Các tính năng chính của chương trình:

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý thư viện (Trang 73 - 90)

- Biên mục.

- Quản lý bạn đọc. - Tra cứu.

- Mượn trả.

Một số giao diện chính của chương trình

Trang chủ giúp cho bạn đọc biết được những thông tin về sách mới và thông báo của thư viện.

Hầu hết ở các trang đều có các tính năng sau: - Biên mục tài liệu.

- Quản lý bạn đọc. - Quản lý mượn trả. - Tra cứu.

Trên trang chủ bạn đọc có thể đăng nhập vào hệ thống theo đúng tên truy cập và mật khẩu để xem thông tin về tài liệu, hoặc thông tin về bạn đọc.

6.2.1. Biên mục

Chỉ có nhân viên thư viện mới được phân quyền biên mục tài liệu. Vì vậy trước khi định nghĩa một trường mới thì nhân viên phải đăng nhập vào hệ thống. Khi nhân viên nhập đúng tên truy cập và mật khẩu của mình thì mới có quyền định nghĩa trường mới.

Tùy thuộc vào đặc trưng của từng Thư viện, vào sách, tạp chí mà những thông tin về sách và tạp chí cần phải lưu chi tiết đến mức nào. Thông thường, nếu như muốn định nghĩa một trường mới để lưu được thông tin chi tiết hơn về một quyển sách nào đó thì người lập trình phải can thiệp. Nhưng ở phần Biên mục này em đã thiết kế theo cơ chế động nên người sử dụng chỉ phải định nghĩa trường cần bổ sung mà không cần đến sự can thiệp của người lập trình.

Trường hợp bổ sung thêm trường mới

Bạn phải định nghĩa trường mới: Ví dụ: Định nghĩa trường 700

Mã trường con là a

Tên Tiếng Việt là Tác giả bổ sung

Thuộc tính là lặp

Tại đây bạn cũng có thể xem thông tin về các trường MARC các trường Marc chính để biên mục cho sách và biên mục cho tạp chí nhiều kỳ.

Trang để xem thông tin về các trường MARC đã được định nghĩa để biên mục cho tạp chí nhiều kỳ.

Trường định nghĩa để biên mục sách hay tạp chí là do nhân viên Thư viện nhập trước khi nhập mới dữ liệu.

Sau khi bổ sung thêm trường mới thì trường mới đó được đưa vào để biên mục cho sách hoặc tạp chí nhiều kỳ:

Sau khi định nghĩa trường Marc: 700, trong trang nhập dữ liệu thì trường 700 đã được bổ sung để biên mục cho tạp chí nhiều kỳ.

6.2.2. Bạn đọc

Bạn có thể xem thông tin về bạn đọc hoặc về tài liệu thông qua mã bạn đọc hoặc mã tài liệu.

Tại đây bạn có thể xem thông tin về chính mình hoặc bạn bè của mình bằng cách gõ số thẻ bạn đọc của bạn.

6.2.3. Tra cứu

Bạn đọc có thể tra cứu tài liệu hoặc tìm kiếm về thông tin của bạn đọc Tra cứu tài liệu theo 4 tiêu chí:

- Mã sách - Tên tác giả - Nhà xuất bản - Nhan đề

6.2.4. Mượn trả

Trước khi cho bạn đọc mượn hoặc trả tài liệu, nhân viên thư viện kiểm tra bạn đọc, tài liệu để đáp ứng biết được bạn đọc còn được quyền mượn hay không và tài liệu có còn đủ để cho mượn hay không. Chỉ có nhân viên thư viện mới có quyền truy cập vào trang này, có quyền lưu thông tin về mượn hoặc trả tài liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thông tin về trả

Nhân viên thư viện sẽ quản lý hồ sơ bạn đọc: cung cấp cho bạn đọc user và pass và ra hạn thẻ cho bạn đọc

KẾT LUẬN

Nhận xét chung

Đây là một đề tài nghiên cứu có ứng dụng lớn về việc quản lý sách đặc biệt là việc biên mục tài liệu theo chuẩn của Thế Giới.

Dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Phiến và anh Trần Huy Dương và các cán bộ, nhân viên thư viện trường Đại học Thủy Lợi em đã hiểu được nghiệp vụ của Thư viện. Đặc biệt là đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tiến hành phân tích, thiết kế và xây dựng được chương trình Demo. Vì vậy với chương trình Demo của em mặc dù chỉ giải quyết một phần nhỏ trong công tác quản lý thư viện nhưng đây cũng là nền tảng để em tiếp tục hoàn thiện và phát triển chương trình của mình trong tương lai để giải quyết nhiều vấn đề trong công tác Thư viện.

Hệ thống được phát triển theo mô hình Client – Server vì vậy mà dữ liệu được cập nhật và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống đặc biệt là giảm được sự chồng chéo dữ liệu.

Hướng phát triển của đề tài

-Chương trình sẽ mở rộng đối tượng quản lý với nhiều loại tài liệu khác nhau như: đồ án, luận văn, băng đĩa, dữ liệu số…

-Chương trình sẽ quản lý được nhiều đối tượng độc giả khác nhau

-Chương trình sẽ được xây dựng sao cho có thể sử dụng được với hệ thống mạng LAN.

Tuy nhiên do thời gian có hạn và việc tiếp cận công nghệ mới đòi hỏi phải có nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích, thiết kế và xây dựng các chức năng của chương trình. Em mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè để em có thể hoàn thiện hơn nữa chương trình này cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức quý báu.

PHỤ LỤC 1: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH

1. Copy thư mục THUVIEN vào máy chủ.

2. Attach DataBase: Start | Microsoft SQL Server | Enterprise Manager | SQL Server Group | Local | Database | All Tasks | Attach Database. Sau đó nhập đường dẫn của cơ sở dữ liệu THUVIEN. Chọn OK

3. Cấp quyền để truy cập vào SQL Server từ ASPNET: Mở rộng dấu “+” ở bên cạnh cơ sở dữ liệu THUVIEN. Click chuột phải vào USER | New DataBase User . Trong hộp Login Name gõ: tên máy tính\ASPNET và sau đó click OK.

4. Vào Start | Control Panel | Administrator Tool | Internet Information Services. Vào Website, click chuột phải vào Default Website, chọn New, chọn Vitual Directory, chọn next, khai báo Alias, ở đây là thuvien, click Next, vào browser chọn thư mục chương trình. Ở đây là thư mục thuvien trên máy chủ, click OK.

5. Kích hoạt Internet Explorer

• Nếu chạy trên máy chủ gõ đường dẫn: localhost/thuvien/default.aspx rồi enter.

• Nếu chạy trên máy client: vào địa chỉ: http:// địa chỉ IP của máy chủ/thuvien/default.aspx

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia - MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục.

2. Lê Văn Viết – Cẩm nang nghề Thư viện.

3. Vũ Văn Sơn – Các khổ mẫu hiện có trên Thế giới và Việt Nam. 4. Vũ Văn Sơn – Tổng quan về quản trị thư viện hiện tại và tương lai 5. Nguyễn Minh Hiệp – Tiêu đề đề mục.

6. Joan M.Aliprand - Cataloguing in the universal character set environment: Looking at the limits.

7. Sally H.McCallym - MARC 21 and other formats.

8. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Thư viện – Xây dựng thư viện theo hướng Chuẩn hóa – Hội nhập: http://www.hcmuns.edu.vn/GLIB001/clb/bt2000/

9. Phạm Hữu Khang - Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server 2000 – Tập 1, 2.

10. Phạm Hữu Khang - Kỹ thuật lập trình ứng dụng C#.Net – Tập 1, 2, 3. 11. Nguyễn Phương Lan - ASP 3.0 & ASP.Net . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Stephen C.Perry - Core C# and .Net 13. O’Reilly - Programming ASP.Net

14.http://www.vnuhcm.edu.vn 15.http://www.Thuvien.net.vn 16.http://www.loc.gov.com 17.http://www.nlv.gov.vn 18.http://www.hau1.edu.vn 19.http://gslhcm.org.vn 20.http://www.clst.ac.vn 21.http://www.thuvienbinhdinh.com 22.http://www.lic.vnu.edu.vn

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1. AARC: Quy tắc biên mục Anh – Mỹ(Anglo – American Cataloguing Rule)

2. ASCII: Bảng mã ký tự chuẩn trao đổi thông tin (American Standard Codes for Information Interchange).

3. ANSI/NISO Z39.2: Trao đổi thông tin thư mục(Bibliographic Information Interchange).

4. CSDL: Cơ sở dữ liệu

5. DDC: phân loại thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification). 6. ISBD: viết tắt của thuật ngữ International Standard Bibliographic

Description hay Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là quy tắc mô tả các thông tin về một ấn phẩm theo các block (khối) có trật tự và các thông tin được gắn kết với nhau bằng các dấu, ký hiệu quy chuẩn.

7. ISO 2709: Khổ mẫu trao đổi thông tin(Format for Information Exchange). Theo đó một bản ghi biên mục sẽ được mô tả theo 3 phần là phần đầu bản ghi (Header) có chiều dài cố định là 24 ký tự; phần thông tin thư mục (Directory) gồm các cụm 12 chữ số phản ánh nhãn trường, độ dài trường và vị trí (bắt đầu tương đối) của nội dung thông tin của trường trong bản ghi; và phần giá trị của các trường (Variable Fields Data)

8. LCSH: Đề mục chủ đề Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Heading).

9. LCC: Khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ (viết tắt của Library of Congress Classification) dựa trên nền tảng của khung phân loại Cutter. Đây là khung phân loại mang đặc tính chủ đề và thực dụng.

10. MARC: Viết tắt của thuật ngữ Machine Readable Catalog hay Biên mục máy tính đọc được. Thường dùng để chỉ một khung biên mục được chuẩn hoá với một hệ thống các trường (field) hoặc thẻ (tag) quy định bằng 3 chữ số dùng để mô tả thông tin biên mục. MARC chỉ quy định nhãn của các trường thông tin mà không quy định các quy cách nhập liệu cho các trường thông tin này (ngoại trừ các trường thông tin mã).

11. TCVN 4743-89: Tiêu chuẩn Việt Nam mang tên “Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu: Yêu cầu chung và quy tắc biên soạn” quy định những yêu cầu chung đối với mô tả thư mục một tư liệu và các quy tắc biên soạn bản mô tả ấy: thành phần các yếu tố mô tả thư mục, trình tự sắp xếp các yếu tố, cách điền và phương pháp giới thiệu từng yếu tố, việc áp dụng các dấu phân cách quy ước. Tiêu chuẩn này áp dụng có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan thông tin khoa học kỹ thuật, các thư viện, các nhà/tổ chức xuất bản ... có làm thư mục.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý thư viện (Trang 73 - 90)