TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC

25 905 5
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Môi trường gắn liền với con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của giống nòi. Nhưng hiện nay môi trường đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Môi trường ngày càng suy thoái và có những biến động cực kì phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, xâm thực của thuỷ triều, sóng thần, động đất,...Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như bây giờ, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu.

SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Tác giả: Trình độ chuyên môn: Chức vụ: Nơi công tác: Ngày 9 tháng 03 năm 2015 - 1 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Tên SKKN, tên tác giả, môn, đơn vị đang công tác Trang bìa Tên SKKN, tên tác giả, môn, đơn vị đang công tác Trang 1 Mục lục Trang 2 Phần I: Thực trạng Trang 3,4 Phần II: Giải pháp Trang 5, 6,7,8,9,10,11,12, 13,14,15,16,17,18,19 Phần III: Kết luận Trang 20, 21, 22, 23 Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học các cấp Trang 24, 25 giả và - 2 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC PHẦN I: THỰC TRẠNG Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Môi trường gắn liền với con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của giống nòi. Nhưng hiện nay môi trường đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Môi trường ngày càng suy thoái và có những biến động cực kì phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, xâm thực của thuỷ triều, sóng thần, động đất, Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như bây giờ, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Ở Việt Nam trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Theo Nghị quyết số 41 của trung ương ngày 15-11 – 2004 của bộ chính trị về môi trường trong thời kỳ công - 3 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng tới hình thành môn học chính khoá đối với cấp học phổ thông. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên, giáo dục bảo vệ môi trường được Bộ Giáo Dục Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với các vùng, miền. Thực tế tại địa phương tôi nhận thấy ý thức của người dân nói chung và học sinh trường THCS Tam Hưng nói riêng về bảo vệ môi trường chưa cao, chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chung. Bên cạnh sự ảnh hưởng của lượng khí thải, rác thải từ các nhà máy, tình trạng vứt rác bừa bãi trên sân trường, ao, hồ, kênh, mương vẫn phổ biến rộng rãi trong người dân và học sinh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan, cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân nói chung và học sinh nói riêng. Hiện nay ở cấp học trung học cơ sở giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là môn học chính khoá; Đặc biệt môn Hóa học chưa có chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Trong công tác giảng dạy nhiều giáo viên chưa chú ý tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong tiết dạy, thậm chí bản thân còn không xử lí hóa chất trước khi thải ra ngoài môi trường Vì vậy kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường trong học sinh còn hạn chế, các em chưa thực sự hiểu hết được những tác hại khôn lường mà từ việc ô nhiễm môi trường gây ra. Xuất phát từ thực tế đó, bám sát vào chương trình dạy học, tôi nhận thấy: Môn Hóa học ở trường trung học cơ sở có khả năng tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường bởi lẽ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Thông qua giảng dạy môn Hóa học, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường từ đó có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. - 4 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC PHẦN II. GIẢI PHÁP Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Để góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội, giáo viên phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường. Các em phải hiểu ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô nhiễm chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi trường. Từ đó ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải từ các hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt trong gia đình, nơi công cộng, xa hơn nữa lúc làm việc trên đồng ruộng, trồng rừng, trong nhà máy công sở và có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng những việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về bảo vệ môi trường trong học sinh. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua một số bài dạy trong môn Hóa học là việc làm có tác dụng rộng lớn, sâu sắc và bền vững. Muốn thực hiện được điều đó giáo viên nên sử dụng ba giải pháp lớn sau: 1. Giải pháp thứ nhất là khâu lựa chọn nội dung tích hợp: Giáo viên cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ môi trường mục tiêu tích hợp, địa chỉ tích hợp vào bài giảng sao cho hợp lí, hài hòa, thống nhất bởi kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp được. Dưới đây là nội dung chương trình tích hợp mà bản thân tôi đã lựa chọn vận dụng vào giảng dạy: - 5 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC - 6 - Môn Bài Tên bài Nội dung giáo dục 1 Mở đầu môn hóa học - Sản xuất và sử dụng một số hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu cũng có thể gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sức khỏe. 2 Chất - HS biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho người và gây ô nhiễm môi trường. 4 Nguyên tử - Tác hại của chất phóng xạ với cơ thể con người và các sinh vật khác. 7 Bài thực hành 2 Sự lan tỏa của chất - Ý thức không đổ hóa chất bừa bãi gây hại môi trường. 12 Sự biến đổi chất - Trong tự nhiên, dưới tác động của con người một số chất bị biến đổi gây tác hại tới môi trường và con người. 13 Phản ứng hóa học - Trong đời sống, trong công nghiệp khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất một số chất đôi khi tạo ra cả những sản phẩm không mong muốn gây ô nhiễm môi trường. 24 Tính chất của oxi - Vai trò của oxi trong quá trình hô hấp, sự sống của con người và môi trường. - Khí oxi phản ứng với một số chất khác tạo ra một số chất gây hại cho môi trường, gây độc cho cơ thể người như CO, SO 2 . 25 Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp- Ứng dụng của oxi - Tạo môi trường không khí trong sạch bằng cách tạo ra nhiều khí oxi- trồng nhiều cây xanh. 28 Không khí sự cháy - Ô nhiễm không khí, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người. 36 Nước - Ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khỏe con người. Biện pháp bảo vệ môi trường nước. 2 Một số oxit quan trọng -Tiết 1: CaO có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường, trung hòa axit dư, - Tiết 2: Ô nhiễm không khí, tạo ra mưa axit. 4 Một số axit quan - Mưa axit, ô nhiễm nguồn nước, SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC 2. Giải pháp thứ hai là khâu chuẩn bị, sử dụng các thiết bị, đồ dùng: Ai cũng biết 60% chất lượng giờ dạy phụ thuộc vào khâu chuẩn bị, chỉ có 40% thuộc kinh nghiệm và tài năng sư phạm của từng người. Thiết bị đồ dùng dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy, nhất là giảng dạy bộ môn Hoá học trong các nhà trường phổ thông. Có thể nói rằng các thiết bị, đồ dùng dạy học là một bộ phận cấu thành, không thể thiếu được trong cách tổ chức dạy học. Thiết bị dạy học vừa là công cụ, là phương tiện, vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu được của quá trình sư phạm, nó góp phần quyết định đến chất lượng giờ dạy. Giáo viên nên sử dụng máy chiếu để khai thác các tư liệu về môi trường. Quan trọng nhất là giáo viên phải biết chọn lựa các tranh ảnh, clip, phóng sự có nội dung giáo dục môi trường sinh động phong phú về số lượng, hình ảnh âm thanh tốt sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc nhất cho học sinh. 3. Giải pháp thứ ba là phương pháp tích hợp: Vấn đề quyết định chất lượng hiệu quả giờ dạy đó là cách dạy. Bác Hồ nói: “Dạy học phải nhẹ nhàng, cởi mở, vui vẻ động viên, thuyết phục bằng tình cảm, bằng tài trí chuyên môn của mình”. Hiện nay người ta nói nhiều tới yêu cầu 4 T đối với người giáo viên đó là Tầm – Tâm – Tài – Trí. Trước hết người thầy giáo phải có cái “tầm”, đó là tầm hiểu biết đối với chương trình và nội dung sách giáo khoa. Tầm hiểu biết về vấn đề ô nhiễm hiện nay. Học sinh sẽ rất ngạc nhiên, hứng thú và khâm phục sự hiểu biết của thầy. Cái “Tâm” của người thầy chính là tâm hồn trong sáng cao đẹp, là lòng thương yêu thông cảm, là trách nhiệm, là sự tận tình với học sinh thông qua sự toàn tâm toàn ý với bài giảng. Hiện nay, một số người trong một số môn coi công việc giảng dạy như một công việc kiếm sống thường nhật cốt hoàn thành khối lượng công việc để không vi phạm, không bị lãnh đạo chê trách chứ không gửi gắm tâm hồn tình cảm mình vào công việc. Vì vậy nhiều tiết dạy khô cứng, không khí làm việc căng thẳng giữa thầy và trò. Còn “tài” và “trí” là tài năng trí tuệ. Đó là 2 yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy học. Đó là năng lực về nghiệp vụ sư phạm, năng lực cá biệt hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức bài giảng; là năng lực xử lý các tình huống sư phạm muôn màu muôn vẻ nảy sinh trong quá trình giảng dạy. Tùy điều kiện từng bài giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong phạm vi một tiết học: phương pháp giảng dạy dùng lời (minh họa, giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu); - 7 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy; Phương pháp khai thác các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường từ những bài thực hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, thậm chí từ những bài kiểm tra thường xuyên và định kì. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức lồng ghép: lồng ghép toàn phần, lồng ghép một hoặc nhiều bộ phận, lồng ghép liên hệ mở rộng bài học. Tùy thuộc điều kiện, mục tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học để có thể lựa chọn hình thức lồng ghép phù hợp đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Tôi thiết nghĩ với sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp trên thì việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường với nội dung bài dạy sẽ thành công. Và còn giúp bài dạy trở nên sinh động, ấn tượng và tạo hứng thú cho việc học tập của học sinh hơn. Trong bài viết này, tôi xin trình bày một số ví dụ về bài dạy mà bản thân tôi đã áp dụng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: BÀI 28: KHÔNG KHÍ SỰ CHÁY - Giáo viên chọn nội dung tích hợp: thế nào là ô nhiễm không khí, nguyên nhân, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người, biện pháp bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm vào phần 3 tiết 1 của bài. - Giáo viên chuẩn bị trước một clip có nội dung về nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm, tác hại của ô nhiễm không khí. Giáo viên sử dụng phương tiện là máy chiếu. - Phương pháp sử dụng: + Giáo viên chiếu clip: ( Một số hình ảnh sau được cắt ra từ clip) - 8 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC - 9 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC - 10 - [...]... vệ môi trường sống – món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta Sự nghiệp bảo vệ môi trường không chỉ để cho hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau Tam Hưng, ngày 9/03/2015 Người viết CHU THỊ NHUNG - 22 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SKKN "tích hợp nội dung giáo dục môi trường thông qua giảng dạy môn Hóa học" ... SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy mỗi giáo viên cần cố gắng bằng tất cả tâm huyết nỗ lực của người thầy, bằng những cố gắng không mệt mỏi của bản thân Mỗi giáo viên phải chịu khó sưu tầm tư liệu về môi trường tìm tòi các biện pháp thích hợp, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học; ... cho những người khác bảo vệ môi trường - 20 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Về phẩm chất: Từ chỗ nắm vững kiến thức môi trường các em chuyển thành thái độ biết cách cư xử với môi trường, bức xúc với những hành vi gây ô nhiễm môi trường Có ý thức bảo vệ giữ gìn tài nguyên môi trường, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt... bị suy giảm" - HS quan sát và lắng nghe - Giáo viên vấn đáp: ? Các em đã biết tác hại của hiệu ứng nhà kính, vậy làm thế nào để hạn chế hiện tượng này? - 16 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC - Học sinh báo cáo: hạn chế thải khí CO 2, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh BÀI 28: NHÔM - Giáo viên chọn nội dung tích hợp: giáo dục học sinh có thái độ... không chu đáo giáo viên sẽ trình chiếu (Hình sau được cắt ra từ clip) - 18 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC PHẦN III KẾT LUẬN Sáng kiến trên áp dụng thực hiện cho học sinh trường THCS Tam Hưng năm học 2012- 2013; 2013-2014, đã được rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy Giáo viên đã tiến hành khảo sát trong học sinh thông qua những bài kiểm tra, qua những hoạt... nước Học sinh có những hiểu biết về khoa học, về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan nhân sinh quan khoa học, hình thành cho các em có những kiến thức về môi trường, mối quan hệ con người và môi trường, tài nguyên và môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường Có thái độ, có ý thức, có hành động bảo vệ môi trường, ... SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC dụng các nguồn năng lượng tự nhiên; Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ bầu không khí + Giáo viên nhận xét bổ sung BÀI 36: NƯỚC - Giáo viên chọn nội dung tích hợp: thế nào là ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân, ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người, biện pháp bảo vệ nguồn nước - Muốn tích hợp tốt nội. .. 14 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC - Phát hiện và mạnh dạn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên Tham gia các phong trào kêu gọi toàn dân hành động vì mục đích bảo vệ tài nguyên và môi trường + GV nhận xét bổ sung BÀI 28: CÁC OXIT CỦA CACBON - Giáo viên chọn nội dung tích hợp: - Hiệu ứng nhà kính; ô nhiễm môi trường do dùng... thải bùn đỏ ra môi trường hồ chứa - 17 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Những nương chè, cà phê xanh tốt nay nhường chỗ cho khai thác bô-xít Với giá bán hiện nay là 340 USD/tấn, 6 tấn bô-xít mới bằng 1 tấn cà phê - Học sinh quan sát - Sau đó giáo viên vấn đáp: - Cảm nghĩ của em thế nào trước những hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường? - Em cần... dịch NaCl B Nước nguyên chất C Dung dịch kiềm dư D Dung dịch AgNO3 Câu 3 Sau khi làm thí nghiệm, em xử lí hóa chất còn dư trong các ống nghiệm như thế nào? A Đổ trực tiếp ra rãnh nước B Đổ vào lọ hóa chất - 19 - SKKN: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC C Đổ vào nước vôi trước khi đổ ra rãnh nước D Đổ ra vườn trường Câu 4 Thực trạng môi trường nước, không khí nơi em

Ngày đăng: 13/05/2015, 15:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Công nghiệp: Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, ... các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

  • 3. Giao thông vận tải: Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2,... Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. 

  • 4. Sinh hoạt: chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan