1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đổi mới phương pháp giảng dạy: Bài40 – Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41 Nhiên liệu.

25 727 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Trong nhà trường phổ thông: môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, một môn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng. Nó gắn liền với các thí nghiệm. Nó có tiềm năng phát triển các phẩm chất đạo đức. Cho nên mục đích dạy học môn Hóa Học được đặt ra là: Làm cho học sinh nắm vững kiến thức và có kỹ năng thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; Làm cho học sinh phát triển năng lực trí tuệ; Hình thành cho học sinh các phẩm chất tốt đẹp. Trước đây trong giảng dạy môn hoá học, người giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết giảng truyền thống có xu hướng lấy giáo viên là trung tâm, truyền đạt thông tin một chiều, thông báo kiến thức có sẵn, dễ dẫn đến sự thụ động của học sinh trong quá trình học tập. Nhiều giáo viên dạy học nhưng chưa tâm huyết còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy chỉ cốt dạy cho học sinh học để thi, chứ không phải để làm việc, việc dạy học xa rời thực tiễn, chưa coi trọng thực hành, bệnh thành tích còn nặng nề.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. Tác giả Họ và tên: Chu Thị Nhung Ngày, tháng, năm sinh: 23/08/1980 Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hưng. Điện thoại: 0313957211. Di động: 01653193559. E- mail: Nhung80.edu@gmail.com II. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dung Tên đề tài: Đổi mới phương pháp giảng dạy: Bài40 – Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- Nhiên liệu. III. Cam kết Tôi xin cam kết đề tài này là của cá nhân tôi. Nếu xảy ra sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nội dung đề tài. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phòng giáo dục về tính trung thực của bản cam kết này. Tam Hưng, ngày 03/01/2013 NGƯỜI VIẾT CAM KẾT CHU THỊ NHUNG GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ VIẾT STT Tên đề tài Năm Xếp loại 1 Phương pháp giảng dạy bài lập CTHH - Hoá 8 2007 A 2 Hạn chế học sinh yếu kém môn hoá học. 2008 A 3 Giảng dạy các tiết thực hành có hiệu quả. 2009 A 4 Giảng dạy thí nghiệm hoá học THCS 2010 A 5 Bước đầu hình thành kỹ năng tính theo phương trình hoá học cho học sinh lớp 8 qua bài: tính theo PTHH 2011 A 6 Nâng cao chất lượng nâng tiết 49- luyện tập chương IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu. 2012 B 7 Đổi mới phương pháp giảng dạy: Bài 16- Tính chất hóa học của kim loại. 2013 B 8 Đổi mới phương pháp giảng dạy: Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu. 2014 GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG MỤC LỤC Nội dung Trang I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4 II. GIỚI THIỆU 5-6 III. PHƯƠNG PHÁP 6-7 1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 6 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 6 3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 7 4. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7-8 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 VII. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Giáo án, một số PP, … 2. Phụ lục 2: Đề, đáp án kiểm tra…… 3. Phụ lục 3: Bảng điểm trước và sau tác động… 9-27 GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 3 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: BÀI 40-DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ BÀI 41- NHIÊN LIỆU I. TÓM TẮT: Trong nhà trường phổ thông: môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, một môn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng. Nó gắn liền với các thí nghiệm. Nó có tiềm năng phát triển các phẩm chất đạo đức. Cho nên mục đích dạy học môn Hóa Học được đặt ra là: Làm cho học sinh nắm vững kiến thức và có kỹ năng thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; Làm cho học sinh phát triển năng lực trí tuệ; Hình thành cho học sinh các phẩm chất tốt đẹp. Trước đây trong giảng dạy môn hoá học, người giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết giảng truyền thống có xu hướng lấy giáo viên là trung tâm, truyền đạt thông tin một chiều, thông báo kiến thức có sẵn, dễ dẫn đến sự thụ động của học sinh trong quá trình học tập. Nhiều giáo viên dạy học nhưng chưa tâm huyết còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy chỉ cốt dạy cho học sinh học để thi, chứ không phải để làm việc, việc dạy học xa rời thực tiễn, chưa coi trọng thực hành, bệnh thành tích còn nặng nề. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đặc biệt ngành hoá học đã phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Quá trình dạy học môn Hóa Học phải nhằm tạo ra con người xã hội cần. Đó là con người có tri thức, có tay nghề cao, có năng lực thực hành tốt, luôn tự chủ, năng động sáng tạo. Đào tạo những con người tự chủ, năng động sáng tạo, con người có kiến thức văn hoá khoa học kĩ thuật, có kĩ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có năng lực tự học, có thói quen học tập suốt đời. Chính vì thế người giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy đặc biệt là sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào trong những bài dạy có tính thực tiễn, bài dạy có thí nghiệm. Bởi vì phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Nguyên lý căn bản của phương pháp "Bàn tay nặn bột" là dạy học cho học sinh dựa trên hoạt động tìm tòi, nghiên cứu, khám phá thực tiễn. Trong phương pháp này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chính học sinh khám phá thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm để rút ra kiến thức và hình thành kĩ năng theo yêu cầu (tiếng Anh là "Learning by doing"). Vì vậy phương pháp bàn tay nặn bột là một trong những phương pháp dạy học tích cực ở môn Khoa học: Cải thiện khả năng làm việc nhóm; Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Đề cao thực hành, thực tiễn, … Giải pháp của tôi là sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào giảng dạy một số bài trong môn hóa học. Trong phạm vi của đề tài tôi xin được giới thiệu phương pháp bàn tay nặn bột vào giảng dạy bài: “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” thay vì chỉ sử dụng phương pháp cũ. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương 9A1 và 9A2 năm học 2012-2013 trường THCS Tam Hưng. Lớp 9A1 là lớp thực nghiệm và lớp 9A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài“ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu”. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm 9A1 đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớ 9A2 đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,4; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,08. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học “ Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” làm nâng cao kết quả học tập của học sinh. GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 4 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG II. GIỚI THIỆU Khi dạy học bài “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” nếu GV vẫn chỉ dùng các phương pháp dạy học cũ thì học sinh khó tiếp thu bài học và chán nản không muốn học, không phát huy được khả năng tự học, tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm cho HS. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm tôi thấy nếu giáo viên biÕt c¸ch tæ chøc thùc hiÖn tốt “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" thì kiến thức học sinh tiếp thu được sẽ nhẹ nhàng và sâu sắc hơn. Học sinh được phát huy khả năng sáng tạo, rèn luyện tác phong làm việc, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khoa học, phát huy tính độc lập, tự chủ, tự giác của học sinh trong học tập. Tiến trình dạy học của phương pháp "Bàn tay nặn bột" phát triển đồng thời khả năng thực nghiệm, quan sát, suy luận, lập luận và kiến thức khoa học ở học sinh. Hoạt động học tập thep phương pháp "Bàn tay nặn bột" tạo ra không khí năng động trong lớp học; trong học sinh luôn có câu hỏi thường trực để tìm tòi, khám phá; học sinh luôn tìm kiếm sự logic, lời giải thích. Tham gia hoạt động dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn giúp các em vượt qua được sự nhút nhát, bị động; các em tự tin vào bản thân, tự tin khi nói trước công chúng, năng động trong công việc. Học sinh học được cách lắng nghe, cách phê bình, cách thông cảm, giúp đỡ người khác và tôn trọng quy tắc chung. Dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động mà còn giúp hình thành nhân cách cho học sinh. Học sinh được rèn kĩ năng thí nghiệm, hứng thú học tập, yêu thích bộ môn hóa học hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. 1. Giải pháp thay thế Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết kế dạy “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột": GV thiết kế tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS sao cho HS tự: đề xuất được các tình huống; Nêu các giả thuyết, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; Đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; Rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Như vậy học sinh sẽ được tự học, tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức khoa học một cách chủ động. Học sinh được làm việc tích cực, HS hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Giáo viên sử dụng câu hỏi, bài tập như là những vấn đề cần giải quyết để mở rộng, khắc sâu, tổng hợp kiến thức. Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn đánh giá được hiệu quả của việc thiết kế “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” theo phương pháp dạy học mới "Bàn tay nặn bột". 2. Vấn đề nghiên cứu Việc thiết kế dạy học “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" có giúp học sinh trường THCS Tam Hưng biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ không? HS có biết được Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp không? HS có biết đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng không? HS có biết vận dụng sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên? Việc thiết kế dạy học “ Bài 41- nhiên liệu” HS có biết được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng , khí.) không? HS có hiểu và biết cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than ). an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường không? HS có biết tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành? Có phát huy được khả năng tự làm việc, tính sáng tạo, kích thích được sự say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh không? GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 5 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG 3. Giả thuyết nghiên cứu Dạy học “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ giúp học sinh biết được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. HS biết được Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp. HS biết đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng. HS biết vận dụng sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên Dạy học “Bài 41- nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" sẽ giúp học sinh biết được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng , khí.)HS hiểu và biết cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than ) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.HS biết tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành.Phát huy được khả năng tự làm việc, tính sáng tạo, kích thích được sự say mê nghiên cứu khoa học trong học sinh. Giáo viên là người xây dựng dự án học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh thực thi từng bước theo tiến trình sư phạm. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức trong các giờ học, gắn với chương trình và dưới sự giám sát của giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu. - Giáo viên giảng dạy: cô Chu Thị Nhung- trường THCS Tam Hưng. - Học sinh: học sinh lớp 9 trường THCS Tam Hưng năm học 2012-2013 có tỉ lệ tương đồng về giới tính có ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. Bảng 1. Giới tính của HS lớp 9 trường THCS Tam Hưng. Số HS các nhóm Tổng số Nam Nữ Lớp 9A1 25 8 17 Lớp 9A2 25 7 18 2. Thiết kế nghiên cứu. - Tôi chia làm hai lớp 9A1 và 9A2.Chọn lớp 9A1 làm lớp thực nghiệm, lớp 9A2 là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chung đề toàn trường bài học kì 1 lớp 9 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai lớp trước khi tác động. Kết quả như sau: Bảng2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6.60 6.76 P = 0.28 - Ta thấy p = 0,28> 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai lớp là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương. GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 6 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương Bảng3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm (lớp (9A1) 01 Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột 03 Đối chứng (lớp 9A2) 02 Dạy học theo phương pháp thông thường 04 Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên: - Ở lớp 9A2- lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy bài: “ Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” theo các phương pháp thông thường. - Ở lớp 9A1- lớp thực nghiệm: Giáo viên giảng dạy“ Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41: nhiên liệu” theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" . b. Tiến hành dạy thực nghiệm: - Bảng 4. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy Thứ tư 6/03/13 Hóa học 9 51 Bài 40-Dầu mỏ và khí thiên nhiên Thứ bảy ngày 9/3/2013 Hóa học 9 52 Bài 41: nhiên liệu 4. Đo lường và thu thập dữ liệu - Bài kiểm tra trước tác động do tổ bộ môn ra đề thi chung cho cả hai lớp 9A1 và 9A2 ( xem phụ lục). - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi dạy “ Bài 40-: Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” do tổ bộ môn ra đề kiểm tra (xem phụ lục). - Tiến hành kiểm tra và chấm bài: việc chấm bài được giáo viên khác thực hiện. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 7,08 8,40 Độ lệch chuẩn 0,96 1,01 Giá trị p của t- test 0,000006 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn ( SMD) 0,132 Như trên đã chứng minh: kết quả hai lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p = 0,000006, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Giá trị SMD = 8,40 7,08 1,32 1,0 − = theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp "Bàn tay nặn bột" với việc giảng dạy “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên;Bài41 nhiên liệu” là đạt hiệu quả cao. GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 7 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng. Bàn luận: - Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 8,40, của lớp đối chứng là 7,08. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là 1,32. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động là lớn. - Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,000006. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Hạn chế: - Nghiên cứu sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" khi giảng dạy “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41- nhiên liệu” là một giải pháp tốt nhưng để dạy học có hiệu quả thì HS phải có ý thức tự giác cao trong quá trình học tập, phải có ý thức tìm hiểu trước yêu cầu của giáo viên, phải tích cực suy nghĩ, phát biểu đề xuất câu hỏi. Giáo viên phải nắm vững kiến thức mới khéo léo tổ chức định hướng cho học sinh. Về phía nhà trường phải có phương tiện hiện đại máy chiếu đa năng. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - Kết luận: Việc thiết kế, sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" khi dạy “ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 41-nhiên liệu” cho HS lớp 9- trường THCS Tam Hưng đã nâng cao kết quả học tập môn hóa của học sinh. - Khuyến nghị: để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tốt giáo viên cần phải tích cực học tập, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới đặc biệt sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào những bài dạy phù hợp với phương pháp. Mỗi giáo viên đều phải tích cực tự học bằng tất cả tâm huyết nỗ lực của người thầy, phải có sự nỗ lực cao và có những cố gắng không mệt mỏi của bản thân. Nhà trường cần có phòng thực hành và trang bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bài tập trắc nghiệm hoá học 9- Tác giả Nguyễn Xuân Trường. 2. Chuẩn kiến thức kĩ năng- bộ giáo dục và đào tạo ban hành. 3. Câu hỏi và bài tập kiểm tra hoá học 9- Tác giả Phạm Tuấn Hùng- Phạm Đình Hiến. 4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS- Bộ giáo dục và đào tạo. 5. Phương pháp “ bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học- Vụ giáo dục trung học. 6. Sách giáo khoa hoá học lớp 9- Nhà xuất bản ban hành. 7. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 8 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 1. Phụ lục 1: Giáo án 1.1. Thiết kế giảng dạy“ Bài 40- Dầu mỏ và khí thiên nhiên” theo phương pháp “bàn tay nặn bột”. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được - Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: HS biết đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng. - Hs biết vận dụng sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên 3. Trọng tâm: HS biết − Thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu − Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ − ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ. 4. Tình cảm, thái độ: - HS có ý thức học tập tìm hiểu kiến thức. - Hướng nghiệp cho HS II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Máy chiếu đa năng. Mẫu dầu mỏ, mẫu dầu mỏ và nước, tranh ảnh, clip minh hoạ. 2. Học sinh: - Sưu tầm tư liệu về dầu mỏ và khí thiên nhiên. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các hiđrocacbon đã học và nêu những ứng dụng chủ yếu của chúng? 2. Vào bài: GV chiếu clip về ngành dầu khí Việt Nam. HS xem clip về ngành dầu khí Việt Nam. Gv: giới thiệu thế nào là dầu khí. GV: Các em đã biết được những kiến thức nào về dầu mỏ. HS: các nhóm thảo luận viết những thông tin đã biết về dầu mỏ. HS: báo cáo theo nhóm HS: nêu câu hỏi đề xuất về dầu mỏ ? (Nếu HS không nêu được GV gợi ý để HS đưa ra một số câu hỏi có thể là những câu hỏi sau) Dầu mỏ và khí thiên nhiên có ở đâu? Khai thác dầu mỏ như thế nào? Tại sao dầu mỏ lại là nguồn tài nguyên rất quý đối với mỗi quốc gia? HS: Dự đoán kết quả đề xuất. Giáo viên vào bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bài 40 để tìm hiểu kĩ hơn về dầu mỏ kiểm tra các kiến thức đã biết của các em và trả lời các câu hỏi đề xuất của các em về dầu mỏ. 3. Nội dung bài giảng: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động1: Tính chất vật lí của dầu mỏ. I. Dầu mỏ GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG GV: Phát mẫu dầu mỏ, mẫu dầu mỏ và nước. HS: Quan sát mẫu dầu mỏ, lắc nhẹ mẫu dầu mỏ và nước. Nhận xét về trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của dầu mỏ? HS : báo cáo, nhận xét. GV nhận xét hoàn chỉnh kết luận về tính chất vật lí của dầu mỏ. HS: nhắc lại tính chất vật lí của dầu mỏ. GV: ghi bảng sgk/126. GV chuyển ý: Vậy trong tự nhiên dầu mỏ có ở đâu và có thành phần như thế nào? Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ. GV: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu? GV: chiếu hình 4,16-sgk- 126. HS: quan sát, kết hợp với nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi sau: 1. Cấu tạo của mỏ dầu? 2. Dầu mỏ được khai thác như thế nào? HS: lên bảng chỉ trên tranh. HS: nhận xét bổ xung. GV: Nhận xét GV: Tại sao lúc đầu dầu có thể tự phun lên? HS nhắc lại trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ, cách khai thác. GV: chiếu một số hình ảnh về cách khai thác dầu trên mặt đất và trên biển. GV mở rộng: Trong quá trình khai thác dầu mỏ ta còn thu được cả khí mỏ dầu, vì vậy mà khí mỏ dầu còn được gọi là khí đồng hành tuy nhiên trong quá khứ loại khí này thường bị đốt bỏ, kể cả tới năm 2003 hàng ngày có đến 10-13 tỷ feet khối khí trên toàn thế giới bị đốt bỏ. Ngày nay khí đồng hành đã được tận dụng mang lại hiệu quả kinh tế và làm giảm được ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu khí. GV: quốc gia nào có nhiều dầu mỏ nhất trên thế giới? GVgiới thiệu thêm một số thông tin khác về dầu mỏ. GV chuyển ý: Dầu mỏ khai thác được từ lòng đất gọi là dầu thô không sử dụng được ngay. Muốn sử dụng được phải qua quá trình chế biến. Dầu mỏ được chế biến như thế nào, các sản phẩm chính thu được là gì? 1. Tính chất vật lí SGK/126 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ. -Trạng thái tự nhiên: có trong các mỏ dầu. -Thành phần: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác. - Khai thác: khoan mỏ dầu. GIÁO VIÊN: CHU THỊ NHUNG- THCS TAM HƯNG 10 [...]... yu õu? (GV chiu hỡnh nh) 2 u im ni bt ca du m nc ta l gỡ? 3 K tờn nhng m du v khớ Vit Nam (GV chiu hỡnh nh) 3 Tr lng du m v khớ thiờn nhiờn d oỏn cú khong bao nhiờu? 4 K tờn nh mỏy lc du Vit Nam? GV chiu hỡnh nh 1 s nh mỏy lc du GV: giỏo dc ý thc hc tp v hng nghip cho HS 5 Tờn bi hỏt ca ngi ngnh du khớ ? Gv: Khai thỏc,vn chuyn v s dng khụng cn thn du m rt d gõy ra cỏc tai nn no? HS: trn du, chỏy,... ghi bng mc 3 phn I - Chng ct phõn on: Khớ t 650C 2500C Xng Du thp Du thụ 3400C Du iezen Du nhn 0 500 C Du mazut Vazlin Nha ng - Parafin - Crc kinh Du nng Crckinh Xng + Hn hp khớ 1.2 Thit k ging dy bi 41- Nhiờn liu I MC TIấU 1 Kin thc: HS bit c: Khỏi nim v nhiờn liu, cỏc dng nhiờn liu ph bin (rn, lng , khớ.) HS hiu c: Cỏch s dng nhiờn liu (gas, du ha, than ) an ton cú hiu qu, gim thiu nh hng khụng tt... loi nhiờn liu Cỏch s dng nhiờn liu cú hiu qu 4 Tỡnh cm, thỏi : GIO VIấN: CHU TH NHUNG- THCS TAM HNG 14 TI NGHIấN CU KHOA HC S PHM NG DNG - HS cú ý thc tit kim, bo v mụi trng II CHUN B: 1 Giỏo viờn: - Mỏy chiu a nng Tranh nh v cỏc loi nhiờn liu rn lng khớ 2 Hc sinh: - Tỡm hiu trc v nhiờn liu III T CHC HOT NG DY HC 1 Kim tra bi c: Nờu cỏc sn phm thu c khi chng ct du m v ng dng ca chỳng? 2 Vo bi: - GV:... no c gi l nhiờn liu? - Cú nhng loi nhiờn liu no? - Cỏch s dng nhiờn liu nh th no cho hiu qu v khụng gõy ụ nhim mụi trng ? HS: D oỏn kt qu xut Giỏo viờn vo bi: Tit hc hụm nay, chỳng ta s nghiờn cu bi 41 tỡm hiu k hn v nhiờn liu kim tra cỏc kin thc v tr li cỏc cõu hi xut ca cỏc em 3 Ni dung bi ging: Hot ng ca GV v HS Ni dung Hot ng 1: Tỡm hiu khỏi nim nhiờn liu I Nhiờn liu l gỡ? l gỡ? - L nhng cht... v nhiờn liu lng? (d to hn hp vi khụng khớ hoc oxi, din tớch tip xỳc ca nhiờn liu vi khụng khớ hoc oxi ln hn nhiu so vi cht rn v cht lng GV: Hng ngy, trờn th gii cú t t cỏc phng tin giao thụng, cỏc nh mỏy xớ nghip, cỏc h gia ỡnh s dng nhiờn liu khớ, vy s dng nhiờn liu khớ nh th no cho hiu qu, ta sang phn III Hot ng3 Tỡm hiu cỏch s dng nhiờn liu nh th no cho hiu qu? GV: Khi nhiờn liu chỏy khụng hon ton,... 6 9 6 8 6 7 8 7 8 9 9 7 9 7 6 9 10 8 24 TI NGHIấN CU KHOA HC S PHM NG DNG TRNG THCS TAM HNG NHN XẫT NH GI V TI NGHIấN CU KHOA HC S PHM NG DNG: I MI PHNG PHP GING DY BI 40- DU M V KH THIấN NHIấN V BI 41- NHIấN LIU ... PHềNG GIO DC HUYN THY NGUYấN NHN XẫT NH GI V TI NGHIấN CU KHOA HC S PHM NG DNG: I MI PHNG PHP GING DY BI 40-DU M V KH THIấN NHIấN V BI 41- NHIấN LIU

Ngày đăng: 16/05/2015, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w