1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

biện pháp phát triển độ ngũ giảng viên

125 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 839 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu chiến lược phát triển của nước ta đến năm 2020 là đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát tư tưởng. Chỉ Thị 40/CT-TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã nêu rõ: Chỉ thị đã xác định rõ: "Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khi bàn về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Vì vậy giáo dục, đào tạo đã được coi là quốc sách, hành đầu, một trong những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, một điều kiện cần thiết để phát huy nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững. Trường Cán bộ Thanh tra là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức ngành thanh tra thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Trường Cán bộ Thanh tra có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp; Bồi 1 dưỡng, cập nhật kiến thức về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thời gian qua với sự chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường và sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được nhiều cán bộ thanh tra, bước đầu đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của ngành. Qua đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành thanh tra, từng bước nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Song, với yêu cầu đòi hỏi ngày một càng cao đối với cán bộ của ngành như: phải có trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ nhất định để thực hiện nhiệm vụ, vì đối tượng Thanh tra , giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng ngày càng đa dạng, phức tạp và một số đối tượng vi phạm có trình độ hiểu biết pháp luật. Như vậy nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức ngành thanh tra là rất cấp bách, trong khi đó đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra tuy những năm gần đây đã có những bước phát triển, song vẫn còn những bất cập về số lượng, cơ cấu, chất lượng, để thực hiện nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu hiện tại và xu thế phát triển của ngành. Giảng viên trường cán bộ thanh tra có đặc thù của ngành, khác với giảng viên ở các trường đó là: ngoài những kiến thức lý thuyết đã học được ở các trường Đại học, Học viện thì giảng viên trường Cán bộ Thanh tra phải có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Mặt khác, thời gian sắp tới Thanh tra Chính phủ giao cho Trường Cán bộ Thanh tra thêm một số nhiệm vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng như: đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cán bộ tiếp công dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo, cán bộ quản lý cấp phòng; Bồi dưỡng giáo viên dạy nội dung phòng chống tham nhũng theo Đề án “Đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường” của Thanh tra Chính phủ; đào tạo, bồi dưỡng học viên cho các nước bạn Lào, Campuchia trong khuôn khổ hợp tác Quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng của Thanh tra Chính phủ. 2 Hơn nữa, Trường Cán bộ Thanh tra đang trong giai đoạn xây dựng Đề án nâng cấp trường lên Học viện Thanh tra, Đề án đã được Bộ Tư pháp, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và nhất trí đang trong giai đoạn chờ Chính phủ phê duyệt ra quyết định thành lập. Với thực tế như vậy, việc nghiên cứu biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên là một khâu đột phá, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, bất cập, đồng thời đưa ra những biện pháp mang tính thực tế, khả thi để củng cố, phát triển đội ngũ giảng viên của trường đáp ứng yêu cầu của ngành thanh tra. Với lý do kể trên, tác giả chọn đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp Trường lên Học viện Thanh tra” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Thanh tra trước yêu cầu nâng cấp trường lên thành Học viện Thanh tra. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra nhằm nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra. 4. Giả thuyết khoa học Việc phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra trong giai đoạn hiện nay đã đạt được một số kết quả nhất định, song cũng còn nhiều bất cập. Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra phù hợp với thực tiễn thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra đáp ứng yêu cầu nâng cấp lên thành Học viện Thanh tra. 3 5.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Thanh tra. 5.3 Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra. 6. Phạm vi nghiên cứu Với thời gian và khả năng có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Thanh tra nhằm nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tư liệu về đường lối, chính sách về chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, về lý luận quản lý giáo dục để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận, tổng kết kinh nghiệm, phân tích thực tiễn hoạt động của Ngành, của Trường Cán bộ Thanh tra. 7.3 Phương pháp hỗ trợ khác Sử dụng thống kê xử lý kết quả khảo sát nhằm rút ra các kết luận khoa học khái quát cho đề tài. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc trong ba chương Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên. Chương2. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra. Chương 3. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VI ÊN 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong những thập niên gần đây, sự phát triển giáo dục đào tạo ở các nước trên thế giới đã và đang có những biến đổi sâu sắc về quy mô, cơ cấu, mục tiêu, cơ chế quản lý với xu hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Giáo dục đào tạo có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, nhất là trong sự cạnh tranh kinh tế trong xu hướng toàn cầu hoá. Đặc biệt phải kể đến các nước Malaixia, Hàn quốc, Nhật bản, Trung Quốc, Mỹ trong cuộc cải cách giáo dục đã rất chú trọng đến phát huy thế mạnh nguồn nhân lực và tiềm năng để tập trung phát triển. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Để tận dụng được cơ hội, vượt qua được thác thức và cạnh tranh thì nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế, đủ sức để đưa nền kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ Việt Nam phát triển là một nhu cầu cấp thiết. Để thực hiện chiến lược phát trển đất nước nhất là trong thời đại kinh tế tri thức, Việt Nam cần có nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế thành công. Để làm được điều đó, trước hết cần có đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chất lượng cao đảm bảo đủ về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2020 đề ra mục tiêu “Đến 2020 giáo dục đại học Việt Nam phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN”. Trong bài phát biểu tại Hội đồng Quốc gia Giáo dục, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo: 5 phải chọn hướng đi thích hợp, trước mắt là cần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên Để phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thì trước tiên phải chú trọng đến phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo về trình độ, năng lực, cơ cấu, số lượng. Đã có nhiều công trình trong nước và trên thế giới nghiªn cứu về biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên, các tác giả đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển đội ngũ giảng viên của các trường Cao đẳng, Đại học, Học viện. Các Đề tài Thạc sỹ phải kể đến đó là “Biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường lên Đại học Công nghệ Giao thông vận tải” của tác giả Vũ Thị Kiều Trang. Đề tại Thạc sỹ “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây nguyên trong giai đoạn mới” của tác giả Từ Bá Thông. Trong luận văn đã nêu lên “Muốn phát triển giáo dục vấn đề then chốt là phải phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn” Luận văn Thạc sỹ “Phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp y tế đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành Trường Cao đẳng y tế Nam định” của tác giả Phạm Minh Hiệu đã chỉ ra một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cấp trường từ Trường Trung cấp nên thành Cao đẳng Y tế như: Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giảng viên; Thực hiện nghiêm túc hiệu quả quy trình tuyển chọn; Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên; Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên… Song, những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên từ trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành Học viện của Ngành thì chưa có đề tài nào được nghiên cứu, mặc dù mô hình, quy mô thành lập các học viện của ngành đã bắt đầu phát triển như: Học viện Xây dựng và quản lý đô thị, Học viện Thanh thiếu niên, Học viện Phụ nữ… Đây là một mô hình mới, mô hình Học viện trực thuộc Bộ, Ngành được mở ra đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Bộ, Ngành và hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ngành, nhằm nâng cao năng lực cán bộ nói 6 chung, cán bộ cho Ngành, lĩnh vực nói riêng đáp ứng mục tiêu, công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, tác giả đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp có tính chất khả thi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp Trường Cán bộ Thanh tra lên thành Học viện của Ngành Thanh tra, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thanh tra trên cả nước. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Giảng viên Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì: “giảng viên là người giảng dạy ở đại học hay lớp huấn luyện cán bộ”. Theo Luật Giáo dục 2009, giảng viên bao gồm các nhà sư phạm được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giảng viên cao cấp và giáo sư trong biên chế sự nghiệp của cơ sở đào tạo đại học - cao đẳng công lập hoặc trong danh sách làm việc toàn thời gian của cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ngoài công lập. Giảng viên cơ hữu: là giảng viên thuộc biên chế chính thức của nhà trường. Giảng viên thỉnh giảng: giảng viên thỉnh giảng gồm có giảng viên ở các trường đại học, học viện thỉnh giảng tại trường và giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện Khoa học Thanh tra. Theo quy định tại Điều 74 của Luật Giáo dục và Điều 31 của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục “Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến giảng dạy. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng”. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ như quy định đối với giáo viên cơ hữu. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác. 7 * Nhiệm vụ của giảng viên Ngoài việc phải thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục, giảng viên có những nhiệm vụ sau: Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục đại học gồm các trình độ: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật; Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của giảng viên; Tham gia các hoạt động xã hội theo trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. * Nội dung của các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của giảng viên: Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình của chuyên ngành đào tạo, hiểu thấu đáo vị trí và yêu cầu của môn học được phân công giảng dạy; tìm hiểu trình độ, khả năng, kiến thức và hiểu biết của người học; Xây dựng kế hoạch dạy học, viết đề cương môn học, xác định nội dung bài giảng và thiết kế các học liệu cần thiết phục vụ cho bài giảng, phụ đạo và hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống; Ra đề và chấm bài kiểm tra, bài thi để đánh giá kết quả học tập của sinh viên; ra đề và chấm thi kết thúc học phần, thi cuối khoá, thi tốt nghiệp; Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh viết báo cáo thu hoạch chuyền đề sau đại học; luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của các giảng viên khác; Thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên; giúp họ biết phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện. Tổ chức phong trào và 8 hướng dẫn sinh viên tự giác thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ chính của nhà trường; Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, cải tiến nội dung chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học; Biên soạn giáo trình, sách, chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; Tham gia thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ cho giảng dạy và học tập. Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học; thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo với chất lượng, hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. * Nội dung của nhiệm vụ chuyển giảng công nghệ của giảng viên: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm ở các cấp; Nghiên cứu để phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo; Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học; Viết chuyên đề tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp ở trong và ngoài nước; Tổ chức và tham gia các buổi xêmina của khoa, bộ môn; hướng dẫn học viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; Ký kết và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giảng kỹ thuật và công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong và cũng như ngoài cơ sở giáo dục đại học phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội; Tư vấn về chuyển giảng công nghệ. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ; Tham dự các cuộc thi sáng tạo về khoa học, sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, các hoạt động khoa học và công nghệ khác; Phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống. 9 * Nội dung của nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học của giảng viên: Tham gia công tác tuyển sinh hàng năm của nhà trường; Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; Đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học cũng như chất lượng chính trị, tư tưởng của học viên. Tham gia các công tác kiêm nhiệm như: chủ nhiệm lớp, chuyên môn và đào tạo, công tác Đảng, đoàn thể, công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban, … thuộc cơ sở giáo dục và tham gia các công tác quản lý khoa học, công tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu. * Nội dung của nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của giảng viên: Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ đào tạo để được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo đang đảm nhiệm; Học tập, bồi dưỡng để được cấp bằng, chứng chỉ về lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục; Học tập, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất nhân cách của mình theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên và theo chương trình quy định cho từng đối tượng khi nâng ngạch, bổ nhiệm các chức danh của giảng viên; Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học và khả năng hội nhập quốc tế; Học tập, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới và nâng cao sự hiểu biết mọi mặt. Nội dung của nhiệm vụ tham gia các hoạt động xã hội của giảng viên là thực hiện các công tác chung của xã hội theo nghĩa vụ của một công dân như: làm nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ môi trường, hoạt động văn hoá, bảo vệ trật tự, trị an ở địa phương, phòng, chống tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh. 10 [...]... giảng viên ngành Thanh tra nói riêng Phát triển đội ngũ giảng viên trước hết phải tạo ra một đội ngũ (một tổ chức) các nhà giáo, từ đó phát triển đội ngũ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính Phát triển đội ngũ giảng viên là làm cho số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên vận động theo hướng đi lên trong mối hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống - đội ngũ giảng viên. .. lý việc phát triển đội ngũ giảng viên 1) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo ba tiêu chí: số lượng đủ theo yêu cầu phát triển của tổ chức, chất lượng nhân cách xét theo năng lực và trình độ, phẩm chất của giảng viên và cơ cấu đội ngũ theo cơ cấu ngành nghề, tuổi tác; 2) Tuyển dụng giảng viên; 3) Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên; 4) Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giảng viên; 5)... người giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ 1.5 Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giảng viên 1.5.1.Quản lý công tác tuyển dụng giảng viên Nhà trường quản lý công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên hiện nay phải đảm bảo đầy đủ các mặt đó là: về số lượng đội ngũ giảng viên, về cơ cấu đội ngũ giảng viên và về chất lượng đội ngũ giảng. .. giảng viên a)Số lượng đội ngũ giảng viên Số lượng đội ngũ giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của đội ngũ giảng viên tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường Số lượng đội ngũ giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường Số lượng đội ngũ giảng viên của mỗi trường phụ thuộc vào quy mô phát triển của nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động... sức mạnh của tập thể đội ngũ 1.4.2 Chế độ chính sách đối với giảng viên Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên ĐH & CĐ đòi hỏi phải có những chế độ chính sách hợp lý, tạo ra động lực phát triển, trong đó bồi dưỡng là một bộ phận cấu thành quan trọng của công tác phát triển đội ngũ, giúp người giảng viên cập nhật kiến thức và kỹ năng mới Để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ, việc đào tạo, bồi... của việc phát triển đội ngũ giảng viên là hiệu trưởng thực hiện những tác động nâng cao trình độ và động cơ làm việc của các giảng viên Nó bao hàm việc xác định các yêu cầu về năng lực, động cơ lao động cần có để so sánh với năng lực, động cơ lao động thực tế của giảng viên Các nội dung cụ thể trong hoạt động này là hiệu trưởng chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên một... việc phát triển đội ngũ giảng viên Trên cơ sở đó, hiệu trưởng tiến hành tạo lập được các phương án, điều kiện cần thiết cho việc phát triển đội ngũ giảng viên, huy động sức mạnh tổng hợp của nhân lực vật lực, trí lực, tài lực cần thiết cho việc học tập, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp cụ dạy nghề cho đội ngũ giảng viên toàn trường * Các yếu tố của công tác quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên. .. hẹp, đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo, những người làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng, bồi dưỡng cán bộ Theo quyết định số 538/TCCP-TC ngày 19/12/1995 của Ban TCCB Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) đội ngũ giảng viên được xếp ở 3 ngạch: giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp 1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giảng viên Theo từ điển tiếng Việt "Phát triển" ... trường c) Chất lượng đội ngũ giảng viên 1- Về phẩm chất Phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ này Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giảng viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội Trên... các biện pháp quản lý trong nhà trường là cách thức để người quản lý tiến hành tác động vào đội ngũ giảng viên nhằm đạt được mục tiêu mà nhà trường đề ra Thực chất của việc quản lý đội ngũ giảng viên là hiệu trưởng thực hiện các tác động chỉ đạo cho đội ngũ giảng viên biết thực hiện đúng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của mình Mục tiêu của hoạt động quản lý đội ngũ giảng viên là hiệu trưởng biết huy động . và định chế của mình để huy 13 động và quản lý các ngu n lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ". Nét đặc trưng của phát triển. đổi thông tin thành hành động cũng như nghệ thuật khiến người khác phải làm việc và điều hoà ngu n tài nguyên về tiền, của, con người để đạt được mục đích nhất định. Hoạt động quản lý bao giờ cũng. trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, một điều kiện cần thiết để phát huy ngu n nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững. Trường

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w