NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sinh sản của gà mái lai 7 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ MÁI LAI F1 (H ’ MÔNG - AI CẬP) VÀ F1 (AI CẬP –H ’ MÔNG) Nguyễn Viết Thái 1 , Phạm Công Thiếu 2 , Hoàng Văn Tiệu 2 và Lương Thị Hồng 2 1 Đoàn quy hoạch và thiết kế Thanh Hóa; 2 Viện Chăn Nuôi Tác giả liên hệ: Nguyễn Viết Thái, Đoàn quy hoạch và thiết kế Thanh Hóa ĐT: 0912071939. Email: nguyenvietthaith@gmail.com ABSTRACT Reproductive performance of F1 (H ’ Mong - Egyptian) and crosses between ♂ Egyptian and F1 EH (♂Egyptian x ♀ H’mông) laying Hens. H’mong chicken, are bred extensively by H’mong people and others in Northern highland provinces, has black skin, meat and bone. However, egg production of H’mong chicken was still low. To improve the reproduction of H’mong chicken, crosses between ♂ Egyptian and F1 EH (♂Egyptian x ♀ H’mông) was created. It was revealed that fertility rate, hatchability, FCR of F1 EH (♂Egyptian x ♀ H’mông) hens were improved, while skin, meat and bone of hens was still black. Interestingly, laying rate, egg production/hen/60 weeks of age, FCR of crossbred laying hens between ♂ Egyptian and F1 EH (♂Egyptian x ♀ H’mông) were 42.98 %;120,36, 2.35 kg of feed/10 eggs, respectively. Compared to H’mong laying hens, egg production/hen/60 weeks of age, laying rate, amount of chicken meat produced/one laying hen and number of the first grade one day chicken with the black meat of crossbred laying hens between ♂ Egyptian and F1 EH (♂Egyptian x ♀ H’mông) were increased by 35.37 eggs, 12.63 %, 31.33 kg and 28.94 chicks, respectively. Consequently, FCR for ten eggs of crossbred laying hens between ♂ Egyptian and F1 EH (♂Egyptian x ♀ H’mông) was decreased by 31.68% when compared to that of H’mong laying hens. Key words: EH chickens, H’mong cross-bred, black chicken, body weight, FCR. ĐẶT VẤN ĐỀ Gà H’mông thuộc nhóm gà da đen, thịt đen, xương đen được đồng bào H’mông nuôi chăn thả quảng canh. Xương thịt của nó có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe, không những thế giống gà này còn nổi tiếng bởi lượng mỡ rất ít, thịt dai chắc, thơm ngon phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam. Song giống gà này mới chỉ được nuôi ở vùng núi cao phía Bắc với số lượng không nhiều và đang có nguy cơ bị lai tạp và mất dần. Từ năm 1999 đề án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi Việt Nam và dự án Bảo tồn các giống vật nuôi có gen quý hiếm (năm 2000 – 2001) đã đưa giống gà này vào Bảo tồn và nuôi thử nghiệm tại Sơn La, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà H’mông trưởng thành có hình dáng cân đối, vững chắc, tầm vóc trung bình, dáng nhanh nhẹn, chân cao màu đen (màu chì), màu sắc lông đa dạng, màu da đen thịt đen chiếm khoảng 90% còn lại là màu da trắng thịt trắng. Sức kháng bệnh cao, khả năng sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà H’mông khó phát triển thành sản phẩm hàng hóa đặc sản. Gà Ai cập là giống gà kiêm dụng trứng - thịt thả vườn, có hình dáng thanh nhẹ, da thịt trắng, chân cao màu chì, lông màu hoa mơ đen trắng, mào cờ, mào, tích đỏ tươi, gà được nhập vào nước ta tháng 4 năm 1997 và đã nuôi thích nghi qua nhiều năm. Gà Ai cập có sức chống chịu bệnh tật tốt, chất lượng thịt và trứng thơm ngon, khả năng sinh sản tốt. Để kết hợp được ưu điểm của 2 giống gà trên tạo ra sản phẩm hàng hóa gà da đen, thịt đen, xương đen có năng suất và chất lượng chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà mái lai HA và AH”. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: gà H’mông thuần, gà Ai cập và tổ hợp lai (♂ Ai cập x ♀ H’mông) (gà AH) và (♂ H’mông x ♀ Ai cập) (gà HA). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 8 Nội dung nghiên cứu: Đánh giá khả năng sinh sản của gà mái H’mông (HM), Ai cập (AC) và gà mái lai F1 (HM x AC) (HA) và (AC x HM) (AH). Xác định được công thức lai có giá trị sản xuất hàng hóa, hiệu quả kinh tế. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viên chăn nuôi và theo dõi khả năng sản xuất của gà mái lai sinh sản tại nông hộ ở Hà Nội, Vĩnh Phúc. Thời gian nghiên cứu: Từ 16/4/2006 đến 10/6/2007 Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh gồm 4 lô thí nghiệm (4 nhóm gà: HM, AC, HA, AH) theo sơ đồ bố trí thí nghiệm ở Bảng 1. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đàn gà bố mẹ sinh sản Diễn giải Gà HM Gà AC Gà HA Gà AH Tổng số lần lặp lại 4 4 4 4 Số gà mái theo dõi đầu kỳ (con) 560 560 560 560 Số gà mái vào đẻ (con) 415 415 415 415 Thời gian thí nghiệm (tuần) 60 60 60 60 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: gà được nuôi trong nền đệm lót bằng trấu, có sân chơi, điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh theo quy trình chăn nuôi gà H’mông sinh sản áp dụng cho tất cả các lô thí nghiệm. Sử dụng gà trống H’mông thuần cho tất cả các lô với tỷ lệ ghép trống/mái: 1/10 Các chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng cơ thể gà lúc 20 tuần tuổi và 38 tuần tuổi, tuổi thành thục, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng/mái, khối lượng trứng, TTTĂ/10 trứng, tỷ lệ hao hụt đàn và chỉ tiêu ấp nở. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình + sai số chuẩn SE. Student-T-Test sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P<0,05 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Năng suất sinh sản của gà bố mẹ Kết quả tại Bảng 2 cho thấy tuổi đẻ đạt 5% ở gà Ai cập thuần là muộn nhất (161 ngày) giữa gà H’mông và AH là tương đương nhau (154 ngày) và sớm nhất là gà HA (147 ngày). Tuổi đẻ đạt 30 % và đỉnh cao gà HA, AH và gà H’mông gần tương đương nhau. Gà Ai cập đẻ muộn hơn nhưng lên nhanh và đạt 30 % lúc 26 tuần (182 ngày tuổi) bằng gà H’mông và AH, đạt đỉnh cao lúc 231 ngày tuổi (33 tuần tuổi). Điều này cho thấy, tuổi thành thục của gà H’mông và gà mái lai (HA, AH) sớm hơn so với gà Ai cập. Tỷ lệ đẻ trung bình cả giai đoạn 21 – 60 tuần tuổi của gà H’mông là thấp nhất (30,35%), tiếp đến là gà HA (40,81%) và gà AH (42,98%), cao nhất là gà Ai cập (60,11%). Do vậy năng suất trứng cũng có sự chênh lệch tương tự cao nhất ở gà Ai cập 168,33 quả/mái và thấp nhất ở gà H’mông 84,99 quả/mái. Gà mái lai HA, AH có mức trung gian (114,28 – 120,36 quả/mái). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). TTTĂ/10trứng thấp nhất ở gà Ai cập (2,19kg) và cao nhất ở gà H’mông (3,44kg), gà lai F1 (HA, AH) có mức TTTĂ/10trứng ở mức trung gian (2,35 – 2,48kg), cao hơn gà Ai cập nhưng thấp hơn gà H’mông và thấp hơn trung bình bố mẹ, Vì thế ưu thế lai về tính trạng này là âm (- 11,9 - 16,51%). NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sinh sản của gà mái lai 9 Khối lượng trứng tuần 37 – 38 giữa gà Ai cập, HA, AH đạt tương đương nhau và thấp nhất là gà H’mông (43,73g). Khối lượng gà mái 20 tuần tuổi là tương đương nhau, lúc trưởng thành 38 tuần tuổi ở gà H’mông thấp hơn so với gà Ai cập và gà lai F1 (HA, AH) (1469,5 với 1567,7g; 1568,7g và 1538,65g) (p<0,05). Bảng 2. Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản gà lai bố mẹ Chỉ tiêu ĐVT Gà HM Gà AC Gà HA Gà AH Tuổi đẻ 5% Ngày 154 161 147 154 Tuổi đẻ 30% Ngày 182 182 175 182 Tuổi đẻ đỉnh cao Ngày 210 231 203 217 Tỷ lệ đẻ trung bình % 30,35 a 60,11 b 40,81 c 42,98 d NS trứng/mái/40 tuần đẻ Quả 84,99 a 168,35 b 114,28 c 120,36 d TTTĂ/10 trứng kg 3,44 2,19 2,48 2,35 KL gà mái tuần 20 g 1276,30 a 1303,30 ab 1326,30 b 1317,40 b KL gà mái tuần 38 g 1469,50 1567,70 1568,70 1535,68 KL trứng tuần 37-38 g 43,73 46,75 48,13 46,57 Tỷ lệ trứng giống % 91,85 94,03 94,24 94,12 ƯTL về năng suất trứng % - 9,77 - 4,97 ƯTL về TTTĂ/10 trứng % - 11,90 - 16,51 Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Kết quả ở Bảng 3 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi ở các công thức đều cao và đạt từ 94,54 – 97,87%. Tỷ lệ nở gà loại 1/trứng ấp giữa gà Ai cập, HA, AH là tương đương nhau ( 84,09%, 85,31% và 84,11%), thấp nhất ở gà H’Mông (77,36%). Ưu thế lai về tỷ lệ phôi ở gà HA và AH so với trung bình bố mẹ là 1,35 đến 2,20% và ưu thế lai về tỷ lệ nở là 4,20 – 5,68%. Tỷ lệ gà đen/ tổng gà nở ra ở gà H’Mông đạt cao nhất 89,58%, giữa gà HA và AH đạt tương đương nhau (84,39 - 85,04%). Số gà đen thương phẩm/ mái đạt cao nhất ở gà AH (81,03 con) tiếp đến gà HA (77,53 con) và thấp nhất ở gà H’Mông (54,09 con). Như vậy sử dụng gà mái lai HA, AH vào lai tiếp với gà trống H’mông đã nâng được tỷ lệ gà con giống thịt đen lên gần bằng với gà H’mông thuần. Nhưng khi tính chung tỷ lệ gà đen nở/tổng trứng ấp thì ở gà lai HA và AH đạt cao hơn gà H’mông (do tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của gà mái lai HA, AH cao) có ưu thế lai trội về tỷ lệ phôi (1,35 – 2,2%) và tỷ lệ nở là (4,2 – 5,68%). Kết quả trên tương tự kết quả nghiên cứu trên gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương của Vũ Quang Ninh (2002) cho biết tỷ lệ phôi đạt 94,1 – 94,77%, tỷ lệ nở 77,58 – 83,25% và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006) trên gà Thái Hòa Trung Quốc lai với gà Ai cập có tỷ lệ phôi 92,77 – 93,93%, tỷ lệ nở gà loại 1 (84,99 – 88,94%). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 10 Bảng 3. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của gà thí nghiệm Chỉ tiêu ĐVT Gà HM Gà AC Gà HA Gà AH Tổng số trứng thu được Quả 35270 69857 47426 49949 Tổng số trứng đưa vào ấp Quả 32396 65686 44694 47012 Tỷ lệ trứng giống % 91,85 94,03 94,24 94,12 Số trứng có phôi Quả 30627 63709 43742 45630 Tỷ lệ trứng có phôi % 94,54 96,99 97,87 97,06 Ưu thế lai về tỷ lệ phôi % - - +2,20 +1,35 Số gà loại 1 nở ra Con 25061 55235 31128 39542 Tỷ lệ nở gà loại 1/ trứng ấp % 77,36 84,09 85,31 84,11 Ưu thế lai về tỷ lệ nở % - - +5,68 +4,20 Số gà da đen loại 1 Con 22450 - 32176 33626 Tỷ lệ gà đen/ tổng gà nở % 89,58 - 84,39 85,04 Tỷ lệ nở gà đen/ trứng ấp % 69,30 - 71,93 71,52 Số gà đen loại 1/ mái con 54,09 - 77,53 81,03 Khả năng sản xuất thịt của một mái mẹ Bảng 4. Năng suất thịt của một gà mái mẹ Chỉ tiêu ĐVT Gà HM Gà HA Gà AH Số gà đen loại 1/mái mẹ Con 54,09 77,53 81,03 Tỷ lệ nuôi sống đến 84 ngày tuổi % 93,67 93,33 94,33 KL bình quân gà thịt 84 ngày tuổi g 1142,09 1156,03 1167,05 KL thịt hơi sản xuất ra/mái kg 57,86 83,65 89,19 NS thịt tăng so với gà H’mông kg - 25,79 31,33 Kết quả tại Bảng 4 cho thấy gà mái lai F1 (HA, AH) có năng suất thịt/mái mẹ đạt cao hơn gà H’mông thuần (83,65 và 89,19 kg) so với 57,86kg. Gà mái lai AH cho năng suất thịt cao nhất 89,19kg/mái mẹ, chênh lệch so với gà H’mông là 31,33kg và tăng hơn so với gà mái lai HA là 5,54kg/mái mẹ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006) trên gà Thái Hòa x Ai cập, năng suất thịt của gà mái lai tăng so với gà Ác Thái Hòa (10,75 – 34,05kg) trên một mái mẹ, Lương Thị Hồng, (2005) cho biết gà (trống H’mông x mái Ai cập) cho năng suất thịt tăng so với gà H’mông thuần 20,86 kg, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2010) cũng khẳng định điều này. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Gà lai F1 (♂ Ai cập x ♀ H’mông) (AH) mang đặc điểm di truyền da đen, thịt đen, xương đen của gà H’mông và cải thiện được các tính trạng năng suất trứng. Tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở và tiêu tốn TĂ/10 trứng tốt hơn so với gà H’mông. Sử dụng gà mái lai F1 (AH) lai với trống H’mông NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sinh sản của gà mái lai 11 nuôi sinh sản để sản xuất ra gà đen thương phẩm cho năng suất sinh sản đạt cao nhất. Tỷ lệ đẻ 42,98%, năng suất trứng/mái/60 tuần tuổi (120,36 quả), cao hơn gà H’mông 35,37 quả tương ứng tỷ lệ đẻ tăng 12,63%. Số gà con thịt đen loại 1/mái (81,03 con) cao hơn gà H’mông thuần 28,94 con. Tiêu tốn TĂ/10 trứng (2,35 kg) thấp hơn gà H’mông 31,68%, năng suất thịt/mái mẹ đạt 89,19 kg cao hơn gà H’mông 31,33 kg. Đề nghị Cho phép sử dụng gà mái lai F1 (trống Ai cập x mái H’mông) làm mái nền để sản xuất gà đen thương phẩm cung cấp cho phát triển chăn nuôi gà đen đặc sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Quang Ninh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 81 – 83. Lương Thị Hồng (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr 65 – 76. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Lê Tiến Dũng, Trần Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Mười, Đào Thị Loan (2010), Khả năng sản xuất của gà lai TP12, TP21 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống TP4 với gà mái TP12, TP21, Báo cáo khoa học năm 2009, Phần di truyền giống vật nuôi, Viện chăn nuôi, Hà Nội, tháng 11/2010, tr 206 – 209 . Người phản biện: PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn; TS.Hồ Lam Sơn . – Khả năng sinh sản của gà mái lai 7 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ MÁI LAI F1 (H ’ MÔNG - AI CẬP) VÀ F1 (AI CẬP –H ’ MÔNG) Nguyễn Viết Thái 1 , Phạm Công Thiếu 2 , Hoàng Văn Tiệu 2 và. lệ nở và tiêu tốn TĂ/10 trứng tốt hơn so với gà H’mông. Sử dụng gà mái lai F1 (AH) lai với trống H’mông NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sinh sản của gà mái lai 11 nuôi sinh sản để sản xuất. Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 8 Nội dung nghiên cứu: Đánh giá khả năng sinh sản của gà mái H’mông (HM), Ai cập (AC) và gà mái lai F1 (HM x AC) (HA) và (AC x HM) (AH).