, Ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa. Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại nước xuất khẩu. Việc chuyển thư được thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín, hệ thống Swift. Bước 3: Ngân hàng thông báo sau khi tiếp nhận L/C sẽ tiến hành kiểm tra. Thông thường thì sẽ kiểm tra các nội dung sau: - Nơi và ngày phát hành L/C - Ngân hàng mở L/C (ngân hàng thanh toán) Ngân hàng mở là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu nên ngân hàng thông báo phải xét đến uy tín, khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C để khuyến cáo nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C xác nhận, tức được một ngân hàng khác có uy tín hơn xác nhận. - Số và loại L/C - Tên và địa chỉ của các đối tượng trong L/C - Trị giá của L/C: số tiền ghi trên L/C có đúng với lô hàng không. Thông thường số tiền L/C không nên là số tuyệt đối mà kèm theo khoảng chênh lệch hơn hoặc kém. - Ngày và địa điểm hết hiệu của L/C Nhóm 10 Page 5 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Các L/C nhận được đều qui định địa điểm hết hiệu lực tại nước người mua, nước người bán, hoặc tại nước thứ ba. Thông thường L/C quy định địa điểm hết hiệu lực của L/C tại nước người bác vì nó có điểm lợi là giúp người bán dễ xuất trình chứng từ để thanh toán. Khi kiểm tra ngày hết hiệu lực ngân hàng lưu ý ngày hết hiệu lực phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian này phải bằng tổng số các ngày như sau: - Số ngày mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. - Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch. - Số ngày lưu trữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch. Vì thế nếu L/C quy định nơi hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu hoặc tại ngân hàng phát hành, ngân hàng cần lưu ý khách hàng nên tính toán dự trù thời gian chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài để xuất trình chứng từ hết ngày hết hiệu lực. - Ngày giao hàng Thông thường ngày giao hàng trên L/C thường là: latest shipment date. Ngày giao hàng muộn nhất phải trong thời gian hiệu lực L/C. Vì thế cần phải kiểm tra khách hàng có đủ thời gian lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng không? Ngày giao hàng muộn nhất phải trước ngày hết hiệu lực L/C một khoảng thời gian hợp lý cho nhà xuất khẩu có thể chuẩn bị giao hàng đầy đủ và kịp thời. Đây cũng là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì nếu L/C được mở sớm và cách xa ngày giao hàng thì sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng và giao hàng đúng thời gian quy định. Nếu không giao hàng như thời gian quy định vì quá ngắn, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu xem xét, sửa đổi, hay gia hạn thời gian giao hàng trong L/C. - Mô tả hàng hóa Ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền trong mục mô tả hàng hóa với trị giá của L/C. Tên gọi, quy cách, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương. - Vấn đề giao nhận và vận tải Nhóm 10 Page 6 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Kiểm tra trong L/C có cho phép giao hàng từng phần và được phép chuyển tải hay không? Ví dụ giao hàng nhiều lần cùng với thời gian quy định và số lượng quy định hoặc giao hàng nhiều lần với số lượng như nhau. Còn việc chuyển tải có thể do người vận chuyển chọn ở bất cứ cảng nào hoặc do người vận chuyển hay nhà nhập khẩu chọn tại một cảng nhất định. - Các chứng từ yêu cầu Ngân hàng cần lưu ý nhà xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các chứng từ mà phía nước ngoài yêu cầu về số lượng và loại chứng từ liên quan đến hàng hóa, và thời gian các cơ quan cấp chứng từ có thể đáp ứng được kịp để xuất trình chứng từ. - Ngân hàng trả tiền Nếu ngân hàng phát hành là ngân hàng trả tiền thì mục DRAWEE: ghi là ISSUING BANK. Nếu ngân hàng phát hành ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền thì trong L/C ở mục drawee sẽ ghi tên ngân hàng khác trả tiền. - Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C. - Luật áp dụng: L/C phải ghi rõ áp dụng UCP nào. Thông báo L/C cho khách hàng: Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng, sau khi đã xác thực L/C và ghi chú những yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng. Có thể thông báo bằng thư nếu ở xa và bằng điện thoại nếu ở gần và liên hệ với khách hàng đến ngân hàng để nhận L/C. (Trên tất cả các trang của bảng L/C đều phải có đóng dấu của tên ngân hàng thông báo và chữ ký của thanh toán viên) Bước 4: Nguời xuất khẩu(người hưởng lợi) sau khi kiểm tra nội dung L/C, nếu cần thiết có thể đề nghị đối tác tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận toàn bộ nội dung của L/C mới có thể thực hiện L/C (giao hàng hoặc thực hiện nghĩa vụ nào đó theo L/C) Bước 5: Người nhập khẩu chấp nhận yêu cầu tu chỉnh từ ngân hàng thông báo. Nếu có nhu cầu sửa đổi L/C, thì cần xuất trình Đơn đề nghị sửa đổi L/C kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có). Nhóm 10 Page 7 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Nhóm 10 Page 8 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Bước 6: Ngân hàng phát hành thông báo biên bản sửa đổi L/C cho ngân hàng thông báo. Sau khi nhận được sửa đổi, ngân hàng thông báo cần làm các việc sau: - Ngân hàng có quyền từ chối việc thông báo, nếu điều này xảy ra thì phải thông báo cho ngân hàng phát hành biết. Nhóm 10 Page 9 GVHD: Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ - Trường hợp ngân hàng đã thông báo một sửa đổi cho khách hàng, sau đó nhận được kết quả là từ chối hay chấp nhận sửa đổi thì cần phải thông báo ngay điều này cho ngân hàng phát hành sửa đổi đó. Ngân hàng thông báo sửa đổi phải báo cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được sửa đổi về việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi. (điều 10d, UCP 600) Bước 7: Ngân hàng thông báo, sau khi làm các công việc: kiểm tra, dịch thuật, … sẽ chuyển toàn bộ nội dung của bản sửa đổi L/C cho người hưởng lợi (người xuất khẩu). - Bất kì sửa đổi nào có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo mà không phải ngân hàng xác nhận, chỉ thông báo các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. - Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo cho biết rằng tự nó thỏa mãn tính chân thật bề ngoài của tín dụng hoặc bản sửa đổi và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận. - Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác để thông báo cho người thụ hưởng. - Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thứ hai để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng các ngân hàng đó để thông báo các sửa đổi tín dụng. - Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi nhưng quyết định không làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo. - Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự nó không có tự thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín dụng, của sửa đổi hoặc của thông báo thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được chỉ thị. Tuy vậy, nếu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai quyết định thông báo tín dụng hoặc sửa đổi thì nó phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo thứ hai biết Nhóm 10 Page 10 [...]... thậm chí xuất trình chứng từ bảo hiểm 120% hoặc 125% trị giá của CIF thì cũng sẽ không - được Ngân hàng chấp nhận Các chứng từ bảo hiểm do các nhà môi giới bảo hiểm cấp cũng sẽ bị Ngân hàng từ chối thanh toán 1.3) Sai biệt trong chứng từ hàng hóa - Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại - khác với L/C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng) và các chứng từ khác Số bản và... Nếu bộ chứng từ xuất trình có hiện tượng sai biệt thì tùy mức độ sai biệt mà ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán hay lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp Nếu ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó phải gửi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình theo điều 16 (c) trong bộ tập quán quốc tế về L/C và thông báo phải được thực hiện bằng phương. .. để vận chuyển (Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định) 1 - Chức năng của vận đơn hàng không Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên - chở và người gửi hàng Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không Là hóa đơn thanh toán cước phí Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá Là... Nếu hợp đồng ngoại thương hoặc L/C không quy định số tiền bảo hiểm thấp nhất thì tối thiểu là phải bằng 110% trị giá CIF hoặc CIP hoặc 110% số tiền của hóa đơn hoặc bất kì chứng từ nào khác Bước 23: Chuẩn bị các tài liệu cần thiết do nhà nhập khẩu yêu cầu bằng tín dụng rồi gửi tới ngân hàng với bộ chứng từ Các chứng từ có thể: B/L, hóa đơn thương mại, bảng kê khai đóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận... địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng) và các chứng từ khác - Số bản và loại hóa đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C Ví dụ, L/C có quy định: “Signed commercial invoice in duplicated and one copy” Nhưng khi lập bộ chứng từ xuất trình thanh toán thì chỉ thấy có 2 bản chính và không có bản sao nào cả - Sai sót về số bản Invoice... đơn chủ Ðây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng Nhóm 10 Page 21 GVHD: Ths Đinh Trần Thanh Mỹ Nhóm 10 Page 22 GVHD: Ths Đinh Trần Thanh Mỹ Vận đơn hàng không (Air Waybill) Air Waybill (AWB) là một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp... đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn c Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này Đây là... xứ, chứng từ bảo hiểm lô hàng, chứng từ giao hàng, giấy chứng nhận hàng hóa đã xông khói, kiểm dịch thực vật, giấy lưu cước phí, điều khoản của vận đơn đường biển, tờ kê khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hợp đồng mua bán hàng hóa Bước 24, 25: Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ và thông báo đến người xuất khẩu để tiến hành điều chỉnh nếu có thể.Người xuất khẩu gửi lại ngân hàng xác nhận những chứng. .. tiến hành điều chỉnh nếu có thể.Người xuất khẩu gửi lại ngân hàng xác nhận những chứng từ đúng và hợp lệ Bước 26: Chứng từ đã sửa đổi được gửi đến ngân hàng phát hành để thanh toán Ngân hàng thông báo có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành Bước 27: Chứng từ được kiểm tra và bất cứ sai biệt nào sẽ được thông báo cho ngân hàng thông báo Ngân... xác nhận của người lập (chữ ký - và con dấu) Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư - cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn, 1.2) Nhóm 10 Sai biệt trong chứng từ bảo hiểm Page 32 GVHD: Ths Đinh Trần Thanh Mỹ - Ghi sai tên người mua bảo hiểm, các yếu tố về tàu . Đinh Trần Thanh Mỹ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM Đề tài : Sơ đồ thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ điển hình Nhóm X Page 1 GVHD : Ths. Đinh Trần Thanh Mỹ Nhóm. mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. - Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch. - Số ngày lưu trữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch. Vì thế nếu. không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. - Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo cho biết rằng tự nó thỏa mãn tính chân thật bề ngoài của tín dụng hoặc bản