Sinh viên nắm vững những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận, quan điểm đánh giá trẻ khuyết tật: những kiến thức cơ bản về đánh giá, đặc điểm của đánh giá trong giáo dục đặc biệt, mục đích của đánh giá trong giáo dục đặc biệt
Trang 1ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ
3 Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận và các quan điểmđánh giá hiệu quả của giáo dục trẻ khuyết tật Các nội dung như: nội dungđánh giá, quy trình và phương pháp đánh giá cũng được xây dựng nhằmtrang bị tri thức và rèn luyện kỹ năng đánh giá cho sinh viên
Học phần đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt cung cấp chosinh viên những kiến thức tổng quan về công tác đánh giá nói chung vàvới trẻ khuyết tật nói riêng; các khái niệm có liên quan đến vấn đề đánh
Trang 2giá trẻ khuyết tật, các yêu cầu cũng như các lưu ý trong đánh giá trẻkhuyết tật Mô tả một cách chi tiết quy trình đánh giá trẻ khuyết tật tronggiáo dục đặc biệt, phương pháp và công cụ đánh giá trẻ khuyết tật.
Học phần cũng dành thời gian thích hợp để tổ chức cho sinh viênthực hành kỹ năng đánh giá
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1:
Các quan điểm về đánh giá giáo dục trẻ khuyết tật.
1.1.Khái niệm đánh giá.
1.2.1 Phát hiện học sinh khuyết tật
1.2.2 Xác định trẻ có phải là khuyết tật hay không và thuộc dạng trẻ khuyết tật nào?
1.2.3 Xây dựng chương trình giáo dục cá nhân
1.2.4 Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh theo chương trình giáo dục
1.2.5 Lượng giá chương trình và đánh giá chuyển tiếp
1.3 Các quan điểm đánh giá hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật.
1.3.1 Quan điểm đánh giá hiện nay trong giáo dục phổ thông
1.3.2 Các quan điểm đánh giá hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật
a Đánh giá theo quan điểm tổng thể
b Đánh giá theo quan điểm phát triển
c Đánh giá theo nhu cầu, năng lực của trẻ và điều kiện giáo dục
d Tính cá biệt và tính mục tiêu trong đánh giá
Chương 2:
Nội dung đánh giá hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật
2.1 Nội dung đánh giá:
2.1.1 Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức
a Đạo đức lối sống
b Phát triển chức năng
c Kiến thức các môn văn hóa
2.1.2 Đánh giá các kỹ năng xã hội được hình thành
a Kỹ năng giao tiếp
2.2.2 Xác định đối tượng, phạm vi, lĩnh vực đánh giá
2.2.3 Lựa chọn phương pháp đánh giá
2.2.4 Phân tích thực trạng trẻ khuyết tật theo các chỉ số định tính và định
Trang 42.2.5 Nhận xét và kết luận
2.3 Một số lưu ý khi đánh giá trẻ khuyết tật
2.3.1 Nắm vững qui trình đánh giá
2.3.2 Đảm bảo các nguyên tắc khi đánh giá
2.3.3 Đánh giá nhằm phát triển học sinh, hoàn thiện chương trình giáodục
2.3.4 Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá phù hợp
Trang 5CHƯƠNG I CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC
Như vậy, đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn
là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giáđược xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu kế hoạch vàtriển khai công việc
Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khácnhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau
- Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia Ví dụ đánh giá hiệu quảgiáo dục trong mối quan hệ với mức độ đầu tư, các nguồn đầu tư cho giáodục; đánh giá kết quả của một cuộc cải cách giáo dục về hệ thống, mụctiêu, nội dung, phương pháp đào tạo
- Đánh giá một đơn vị giáo dục Ví dụ đánh giá công tác cải tiến quản líchỉ đạo, chất lượng - hiệu quả giáo dục của một phòng Giáo dục - Đào tạohoặc một trường học Với chủ trương tăng cường chủ động cho cơ sở thìviệc đánh giá các sáng kiến, cải tiến và kinh nghiệm của các trường tiêntiến có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào giáo dục
- Đánh giá giáo viên: Ví dụ đánh giá trình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ, kết quả học tập bồi dưỡng của một giáo viên hay một tập thểgiáo viên Đây là việc rất cần thiết vì giáo viên là lực lượng quyết địnhchất lượng và hiệu quả giáo dục
- Đánh giá người học: Ví dụ đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo,thái độ của một học sinh hay một tập thể học sinh; đánh giá xem ngườihọc có tiến bộ hay không?
Ở Việt Nam khoa học về đánh giá và đo lường trong giáo dục chưa pháttriển nên chúng ta chưa đủ hệ thống thuật ngữ để diễn tả mọi khái niệm Một số thuật ngữ thường được sử dụng trong đánh giá hiện nay:
1.1
1 Lượng giá :
Trang 6
Lượng giá bao gồm việc phán xét thí sinh theo các hệ thống quy tắchoặc tiêu chuẩn nào đó Lượng giá có thể thực hiện đầu quá trình giảngdạy để giúp tìm hiểu và chẩn đoán về đối tượng giảng dạy, có thể triểnkhai trong tiến trình giảng dạy để tạo những thông tin phản hồi giúp điềuchỉnh quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc để tổng kết.Trong giảng dạy ở nhà trường, các lượng giá trong tiến trình thường gắnchặt với người dạy, tuy nhiên các lượng giá kết thúc thường bám sát vàomục tiêu dạy học đã được đặt ra và có thể tách khỏi người dạy
- Trắc nghiệm thành quả: để đo lường mức độ học được sau một thời kỳgiảng dạy nào đó
- Trắc nghiệm năng khiếu hoặc năng lực: để dự báo việc thực hiện củamột người trong tương lai bao gồm việc giải quyết các vấn đề nằm bênngoài sự trải nghiêm trực tiếp của người học
1
1 4 Đánh giá :
Đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạnnhư việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách…Lượng giá thành quả học tập hay năng lực của người học thường là cácthành tố của đánh giá giáo dục Đánh giá có thể là định lượng dựa vào cáccon số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị
Trong các tài liệu về khoa học đo lường và đánh giá, những địnhnghĩa nêu trên chưa phải thật thống nhất và rạch ròi Dù sao, việc đánhgiá nói chung phải được xem là một bộ phận quan trọng và hợp thànhmột thể thống nhất của quá trình giáo dục
1.2 Mục đích đánh giá
Đánh giá là một kỹ năng quan trọng đối với mọi giáo viên, nhất là đốivới các nhà giáo dục đặc biệt - những người dạy học sinh khuyết tật Giáo
Trang 7về khả năng học tập Kế hoạch học tập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt phảiđược cá nhân hóa rất cao, nghĩa là các giáo viên giáo dục đặc biệt cần cóthông tin chính xác về những điểm mạnh và điểm yếu cũng như các nhucầu của họcsinh của mình Vì vậy cần phải đánh giá trong giáo dục đặcbiệt.
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt là một quá trình có tính hệ thốngtậphợp thông tin thích hợp về mặt giáo dục đối với học sinh khuyết tậtnhằmđưa ra các quyết định về mặt giáo dục
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt nhằm đạt được các mục đích sau:
1
2.1 Phát hiện học sinh khuyết tật
Để phát hiện học sinh khuyết tật người ta đã thực hiện việc sàng lọc vàcác kỹ thuật tham vấn sơ bộ
Sàng lọc là một hoạt động thu thập dữ liệu theo một thang đo rộng nhằmnhận biết nhanh những học sinh cần phải tìm hiểu sâu hơn, trên toàn bộhọc sinh trong nhà trường Chẳng hạn hầu hết học sinh được kiểm tra thịlực và thính lực thường vào giữa hai học kỳ ở các lớp Khi phát hiện đượcnhững vấn đề tiềm ẩn, học sinh được chuyển sang đánh giá sâu hơn Các kỹ thuật tham vấn sơ bộ, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề tronghọc tập ở trường của cá nhân học sinh Những can thiệp thuộc về thamvấn sơ bộ được bắt đầu khi giáo viên phổ thông bàn bạc, tham khảo ýkiến của những người khác trong trường về một học sinh gặp khó khăntrong học tập Những thông tin được tập hợp về sự thể hiện của học sinhtrong các lĩnh vực có liên quan và môi trường giáo dục Trong hầu hết cáctrường hợp, nhóm tham vấn sơ bộ sẽ xây dựng một loạt các điều chỉnh vàthay đổi trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu về tác động hành vi và họctập của trẻ Khi thực hiện những can thiệp này cũng đồng thời thu thậpthông tin để đánh giá tính hiệu quả của tác động Nếu kết quả cho thấyvấn đề học tập của học sinh
vẫn không giải quyết được thì học sinh đó sẽ được giới thiệu đến các dịch
Trang 8Bước này chi tiết hơn nhiều so với đánh giá sàng lọc và tham vấn sơ bộ.Hơn nữa nó được cá biệt hóa; nhóm đánh giá xác định các loại thông tincần thu thập ở mỗi học sinh Sau đó học sinh được đánh giá để xác địnhmức độ khả năng hiện tại học sinh, năng lực trí tuệ, thính lực, thị lực vàthực trạng về mặt hành vi và xã hội, khả năng ngôn ngữ Thông tin về quátrình học tập trước đó, sự thể hiện trên lớp hiện tại,những đặc điểm vềmôi trường học tập
1
2.3 Xây dựng chương trình giáo dục cá nhân
Các dữ liệu đánh giá giáo dục đặc biệt được sử dụng để xây dựngchương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật Sau khi những nhu cầu giáodục đặc biệt của học sinh được phát hiện và lập hồ sơ, bước tiếp theo làxây dựng các mục tiêu hàng năm và mục tiêu ngắn hạn Nhóm xây dựngchương trình giáo dục cá nhân quyết định loại hình giáo dục đặc biệt vàcác dịch vụ có liên quan mà học sinh sẽ nhận được cũng như các dịch vụ
và thiết bị kỹ thuật cần thiết để duy trì học sinh trong lớp hòa nhập, đếnmức tối đa có thể
1
2.4 Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh theo chương trình giáo dục
Những thông tin về những tác động của dạy học và của những loại canthiệp khác được giáo viên và những người khác tập hợp Loại đánh giánày diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập, có thể hàng tuần, hàngngày Các phương pháp đánh giá được sử dụng rất đa dạng, nhưng phổbiến nhất vẫn là các kỹ thuật thông thường như quan sát hành vi học sinh,phỏng vấn học sinh về sản phẩm hoạt động, và đo đạc trực tiếp các lĩnhvực kỹ năng cần quan tâm Ở giai đoạn này, đánh giá và dạy học hòaquyện với nhau, trong đó các dữ liệu đánh giá cung cấp thông tin cầnthiết cho việc đưa ra những điều chỉnh dạy học
1
2.5 Lượng giá chương trình và đánh giá chuyển tiếp
Ở nước Mỹ, các luật liên bang như PL 105 –17 đòi hỏi chương trìnhgiáo dục cá nhân của mọi học sinh khuyết tật phải được xem xét lại ítnhất là - 10 -theo năm Nhà trường và phụ huynh phải nắm được nhữngthông tin về sự tiến bộ của học sinh cũng như các kết quả của chươngtrình năm học trước và quyết định xem các dịch vụ giáo dục đặc biệt nênđược tiếp tục hay phải điều chỉnh hoặc không tiếp tục nữa Thêm vào đó,
sự đủ tiêu chuẩn thụ hưởng các dịch vụ giáo dục đặc biệt của học sinhphải được kiểm tra lại ít nhất 3 năm 1 lần Những kiểu lượng giá chươngtrình như thế được tạo ra để đảm bảo rằng học sinh khuyết tật nhận được
Trang 9những can thiệp thích hợp và những can thiệp đó chỉ được tiếp tục khi nóthực sự cần thiết
1.3 Các quan điểm đánh giá hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật.
1.3.1 Quan điểm đánh giá hiện nay trong giáo dục phổ thông
Đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo Theo cách đánhgiá này thì mọi học sinh cùng học chung một chương trình phải đánh giánhư nhau Tất cả học sinh (kể cả học sinh khuyết tật) đều làm bài kiểmtra, bài thi như nhau Em nào đạt kết quả từ trung bình trở lên mới đượclên lớp Ở tiểu học, các nhà trường, giáo viên thường chỉ chú trọng đếnkết quả các môn học được coi là chính như Tiếng việt và Toán Nếu đánhgiá theo cách này thì trẻ khuyết tật nói chung, trẻ CPTTT nói riêng khó cóthể được lên lớp, thậm chỉ phải bỏ học vì lưu ban quá nhiều năm
Đánh giá theo sự thương hại: Lãnh đạo nhà trường và giáo viên trực tiếpdạy trẻ khuyết tật trong các trường phổ thông hiện nay thường có suynghĩ rằng: Những em này không thể học được, các em đi học là tốt rồi,không cần đòi hỏi chất lượng học tập đối với các em Cuối học kỳ, cuốinăm tạo cho các em những điểm thích hợp và cho lên lớp
Không cần đánh giá: Cũng không ít nhà trường cho rằng trẻ khuyết tậtkhông cần phải đánh giá kết quả học tập của học sinh Thường các em đihọc không đều, thích nghỉ thì nghỉ, thích học là đến Vì vậy, cũng khôngcần đưa các em vào danh sách lớp Coi các em như là học sinh dự thính.Trẻ đến trường học thế nào tùy ý nên không cần có sự đánh giá
Những quan điểm trên đây không đem lại lợi ích gì cho việc giáo dục trẻkhuyết tật
1.3.2 Các quan điểm đánh giá hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật
Việc đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật có một ý nghĩa rất lớn làgiúp cho trẻ phát triển Qua đánh giá thấy được mặt tích cực, mặt mạnh
mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục, đồng thời cũng phản ánh nhữnghạn chế mà trẻ còn gặp phải Từ đó có những biện pháp để giúp trẻ pháttriển Trẻ khuyết tật có những khó khăn đặc biệt làm hạn chế sự pháttriển, nếu đánh giá trẻ với những quan niệm đúng đắn và tích cực để có
cơ hội phát triển hơn Không nên áp dụng cách đánh giá đối với trẻ bìnhthường để đánh giá trẻ khuyết tật Hiện nay chưa có chưa có văn bản quyđịnh chuẩn mực đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ Giáo dục
- Đào tạo, nhưng qua thực tiễn nhiều năm giáo dục trẻ khuyết trong môitrường giáo dục hòa nhập ở Việt Nam và kinh nghiệm đánh giá của một
số nước trên Thế giới, đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật dựa trênnhững quan điểm sau:
Trang 10a Đánh giá theo quan điểm tổng thể.
Nghĩa là đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật theo kết quả tổng quannhiều mặt, không nên chỉ đánh giá theo một khía cạnh, phương diện nào
Ở đây ta phải có cách nhìn tổng quát về sự tiến bộ, phát triển mọi mặt củatrẻ Trẻ điếc câm có thể nói kém, những khả năng cảm thụ ngôn ngữ(hiểu) và khả năng viết không kém gì trẻ bình thường Trẻ mù nếu chỉđánh giá về khả năng nhận biết thế giới xung quanh bằng mắt thì các emkhông có khả năng nhưng các chức năng khác để nhận biết của các em lạităng lên, thậm chí có khi hơn cả trẻ bình thường
b Đánh giá theo quan điểm phát triển.
Mỗi trẻ đều có mặt mạnh, mặt yếu, không ai hoàn thiện “mười phân vẹnmười” Với trẻ khuyết tật điều này thể hiện rất rõ Tuy trẻ có nhiều mặtyếu hơn nhưng ngược lại trẻ cũng có những mặt mạnh hơn so với trẻ kháccùng lứa tuổi Do đó trong quá trình đánh giá cần phải tìm ra những thànhtích, ưu điểm, những điều mà trẻ có thể đạt được và phải vượt qua nhiềukhó khăn Giáo viên cần động viên, huy động những khả năng còn lại củatrẻ để phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt yếu điểm của trẻ Trẻđiếc câm gặp nhiều khó khăn trong khi nghe và nói , nhưng lại có khảnăng tiếp nhận thông tin bằng thị giác rất tốt Trẻ mù khó khăn về nhìn,nhưng lại có khả năng tiếp nhận tri giác bằng thính giác, xúc giác TrẻCPTTT khó nhớ, chống quên, tiếp thu chậm chạp không đầy đủ, nhưnglại có khả năng cùng tham gia các hoạt động Với trẻ bình thường Vì vậykhi đánh giá trẻ khuyết tật ta phải xóa bỏ mặc cảm đối với trẻ và xem trẻnhư mọi trẻ em khác Phải đánh giá theo nhu cầu, khả năng và tiến bộ củatrẻ Đánh giá công bằng những không cào bằng
c Đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
Trẻ em có những khả năng khác nhau Mỗi trẻ khuyết tật có những đặcđiểm riêng của mình và có những khó khăn thuận lợi trong phát triển.Trẻkhuyết tật vẫn có nhiều tiềm năng phát triển nếu trẻ có cơ hội Kết quả
giáo dục phụ thuộc vào phương pháp dạy của giáo viên Vì vậy, trong quá
trình giáo dục trẻ khuyết tật cần đối chiếu, xem xét khả năng của trẻ rasao, sống trong điều kiện gia đình, môi trường cộng đồng xung quanh trẻnhư thế nào để xây dựng mục tiêu và kế hoạch giáo dục trẻ Dựa vào mụctiêu để đề ra nội dung, phương pháo dạy học và lập kế hoạch giáo dục trẻ.Sau mỗi giai đoạn phải kiểm tra, đánh giá mặt được, mặt chưa được Sau
đó lập mục tiêu mới và kế hoạch mới cho giai đoạn tiếp theo
Trang 11CHƯƠNG II NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
TRẺ KHUYẾT TẬT
2.1 Nội dung đánh giá:
Nội dung đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật được chia theo 3phương diên cơ bản:
- Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức
- Đánh giá rèn luyện kỹ năng
- Đánh giá thái độ
2.1.1 Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức theo các mặt sau:
- Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống:
Hiện nay việc đánh giá đạo đức của trẻ khuyết tật học hòa nhập được cụthể hóa bằng đánh giá hạnh kiểm như tính nết, cách ăn mặc, cư xử vớimọi người
- Đánh giá kết quả các môn học văn hóa: Trẻ khuyết tật nhẹ được đánhgiá như trẻ bình thường Còn trẻ khuyết tật nặng, tùy theo dạng tật, mức
độ tật vận động một cách linh hoạt và sáng tạo trong đánh giá saochođộng viên khuyến khích trẻ đạt kết quả ngày càng tốt hơn
Ngoài những môn học như trẻ bình thường, trẻ khuyết tật còn có nhữngmôn học riêng để phục hồi chức năng
2.1.2 Đánh giá các kỹ năng xã hội được hình thành
Trong quá trình dạy trẻ khuyết tật không chỉ dạy cho trẻ những kiến thứcvăn hóa, đạo đức, lối sống mà còn rèn luyện cho trẻ những kỹ năng trongcuộc sống để trẻ hội nhập vào xã hội Đánh giá rèn luyện kỹ năng của trẻtheo các mặt:
Kỹ năng giao tiếp:
Giao tiếp là hoạt động rất cần cho trẻ khuyết tật phát triển Khi giao tiếptrẻ cần có ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm và thái độ với ngườikhác Vì vậy, trong quá trong quá trình giáo dục phải đánh giá vốn từ củatrẻ nhiều hay ít, cách vận dụng như thế nào trong quá trình giao tiếp vớimọi người Trẻ khuyết tật ngôn ngữ phát triển rất chậm và bị hạn chế rấtnhiều Trẻ CPTTT thì vốn từ rất nghèo nàn và khó vận dụng trong giaotiếp nên trẻ diễn đạt việc làm và ý nghĩ của mình bằng lời nói rất khókhăn Trẻ câm điếc thì giao tiếp bằng lời cực kỳ khó khăn, các em phải sửdụng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ ngón tay và ngôn ngữ viết tronggiao tiếp
Trang 12 Các kỹ năng trong lao động, học tập và sinh hoạt:
Đối với trẻ khuyết tật việc hình thành thói quen trong sinh hoạt cuộc sống
và lao động cũng là trong những mục tiêu giáo dục quan trọng Nhữngkiến thức mà trẻ lĩnh hội được trong giáo dục cần được luyện tập thườngxuyên để giúp trẻ hình thành các thói quen Đánh giá việc rèn luyện cácthói quen bao gồm thói quen tự phục vụ như: biết giữ vệ sinh thân thể,biết đánh răng rửa mặt, biết đi vệ sinh, biết mặc quần áo và giữ gìn sạchđẹp, Những thói quen trong lao động đơn giản như làm được một sốviệc trong gia đình: quét dọn nhà cửa, các công việc nấu nướng đơn giảnnhư nhặt rau, vo gạo, rửa rau, Những thói quen trong học tập: Ngồi họctrật tự, chăm chú nghe giảng, tập trung học tập, tham gia các hoạt độngcủa nhóm, của lớp, giữ gìn sách vở sạch đẹp, Những thói quen trongsinh hoạt vui chơi với bạn bè như hợp tác với nhau, cùng chơi thân thiện,giúp đỡ lẫn nhau,
2.1.3 Đánh giá thái độ
Thái độ là tổng thể các biểu hiện ra bên ngoài bằng nết mặt, cử chỉ, lớinói, hành động của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay đối với sự việc nào đó.Đánh giá thái độ của trẻ khuyết tật thông qua các biểu hiện hành vi, cư xửđối với bản thân, đối với bạn bè và công việc ra sao trong ứng xử và hộinhập cộng đồng
Thái độ ứng xử
Đánh giá hành vi, thái độ của trẻ trong tiếp xúc với sự vật hiện tượng haymọi người Quan sát những phản ứng của trẻ: tán thành hay phản đối,nhanh hay chậm hoặc thờ ơ trước những sự vật, hiện tượng đang xảy ra,với mọi người trong giao tiếp Ngoài việc quan sát hành vi, cử chỉ của trẻbiểu hiện khi ứng xử, chúng ta có thể đưa ra những trường hợp cụ thể rồiyêu cầu trẻ phân tích, nhận xét trường hợp đó
Ví dụ: Thanh làm việc riêng không tập trung trao đổi thảo luận ở nhóm.Cho trẻ nhận xét về Thanh
2.2 Quy trình đánh giá
Đánh giá là một việc được tiến hành theo một quy trình nhất định
Trang 132.2.1 Xác định nhiệm vụ mục tiêu:
Đánh giá cái gì? Đánh giá để làm gì? Kết quả đánh giá sẽ được sử dụngnhư thế nào? Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với mục tiêu đã đề ra và tìmđược nguyên nhân để đạt được kết quả đó Đồng thời đánh giá lại nănglực nhu cầu cần được đáp ứng Từ kết quả đáng giá để xác định phươnghướng và các biện pháo giáo dcụ cho các giai đoạn tiếp theo
2.2.2 Xác định đối tượng, phạm vi, lĩnh vực đánh giá
Đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá cần được mô tả kỹ để tránhnhầm lẫn, thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi đánh giá Ví dụ: Đối tượngđánh giá là nhóm khuyết tật nào? (thính giác, thị giác, ngôn ngữ, vậnđộng hay chậm phát triển trí tuệ) Đánh giá kết quả về lĩnh vực nào? (lĩnhhội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ hay phục hồi chức năng Trongthời gian bao lâu?…
2.2.3 Lựa chọn phương pháp đánh giá
Để đánh giá chính xác cần xác định hình thức đánh giá phù hợp mụctiêu, mục đích đề ra Đồng thời phảo biết cách đánh giá ( kỹ thuật đánhgiá) phù hợp để thu thập những thông tin trung thực, chính xác Trongquá trình giáo dục trẻ khuyết tật cần tiến hành đánh giá theo hai cấp độ:Đánh giá sơ bộ và đánh gia tổng thể
Đánh giá sơ bộ được tiến hành ngay khi trẻ nhập học và thường xuyênđược sử dụng trong quá trình dạy học để xác định trình độ khả năng củatrẻ
Đánh giá tổng thể được tiến hành sau một tháng, một học kỳ và cả nămnhằm xác định kết quả học tập và sự tiến bộ của trẻ Kết quả các loạiđánh giá về cả định tính và định lượng đều phải được ghi vào sổ theo dõicủa học sinh
2.2.4 Phân tích thực trạng trẻ khuyết tật theo các chỉ số định tính và địnhlượng
Những thông tin thu được qua đánh giá cần được phân tích theo địnhlượng, định tính và phải phụ thuộc vào mục đích yêu cầu và mục tiêugiáo dục Phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy của phương phápđánh giá Đặc biệt đối với trẻ khuyết tật, phải đảm bảo phù hợp với đặcđiểm tật nguyền và khả năng còn lại của trẻ và sự tiến bộ của trẻ về cácmặt khả năng giao tiếp, ứng xử, hội nhập xã hội
2.2.5 Nhận xét và kết luận
Trang 14
Từ những kết quả thu được qua đánh giá cần đưa ra nhận xét và kết luậnhai nội dung sau:
- Theo mục tiêu
- Hướng phát triển tiếp theo
Tóm tắt quy trình đánh giá như sau
Việc đánh giá cần được diễn ra theo một qui trình bao gồm các bước:
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cần đánh giá: Đánh giá cái gì? Đánh giá
để làm gì? Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng như thế nào?
Lựa chọn và sắp xếp các thông tin đã có
Trang 15- Xác định đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá: - Xác định loại hình
Từ những kết quả thu được qua đánh giá cần đưa ra nhận xét và kết luận
2.3.2 Đảm bảo các nguyên tắc khi đánh giá
Đảm bảo tính khách quan, chính xác
Đảm bảo tính toàn diện về các mặt, các lĩnh vực
Đảm bảo việc đánh giá mang tính hệ thống
2.3.3 Đánh giá nhằm phát triển học sinh, hoàn thiện chương trình giáo dục
Việc đánh giá không chỉ để phục vụ tạo điều kiện cho sự phát triển củatrẻ mà đánh giá trẻ còn cung cấp cho chúng ta những thông tin thực tiễn,những căn cứ để xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình giáo dục Xác định mục đích
2.3.4 Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá phù hợp
Đối với từng loại trẻ, từng giai đoạn khác nhau đòi hỏi người đánh giáphải biết lựa chọn những công cụ đánh giá phù hợp Ví dụ: Với những trẻcần chẩn đoán sâu để có kế hoạch can thiệp thì không thể sử dụng cácloại công cụ để sàng lọc
Trang 16CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
3.1 Quan sát.
Quan sát nhằm mục đích thu thập thông tin về trẻ qua các lĩnh vực cụthể: hành vi, nhận thức, giao tiếp, hòa nhập xã hội… Phát hiện mặt tíchcực và khó khăn của trẻ Đánh giá khả năng của trẻ, từ đó lập kế hoạchgiáo dục, giúp đỡ trẻ phát triển Đây là phương pháp được sử dụng tươngđối phổ biến cho phép kiểm tra trực tiếp hành vi, nhiệm vụ và môi trườngcủa học sinh mà không cần phải áp dụng phương pháp tổ chức kiểm tratrắc nghiệm Việc quan sát có thể áp dụng với bất cứ cá nhân ở độ tuổinào, bất kỳ khía cạnh giáo trình nào và trong bất kỳ tình huống đánh giáhoặc giảng dạy nào
Các giáo viên liên tục quan sát và lắng nghe học sinh của mình Họ cóthể không gọi đây là qui trình quan sát nhưng bằng cách ghi lại những gìhọc sinh nói và làm, là các giáo viên đang thực hiện các kỹ thuật quan sátđơn giản Khi một vấn đề có khả năng được phát hiện trong quá trìnhquan sát đơn giản, thì các qui trình quan sát thẩm định tâm lý một cách hệthống hơn sẽ được tiến hành Mặc dù các kỹ thuật quan sát thường liênquan tới việc nghiên cứu hành vi của học sinh trong lớp học, thì chúngcũng phù hợp với các nghiên cứu kỹ năng học tập, kỹ năng xã hội, tựgiúp và kỹ năng học nghề Do quan sát liên quan tới việc điều tra hành vicủa học sinh trong điều kiện môi trường tự nhiên, nên kỹ thuật nàythường cung cấp những thông tin mà việc sử dụng các qui trình đánh giákhác không thể có được
Quan sát các hành vi rời rạc: Ghi lại sự kiện và thời gian diễn ra
Các hệ thống đánh giá dưới đây được sử dụng để thu thập dữ liệu vềnhững hành vi rời rạc (Alberto và Trouman, 1990)
* Ghi lại sự kiện: Mức độ thường xuyên của hành vi được lưu lại trong
sổ ghi sự kiện Người quan sát chỉ đơn giản ghi chú giải mỗi khi hành viđang quan tâm diễn ra Ví dụ: giáo viên đếm số lần An ném máy bay giấytrong lớp
* Ghi lại thời gian diễn ra: Lần này người quan sát lại ghi thời gian hành
vi bắt đầu và thời gian kết thúc để biết được độ dài thời gian hành vi diễn
ra Ví dụ ghi chép để tính tổng số thời gian Nam đã ngủ trong lớp
* Ghi lại toàn bộ khoảng thời gian: Học sinh được quan sát trong suốtquãng thời gian đó và người quan sát phải ghi lại nếu như hành động mụctiêu liên tục diễn ra trong suốt quãng thời gian Các khoảng thời gianquan sát là rất ngắn thông thường chỉ trong vòng vài giây
Trang 17* Ghi lại một phần quãng thời gian: Học sinh được quan sát trong toàn
bộ quãng thời gian nhưng người quan sát chỉ ghi lại nếu như hành vi đódiễn ra ít nhất một lần trong quãng thời gian quan sát
* Mẫu thời gian theo thời điểm: Học sinh chỉ được quan sát vào cuốiquãng thời gian, vào thời điểm đó, người quan sát kiểm tra nếu như hành
vi mục tiêu có diễn ra hay không Các quãng thời gian thường dài hơn từ3- 5 hoặc thậm chí 15 phút Điều này tạo ra một phương pháp thoải máihơn cho giáo viên trong lớp học Tuy nhiên kỹ thuật này lại ít chính xáchơn các kỹ thuật ghi theo quãng thời gian do phần lớn hành vi của họcsinh diễn ra mà không được quan sát
Các kỹ thuật quan sát trong lớp học dành cho giáo viên Không cần thiếtphải ngừng giáo viên lại để quan sát Trên thực tế cũng hoàn toàn khôngthể giảng dạy mà không quan sát, do đó, bạn hãy thử quan sát lớp theonhững đề xuất dưới đây:
a Mang theo một tấm bìa nhỏ như bìa phụ lục, hãy liệt kê trên đó tên củamột hoặc hai học sinh quan tâm và những vấn đề hành vi mà bạn muốnquan sát như (đánh nhau Không ngồi tại chỗ, nói chuyện với nhau…).Hãy đánh dấu vào tấm bìa (và có thể cả thời gian diễn ra hành vi) mỗi khihành vi diễn ra Hãy bắt đầu qui trình này với một hoặc hai học sinh vàdần dần mở rộng khi kỹ năng của bạn trở nên tốt hơn
b Hãy yêu cầu học sinh ghi lại trong bản làm việc tại lớp thời gian bắtđầu và kết thúc Phương pháp này cho phép tính toán tỉ lệ cũng như mức
độ thường xuyên và dữ liệu chính xác Học sinh có thể ghi lại số lần dời
và quay lại bàn học; sau đó tổng số thời gian ngồi tại ghế hàng ngày vàmỗi quãng thời gian có thể được tính toán
c Hãy mang theo chiếc đồng hồ bấm giờ để tính toán độ dài của hành vi
Ví dụ, bắt dầu bấm thời gian mỗi khi Nguyên rời khỏi ghế và tạm ngừnglại khi cô bé quay về Tiếp tục thực hiện (mà không cần thiết lập lại chế
độ đồng hồ) bấm thời gian mỗi khi hành động diễn ra Cuối quãng thờigian quan sát, hãy ghi lại tổng số thời gian đã tính toán
d Để đếm hành vi mà không làm xáo trộn hoạt động của lớp học, hãyđếm số cổ tay, máy đếm siêu thị, kẹp giấy di chuyển từ túi quần này sangtúi bên kia, hạt đậu trong chén và các công cụ không tốn kém khác
e Hãy để sơ đồ chỗ ngồi trước mặt bạn khi nói chuyện với cả lớp
Đánh dấu theo tên của học sinh đối với mỗi hành vi mục tiêu ví dụ hỏimột câu hỏi, nói chuyện hoặc trả lời đúng một câu hỏi
g Hãy tuyển một số tình nguyện viên để quan sát trong lớp học
Những học sinh lớn hơn, cha mẹ, những người có tuổi, sinh viên đại họchoặc kể cả các sinh viên khác lớp cũng có thể là những người quan sáthoàn hảo Nếu giáo viên đã phát triển được một phương pháp ghi lại dữliệu và chỉ ra rõ ràng hành vi cần được quan sát, thì ngay cả một ngườikhông có chuyên môn cũng có thể thực hiện việc quan sát
Để thu thập được thông tin đầy đủ về trẻ cần chú ý:
Trang 18- Quan sát cần được tiến hành trong mọi hoạt động của trẻ: hoc tập, vuichơi, lao động, mọi lúc, mọi nơi
- Quan sát lúc trẻ hoạt động một mình hay cùng bạn bè hoặc với ngườikhác
- Quan sát trẻ trong những trạng thái khác nhau: vui, buồn…
- Quan sát phải ghi chép đầy đủ những thông tin thu được
Ví dụ phiếu quan sát trẻ CPTTT về hành vi của trẻ trong lớp học:
+ Trẻ chống cự hay nổi khùng hoặc từ chối không tham gia các hoạtđộng?
cụ của phỏng vấn cũng là một dạng tương tự với bảng hỏi nhưng đượcthực hiện bằng lời nói
Một số câu hỏi có thể được sử dụng khi phỏng vấn học sinh về năng lựchọc tập tại trường:
- Môn học nào hay nhất tại trường? Tại sao em nghĩ mình có thể học giỏinhất môn học này?
- Môn nào là môn học yếu? Điều gì có thể là nguyên nhân?
- Nếu em có thay đổi bất kỳ điều gì đối với ngày học ở trường, thì emmuốn thay đổi gì?
Ví dụ về thang điểm tỉ lệ
Trang 191 2 3 4 5Khả ăng làm theo hướng dẫn
Làm theohướng dẫn
đã quen vàkhông phứctạp
Ghi nhớ vàlàm theonhững
hướng dẫn
mở rộng
Thông thạo trong ghinhớ và làmtheo hướngdẫn
Hiểu được nôi dung thảo luận tại lớp
không tậptrung vào thảo luận
Lắng nghe
và làm theo hướng dẫn theo độ tuổi
và trình độ
Hiểu rõ vàhọc được từnội
dung thảoluận
Tham gia và thể hiện sự hiểu biếtthông
thường đối với các nội dungthảo luận
Có khả năng ghi nhớ thông tin đưa ra bằng lời nói
Khả năngnhớ tài liệumột cáchtrung bình,khả năngnhớ phù hợpvới độ tuổi
và trình độ
Nhớ đượccác qui trình
và thông tin
từ nhiềunguồn khácnhau; có khảnăng kể lại
sự kiện ởmức trungbình và ngaylập tức
Có trí nhớtốtcả nộidungvà chitiếtthông tin
Hiểu nghĩa của các từ
hiểu sainghĩa của từ
ở cấp độđơn giản
Có khả năng hiểu từ vựngtheo độ tuổi
và trình độ
Hiểu được
từ vựng ởtất cả cáccấp độ cũngnhư cấp độcao hơnnghĩa của từvựng
Có khả năng hiểu tốt từ vựng và hiểunghĩa củanhiều từ trừutượng