Đổi mới phương pháp giảng dạy

16 511 2
Đổi mới phương pháp giảng dạy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn 10 năm gần đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Song trong thực tế, phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạyphương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn. Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học những năm gần đây, chúng ta phải tránh một nhận xét chung chung là: Chúng ta đã sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ. Tuy nhiên, cũng không thể nói trong thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một giờ (đặc biệt ở các lớp có liên quan đến thi cử) dẫn đến việc “thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò đọc, chép”… Nói như vậy, cũng không phủ nhận ở một số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới. 1. Phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, phải đổi mới trước hết ở ý thức: Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa. Trong phương pháp dạy học truyền thống, khoa sư phạm chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ. Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon lành. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong sử dụng, đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hoà để làm “hơi khác hay tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ. Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đâyphương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động. Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện vọng hành động thế này hay thế khác là kết quả của sự mong muốn của chúng ta. Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đơn. Có thầy, cô thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề”. Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi đáp. hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới! 3. Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì phải đổi mới đồng bộ. Vấn đề này rất lớn và phức tạp, song trước mắt lên chú ý đổi mới những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc dạy và học: a. Trước hết là chương trình Sách giáo khoa. Chương trình mà sách giáo khoa hiện nay đã đạt được yêu cầu cần thiết chưa? Điều này rất khó xác định, bởi chương trình sách giáo khoa của ta thiên về tính “ Hàn lâm” mà chưa thực sự coi trọng thực hành. Coi trọng từng phần từ phân môn song lại không đồng bộ dẫn đến sự vênh lệch không cần thiết giữa lý thuyết và thực hành (giả dụ như các bài làm văn ở chương trình trung học chưa đồng bộ với giảng văn…).Điều này đã gây cản trở cho đổi mới phương pháp dạy học. b. Cách ra đề thi và yêu cầu thi. Cái đích của người học lệ thuộc vào “con đường thoát thân” của họ. Nếu yêu cầu thì chỉ cần “thuộc, nhớ” hoặc kỹ năng tối thiểu, ít tính sáng tạo thì dẫn đến phương pháp học tương ứng. Người thầy có ý thức đổi mới mà vẫn phải dạy theo phương pháp luyện thi “thầy đọc chép, trò nghe chép”. c. Nên đề cao vai trò của nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn. Thành bại trong đổi mới Phương pháp dạy học diễn ra ở nhà trường, nên các nhà trường, tổ nhóm chuyên môn phải đầu tư thoả đáng cho đổi mới phương pháp dạy học bằng những hành động cụ thể. d. Đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy. Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì tài nghệ của giáo viên, lao động sư phạm của người thầy phải được xã hội đánh giá đúng. Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân, xã hội và lịch sử. Trên đây là những suy nghĩ có tính cá nhân, rất có thể là phải trao đổi thêm. Xin bạn đọc cùng quan tâm để làm cho đổi mới phương pháp dạy học thực sự là một phong trào tích cực trong thi đua giảng dạy Trong bài viết này, chúng tôi xin được tham gia một số khía cạnh xung quanh nội dung trên. Quả thực, không thể không đồng cảm với các tác giả về một số hiện tượng đáng buồn về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học trong vài thập kỷ qua. Những đợt phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học rầm rộ không chỉ nằm riêng trong các đợt thay sách GK mà thường xuyên có trong kế hoạch đầu các năm học của Bộ, Sở và trường. Nhưng những hiện tượng đáng buồn thì vẫn đều đều diễn ra: dự lớp bồi dưỡng xong ai cũng gật gù khen phương pháp mới là hay nhưng về trường không áp dụng được. Ngay cả đội ngũ giáo viên giỏi được coi là xương sống, là nòng cốt cho việc triển khai các phương pháp dạy học mới cũng chỉ "dạy giỏi" trong các giờ thao didễn (có các quan chức, đại biểu ngồi dự), còn để áp dụng đại trà thì không thể, vì có vô số nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vì thế mới có chuyện khá phổ biến trong đội ngũ giáo viên là thày chỉ dạy tốt trong vài giờ hội giảng còn giờ học thường nhật thì phương pháp có hiệu quả và "đỡ mệt" là "dạy nhanh công thức và quy tắc rồi làm bài tập" bởi vì theo họ, nếu có đặt vấn đề cẩn thận, phát vấn theo hướng phát huy tính tích cực thì học sinh cũng chẳng hiểu bài hơn là mấy. Còn tình trạng "đọc chép" trong một số giờ dạy các môn khoa học xã hội thì chỉ là "chuyện thường ngày ở trường". Một trong những phương pháp khá phổ biến hiện nay và hình như đó là thước đo về năng lực sư phạm của giáo viên mà chúng tôi rất đồng tình với tác giả Lê Nguyên Long là do lỗi của nội dung thi cử trong nhiều năm qua. Có không ít giáo viên từ khi ra trường cho đến nay hầu như không thay đổi phương pháp dạy học truyền thống và hình như họ đứng ngoài những cuộc vận động lớn về phương pháp dạy học. Vậy chẳng nhẽ bao công sức, trí tuệ, tiền bạc của cả một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học giáo dục, cán bộ, giáo viên đang hàng ngày hàng giờ tìm tòi, thể nghiệm, áp dụng những thành tựu mới của khoa học giáo dục, đặc biệt là phương pháp dạy học vào các nhà trường từ phổ thông đến đại học lại chẳng có vai trò gì trong thành quả vĩ đại của nền giáo dục cách mạng? Về mặt lý luận, chúng ta có nền khoa học giáo dục tuy còn non trẻ nhưng cũng không phải quá kém, trong đó không thể không kể đến những nghiên cứu về lý luận dạy học của các nhà khoa học như TS Nguyễn Lộc đã chỉ ra. Chúng ta cũng có một đội ngũ hùng hậu các thầy cô giáo ở các trường học không những rất giỏi về kiến thức mà hơn nữa, giỏi về tay nghề. Đó chính là những lực lượng nòng cốt đang nghiên cứu, vận dụng những phương pháp dạy học tiên tiến, phù hợp với thực tiễn Việt Nam góp phần làm nên những thành quả vĩ đại nói trên. Ai cũng biết khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học nói riêng có tính kế thừa cao (dù muốn hay không) và đương nhiên nó gắn chặt với thực tiễn đời sống. Chúng luôn được các nhà khoa học giáo dục chắt lọc, phát triển dựa trên những thành tựu mới nhất của các bộ môn khoa học khác. Sự thay đổi cũng luôn diễn ra bởi khoa học giáo dục không nằm ngoài sự phát triển của kinh tế xã hội. Phương pháp dạy học luôn thay đổi và được áp dụng một cách linh hoạt không phải từng năm học, từng học kỳ mà ngay cả trong một bài học. Đã từng đứng trên bục giảng, ai cũng trải qua tình trạng vẫn là nội dung SGK đó, bài đó nhưng mỗi năm học, thầy dạy theo cách khác nhau và nói chung chất lượng giờ dạy có khác nhau. Điều này được minh chứng rõ hơn khi trong một giờ dạy, giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau theo các quan điểm khác nhau. Chúng ta phê phán cách dạy đọc chép, nhưng cũng sẽ phê phán kiểu áp dụng máy móc (ví như cứ phải phát vấn trong giờ dạy đến nỗi chỉ còn những câu hỏi kiểu để học sinh "đớp lời") rồi nói rằng đó là cải tiến phương pháp dạy học. Gần đây phương pháp chia nhóm được cổ động và quả thực rất hay và phù hợp với SGK mới, lại khắc phục được những non kém của học sinh chúng ta so với các nước khác mà lâu nay ta thường phê phán, nhưng không thể áp dụng đại trà, vì chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, lại gặp bao phiền toái và chưa phù hợp với số lượng đến hơn 50 học sinh một lớp. Nhưng trong một số lớp, một số bài, vẫn có những giáo viên áp dụng thành công phương pháp đó. Phương pháp dạy học hiện hữu trong mỗi giáo viên không phải lúc nào cũng rạch ròi mà là sự tích hợp của nhiều lý luận, nhiều thời kỳ, kể từ khi là một giáo sinh ngồi trên ghế nhà trường sư phạm cho đến khi ra trường trực tiếp giảng dạy và trong suốt cả quá trình giảng dạy. Nói hình ảnh một chút là phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học sinh hàng mấy chục năm và những giờ dạy đó, với phương pháp đó, ai dám nói rằng đã lạc hậu. Nhiều khi cùng một nội dung học nhưng sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau, cũng như việc có những học sinh cùng giải được một bài toán nhưng lại khác xa nhau về nhận thức, tư duy. Chúng tôi đồng tình với tác giả Lê Nguyên Long rằng nếu không thay đổi nội dung học thì việc thay đổi phương pháp cũng chẳng ích gì, nhưng ngược lại, nếu nội dung dạy học có khoa học, hiện đại bao nhiêu mà không thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp thì chất lượng cũng chẳng thể hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những "lỗi" đã mắc và bớt đi những "hiện tượng đáng buồn" trong phương pháp dạy học như các tác giả đã nêu? Theo chúng tôi, ngoài việc cải cách nội dung học theo SGK, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường như chúng ta đang làm, còn có một số hướng chính sau: Trước hết, khoa học giáo dục của ta nên tập trung nghiên cứu theo hướng hội nhập, đón đầu nhưng phải rất Việt Nam. Trong một năm có không ít những công trình nghiên cứu, đề tài, luận văn về phương pháp dạy học, nhưng số phận của những công trình đó chắc cũng không khác mấy so với những đề tài nghiên cứu khoa học bấy lâu nay của ta. Điều đó có nghĩa là dù công trình có được tham khảo nhiều sách Tây, Tàu bao nhiêu, có hiện đại bao nhiêu mà không có tính thực tiễn, không xuất phát từ chính lớp học Việt Nam, học sinh Việt Nam, thầy Việt Nam thì cũng chẳng có ý nghĩa mấy. Mặt khác, nên đầu tư có trọng điểm chứ không nên rải mành mành như tình trạng hiện nay, vì chúng ta rất cần những công trình mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế về khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học nói riêng, bởi có như vậy mới có cách nhìn rộng hơn, sâu hơn. Tiếp đó là chương trình giảng dạy cho giáo sinh các trường sư phạm. Kinh nghiệm cho thấy đội ngũ giáo viên trẻ luôn là đội ngũ dễ tiếp thu và áp dụng những phương pháp dạy học mới hơn cả, nhưng hiện nay đại đa số giáo sinh khi đi thực tập hoặc mới ra trường vẫn rất "ngơ ngác" với những phương pháp giảng dạy mới, một phần vì họ có được tiếp cận các khoa học giáo dục mới đâu; mặt khác, các phương pháp được các thầy cô ở trường phổ thông hướng dẫn vẫn như hàng chục năm trước. Một vấn đề nữa là đội ngũ giảng viên về phương pháp giảng dạy cũng chưa được các trường sư phạm quan tâm đúng với vị trí của nó. Thứ ba là, cần phổ biến áp dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp với nội dung dạy học, điều kiện dạy học và với đội ngũ giáo viên. Đã đến lúc chúng ta cần tổng kết một cách toàn diện về hiệu quả, tính khả thi của các phương pháp dạy học đã được triển khai để trên cơ sở đó mở các lớp bồi dưỡng hè, các khóa đào tạo về phương pháp dạy học đạt hiệu quả hơn, và cũng trên cơ sở đó, có những quy định nghiêm ngặt về việc triển khai các phương pháp dạy học thích hợp (ví như chia nhóm, sử dụng thiết bị dạy học, dùng công nghệ thông tin .). Tiếp theo là nội dung, hình thức thi cử. Nếu nội dung thi coi trọng việc nắm bắt các kiến thức cơ bản trên cơ sở một phương pháp tư duy khoa học thì không thể tồn tại phương pháp dạy học kiểu "luyện gà chọi" như trên đã nói mà buộc học sinh phải học theo đúng quá trình nhận thức như chương trình quy định. Đúng là trong một bài học với nội dung ôn tập thì phải dùng phương pháp "luyện" nhưng cũng không thể không cải tiến cách dạy để học sinh được học như những "người đã biết" chứ không bị "dắt đi" một cách "nghiêm túc" làm giờ học nặng nề như TS Nguyễn Lộc đã nêu. Còn hình thức thi, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Lê Nguyên Long. Thi tuyển sinh trắc nghiệm quả thực cũng có những "cái hay" nhưng mục đích chính lại "dở đi" thì không hiểu đổi mới để tiến hay lùi. Do vậy cần cẩn trọng trong bất cứ một cải cách nào trên cơ sở tôn trọng mục đích và có căn cứ khoa học chặt chẽ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Sức ì của thói quen trong mỗi giáo viên Trong đợt tập huấn hè 2003-2004 cũng như các đợt tập huấn trước, hầu hết giáo viên đều nhận thức được rằng: phương pháp giáo dục mới có nhiều ưu điểm mà trước hết là phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phù hợp với xu thế đổi mới của thời đại. Nhưng khi thực hiện mới thấy không dễ chút nào. Trước hết phải hủy giáo án cũ, từ bỏ mọi kỹ năng, kỹ xảo dạy học đã thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức và tốn ít đầu tư. Để rồi lại chong đèn lần mò, tham khảo, xây dựng, thử nghiệm phương pháp giáo dục mới. Thành công cũng chẳng ai khen mà không thực hiện cũng chẳng ai chê. Thế thì tội gì . Hạn chế về năng lực chuyên môn Nhìn chung đội ngũ giáo viên hiện nay không đồng đều về chất lượng. Một số chưa chuẩn hóa. Lực lượng giáo viên trẻ qua dự giờ thấy bộc lộ nhiều hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn do hệ thống lý luận giáo dục và chương trình giảng dạy ở các trường sư phạm quá lạc hậu, thiếu thực tế. Sinh viên học cái gì đó thì nhiều mà học nghề dạy học, cách dạy học lại quá ít. Chỉ chưa đầy một chục tiết dạy trong mấy tuần thực tập đã thành nghề(?). Nói thiếu tin tưởng vào lớp trẻ mới nghe trái tai nhưng thực tế không có gì là quá. Thiếu lòng tin đối với học sinh Một thực tế khó phủ nhận là học sinh ngày nay bị suy giảm khá nhiều về khả năng tự học và các hoạt động tư duy như phân tích, so sánh, tóm tắt, quy nạp . Nguyên nhân cũng khó phủ nhận là do hậu quả của phương pháp giáo dục áp đặt, nhồi nhét trong thời gian khá dài của hệ thống giáo dục phổ thông. Vì vậy, qua thảo luận và đọc các bản thu hoạch của giáo viên trong các đợt tập huấn, thấy đa số có quan điểm như sau: giáo dục phổ thông mới chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi, thích hợp cho các trường chuyên hoặc trường công lập có chất lượng cao, không phù hợp cho các trường bán công hoặc có chất lượng đầu vào thấp(?). Có giáo viên nói thẳng: Nếu giảng dạy những phương pháp trên thì học sinh trường này sẽ không biết gì. Dẫn chứng đưa ra là những bài kiểm tra có tính suy luận hầu như các em đồng loạt bỏ giấy trắng(?!). Quan niệm trên không những thể hiện việc thiếu niềm tin đối với học sinh mà còn trái với lôgic về lý luận. Thực ra, muốn học sinh phát huy được khả năng tư duy để làm được những bài suy luận thì chỉ có cách duy nhất là đổi mới phương pháp giáo dục. Cơ chế quản lý chưa đủ sức mạnh và còn nhiều bất cập Đặc thù nghề dạy học là giáo viên có "khoảng trời chuyên môn" riêng, dạy hết giờ, hết bài là hoàn thành nhiệm vụ. Còn chất lượng thế nào khó ai bắt bẻ được. Hiện tượng có giáo viên dạy trên lớp qua loa để giữ "bí quyết" nhằm lôi kéo học sinh về nhà học thêm là có thực, nhưng nhà trường biết cũng đành chịu. Trong khi đó, cuộc vận động đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay không kèm theo một thể chế thi đua khen thưởng hoặc giám sát, kiểm tra đánh giá nào. Phát động xong, ai muốn thực hiện hay không tuỳ. Khó có thể đặt hy vọng lớn vào một công việc nửa vời như vậy. Mặt khác, đổi mới phương pháp giáo dục đòi hỏi phải đổi mới phương pháp đánh giá giờ dạy. Thế nhưng hiện nay, các trường phổ thông vẫn phải sử dụng "hướng dẫn đánh giá giờ dạy" đã quá lạc hậu do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành cách đây nhiều năm. Chẳng khác gì nhét một đồ vật đã biến dạng vào cái khuôn cũ. Bệnh thành tích làm thui chột ý chí của giáo viên Đại đa số giáo viên muốn đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh. Nhưng sau một năm làm việc nghiêm túc, cuối năm học lại phải tự "phủ nhận" kết quả nghiêm túc của mình để tìm cách nâng điểm cho học sinh do chỉ tiêu thi đua khống chế. Đó là sự thực ở nhiều trường phổ thông hiện nay. Cho nên nếu nhìn thẳng vào sự thực thì bệnh thành tích chủ yếu là của các cấp quản lý. Từ đó sinh ra kết quả chất lượng ảo "bảo hiểm" cho học sinh dẫn tới hiện tượng chây lười học tập và hình thành thói quen ỷ lại, trông chờ vào ngoại cảnh. Trong bối cảnh như vậy, giáo viên dễ bị thui chột ý chí và lòng nhiệt tình, không mặn mà với sự đổi mới. DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - PHƯƠNG PHÁP THÍCH HỢP VỚI ĐÀO TẠO Ở ĐẠI HỌC LÊ QUANG SƠN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết này nhằm đề xướng một hướng dạy học mới trong đào tạo đại học - dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Bản chất của hướng dạy học này là tổ chức quá trình dạy học theo logic nghiên cứu khoa học. Trong hướng dạy học này, dưới sự tổ chức, hướng dẫn và cố vấn của người dạy, người học tự mình phát hiện, biểu đạt vấn đề (lý luận hay thực tiễn) thuộc các lĩnh vực tri thức/thực tiễn khác nhau, vạch hướng giải quyết, thiết kế các nghiên cứu lý luận hay thực tiễn để giải quyết vấn đề, và trên cơ sở vấn đề được giải quyết, nêu hay phát hiện những vấn đề mới. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học nên được coi như một hướng dạy học dung hợp trong nó nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, và có thể được áp dụng một cách mềm dẻo bởi những nhà giáo với những tiềm năng về phương pháp dạy học khác nhau. ABSTRACT This paper is to initiate a new direction of teaching in the higher education - teaching through doing research works. The main point of this is to organize the teaching process in the logic of the scientific researches. Here, in this teaching direction, with the organization, direction and advice of the teachers, the students themselves discover, establish the scientific problems, suggest solutions, construct theoretical or practical researches to solve the problems, and on the basis of these findings, to identify new problems. Teaching through doing research works should be considered as an orientation that includes a wide range of different teaching methods and techniques, and may be applied in a flexible way by teachers with a potential of different teaching methods. 1. Đặt vấn đề Thành tựu nổi bật nhất của tâm lý học thế kỷ XX là sự khám phá ra vai trò quyết định của hoạt động của con người trong việc hình thành các năng lực và phẩm chất. Những khả năng trí tuệ, năng lực chuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp, thuộc tính nhân cách của con người là kết quả của việc con người, bằng hoạt động của chính bản thân mình, chuyển hóa những năng lực và phẩm chất người của loài người thành tài sản riêng cho bản thân. Giáo dục và dạy học, về bản chất, chính là sự tổ chức hoạt động lĩnh hội cho người học, hướng vào lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử của loài người. Chất lượng của các năng lực, sự hình thành phẩm chất tâm lý khác nhau tùy thuộc ở cách mà con người tiến hành hoạt động lĩnh hội. Nói cách khác, phương pháp giáo dục, dạy học nào thì kết quả giáo dục, dạy học ấy. Nếu dạy học chỉ đòi hỏi ở người học sự ghi nhớ thụ động, sự dập khuôn cứng nhắc, thói chờ đợi chỉ dẫn thì trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ có thể hình thành ở người học khả năng ghi nhớ máy móc, tính thụ động chờ đợi chỉ dẫn, chứ không thể hình thành được tư duy uyển chuyển, óc sáng tạo và tinh thần khám phá. Trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp dạy học được hiểu là cách thức hoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học (bao gồm cả trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; hình thành các phẩm chất nhân cách; phát triển những khả năng và năng lực). Phương pháp dạy học là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) hoạt động của người học, và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội năng lực người. Như vậy, chất lượng của các năng lực, sự hình thành phẩm chất tâm lý này hay khác ở người học tùy thuộc chính ở cách người học tiến hành việc học - ở phương pháp dạy học, giáo dục. Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học nổi lên như nhân tố chủ quan (chủ quan về phía người giảng viên) hàng đầu quyết định chất lượng dạy học. Và do vậy, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp luôn có ý nghĩa sống còn đối với chất lượng dạy học và giáo dục. 2. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học - sự lựa chọn cho nền giáo dục đại học hiện đại 2.1. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học Bản chất của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy học theo logic nghiên cứu khoa học. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học có thể được mô hình hóa qua các giai đoạn cơ bản như sau 1 : Áp dụng mô hình này vào việc dạy học với tư cách một phương pháp dạy học chúng ta có thể nói đến một trật tự tương tự trong thiết kế từng môn học và từng vấn đề trong nội 1 Phát hiện vấn đề (đặt câu hỏi nghiên cứu) Đặt giả thuyết (tìm câu trả lời sơ bộ) Lập phương án thu thập thông tin (luận chứng) Luận cứ lý thuyết (xây dựng cơ sở lý luận) Luận cứ thực tiễn (quan sát, thực nghiệm) Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin Tổng hợp kết quả/ kết luận/ khuyến nghị dung môn học. Việc nghiên cứu một môn học hay một bài học sẽ bắt đầu từ việc người dạy cùng với người học phát hiện/đặt ra vấn đề cần giải quyết (vấn đề lý luận hay thực tiễn) trong khuôn khổ môn học và liên môn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn do người học tiến hành. Ở đây công việc của người dạy là hướng dẫn và trợ giúp, công việc của người học là người thực hiện việc giải quyết vấn đề. Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc đặt và giải quyết vấn đề, và trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề mới để giải quyết. Cứ như vậy toàn bộ quá trình dạy học sẽ là một chu trình liên tục đặt và giải quyết các vấn đề. Có thể hình dung quá trình dạy học như một chuỗi hoạt động liên tục như sau: Ở mỗi giai đoạn trong chuỗi trên là hoạt động cùng nhau của cả người dạy và người học theo nguyên tắc người dạy hướng dẫn, cố vấn, trợ giúp - người học chủ động tiến hành việc tìm kiếm, giải quyết vấn đề. Ở đây các kỹ thuật dạy học khác nhau, từ tự nghiên cứu, quan sát, làm thực nghiệm đến thảo luận, thuyết trình, làm báo cáo… đều có thể được sử dụng. Có thể thấy ở đây sự dung hợp trong hướng dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, tích cực. 2.2. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học có những ưu thế gì? Bảo đảm vị thế tích cực, chủ động của người học. Người học được đặt vào vị trí chủ động nhất: tìm tòi, phát hiện và độc lập giải quyết (thông qua các nghiên cứu lý luận và thực tiễn do chính mình thực hiện) các vấn đề lý luận và thực tiễn của từng bộ môn, từng lĩnh vực tri thức. Hình thành phương pháp làm việc khoa học. Ở đây người học được tập luyện tối đa phương pháp làm việc theo đúng quy trình nghiên cứu khoa học. Điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở người học các phẩm chất và năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học – yêu cầu bắt buộc đối với người trí thức thời đại kinh tế tri thức và xã hội học tập. Phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của người học. Trong hướng dạy học này người học không chỉ tự mình tìm cách giải quyết các vấn đề đặt Phát hiện vấn đề/ Đặt vấn đề/ Nêu vấn đề nghiên cứu cứu Đưa ra giả thuyết/ hướng giải quyết vấn đề Lập phương án thu thập thông tin để giải quyết vấn đề (luận chứng) Tìm kiếm/ xây dựng cơ sở lý luận (nghiên cứu lý luận) Luận cứ thực tiễn (nghiên cứu thực tiễn, thực nghiệm) Phân tích và bàn luận kết quả (xử lý thông tin thu được) Tổng hợp kết quả/ Kết luận/ Đặt ra vấn đề nghiên cứu mới [...]... Và sẽ là thích hợp hơn nếu coi đây là một hướng dạy học, dung hợp trong nó nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, hơn là một phương pháp dạy học cụ thể Điều này sẽ cho phép một sự áp dụng mềm dẻo hơn trong việc tổ chức dạy học với những tiềm năng về phương pháp dạy học khác nhau ở các giảng viên THAM LUẬN: NHÀ GIÁO VÀ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Người thực hiện:Lê Văn Duẩn:CTCĐ THCS Trần... buộc phải có học nhóm mà phải vận dụng một cách linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể một cách hợp lí nhất +Phương pháp thứ hai chúng tôi muốn nói đến là phương pháp dạy học thực nghiệm Phương pháp này là phương pháp chủ đạo trong dạy học của bộ môn vật lí và hóa học… .Để thực hiện tốt phương pháp này người giáo viên không những có lòng nhiệt tình,mà phải có kỹ năng làm thí nghiệm ,biết rút ra những... sinh viên trong học tập”8 Sự định hướng vào phương pháp dạy học này hoàn toàn phù hợp với định hướng của Nghị quyết 02-NQ/HNTW BCH TW Đảng khóa VIII: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự... cũng thấy hay nhưng trong thực tế giảng dạy thì không dễ thực hiện vì có vô số nguyên nhân chủ quan và khách quan.Vì thế mới có chuyện là một số anh em giáo viên chỉ dạy tốt trong giờ Hội giảng còn thì nghĩ rằng phương pháp hiệu quả và “đỡ mệt “là dạy nhanh công thức quy tắc rồi làm bài tập vì theo họ nếu có đặt vấn đề cẩn thận thì HS cũng chẳng hiểu hơn là mấy.Nếu giảng dạy như thế thì quả là sai lầm... theo một điều nào đó thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên.Song cái khác căn bản ở đâyphương pháp mới HS phải tự tìm hiểu tự khám phá.Có như vậy HS mới khắc sâu ,nhớ lâu kiến thức mình lĩnh hội được III>ĐMPPDH LÀ đổi mới cách học của người học: ĐMPPDH đòi hỏi người GV trước tiên phải là người giàu kiến thức ,cập nhật thông tin và là người có kĩ năng tổ chức tiết dạy bằng khả năng sư phạm... đại học”9 2.3 Những yêu cầu của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi, trước hết, người giảng viên phải là một nhà nghiên cứu khoa học, biết cách tìm tòi và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh Chỉ trong trường hợp này người dạy mới có thể hướng dẫn người học học-nghiên cứu được Thứ hai, nội dung dạy học phải được thiết kế hướng... dụng các thiết bị về điện của vật lí 9 để dạy phần điện học của vật lí 7 +Phương pháp dạy học thứ 3 mà chúng tôi muốn nói đến là phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin (tức là dùng giáo án điện tử) Nếu thực hiện được điều này thì hiệu quả dạy học sẽ rất cao vì nó có tác dụng cuốn hút học sinh vào nội dung bài học mà giáo viên trình bày Hơn nữa phương pháp này giúp giáo viên không tốn công sức... Việc tìm kiếm những đường hướng và phương pháp dạy học cho phép thực hiện hiệu quả nhất mục tiêu giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn Phương pháp giáo dục đang được sử dụng phổ biến trong đào tạo đại học ở nước ta đã bộc lộ 7 8 9 những khiếm khuyết lớn - tạo ra tính ỳ, sự thụ động, kinh viện, thiếu sáng tạo ở người học Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học tỏ ra thích... việc đưa phương pháp nghiên cứu khoa học vào dạy học, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều quan điểm nghiên cứu, tránh bị áp đặt một hướng nhìn duy nhất, và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân Đây là tiền đề quan trọng cho việc dân chủ hóa nhà trường và giáo dục Phù hợp với đặc điểm người dạy đại học Người dạy đại học là giảng viên-nhà nghiên cứu Dạy học... phép của ban tổ chức Tôi xin trình bày một vài lời tâm sự của người thầy trực tiếp đứng lớp về đổi mới phương pháp dạy học Thưa các đồng chí: Bàn về ĐMPPDH trong những năm gần đây, chúng ta tốn không ít giấy mực Song trong thực tế ,ĐMPPDH thực sự trở thành một chìa khóa,một công cụ để giúp thầy cô trong giảng dạy hay không là điều băn khoăn ,lo nghĩ của những người quan tâm đến giáo dục.Hôm nay,trong . phải đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong sử dụng, đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp giảng dạy không. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn

Ngày đăng: 19/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan