Nhóm đánh giá (Các thành viên tham gia chẩn đoán và đánh giá):

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT (Trang 34 - 39)

ghi);

- Kết luận về y học do các bác sĩ chuyên ngành ghi;

- Biên bản kiểm tra trí tuệ và trạng thái ngôn ngữ do cán bộ chuyên ngành sư phạm ghi;

- Giấy khai sinh.

3.7. Nhóm đánh giá (Các thành viên tham gia chẩn đoán và đánh giá): giá):

3.7.1. Các thành viên của nhà trường:

Các giáo viên phổ thông và giáo viên chuyên biệt, những người trực tiếp làm việc hàng ngày với trẻ khuyết tật, là các thành viên không thể thiếu của nhóm. Các giáo viên có thể cung cấp thông tin trên mọi khía cạnh của sự phát triển của học sinh, đặc biệt là sự thể hiện khả năng học tập, tình trạnh về xã hội và tình cảm.

Các giáo viên phổ thông đóng góp các thông tin có giá trị về các kỹ năng xã hội của học sinh trong tiếp xúc với bạn bè của chúng. Họ cũng mang đến những thông tin chính xác về qui trình và chương trình dạy học trên lớp và có được những hiểu biết trực tiếp về sự đáp ứng của học sinh đối với các qui trình cà chương trình đó. Các thủ tục đánh giá của họ thường bao gồm các trắc nghiệm nhóm về kết quả học tập, các phép đo không chính thức và những kiểm tra, quan sát lớp học và các hồ sơ. Họ có thể mô tả sự tiến bộ của học sinh khuyết tật theo chương trình giáo dục phổ thông, so

sánh với các học sinh khác trong lớp. Những loại thông tin này có tác dụng riêng trong việc xác định những sự thích ứng và điều chỉnh mà học sinh cần có để có thể học được trong mục tiêu lớp học hoà nhập.

Các nhà giáo dục đặc biệt cung cấp những thông tin về sự thể hiện khả năng của học sinh từ một góc nhìn khác hơn. Các thủ tục giáo dục của họ nhìn chung được cá nhân hoá hơn; họ tập hợp những dữ liệu chính thức và không chính thức không chỉ về kỹ năng học vấn mà cả những biểu hiện trên các lĩnh vực như ngôn ngữ và hành vi. Thông tin này cùng với

những thông tin có được từ giáo viên phổ thông sẽ giúp nhóm ra được các quyết định về các loại dịch vụ cần thiết đối với học sinh khuyết tật.

Các giáo viên giáo dục đặc biệt thường là các thành viên của các nhóm theo trường nhằm hợp tác và tư vấn cho các giáo viên đứng lớp. Ở vai trò này, các nhà giáo dục đặc biệt có thể trình bày các quan sát lớp học và làm việc với nhóm nhằm phát triển các chiến lược khả thi, nhằm giải quyết các vấn đề về hành vi và học tập của trẻ trong trường phổ thông. Khi học sinh cần đến các dịch vụ giáo dục đặc biệt, các nhà giáo dục đặc biệt đóng vai trò chính yếu trong quá trình đánh giá, với trách nhiệm tập hợp những thông tin về mức độ hiện thời của trẻ trong một số các lĩnh vực khác. Ban giám hiệu chỉ đạo giáo dục trong nhóm ra quyết định có thể bao gồm hiệu trưởng, giám đốc phụ trách giáo dục đặc biệt khu vực và những thành viên khác có chức năng giám sát. Các hiệu trưởng hoặc hiệu phó thường được ghi danh vào nhóm nhằm chia sẻ trách nhiệm hợp tác trong giáo dục trẻ khuyết tật, khuyến khích họ ủng hộ các chương trình giáo dục hoà nhập và giáo dục đặc biệt. Ban chỉ đạo giáo dục đặc biệt và những người giám sát khác có thể chia sẻ những hiểu biết của họ về sự lựa chọn chương trình giáo dục đặc biệt phù hợp ở cấp huyện hoặc xã.

3.7.2. Phụ huynh và học sinh.

Cha mẹ học sinh và các thành viên khác trong gia đình có rất nhiều đóng góp cho nhóm vì họ hiểu về hành vi của con em họ và hành động như là thầy giáo của trẻ trong thời gian chăm sóc - giáo dục tại gia đình.

Phụ huynh đã cung cấp những thông tin về nhiều khía cạnh về khả năng hiện thời của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ trẻ và các thành viên khác trong gia đình có một góc nhìn khác vì sự quan sát của họ diễn ra ở nhà, xóm giềng và cộng đồng. Sự đóng góp quan trọng khác của phụ huynh là thông tin về những trải nghiệm giáo dục trong quá khứ của trẻ, tiền sử về sức khoẻ và những tiến bộ qua các giai đoạn phát triển. Phụ huynh cóa thể hoàn thành các bảng hỏi về con em họ hoặc được các cán bộ giáo dục phỏng vấn. Họ có thể quan sát khi tiếp xúc với trẻ ở nhà hoặc họ có thể được hỏi để tập hợp những dữ liệu quan sát không chính thức về đứa trẻ trong môi trường gia đình. Khi cha mẹ tham gia đầy đủ trong quá trình nhóm xử lý thông tin của nhóm, họ đóng góp cho các quyết định giáo dục trở nên tốt hơn và có tinh thần ủng hộ nhiều hơn đối với chương trình giáo dục trẻ.

Bản thân học sinh của một số nhóm giáo dục, đặc biệt là ở các lớp trên. Học sinh có thể đóng góp thông tin về các khía cạnh thể hiện khả năng học tập ở trường cũng như những cảm nhận, thái độ, mục đich và nguyện vọng tương lai. Học sinh hợp tác trong quá trình thu thập dữ liệu bằng nhiều cách. Cùng với việc tham gia vào các thủ tục đánh giá như trắc

nghiệm chính thức và kiểm tra không chính thức, các em có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn, hoàn thành các thang đo, hoặc trả lời những câu hỏi trong bảng hỏi.

3.7.3. Những người hỗ trợ học đường

Các nhà tâm lí học, tật học, ngôn ngữ - lời nói và các chuyên gia về các phương tiện trợ giúp đặc biệt thường hỗ trợ các giáo viên phổ thông và các nhà giáo dục đặc biệt. Họ thường xuyên là các thành viên của các nhóm đánh giá. Trong quá trình đánh giá, các nhà tâm lí giáo dục tập hợp các dữ liệu giúp cho việc xác định một học sinh có đủ điều kiện thụ hưởng các dịch vụ đặc biệt hay không. Trong vai trò này, các nhà tâm lí giáo dục luôn là nhà chuyên môn có trách nhiệm đối với quá trình tổ chức đánh giá chính thức và giải thích kết quả đánh giá đó nhằm xác định mức độ trí tuệ chung. Báo cáo đánh giá từ phía nhà tâm lí cho biết mức độ trí tuệ của đứa trẻ, hiện trạng các kỹ năng cần cho việc học và về hành vi cũng như xúc cảm. Khi kết hợp với báo cáo của giáo viên về kết quả học tập của trẻ, các báo cáo tâm lí học cho phép nhóm đánh giá so sánh mức độ thể hiện khả năng học tập ở lớp của một học sinh với kết quả học tập mong đợi. Trong việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục, các nhà tâm lí có thể trợ giúp xây dựng các mục tiêu hợp lí và cung cấp các thông tin về những khả năng học tập riêng của học sinh đó.

Các nhà tật học, ngôn ngữ tham gia trong quá trình đánh giá và dạy học đối với những học sinh có rối loạn về ngôn ngữ và hoạt động lời nói. Họ có trách nhiệm giáo dục các kỹ năng giao tiếp của trẻ, giới thiệu học sinh đến các chuyên gia khác nếu cần thiết, cung cấp các dịch vụ hướng dẫn trực tiếp, và tư vấn cho các nhà chuyên môn khác khi làm việc với những trẻ này.

Các thủ tục đánh giá được các nhà tật học ngôn ngữ sử dụng gồm cả chính thức và không chính thức; họ thường lấy thông tin ban đầu tà các nhà giáo dục về khả năng ngôn ngữ và hoạt động lời nói ở lớp của học sinh. Các nhà giáo dục đặc biệt cũng có thể sàng lọc các học sinh có vấn đề về ngôn ngữ và hoạt động lời nói, sau đó giới thiệu các học sinh này đễn các nhà tật học ngôn ngữ để có sự đánh giá sâu hơn. Hơn nữa thức trạng về giao tiếp và hiểu biết của mỗi học sinh giúp nhóm đánh giá hiểu các vấn đề về hành vi và học tập trong đó ngôn ngữ và hoạt động lời nói là một phần. Trong kế hoạch giáo dục cá nhân, các nhà tật học ngôn ngữ đặt ra các mục tiêu riêng

đối với học sinh và chỉ ra cách để người khác có thể hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu này. Đối với một số học sinh khuyết tật, việc dạy ngôn ngữ nói là một dịch vụ đặc biệt duy nhất mà trẻ nhận được; đối với những trẻ khác, đó chỉ là một trong một số cácdịch vụ đặc biệt cần cho trẻ mà thôi.

Các chuyên gia về công nghệ trợ giúp là những thành viên mới trong nhóm đánh giá. Vai trò của họ bao gồm việc sử dụng các công nghệ trợ giúp nhằm làm tăng khả năng tham gia của học sinh vào chương trình học.

3.7.4. Các chuyên gia y tế

Thông tin y tế về học sinh do các chuyên gia sinh lí học, y tế học đường và các chuyên gia y tế khác thu thập. Loại thông tin này có thể bao gồm các kết quả khám sàng lọc về thị lực, thính lực, tiền sử về sức khoẻ cũng như trạng thái cơ thể hiện tại của trẻ.

Tất cả học sinh cần được kiểm tra thính lực và thị lực. Việc khám sang lọc có thể do y tá trong trường thực hiện, và những người này sẽ giới thiệu trẻ đến các chuyên gia phù hợp. Các kết quả khám sang lọc và bất cứ đánh giá nào sau đó đều được y tế học đường chuyển đến nhóm đánh giá.

Trong đó đặc biệt chú ý với nhóm đánh giá về vấn đề nghe nhìn ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khả năng của trẻ và những chương trình sau đó.

Các nhà sinh lí và y tế học đường cũng có thể thông báo về bất cứ thông tin gì có liên quan đến các vấn đề, điều kiện sức khoẻ hay bệnh tật.

Các bác sĩ nhi khoa, nhà thần kinh học,nhà tâm bệnh học và các nhà sinh lí học khác cũng cần tham gia vào. Cần chú ý xem trẻ có cần phải điều trị bằng thuốc hay không. Mọi thông tin về mặt y tế cần được thông báo với dụng ý giáo dục rõ rang. Các dữ kiện từ đánh giá khả năng thể hiện trên lớp và các lĩnh vực chức năng khác phải được nhóm đánh giá quan tâm đến trong mối liên quan với đánh giá y tế.

3.7.5.Cán bộ làm công tác xã hội và các nhà tư vấn.

Các cán bộ xã hội và các nhà tư vấn học đường cung cấp các thông tin về hiện trạng mặt xã hội và xúc cảm của trẻ. Trong các nhà trường, cán bộ xã hội hỗ trợ bằng cách chuẩn bị các thông tin về tiểu sử sự phát triển về mặt xã hội cua học sinh, thực hiện sự tư vấn nhóm hoặc cá nhân cho trẻ và gia đình trẻ, giải quyết các vấn đề trong hoàn cảnh sống của trẻ có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh dạy học và huy động các nguồn lực trong nhà trường và cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thủ tục đánh giá được các cán bộ xã hội sử dụng bao gồm các phỏng vấn và gặp gỡ gia đình. Các dữ liệu được thu thập lien quan đến nền tảng của trẻ và môi trường gia đình có thể giúp nhóm đánh giá giải thích các dữ liệu đánh giá khác. Các cán bộ xã hội cũng có thể hỗ trợ các thành viên nhóm, đặc biệt là phụ huynh trong việc xác định các mục tiêu và chiến lược hành động ở gia đình và cộng đồng.

Các nhà tư vấn giúp sử dụng cả các thủ tục đánh giá chính thức và không chính thức để tập hợp thông tin về sự phát triển xã hội và cảm xúc của học sinh, đôi khi cả những vấn đề đó ở các thành viên trong gia đình trẻ. Các nhà tư vấn bổ sung các thông tin quan trọng vào hồ sơ học sinh. Chẳng hạn các dữ liệu từ quá trình tư vấn có thể chỉ ra nhu cầu về các mục tiêu riêng hoặc định hướng các quyết định về chiến lược và môi trường giáo dục và chăm sóc.

3.7.6. Các chuyên gia về phát triển kỹ năng vận động.

Có thể thu được những thông tin về sự phát triển vận động của học sinh nhờ các giáo viên thể dục thích nghi, các nhà vật lí trị liệu và các nhà châm cứu. Thêm vào đó, nhà sinh lí học hoặc cán bộ y tế học đường cũng có thể cung cấp thông tin về các kỹ năng vận động của trẻ.

Giáo viên thể dục thích nghi tham gia với vai trò hướng dẫn học sinh theo các chương trình luyện tập được thiết kế một cách đặc biệt, và chính các giáo viên nà có thể cung cấp thông tin về khả năng vận động hiện thời của trẻ. Giáo viên nhà tâm lí và những người khác cũng có thể có các thông tin ban đầu về kỹ năng vận động thô và vận động tinh của trẻ. Trong một số trường hợp, các vấn đề về kỹ năng đưa đến những khó khăn khác, ví dụ như viết tay. Giáo viên thể dục thích nghi đặt ra các mục tiêu luyện tập riêng cho trẻ và giúp các thành viên nhóm trong các chương trình đáp ứng nhu cầu vận động.

Các nhà châm cứu và vật lí trị liệu cũng góp thông tin. Một số tác giả phân biệt giữa các nhà vật lí trị liệu - những người quan tâm đén lĩnh vực phát triển vận động thô, và những nhà châm cứu quan tâm đến lĩnh vực phát triển vận động tinh. Cả 2 loại chuyên gia này sử dụng các thủ tục đánh giá mang tính chuyên môn để thu thập thông tin cần thiết cà cung cấp cho các thành viên khác của nhóm qua phỏng vấn hoặc trải nghiệm. Giáo viên có thể báo cáo về những đòi hỏi ở lớp về các kỹ năng vận động và các quan sát về những thế mạnh cũng như điểm yếu của học sinh.

Cha mẹ trẻ cũng có thể có những thông tin hữu ích. Chương trình giáo dục cá nhân chứa đựng các mục tiêu về sự phát triển vận động nếu cần thiết và cho phép các nhà trị liệu đề xuất các chiến lược phù hợp để thúc đẩy tốt hơn sự phát triển vận động phối hợp hoặc các mục tiêu chuyển tiếp khả thi.

3.7.7. Những người khác

Một số những thông tin quan trọng về đứa trẻ đôi khi lại được cung cấp bởi các thành viên nhóm không thuộc các thành phần đã mô tả ở trên. Ví dụ như các gia sư hoặc các trợ lí chuyên môn thường xuyên làm việc với

trẻ có khả năng hiểu trẻ dựa trên trải nghiệm trực tiếp. Các thành viên khác trong cộng đồng (các chủ doanh nghiệp, đốc công) cũng có thể giúp nhóm hiểu được rõ hơn về các mục tiêu nghề nghiệp khả thi và các dịch vụ chuyển tiếp cần thiết. Những người khác trong gia đình (ông bà nội, ngoại) đôi khi cũng bổ sung thêm thông tin cho cha mẹ và đứa trẻ.

Mục đích của việc tiếp cận nhóm

Mục đích của việc tiếp cận nhóm là nhằm tập hợp được mọi thông tin cần thiết cho việc ra quyết định về giáo dục nhờ sự kết hợp thông thạo, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của các thành viên. Nhóm được xem là khách quan hơn các cá nhân riêng lẻ vì đưa ra được quan điểm liên môn.

Thực hành:

 Dự giờ và thảo luận kết quả dạy học ở một lớp dạy trẻ khuyết tật.  Tổ chức một hoạt động tập thể cho trẻ khuyết tật; thảo luận, đánh giá kết quả theo mục tiêu đặt ra.

 Tìm hiểu một trẻ khuyết tật. Thảo luận mục tiêu giáo dục và quan điểm đánh giá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT (Trang 34 - 39)