ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em gửi lời cám ơn đặc biệt tới cô Trần Thị Phiến và anh Trần Huy Dương cùng với các anh chị trong Phòng Công nghệ phần mềm trong Quản lý – Viện Công nghệ thông tin đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn các thày cô trong Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, các anh chị trong Thư viện Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án
Cuối cùng em xin được cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện
và thực hiện đồ án này
Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2006
Sinh viên
Đỗ Thị Anh Đào
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI GIỚI THIỆU 4
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN 6
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH CHUẨN MARC 8
2 1 Định nghĩa về MARC 8
2 2 Phạm vi ứng dụng của khổ mẫu thư mục MARC 9
2 3 Loại bản ghi thư mục 10
2 4 Cấu trúc bản ghi thư mục 10
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY 22
3 1 Trên Thế Giới 22
3 2 Tại Việt Nam 23
3 3 So sánh chuẩn MARC 21 với các chuẩn khác 26
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA BÀI TOÁN 27
4.1 Giới thiệu bài toán 27
4.2 Phạm vi ứng dụng của bài toán 28
4.2.1.Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách thông thường 28 4.2.2.Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục tạp chí nhiều kỳ 40 4.2.3.Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục dữ liệu số 44 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG 49
THÔNG TIN THƯ VIỆN THEO CHUẨN BIÊN MỤC DỮ LIỆU MARC 2149 5.1 Các yêu cầu đối với công tác quản lý thư viện theo chuẩn MARC 21 .49
5.2 Phân tích yêu cầu và liệt kê các chức năng của chuẩn MARC 21 trong biên mục 51 5.3 Sơ đồ phân rã chức năng 53
Trang 35.5.1.Xác định các thực thể 60
5.5.2.Sơ đồ quan hệ thực thể 71
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH DEMO BIÊN MỤC SÁCH VÀ ẤN PHẨM NHIỀU KỲ THEO CHUẨN MARC 21 73
6.1 Các công cụ xây dựng chương trình 73
6.2 Các tính năng chính của chương trình: 73
6.2.1.Biên mục 74
6.2.2.Bạn đọc 79
6.2.3.Tra cứu 80
6.2.4.Mượn trả 82
KẾT LUẬN 86 PHỤ LỤC 1: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 87
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 89
Trang 4BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 TRONG
QUẢN LÝ THƯ VIỆN.
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin thông qua mạng đã trở nên ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực Trong lĩnh vực thư viện thì vấn đề trao đổi dữ liệu liên thư viện là rất quan trọng khi mà lượng dữ liệu nhập vào là rất lớn thì việc trao đổi dữ liệu từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý thư viện và thư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn
Một vấn đề đặt ra cho các thư viện trong thời đại thông tin là các thư viện phải
có khả năng tra cứu các dữ liệu có tại các thư viện khác (hay còn gọi là tra cứu liên thư viện) Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó Không nằm ngoài luồng phát triển đó, với mục tiêu xây dựng một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác thư viện, đề tài nghiên cứu của em sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ khâu biên mục sách và tài liệu theo chuẩn MARC 21 Với việc biên mục bằng chuẩn MARC 21 thì khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính, công tác quản lý thư viện sẽ trở lên dễ dàng và chính xác, giải phóng phần lớn sức lao động của nhân viên thư viện cũng như tiện lợi hơn cho độc giả
MARC 21 trở thành chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống thư viện trên cơ sở sử dụng tiếng Anh sử dụng Sự lợi ích của MARC cho phép máy tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục, có nghĩa là cho phép người
sử dụng truy cập mạnh mẽ hơn các bản ghi, in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau nhưng lợi ích chính là trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới Đây là một lợi ích to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận vai
Trang 5đáng lẽ ra chỉ một nơi làm ra bản ghi đó và tất cả các thư viện lấy về cập nhật vào
CƠ SỞ DỮ LIỆU của thư viện mình Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tham khảo điều này trên mạng khi các thư viện quốc gia lớn trên thế giới sử dụng mục lục trực tuyến như COPAC, LC, OCLC và trên tất cả các bản ghi thư mục ở trường
003 (Nhận dạng số kiểm soát) đều có ký hiệu nơi tạo ra bản ghi là các thư viện quốc gia, hay các tổ chức thư viện lớn của thế giới
Cấu trúc của đồ án:
Chương 1: Khái niệm về mô hình quản lý thư viện
Chương 2: Tìm hiểu về mô hình chuẩn MARC
Chương 3: Tình hình ứng dụng chuẩn MARC 21 vào quản lý thư viện hiện nay
Chương 4: Giới thiệu bài toán
Chương 5: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin thư viện theo chuẩn biên mục dữ liệu MARC 21
Chương 6: Chương trìn Demo biên mục sách và ấn phẩm nhiều kỳ theo chuẩn MARC 21
Trang 6CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ
VIỆN
Thư viện được UNESCO định nghĩa khá tổng quát ”Thư viện, không phụ thuộc vào tên của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài nguyên đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.”
Từ định nghĩa trên và qua khảo sát thực tế, phần lớn các thư viện hoạt động theo mô hình:
Hình 1: Mô hình hoạt động của phần lớn các thư viện
• Quản lý: Phục vụ công tác giám sát, thông tin và quản lý toàn bộ hoạt động
chung của thư viện
Trang 7nghiệp vụ liên quan đến bạn đọc như cấp thẻ, in thẻ, gia hạn thẻ và cắt hiệu lực thẻ
• Bổ sung: thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện, quản lý từ
khi đặt mua đến khi tài liệu được xếp trên giá
• Biên mục: thực hiện công tác biên mục bao gồm nhập mới, sửa chữa, xoá,
duyệt, thao tác xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu, nhằm giúp người dùng nắm được thông tin về mọi mặt của tài liệu – nội dung, công dụng, hình thức để tiến hành chọn lựa phù hợp với yêu cầu tìm tin Nói tóm lại, biên mục nhằm mục đích tổ chức hệ thống thông tin hiện đại cho phép tìm kiếm thông tin tài liệu đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và nâng cao hiệu quả khai thác thông tin Ngoài ra, còn thực hiện việc thu thập thông tin, tư liệu qua Internet, TV, CDROM, và biên tập các nguồn thông tin tư liệu này nhằm tạo ra nguồn thông tin số hoá đáp ứng yêu cầu khai thác của bạn đọc và thống nhất với nguồn thông tin, tư liệu của thư viện
• Quản lý mượn trả: thực hiện nghiệp vụ mượn, trả sách và quản lý bạn đọc
Đây cũng là các tác nghiệp cơ bản của nghiệp vụ quản lý thư viện truyền thống
• Nhóm tra cứu: Đây là nhóm bạn đọc hoặc khách tham quan, những người
cần tra cứu thông tin tài liệu có trong thư viện để tìm những thông tin cần
thiết
• Ấn phẩm định kỳ: quản lý các ấn phẩm lặp lại mang nhiều đặc thù riêng
với các mức định kỳ xê dịch từ nhật báo hàng ngày đến các ấn phẩm hàng năm như niên giám hoặc thưa hơn nữa
Trang 8CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH CHUẨN MARC
2 1 Định nghĩa về MARC
Bản ghi MARC là viết tắt của Machine-Readable Cataloging record
Machine-readable: Là những định dạng được lưu trữ, tổ chức sao cho máy vi tính có thể đọc được
Cataloging record: Là những thông tin được lưu trong những phích sách truyền thồng Trong những phích sách này thường lưu những thông tin như : Mô tả về quyển sách, Các mục từ chính, Tiêu đề của quyển sách, Các thông tic khác như Call Number
MARC 21 có nghĩa là biên mục máy tính đọc được
Năm 1996, Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ và Thư viện Quốc gia Canada đã phối hợp và biên soạn, phổ biến MARC 21 Từ đó đến nay, MARC đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin thư viện
Khổ mẫu MARC cho dữ liệu thư mục là một chuẩn được sử dụng rộng rãi cho việc trình bày và trao đổi dữ liệu thư mục
Một bản ghi Marc gồm 3 yếu tố:
- Cấu trúc bản ghi
- Mã định danh nội dung
- Nội dung dữ liệu của bản ghi
Cấu trúc bản ghi là một triển khai ứng dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 2079-Khổ mẫu trao đổi thông tin (Format for Information Exchange) và tiêu chuẩn tương đương của Hoa Kỳ ANSI/NISO Z39.2-Trao đổi thông tin thư mục(Bibliographic Information Interchange)
Định danh nội dung là các mã và quy ước được thiết lập để xác định và đặc trưng hóa các phần tử dữ liệu bên trong bản ghi, hỗ trợ việc thao tác với dữ liệu
đó, được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu trong tất cả các khổ mẫu MARC
Trang 9quy định bên ngoài các khổ mẫu này Ví dụ về các chuẩn đó là: Mô tả thư mục chuẩn Quốc tế (ISBD-International Standard Bibliographic Description), quy tắc biên mục Anh-Mỹ AARC (Anglo American-Cataloguing Rule) Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ(LCSH-Library of Congress Subject Headings) hoặc các quy tắc biên mục; các từ điển chuẩn và hệ thống phân loại được sử dụng bởi cơ quan tạo ra bản ghi Nội dung của một số yếu tố dữ liệu mã hóa được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu MARC.
2 2 Phạm vi ứng dụng của khổ mẫu thư mục MARC
MARC 21 được sử dụng để làm một công cụ chứa thông tin thư mục về các tài liệu văn bản in và bản thảo, tệp tin, bản đồ, bản nhạc, xuất bản phẩm nhiều kỳ, tài liệu nghe nhìn và các tài liệu hỗn hợp Khổ mẫu thư mục chứa các yếu tố dữ liệu cho các loại hình tài liệu sau:
- Sách - sử dụng cho các tài liệu văn bản được in, bản thảo và các tài liệu vi hình có bản chất chuyên khảo
- Xuất bản nhiều kỳ - sử dụng cho tài liệu văn bản được in, bản thảo và các tài liệu vi hình mà nó được sử dụng rộng rãi ở dạng từng phần với phương thức xuất bản lặp lại (như ấn phẩm định kỳ, báo, niên giám…)
- Tệp tin - sử dụng cho phần mềm máy tính, dữ liệu số, các tài liệu đa phương tiện định hướng cho sử dụng bằng máy tính, hệ thống hay dịch vụ trực tuyến Các loại thông tin điện tử khác đã mã hóa theo khía cạnh quan trọng nhất của chúng
- Bản đồ - sử dụng cho tài liệu bản đồ được in, bản thảo và vi hình bao gồm tập bản đồ, bản đồ riêng lẻ và bản đồ hình cầu Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ
- Âm nhạc – sử dụng bản nhạc in, bản thảo và vi hình cũng như nhạc ghi âm
và những tài liệu ghi âm không phải nhạc khác Tài liệu có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ
Trang 10- Tài liệu nhìn-sử dụng cho những loại tài liệu chiếu hình, không chiếu hình,
đồ họa hai chiều, vật phẩm nhân tạo hay các đối tượng gặp trong tự nhiên
ba chiều, các bộ tài liệu Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ
- Tài liệu hỗn hợp - sử dụng chủ yếu cho những sưu tập lưu trữ và bản thảo của hỗn hợp các dạng tài liệu Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hay xuất bản nhiều kỳ
2 3 Loại bản ghi thư mục
Các loại bản ghi thư mục MARC được phân biệt khác nhau bởi mã đặc thù trong vị trí đầu biểu Có những kiểu bản ghi sau:
- Tài liệu ngôn ngữ
- Bản thảo tài liệu ngôn ngữ
- Ghi âm âm nhạc
- Tài liệu chiếu hình
- Đồ họa không chiếu hai chiều
- Vật phẩm nhân tạo ba chiều và đối tượng tự nhiên
- Bộ tài liệu
- Tài liệu hỗn hợp
2 4 Cấu trúc bản ghi thư mục
Cấu trúc một bản ghi thư mục theo MARC bao gồm 3 thành phần chủ yếu:
Trang 11- Các trường dữ liệu.
• Đầu biểu
Trường đầu tiên trong một bản ghi MARC và có độ dài cố định 24 ký tự Những yếu tố dữ liệu của trường này cung cấp thông tin cho việc xử lý bản ghi Những dữ liệu trong trường này là các con số hoặc giá trị ở dạng mã và được xác định cụ thể cho từng vị trí ký tự
• Danh mục
Thành phần của bản ghi MARC được tạo ra từ nhiều mục trường trong đó mỗi mục trường chứa thông tin một trường dữ liệu cụ thể, bao gồm: nhãn trường, độ dài trường và vị trí bắt đầu của trường trong bản ghi đó Mỗi mục trường có độ dài 12 ký tự Những mục trường danh mục của các trường kiểm soát có độ dài biến động được trình bày trước và theo trình tự nhãn tăng dần Tiếp sau là những mục trường của các trường có độ dài biến động, được sắp xếp tăng dần theo ký tự đầu tiên của nhãn trường Trình tự lưu trữ của các trường dữ liệu có độ dài biến động trong bản ghi không nhất thiết phải trùng hợp với thứ tự của các mục trường trong vùng Danh mục Những nhãn trường lặp lại được phân biệt bằng vị trí của những trường tương ứng trong bản ghi Phần Danh mục được kết thúc bằng một
ký tự kết thúc trường (một mã ASCII 1E hex)
• Trường dữ liệu
Dữ liệu trong bản ghi thư mục MARC được tổ chức thành trường có độ dài biến động, mỗi trường được xác định bằng một nhãn trường ba ký tự Nhãn này được lưu trong mục trường tương ứng của trường tại vùng Danh mục Mỗi trường kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường Trường có độ dài biến động cuối cùng trong bản ghi được kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường và một ký tự kết thúc bản ghi (mã ASCII 1D hex)
Trường dữ liệu bao gồm hai loại:
- Trường kiểm soát có độ dài biến động
Trang 12Các trường kiểm soát được ký hiệu là Nhóm trường 00X (trong đó X có thể
là các số từ 1 đến 9) Những trường này được xác định bằng một nhãn trường trong Danh mục Các trường kiểm soát không có chỉ thị và trường con Những trường kiểm soát có độ dài biến động có cấu trục khác với trường dữ liệu có độ dài biến động Chúng có thể chứa hoặc một yếu tố dữ liệu đơn trị hoặc một loạt những yếu tố dữ liệu có độ dài cố định được quy định cụ thể cho từng vị trí ký
tự tương ứng
- Trường dữ liệu có độ dài biến động
Trường dữ liệu có độ dài biến động bao gồm những trường còn lại được xác định trong khổ mẫu Các trường này cũng được xác định bằng một nhãn trường dài ba ký tự trong Danh mục Ngoài ra, khác với trường kiểm soát, các trường
dữ liệu có độ dài biến động có hai vị trí chỉ thị ở đầu của mỗi trường và mã trường con dài hai ký tự trước mỗi trường dữ liệu con bên trong trường
Trường dữ liệu có độ dài biến động sắp xếp thành khối trường và có thể nhận biết theo ký tự đầu tiên của nhãn trường Ký tự này, ngoại trừ một vài ngoại lệ, xác định yếu tố của dữ liệu bên trong bản ghi Kiểu thông tin chi tiết hơn của từng trường được xác định bằng hai ký tự còn lại của nhãn trường Bảng 1: Các khối trường của MARC 21
Khối nhãn
trường Yếu tố dữ liệu
0XX Thông tin kiểm soát, định danh, chỉ số phân loại …
1XX Tiêu đề chính
2XX Nhan đề và thông tin liên quan đến nhan đề (nhan đề, lần
xuất bản, thông tin về in ấn)
3XX Mô tả vật lý…
4XX Thông tin tùng thư
Trang 14thường sử dụng dấu # Trong một số trường nhất định, một khoảng trống trong
vị trí chỉ thị có thể thông báo ý nghĩa hoặc có nghĩa là “không có thông tin”
Mã trường con:
Mã trường con gồm hai ký tự dùng để phân biệt những yếu tố dữ liệu bên trong một trường khi chúng đòi hỏi được xử lý riêng biệt Mỗi mã trường con gồm một ký tự phân cách trường (mã ASCII 1F hex), thường ký hiệu bằng một
ký tự $, tiếp sau là một định danh yếu tố dữ liệu Định danh yếu tố dữ liệu có thể là một ký tự chữ cái dạng chữ thường (ví dụ: a, b, c…) hoặc một ký tự dạng số (ví dụ: 2,3,5…) Mã trường con được xác định độc lập cho từng trường
Mã trường con được quy định với mục đích xác định các thành phần của yếu tố dữ liệu chứ không phải để sắp xếp theo thứ tự chữ cái
Trang 15Xét một bản ghi MARC
Phân tích:
• Đầu biểu chiếm 24 ký tự đầu tiên: 01041cam 2200265 a 4500
Đầu biểu không có chỉ thị và không có trường con
Trang 16e = Tài liệu đồ hoạ
f = Bản thảo tài liệu đồ hoạ
g = Tài liệu chiếu hình
i = Ghi âm không phải âm nhạc
j = Ghi âm âm nhạc
k = Đồ hoạ hai chiều không chiếu
m = Tệp tin
o = Bộ tài liệu
p = Tài liệu hỗn hợp
r = Vật thể ba chiều hoặc đối tượng gặp trong tự nhiên
t = Bản thảo tài liệu ngôn ngữ
07 Cấp thư mục
a = Phần hợp thành của chuyên khảo
b = Phần hợp thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ
c = Sưu tập
X m = Chuyên khảo
s = Xuất bản phẩm nhiều kỳ
Trang 17# = Không nêu dạng kiểm soát
09 Bộ mã ký tự
# = MARC-8
a = UCS/Unicode
10 Số lượng chỉ thị (luôn là "2")
11 Độ dài mã trường con (luôn là "2")
12-16 Địa chỉ bắt đầu dữ liệu: 00265
17 Cấp mô tả
# = Cấp đầy đủ
1 = Cấp đầy đủ, tài liệu không được kiểm tra
2 = Thấp hơn cấp đầy đủ, tài liệu không được kiểm tra
Trang 1819 Linked record requirement
# = Không đòi hỏi bản ghi liên kết
r = Đòi hỏi bản ghi liên kết
20 Độ dài của phần độ dài trường (luôn là “4”)
21 Độ dài của phần vị trí ký tự bắt đầu (luôn là "5")
22 Độ dài của phần do cơ quan thực hiện xác định (luôn là "0")
23 Không xác định (luôn là "0")
• Tiếp theo là mục trường của Danh mục
Mục trường đầu tiên có mã thẻ 001 bắt đầu từ ký tự thứ 25 Tiếp theo là độ dài của trường dữ liệu gồm 4 ký tự: 0020 5 ký tự cuối cùng 00000 chứa vị trí bắt đầu của phần thông tin của mỗi mục trường tính từ phần bắt đầu của thông tin, cho biết phần thông tin của trường có mã thẻ là 001 được bắt đầu từ vị trí 0 trong phần thông tin Phần bắt đầu của thông tin được đánh dấu phân cách với phần khai báo của mục trường bởi ký tự ^
Nội dung của các trường trong ví dụ:
Đầu biểu: 01041cam 2200265 a 4500
Số kiểm soát: 001 ###89048230
### Không xác định
Mã cơ quan gán số kiểm soát: 003 DLC
Ngày giờ giao dịch lần cuối với bản ghi: 005 19911106082410.9
Thông tin chung: 008 891101s1990 maua j 000
0 eng
Dữ liệu được nhập ngày 01/11/89, năm xuất bản 1990, ngôn ngữ là Tiếng Anh (eng)
LCCN: 010 ## $a ###89018230
Trang 19## Trường này có hai chỉ thị và cả hai chỉ thị đều không xác định
$a: Cơ quan biên mục gốc DLC
$c: Cơ quan chuyển tả biên mục DLC
$d: Cơ quan sửa đổi DLC
LC Call No(Ký hiệu xếp giá) 050 00 $a GV943.25
Trang 20$a: Nhan đề: Make the team
$p:Tên phần tài liệu: Soccer
$b: Phần còn lại của nhan đề(nhan đề song song): a heads up guide to super soccer
$c: Thông tin trách nhiệm
Dạng khác của nhan đề: 246 30 $a Heads up guide to super soccer
Chỉ thị 1: 3 - Không phụ chú có lập tiêu đề bổ sung
## Hai chỉ thị đều không xác định
$a: Nơi xuất bản phát hành: Boston
$b: Nhà xuất bản phát hành: Little, Bown
$c: Thời gian xuất bản phát hành 1990
Mô tả vật lý: 300 ## $a 127p :
Trang 21Chỉ thị 1: # - Không có thông tin
Chỉ thị 2: 0 - Do Quốc hội Hoa Kỳ
Chỉ thị 2: 1 - Tài liệu con do Quốc hội Hoa Kỳ
• Những thông tin về sách mà bạn đọc có thể xem được
Nhan đề: Make the team Soccer: a heads up guide to super soccer!/ Richard J Brenner
Nhan đề khác: Heads up guide to super soccer
Tác giả: Brenner, Richard J.,
Xuất bản: 1st ed Boston
Trang 22CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21
VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN NAY
3 1 Trên Thế Giới
MARC được phát triển từ những năm 1960 khi ngành máy tính ra đời và áp dụng vào trong công tác tự động hóa thư viện, cho phép các thư viện trên toàn thế giới trao đổi dữ liệu biên mục với nhau Đồng thời một số Quốc gia trên thế giới phát triển một phiên bản MARC riêng cho quốc gia mình như AUSMARC, Japan MARC, Chine MARC UNIMARC ra đời mặt dù được sử dụng rộng rãi và đặc biệt ở Châu Ấu nhưng vẫn không trở thành một chuẩn quốc tế
Hiện nay, hầu hết hệ thống thư viện của các quốc gia phát triển trên thế giới đã áp dụng chuẩn này để tự động hoá thư viện, liên thông thư viện, chia sẻ nguồn lực thông tin Một số trường Đại học lớn trên Thế giới đã áp dụng chuẩn này để trao đổi dữ liệu liên thư viện với nhau Một số thư viện trên Thế giới đã áp dụng chuẩn MARC 21 để biên mục tài liệu như: Thư viện Quốc hội Mỹ(http://catalog.gov/)
Hình 2: Màn hình thực đơn quản lý thư viện
Trang 23Hình 3: Màn hình xuất dữ liệu của Thư viện Quốc hội Mỹ
MARC 21 đang được dùng rộng rãi khắp nơi trên thế giới bởi lẽ các kho thông tin khổng lồ trên Thế giới, các CƠ SỞ DỮ LIỆU trực tuyến tiên tiến nhất trên mạng toàn cầu Internet đều sử dụng MARC 21 MARC 21 đã trở thành chuẩn quốc tế cho biên mục máy đọc được, hay chuẩn trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu
3 2 Tại Việt Nam
Chuẩn MARC đang từng bước được áp dụng tại một số thư viện Việt Nam Một số phần mềm của Việt Nam như Libol và Ilib đã áp dụng chuẩn MARC 21 trong quản lý thư viện Các thư viện đã áp dụng chuẩn này:
Trường Đại học Nông Nghiệp I: http://www.hau1.edu.vn
Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội: http://www.lic.vnu.edu.vn
Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM: http://www.gslhcm.org.vn
Trang 24Hình 4: Thư viện Khoa học Tổng hợp Bình Định:
http://www.thuvienbinhdinh.com
Trang 25Hình 5: Màn hình tìm kiếm của Thư viện Tổng hợp Bình Định
Hình 6: Màn hình xuất dữ liệu của Libol
Trang 263 3 So sánh chuẩn MARC 21 với các chuẩn khác
USMARC là một dạng thức trao đổi bản ghi được Thư viện Quốc hội Hoa
Kỳ phát triển từ MARC 1 sang MARC 2 và trở thành USMARC từ năm 1968 Trong khi ở Hoa Kỳ Thư viện Quốc hội tiếp tục chiếm lĩnh việc phân phối bản ghi mục lục thì những nơi khác nhiều cơ sở cũng tự mình hình thành những nhà cung cấp MARC có một tiêu chuẩn hình thức phức tạp, nó phụ thuộc nhiều hơn vào nội dung biểu ghi, nội dung này khác với nội dung được cung cấp từ Thư viện Quốc gia Anh và những thư viện khác Vì thế mà UKMARC được phát minh và được dựa vào việc sao chép biểu ghi đối với những thư viện phụ thuộc vào Thư viện Quốc gia Anh Những biến thể khác của MARC được hình thành với lý do tương tự như AUSMARC ở Australia, MAB ở Đức, CanMARC ở Canada…
Khi công nghệ xuất bản trở nên mở rộng trên phạm vi quốc tế, nhiều thư viện ủng hộ việc quốc tế hóa chuẩn MARC Do đó UNIMARC do IFLA thành lập vào giữa thập niên 1970 nhằm đáp ứng nhu cầu đồng bộ hóa Tuy nhiên UNIMARC ra đời quá trễ: USMARC đã trở lên quá vững chắc ở Mỹ và những CSDL khổng lồ ở Mỹ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới đều dùng USMARC Từ đầu thập niên 90 nhiều nước đã từ bỏ MARC quốc gia để chuyển sang dùng USMARC Để mang tính quốc tế hơn USMARC đã phối hợp với CanMARC của Canada chuyển sang MARC 21 Vì lợi ích kinh tế và nhu cầu trao đổi thông tin với tất cả những CSDL lớn trên Thế giới, tất cả những quốc gia nói tiếng Anh và ngay cả những quốc gia không nói tiếng Anh
đã chuyển từ MARC quốc gia sang MARC 21
Trang 27CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM
VI ỨNG DỤNG CỦA BÀI TOÁN
4.1 Giới thiệu bài toán
Ngày nay, hàng năm có tới hơn một triệu đầu sách và ấn phẩm định kì mới được xuất bản, và con số này càng tăng Cùng với sự phát triển của Internet các nguồn thông tin số cũng trở nên rất phong phú và đa dạng Các ấn phẩm định kỳ mới xuất bản thường đi kèm với một phiên bản điện tử trên Internet, thậm chí tồn tại nhiều tạp chí chỉ có phiên bản điện tử Xuất phát từ thực tế như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện trở thành một xu hướng tất yếu Thực tế cho thấy, trong các thư viện truyền thống thủ thư phải làm việc vất vả với khối lượng giấy tờ lớn, trong khi đó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu từ bạn đọc mà bạn đọc rất vất vả để tìm ra quyển sách mà họ quan tâm Xuất phát từ tình trạng đó thì việc xây dựng một hệ thống thư viện điện tử để cải thiện tình hình, tự động hóa các công việc thủ công và giúp thư viện hoạt động hiệu quả hơn là hết sức cần thiết Loại thư viện này có rất nhiều lợi ích như: khả năng đăng nhập từ mọi nơi trên thế giới, khả năng tìm kiếm sách, tạp chí, tệp tin đa phương tiện một cách nhanh chóng Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó Khi đấy tất cả các thư viện mới liên kết được với nhau và bạn đọc có thể tìm kiếm tài liệu
mà họ cần thiết một cách nhanh chóng ở bất kỳ một thư viện nào trong hệ thống các thư viện liên kết
Với những kiến thức đã được học, đã được tiếp cận một cách có hệ thống cách xây dựng một phần mềm, biết được cách tiến hành từng bước từ phân tích yêu cầu, khảo sát thiết kế, lập trình, kiếm thử, vận hành, bảo trì Trong báo cáo này em xin trình bày các bước, cách thức xây dựng một hệ thống thông tin được áp dụng cho bài toán thực tế là “Một số vấn đề về úng dụng chuẩn MARC 21 trong quản
lý thư viện”
Trang 28Phần DEMO chương trình sẽ tập trung vào chức năng quản lý công tác biên mục sách và tạp chí với những trường MARC cơ bản nhất theo cơ chế động.
4.2 Phạm vi ứng dụng của bài toán
Với những thông tin thu thậo được trong quá trình khảo sát, trong khuôn khổ báo cáo tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu về các trường MARC để xác định một số trường chính phục vụ cho việc biên mục sách, tạp chí và dữ liệu số:
4.2.1 Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách
số kiểm soát ở trường 001 được nhập trong trường 003(Mã cơ quan gán số kiểm soát)
- Cấu trúc trường:
Chỉ thị và mã trường con:
Trường không có chỉ thị và trường con
Dữ liệu trong trường 001 có thể do hệ thống tự động tạo ra
Ví dụ:
001 clk2005123400
003 TVNQG
[Số kiểm soát do Thư viện Quốc gia gán cho bản ghi]
• 005-Ngày và thời gian giao dịch lần cuối với bản ghi.
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này có chứa 16 ký tự mô tả ngày và thời gian giao dịch gần nhất với
Trang 29ngày và thời gian.
Giá trị ngày mà lần đầu tiên bản ghi được đưa vào hệ thống được nhập vào vị trí trường 008/00-05(6 ký tự)
Trang 3000-05 Ngày tạo lập bản ghi.
06 Loại năm/tình trạng xuất bản
Trường 020 là trường lặp, nếu có nhiều số, phản ánh lần xuất bản khác nhau của một tác phẩm hoặc kiểu bìa khác nhau(Ví dụ: Các số ISBN đối với các ấn phẩm có bìa cứng và bìa mềm)
$c Điều kiện thu thập
$a - Số ISBN là một yếu tố dữ liệu do tổ chức gán Các số ISBN được gán cho các chuyên khảo bởi những tổ chức quốc gia tham gia chương trình gán số ISBN Mỗi số ISBN gồm 10 chữ số được chia thành 4 nhóm, cách nhau bởi những gạch nối Chữ số thứ 10 là số kiểm tra, được sử dụng để kiểm tra tính logic của nó
Trang 31Ví dụ:
020 ##$a0903043211(Bìa mềm):$c 12.00USD
Tài liệu xuất bản với bìa mềm có số ISBN riêng
Trường 020 không kết thúc bằng dấu phân cách
Mẫu hiển thị cố định
ISBN [kết hợp với nội dung trường con $a]
• 040-Cơ quan tạo bản ghi biên mục gốc
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa mã hoặc tên cơ quan tạo nên bản ghi gốc, xác định các định danh nội dung và chuyển tả bản ghi thành dạng đọc được bằng máy hoặc sửa đổi một bản ghi đang tồn tại Các mã ở trường 040 và trường 008/39(nguồn biên mục) cho biết cơ quan nào có trách nhiệm về nội dung và chuyển tả một bản ghi thư mục
Trang 32Trường này chứa các mã ba ký tự chữ cái để mô tả ngôn ngữ liên quan tới tài liệu.
- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con:
Chỉ thị:
Chỉ thị 1: Chỉ thị về dịch:
0 Tài liệu không phải là bản dịch hoặc không chứa phần dịch
1 Tài liệu là bản dịch hoặc có chứa phần dịch
Chỉ thị 2 không xác định
Mã trường con
$h Mã ngôn ngữ của nguyên bản và/hoặc các bản dịch trung gian
Tất cả các mã ngôn ngữ đều nhập bằng chữ thường
• 082-Ký hiệu phân loại thập phân DEWEY(DDC)
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa một hoặc một vài ký hiệu do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hoặc cơ quan khác tạo lập dựa trên bảng Phân loại thập phân Dewey (DDC)Các giá trị của chỉ thị 2 giúp phân biệt đầu là nội dung do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tạo lập và nội dung do cơ quan khác tạo lập
Chỉ thị 2: Nguồn ký hiệu xếp giá
# Không có thông tin
0 Do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tạo lập
4 Do tổ chức khác tạo lập
Mã trường con
Trang 33- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa tên cá nhân được dùng làm tiêu đề chính Tiêu đề chính được lập phù hợp với các quy tắc biên mục khác nhau, thường là tên cá nhân chịu trách nhiệm chính đối với tác phẩm
đề viết tắt, phụ đề
- Cấu trúc trường:
Chỉ thị:
Chỉ thị 1: Lập tiêu đề bổ sung cho nhan đề
0 Không lập tiêu đề bổ sung
Trang 34$b Phần còn lại của nhan đề
Trường con $a chứa nhan đề chính và phụ đề, không chứa định danh số hoặc tên phần Có thể chứa nhan đề đầu tiên của các tác phẩm riêng trong một tuyển tập không có nhan đề chung
Trường con $b chứa phần còn lại của thông tin về nhan đề Dữ liệu này bao gồm các nhan đề song song, nhan đề tiếp theo nhan đề đầu tiên
Trường con 245 kết thúc bởi dấu chấm ngay cả khi có một dấu phân cách khác xuất hiện, chỉ trừ khi từ cuối cùng của trường này là chữ viết tắt, chữ cái đầu hoặc dữ liệu kết thúc bởi dấu chấm
Khi các chữ cái đầu kế tiếp xuất hiện trong nhan đề được phân cách hoặc không phân cách bởi dấu chấm, thì không để khoảng trống giữa các chữ hoặc dấu chấm
Trang 35$c Thời gian xuất bản, phát hành
Trường 260 thường kết thúc bằng một dấu phân cách hoặc dấu đóng ngoặc đơn/dấu đóng ngoặc nhọn/dấu đóng ngoặc vuông hoặc một dấu phẩy
Nếu chỉ có một năm bắt đầu được ghi, trường 260 có thể kết thúc bằng dấu gạch ngang mà không cần thêm một khoảng trống nào
• 300-Mô tả vật lý
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa mô tả vật lý bao gồm khối lượng và kích thước của tài liệu Trường cũng có thể bao gồm các đặc điểm vật lý khác của tài liệu và thông tin liên quan tới tài liệu đi kèm
Trang 36Trường con $c chứa thông tin về kích thước, khổ cỡ của tài liệu thường tính theo cm hoặc inches.
• 650-Tiêu đề bổ sung chủ đề-thuật ngữ chủ đề
4 Nguồn của thuật ngữ chủ đề không xác định
7 Nguồn được ghi trong trường con $2
Mã trường con:
$a Thuật ngữ chủ đề hoặc địa danh
Trường 650 kết thúc với dấu phân cách hoặc dấu đóng ngoặc đơn Nếu trường con cuối cùng là trường con $2, thì dấu phân cách đứng trước trường
Trang 37được bỏ qua trong nhiều ngôn ngữ (trừ khi chủ đề ghi mạo từ).
Bất kỳ dấu phụ hoặc ký tự đặc biệt nào ở đầu các trường được giữ nguyên Các ký tự này thường được bỏ qua khi sắp xếp
• 700-Tác giả bổ sung-Tên cá nhân
- Định nghĩa và phạm vi trường
Trường này chứa tên cá nhân được dùng làm tiêu đề bổ sung Các tiêu đề bổ sung được lập phù hợp với các quy tắc biên mục khác nhau để tạo điểm truy cập đến bản ghi thư mục tên cá nhân mà không đưa vào trường 600(Tiêu đề bổ sung chủ đề - Tên cá nhân)
- Cấu trúc trường:
Chỉ thị và mã trường con:
Trang 39Trường Chỉ
thị
Mã trường con
$b250-Lần xuất bản $a
260-Địa chỉ xuất bản, phát
$b
$c300-Mô tả vật lý $a
$b
$c650-Thuật ngữ chủ đề $a
700-Tên cá nhân $a
710-Tên tập thể $a
Trang 404.2.2 Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục tạp chí
# = Không thuộc một trong các hình thức dưới đây
M = Tùng thư chuyên khảo
23 Hình thức của tài liệu
# = Không thuộc một trong các hình thức dưới đây