quyền: cấp C/O form D, E, AK…
Bước 20: Tổng lãnh sự hoặc phòng thương mại chứng nhận hoặc hợp pháp hóa giấy chứng nhận xuất xứ và hóa đơn và gửi lại cho người bán
Bước 21, 22: Nếu hợp đồng mua bán giữa 2 bên nhập khẩu và xuất khẩu quy định thanh toán theo giá CIF hoặc giá CIP thì người xuất khẩu phải tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa và yêu cầu công ty bảo hiểm xuất trình bảo hiểm đơn và/hoặc chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm đơn thường là những hợp đồng bảo hiểm chuyến, tức là bảo hiểm một chuyến hàng từ nơi nhận hàng để chở đến nơi cuối cùng. Tuy nhiên, bảo
hiểm đơn có thể là một bảo hiểm bao mà từng chuyến hàng sẽ có một chứng nhận bảo hiểm được phát hành theo bảo hiểm đơn.
Loại tiền trên chứng từ bảo hiểm phải cùng loại với hợp đồng ngoại thương hoặc L/C và số tiền bảo hiểm bằng số tiền thấp nhất mà hợp đồng ngoại thương hoặc L/C yêu cầu.
Nếu hợp đồng ngoại thương hoặc L/C không quy định số tiền bảo hiểm thấp nhất thì tối thiểu là phải bằng 110% trị giá CIF hoặc CIP hoặc 110% số tiền của hóa đơn hoặc bất kì chứng từ nào khác.
Bước 23: Chuẩn bị các tài liệu cần thiết do nhà nhập khẩu yêu cầu bằng tín dụng rồi gửi tới ngân hàng với bộ chứng từ.
Các chứng từ có thể: B/L, hóa đơn thương mại, bảng kê khai đóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng từ bảo hiểm lô hàng, chứng từ giao hàng, giấy chứng nhận hàng hóa đã xông khói, kiểm dịch thực vật, giấy lưu cước phí, điều khoản của vận đơn đường biển, tờ kê khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hợp đồng mua bán hàng hóa...
Bước 24, 25: Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ và thông báo đến người xuất khẩu để tiến hành điều chỉnh nếu có thể.Người xuất khẩu gửi lại ngân hàng xác nhận những chứng từ đúng và hợp lệ.
Bước 26: Chứng từ đã sửa đổi được gửi đến ngân hàng phát hành để thanh toán Ngân hàng thông báo có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành.
Bước 27: Chứng từ được kiểm tra và bất cứ sai biệt nào sẽ được thông báo cho ngân hàng thông báo
Ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp không. Thời hạn này
không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng nào khác bởi sự cố xảy ra trong hoặc sau ngày xuất trình rơi đúng vào ngày hết hạn hay ngày xuất trình cuối cùng.
Các sai biệt thường gặp trong bộ chứng từ: 1) Sai biệt liên quan đến hóa đơn thương mại: 1.1) Sai biệt trong chứng từ vận tải
Đối với vận đơn thường gặp những sai biệt sau: