Trong một vài trường hợp, ngân hàng thông báo có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng phát hành cho phép giải tỏa.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI-Sơ đồ thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ điển hình (Trang 37)

trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng phát hành cho phép giải tỏa.

2) Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường

Theo tập quán, nhà xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của nhà xuất khẩu phải được ngân hàng của mình ký xác nhận.

Khi việc thanh toán đã được thực hiện như bồi thường, nhà xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.

3) Nhà xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán

Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng phát hành xin được phép thanh toán. Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn gọn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Nhà xuất khẩu là người phải chịu phí điện báo.

4) Nhà xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu

Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng phát hành để nhờ thu. Với cách này, nhà xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng phát hành sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, nhà xuất

khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.

Bước 30: Ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành

Ngân hàng thông báo có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày nhà xuất khẩu gửi lại bộ chứng từ.

Bước 31: Ngân hàng phát hành phát hành các chứng từ cho người mua và tiến hành ghi nợ vào tài khoản của người mua.

 Khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, họ sẽ tiến hành thanh toán (đối với L/C trả ngay) hoặc đi điện chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm).

Trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, họ sẽ đi điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng gửi bộ chứng từ để xin chỉ thị đồng thời thông báo cho người đề nghị mở L/C. Nếu người đề nghị mở L/C và người thụ hưởng L/C thương lượng chấp nhận bất hợp lệ, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C đổi lấy thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu hai bên không thỏa thuận được bất hợp lệ, ngân hàng nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình dựa trên chỉ thị của ngân hàng xuất trình. Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện, khi nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán cho ngân hàng đòi tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng bồi hoàn thanh toán.

 Người đề nghị mở L/C thực hiện việc thanh toán hoặc làm các thủ tục khác theo yêu cầu của ngân hàng để nhận chứng từ:

Sau khi kiểm tra chứng từ,nếu chấp nhận chứng từ thì người NK sẽ làm các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng để được nhận chứng từ. Ngân hàng phải làm các thủ tục cần thiết để chuyển giao chứng từ cho người đề nghị mở L/C.

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành.

Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ

chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK.

Rủi ro đạo đức đối với nhà NK.

Một nhà XK chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, người NK vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng.

Bước 31a: Người mua sẽ gửi chứng từ thông báo đến nơi làm thủ tục hải quan để thông quan.

Bước 31b: Hàng hoá được thông quan và được nhận vào kho của người mua.

Nhiệm vụ của người mua khi tiến hành khai baó hải quan:

 Nhận phản hồi của hệ thống VNACCS về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;

 Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;

 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Lưu ý:

Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.

Nếu trong L/C, ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ(full set off bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C.

Rủi ro đạo đức đối với nhà NK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì NH chỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay

không. Do đó nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc giao hàng như : cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng…

Bước 31: Ngân hàng phát hành uỷ quyền thanh toán cho Ngân hàng Úc.

Khi thanh toán ngân hàng phát hành chỉ căn cứ vào bộ chứng từ. Khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà XK.

Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, NH cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng hoá thực tế có khớp đúng với chứng từ hay không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình, nếu thấy các chứng từ đó bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C thì trả tiền cho người bán.

Thời hạn thanh toán L/C tùy thuộc vào loại L/C được phát hành:

 Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit).  Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit).

 Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit)  Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit).

Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu:

Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà XK phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà NK là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.

Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.

Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.

Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà NK không chấp nhận và NH sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà NK.

Bước 32: Toàn bộ tiền hàng và cước phí được ngân hàng thông báo chuyển vào tài khoản của người bán.

Bước 33: Người bán nhận số tiền đã thanh toán, tiến hành sao lưu chứng từ và kết thúc quá trình giao hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI-Sơ đồ thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ điển hình (Trang 37)