1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng cho thịt của giống lợn nội táp ná

8 471 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 189,46 KB

Nội dung

Khả năng cho thịt của giống lợn nội táp ná Đặng Đình Trung 1 , Nguyễn Văn Đức 1 , Giang Hồng Tuyến 2 và Đoàn Công Tuân 3 1 Viện Chăn Nuôi ĐT: 048385292. FAX: 8389775. Email: ditruyen@hn.vnn.vn 2 Bộ môn Môi trờng - Trờng Đại học dân lập Hải Phòng - Thành phố Hải Phòng. 3 Công ty Cổ phần Giống và TACN Cao Bằng: Hng Đạo, Hoà An, Cao Bằng. ĐT: 0913 279 421 Summary Tap Na is a local pig breed, has developed in ThongNong district for long times. Black color, excepts 6 points: the front, feet and the end of the tail. There are 6-10 teats. Birth weight was 0.63 kg/piglet and weight at 8 month of age is 73.559.89kg. Average daily gain is low, at about 369.6853.34g/day. Lean meat similar as other local breeds, at about 33.663.50%. Crossbred between TapNa and MongCai to be better. Birth weight was 0.68 kg/piglet and weight at 8 month of age was 81.6410.34kg. The average daily gain in fattening periods was 496.7550.22g/day. It, therefore, TapNa and MongCai crossbreds can be used for meat production for Northern Vietnamese mountainous areas. Keywords: Vietnamese local pig breeds, Average daily gain, Lean meat percentage, Carcass traits 1. Đặt vấn đề Giống lợn nội Táp Ná (TN) có nguồn gốc ở huyện Thông Nông, vùng núi cao của tỉnh Cao Bằng đã bị lãng quên, có nguy cơ bị xoá sổ. May thay, do sự khác biệt về xã hội, văn hoá, kinh tế, dân trí thấp và khó khăn về giao thông, giống lợn TN vẫn còn giữ đợc một quần thể tuy không lớn, mức độ đồng huyết cao. Giống lợn TN có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trờng sinh thái, khả năng chống chịu bệnh rất tốt, thịt thơm ngon, vv. Song, qua điều tra cho thấy khả năng tăng khối lợng (TKL) và tỷ lệ thịt nạc (TLN) thấp, tiêu tốn thức ăn cao dẫn đến số lợng ngày càng bị giảm xuống và có thể bị tiệt chủng. Cần lu giữ giống lợn TN nhằm tạo nguồn vật chất di truyền vừa để nhân thuần, vừa có thể sử dụng để lai với một số giống lợn nội hoặc ngoại tạo một số tổ hợp lai phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn tỉnh Cao Bằng nói riêng và cho vùng núi phía Bắc nớc ta nói chung, nơi điều kiện chăn nuôi cha tốt và nền kinh tế đang ở mức thấp. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu di truyền đặc biệt của thịt lợn nội TN có mùi thơm, vị ngon cần phải đợc bảo tồn và phát triển. Để hiểu sâu hơn về giống lợn nội TN, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nuôi thí nghiệm vỗ béo, mổ khảo sát giống TN thuần và lai với giống Móng Cái (MC) tại một số địa phơng huyện Thông Nông và Công ty Cổ phần Giống và Thức ăn hăn nuôi Cao Bằng nhằm mục đích đề xuất phơng thức sử dụng nguồn gen này phục vụ ngành chăn nuôi lợn cho vùng núi phía Bắc. 2. Phơng pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung và phơng pháp nghiên cứu - Điều tra giống lợn TN nuôi trong dân theo phơng pháp điều tra nhanh nông thôn. - Nuôi thí nghiệm vỗ béo để đánh giá khả năng TKL của giống. - Đánh giá phẩm chất thịt xẻ: nuôi vỗ béo và mổ khảo sát để xác định các thành phần thịt xẻ theo phơng pháp giết mổ phân chia các thành phần: cân lợn trớc khi mổ, cân móc hàm, 1/2 thân thịt để tách riêng từng thành phần thịt nạc, mỡ, xơng, da. Cách tính tỷ lệ nạc dựa vào khối lợng (KL) thịt nạc thực tế thu đợc qua mổ khảo sát tách các phần thịt nạc, mỡ, xơng và da. Tạo và nuôi thí nghiệm vỗ béo một số lợn lai TNxMC để khảo sát khả năng TKL của chúng. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Các nông hộ ở Thông Nông và Công ty Cổ phần Giống và Thức ăn Chăn nuôi Cao Bằng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Nguồn gốc và sự tồn tại của giống lợn Táp Ná Lợn TN là một giống lợn nội đợc hình thành và phát triển từ lâu đời trong điều kiện khí hậu ở Huyện Thông Nông, Tỉnh Cao Bằng, có nguồn gốc từ một giống lợn địa phơng, do điều kiện địa lý núi cao hiểm trở, việc thông thơng có nhiều hạn chế, ngời chăn nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná, vì vậy, dần dần đợc nhân dân đặt tên là Táp Ná. Giống lợn nội TN còn tồn tại đợc tại vùng núi cao các tỉnh phía Bắc là do kinh tế kém phát triển, điều kiện địa lý xa xôi, núi non hiểm trở và đặc biệt hệ thống đờng giao thông rất kém nên việc thông thơng với vùng đồng bằng gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, giống lợn TN rất dễ nuôi: phàm ăn, ăn bất cứ loại thức ăn nào, hầu nh không bị bệnh kể cả nuôi trong điều kiện hoang vu sơ đẳng, thiếu vệ sinh và ngời dân có hiểu biết về chăn nuôi lợn quá lạc hậu. Chính vì vậy, giống lợn TN vẫn đợc nuôi và cha bị diệt chủng cũng nh cha bị lai tạp nhiều với các giống lợn khác. Hình 1 . oại hình giống lợn Táp Ná 3.2. Đặc điểm ngoại hình của giống lợn Táp Ná Qua điều tra cho thấy đặc điểm ngoại hình của giống TN có nhiều nét rất điển hình và có thể phân biệt với các giống lợn nội khác. Lợn TN có màu sắc rất đặc trng: lông và da đều đen, ngoại trừ 6 điểm trắng ở giữa trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi, khác hẳn với lợn MC ở chỗ bụng lợn TN có màu đen và không có dải yên ngựa màu trắng vắt qua vai. Ngoại hình lợn TN có nhiều nét giống MC nhng khác với các giống lợn nội khác ở nớc ta một cách khá rõ nét. Đầu lợn TN to vừa phải, tai rủ cúp xuống nh lợn Landrace nhng không to nh tai lợn Landrace, mặt thẳng, mặt không nhăn nheo nh lợn ỉ. Bụng tuy to nhng không bằng lợn MC và giống lợn này có đặc trng là bụng không bị sệ và võng nh lợn MC. Chân to, cao và chắc khoẻ nh lợn Mờng Khơng hoặc lợn Mẹo ở Nghệ An, lng thẳng. Lợn cái TN thờng có 8-10 vú. Kết quả này khẳng định thêm kết luận của Nguyễn Văn Đức (2002). 3.3. Khả năng sinh trởng và sản xuất của giống lợn Táp Ná Kết quả điều tra thực tiễn trong dân về một số tính trạng về tốc độ sinh trởng và khả năng sản xuất nh TKL và chất lợng thịt xẻ nh tỷ lệ nạc (TLN), tỷ lệ mỡ (TLM), tỷ lệ xơng, tỷ lệ da của giống lợn TN nuôi trong các nông hộ tại huyện Thông Nông và Công ty Giống và thức ăn chăn nuôi Cao Bằng đợc trình bày tại bảng 1 và hình 1. Bảng 1 . Khả năng sinh trởng và sản xuất của lợn Táp Ná nuôi trong nông hộ huyện Thông Nông Chỉ tiêu Số lợng lợn điều tra MeanSE sơ sinh/con (g) 183 ổ 591,0372,17 TKL (g/ngày) 328 con 369,6853,34 KL giết thịt 8 tháng tuổi (kg) 38 con 73,559,89 Tỷ lệ móc hàm (%) 38 con 79,125,19 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 38 con 65,035,68 Tỷ lệ nạc (%) 38 con 33,663,50 Tỷ lệ mỡ (%) 38 con 46,125,97 Tỷ lệ xơng (%) 38 con 9,620,91 Tỷ lệ da (%) 38 con 9,961,07 Kết quả điều tra trong các nông hộ cho thấy KL sơ sinh đạt 591,0372,17g. KL sơ sinh của giống TN cao hơn giống MC, song KL 8 tháng tuổi thấp hơn (Nguyễn Văn Đức, 1997), chỉ đạt 73,55kg. TKL của giống lợn TN nuôi trong nông hộ ở mức trung bình 369,6853,34g/ngày. Kết quả này tơng đơng nh các giống lợn nội (MC, Cỏ, Mẹo, ỉ) và thấp hơn tuy không rõ rệt so với lợn Mờng Khơng. Do tăng khối lợng thấp, lợn TN thờng đợc nuôi kéo dài đến 10-12 tháng tuổi mới giết thịt. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2004). . Phẩm chất thịt xẻ của giống lợn Táp Ná Phẩm chất thịt xẻ đợc đánh giá qua những chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ, tỷ lệ nạc, mỡ, xơng và da. Phẩm chất lợng thịt xẻ của giống lợn TN (Bảng 1) đạt mức trung bình của các giống lợn nội Việt Nam. Qua điều tra, thí nghiệm và mổ khảo sát cho thấy tỷ lệ móc hàm khá cao, đó là 79,125,19%; tỷ lệ thịt xẻ tơng đối cao, đó là 65,035,68%, cao hơn so với một số giống lợn nội ở nớc ta. Tỷ lệ thị nạc đạt 33,663,50%, tơng đơng giống lợn nội MC. Hầu hết, các kết quả này cao hơn kết quả điều tra ban đầu của Nguyễn Văn Đức (2002). Các thành phần khác nh xơng, da đều ở mức trung bình của lợn nội Việt Nam. Sở dĩ, lợn Táp Ná có TLN không cao so với các giống lợn nội khác có thể do chúng đợc nuôi với một thời gian dài nên khả năng tích mỡ cao và đặc biệt tỷ lệ tinh bột trong thức ăn cao nên lợn tích mỡ nhiều và khối lợng giết thịt tơng đối lớn so với một số giống lợn nội khác, có nơi giết thịt ở KL lên đến 90kg. nh giá về chất lợng thịt, chúng tôi thử nghiệm luộc thịt thăn và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt cho thấy thịt có mùi vị thơm, ngon, mềm tơng tự nh thịt lợn MC. Tỷ lệ xơng của giống lợn TN thấp hơn so với một số giống lợn nội ở nớc ta nh MC, Mờng Khơng. Tỷ lệ da của giống lợn TN cũng tơng tự nh một số giống lợn nội của các địa phơng khác trong nớc ta. Hình 2 . Thân thịt xẻ của lợn lai TNxMC và TNxMC nuôi trong nông hộ Hình 3. Thân thịt xẻ của lợn lai TN nuôi trong Công ty Giống 3.5. Khả năng chống chịu bệnh của giống lợn Táp Ná Khả năng chống chịu bệnh của giống lợn TN rất tốt. Theo kết quả điều tra tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chết rất thấp, chỉ chiếm 3-4%. Chính vì vậy, lợn TN vẫn tồn tại đợc tại vùng núi phía Bắc nớc ta, trong điều kiện gần nh hoang dã, mất vệ sinh, chăm sóc nuôi dỡng kém, tuy tốc độ tăng KL chậm. Đây là một đặc điểm quý của giống lợn TN cần đợc khai thác và phát triển ra sản xuất. Do khả năng chống chịu bệnh tật tốt, đặc biệt rất dễ nuôi trong điều kiện chăn nuôi khó khăn, đề tài đã thử nghiệm khai thác nguồn gen này thông qua con đờng lai tạo với lợn MC và bớc đầu thu đợc một số kết quả khả quan. Để xác định chính xác hơn về các chỉ tiêu về sinh trởng, phẩm chất thịt xẻ của giống lợn TN, đề tài đã tiến hành thí nghiệm nuôi vỗ béo, mổ khảo sát đàn lợn nuôi trong nông hộ và trong Công ty Giống Cao Bằng. Kết quả đợc trình bày ở bảng 2 và hình 2,3 Bảng 2 . Khả năng sinh trởng và sản xuất của lợn giống TN nuôi thí nghiệm vỗ béo Chỉ tiêu Số lợng lợn thí nghiệm MeanSE Nông hộ Công ty Nông hộ Công ty TKL (g/ngày) 6 con 8 con 405,2748,86 420,6246,38 KL giết thịt 8 tháng tuổi (kg) 2 con 2 con 72,549,09 73,508,84 Tỷ lệ móc hàm (%) 2 con 2 con 75,555,98 77,135,33 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 2 con 2 con 62,375,95 63,245,62 Tỷ lệ nạc (%) 2 con 2 con 38,774,28 39,903,91 Tỷ lệ mỡ (%) 2 con 2 con 39,484,91 38,424,78 Tỷ lệ xơng (%) 2 con 2 con 10,970,98 10,880,91 Tỷ lệ da (%) 2 con 2 con 11,111,23 10,800,98 Qua kết quả nuôi thí nghiệm tại nông hộ và Công ty Giống chăn nuôi Cao Bằng, mổ khảo sát cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu về TKL, phẩm chất thịt xẻ của đàn lợn nuôi trong Công ty Giống cao hơn đàn lợn nuôi trong dân. TKL ở Công ty Giống đạt cao hơn đàn lợn nuôi trong dân rõ rệt, 420,62+ 46,38g/ngày và 405,2748,86 và cao hơn rất rõ rệt so với kết quả điều tra nuôi trong nông hộ (369,6853,34g/ngày). Tỷ lệ móc hàm khá cao, đó là 77,135,33 và 75,555,98%. Tỷ lệ thịt xẻ tơng đối cao, đó là 63,245,62 và 62,375,95%, cao hơn so với một số giống lợn nội ở nớc ta. Tỷ lệ thịt nạc đạt 39,903,91 và 38,774,28%, cao hơn rất nhiều so với đàn lợn nuôi đại trà trong dân, (Xem hình 2 và 3). Nh vậy, kết quả này cao hơn kết quả điều tra trong nông hộ của Nguyễn Văn Đức (2002). Các thành phần khác nh xơng, da đều ở mức trung bình của lợn nội Việt Nam. 3.6. Khả năng sinh trởng của tổ hợp lợn lai giữa Táp Ná với Móng Cái Kết quả nghiên cứu bớc đầu về khả năng sinh trởng của lợn lai TNxMC nuôi tại Công ty Giống và thức ăn chăn nuôi Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng đợc trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Khả năng sinh trởng của lợn lai TNxMC Chỉ tiêu Số lợn thí nghiệm vỗ béo MeanSE KL bắt đầu vỗ béo: 3 tháng tuổi (kg) 32 con 15,060,19 KL kết thúc vỗ béo: 7 tháng tuổi (kg) 32 con 74,6710,06 TKL (g/ngày) 32 con 496,7550,22 Khối lợng sơ sinh và 8 tháng tuổi của lợn lai TNxMC nuôi trong nông hộ là 0,68 kg và 81,6410,34 kg. Nh vậy, với phơng thức nuôi trong nông hộ, KL sơ sinh của tổ hợp lai TNxMC cao hơn giống MC, nhng KL lúc đạt 8 tháng tuổi tơng tự giống MC nuôi trong trang trại (Nguyễn Văn Đức, 1997). Khả năng sinh trởng của lợn lai TNxMC ở mức trung bình cao so với các nhóm lợn lai NộixNội của Việt Nam. Tại thí nghiệm vỗ béo lợn lai TNxMC ở Công ty Giống cho thấy: KL lợn bắt đầu vào vỗ béo là 15,060,19kg và 7 tháng tuổi đạt 74,6710,06kg. Nh vậy, khả năng TKL của lợn lai TNxMC nuôi trong Công ty đạt mức cao của lợn nội lai, đó là 496,7550,22g/ngày. Kết quả này cao hơn các giống lợn nội MC, Cỏ, Mẹo, ỉ và gần tơng đơng với lợn Mờng Khơng. Rõ ràng, sử dụng lợn TNxMC để khai thác thịt trong vùng sinh thái miền núi Đông Bắc Bộ là có triển vọng tốt. Phẩm chất thịt xẻ và chất lợng thịt của tổ hợp lai giữa giống TN với MC sẽ đợc khảo sát trong thời gian tới. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Lợn TN có màu đen, trừ 6 điểm màu trắng: trán, 4 cẳng chân và mút đuôi, chân cao, khoẻ, lng thẳng, bụng không xệ, tai rủ xuống, thờng có 8-10 vú, đẻ không nhiều con (6-9 con/lứa), lớn chậm (369,68g/ngày), TLN thấp (33,66%) tơng đơng so với trung bình lợn nội nớc ta. Song, giống lợn TN thích ứng rất tốt với mọi điều kiện sống: rất dễ nuôi, phàm ăn và hầu nh không bị bệnh tật mặc dầu điều kiện nuôi rất mất vệ sinh và chăm sóc kém. Do đó, cấp bách cần xây dựng đợc đàn lợn giống TN hạt nhân để tạo nguồn nguyên liệu di truyền cho công tác nhân thuần giữ giống và tạo các THL thơng phẩm phục vụ cho tỉnh Cao Bằng và vùng lân cận. uôi thí nghiệm tại các nông hộ và Công ty Giống và thức ăn chăn nuôi Cao Bằng cho thấy phẩm chất thịt xẻ giống Táp Ná đạt trung bình cao: tỷ lệ móc hàm đạt 75,55-77,13g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 62,37-63,24 và tỷ lệ nạc đạt 38,77- 39,90%. Lợn lai TNxMC có khả năng TKL tơng đối cao (496,75g/ngày), có thể sử dụng khai thác thịt ở vùng trung du miền núi tỉnh Cao Bằng. . Đề nghị Nên tiếp tục nghiên cứu chọn lọc nâng cao chất lợng giống. Thử nghiệm nguyên liệu di truyền giống Táp Ná tạo các tổ hợp lai để khai thác thịt cho các vùng trung du và miền núi. Tài liệu tham khảo Nguyễn Văn Đức, 1997. Đặc Điểm Di Truyền Của Lợn Nội, Ngoại và Con Lai Của Chúng Nuôi Tại Việt Nam . ĐHTH New England, Australia (1992-1997). 2. Nguyễn Văn Đức, 1999. Đặc điểm di truyền một số tính trạng sinh học của 3 giống lợn nội phổ biến ở nớc ta. TT KHKT Chăn Nuôi. Số 3: 10-14. 3. Nguyễn Văn Đức, 2001 Phơng pháp xác định tỷ lệ nạc thông qua dày mỡ lng của MC, LR, LW và F 1 (PixMC). Tạp chí Nông Nghiệp & CNTP, Số 6: 384-388. 4. Nguyễn Văn Đức, 2002. Kết quả điều tra về giống lợn Táp Ná nuôi tại Thông Nông - Cao Bằng. TT KHKTCN. Số 4: 7-11. 5. Duc N.V, Ha N.V and Tuyen G.H, 2000. Mong Cai - The most popular local pig breed in Vietnam. Philippines, ITCPH, 12: 2-7. 6. Nguyễn Văn Đức, G.H. Tuyến và Đ.C. Tuân, 2004. Một số đặc điểm cơ bản của lợn Táp Ná. TT KHKT Chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi. Số 2: 1-16. 7. SAS, 1993. Sách hớng dẫn sử dụng Hệ thống Phân tích Thống kê. Học viện SAS, Hoa Kì [Users Guide, Version 6, fourth edition, SAS Institute Inc., NC. USA]. 8. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên, 1999. Sức sinh sản cao của lợn MC nuôi tại NT thành Tô". Tạp chí Chăn Nuôi, Số 4: 16-17. . trong Công ty Giống 3.5. Khả năng chống chịu bệnh của giống lợn Táp Ná Khả năng chống chịu bệnh của giống lợn TN rất tốt. Theo kết quả điều tra tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng cho thấy tỷ. thịt thăn và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt cho thấy thịt có mùi vị thơm, ngon, mềm tơng tự nh thịt lợn MC. Tỷ lệ xơng của giống lợn TN thấp hơn so với một số giống lợn nội ở nớc ta. của giống lợn TN cũng tơng tự nh một số giống lợn nội của các địa phơng khác trong nớc ta. Hình 2 . Thân thịt xẻ của lợn lai TNxMC và TNxMC nuôi trong nông hộ Hình 3. Thân thịt xẻ của lợn

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN