Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững
Trang 1QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ THƯƠNGSINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 3
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2011
Trang 216) NGUYỄN NGỌC THẢO NGUYÊN
17) NGUYỄN THẢO NGUYÊN
18) CAO THỊ DIỄM PHƯƠNG
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dùphát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nướcđồng đều và bền vững Một tình huống điển hình nhất là nước Mỹ đã đánh thuế nhập khẩu thép
từ Anh để bảo hộ Trước năm 1890 mức thuế trung bình là 1 cent/pound và sau đó đã tăng lên2,2 cent/pound Kết quả, sản lượng tiêu dùng lẫn sản xuất thép nội địa của Mỹ tăng lên 4 lần vànhập khẩu thép từ Anh đã giảm xuống gần như bằng không
Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi đượcmột chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA,NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thìvấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhậpkinh tế toàn cầu
Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cảcác quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cựcđối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tếchưa cao
Trang 4MỤC LỤC
Danh sách thành viên nhóm···2
Lời mở đầu···3
Mục lục···4
I Khái niệm bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ···5
1 Bảo hộ là gì?···5
2 Thế nào là một ngành công nghiệp non trẻ?···6
II Mục tiêu của chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ.···7
III.Chính sách bảo hộ hợp lý các ngành công nghiệp non trẻ.···8
1. Chính sách bảo hộ hợp lý là gì?···8
2. Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong thời điểm hội nhập.···8
IV.Các hình thức bảo hộ.···15
1 Bảo hộ mậu dịch···15
2 Bảo hộ bằng thuế···18
V Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam và quan điểm···23
1 Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô-tô···23
2 Ngành công nghiệp dệt may···34
Nguồn tham khảo···44
Trang 5I KHÁI NIỆM BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ
Theo Từ điển thương mại quốc tế (Walter Goode), “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuấtnội địa và các sản phẩm của họ đuợc bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế” Biệnpháp cơ bản để đạt đuợc điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và cácbiện pháp phi thuế quan Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm cả lĩnh vực văn hoá,môi trường và các mối quan tâm khác Chính sách bảo hộ có thể cũng xuất hiện thông qua việc
sử dụng những biện pháp bảo hộ có điều kiện
Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, “Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh
tế học quốc tế để chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng,
vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối vớimột số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịchvụ) trong một quốc gia”
Theo Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên “Bảo hộ mậu dịch là chính sáchbảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nướcmình”
Tóm lại, Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc
chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản
Trang 6thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.
2 Thế nào là một ngành công nghiệp non trẻ?
Có sự đồng ý trên phương diện lý thuyết rằng, một ngành đuợc coi là non trẻ khi nó thoảmãn điều kiện: là ngành có lợi thế nhờ quy mô
Lợi thế nhờ quy mô đuợc hiểu rằng nếu ngành này mở rộng đuợc quy mô sản xuất thì chiphí trung bình sẽ có khuynh hướng giảm dần Sản xuất càng nhiều thì sẽ tăng khả năng cạnhtranh ở khía cạnh chi phí Ban đầu ngành này còn non trẻ, nên chi phí trung bình còn cao Nếuđuợc bảo hộ bằng các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan trong một khoảng thời gian nhấtđịnh thì nó sẽ lớn lên và đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốccũng đa áp dụng biện pháp bảo hộ này nhưng kết quả không thật sự rõ ràng Năm 2004, USAID
có báo cáo chi tiết “Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và thương mại tự do ở các nước đangphát triển” cho thấy các bằng chứng thực nghiệm không ủng hộ bảo hộ với lý do là ngành côngnghiệp non trẻ Đon giản là sự ỷ lại đa làm thui chột động cơ cạnh tranh phát triển của các “đứatrẻ” và các rào cản thương mại đa làm bóp méo giá cả gây ra sự biến dạng thị trường
Hơn nữa, sự lựa chọn ngành nào là ngành non trẻ dễ gây tranh luận Trước hết, khái niệmnon trẻ khá mơ hồ và hầu như dựa vào những tiêu chí mang tính dự đoán, chủ quan và ngày càngkhó chính xác trong một môi trường biến động nhanh chóng như hiện nay Sự mơ hồ này sẽkhiến các nhóm lợi ích nổi lên để tranh giành quyền lợi bảo hộ Các nhóm này có thể làm thiênlệch các mục tiêu ban đầu của chính sách công nghiệp
Trang 7II MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ
- Chính sách bảo hộ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân chúngtrong nước,
- Nhờ các ưu đai từ chính sách bảo hộ một số ngành sản xuất mở rộng quy mô sản xuất,nhu cầu nguồn nhân lực tăng lên
- Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hạn chế đuợc nhập khẩu, tiêu dùng một số mặthàng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước dẫn đến giảm tiêu dùng ngoại tệ, cânđối cán cân thanh toán của quốc gia
- Giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của các quốcgia trên thế giới
Trang 8III CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HỢP LÝ CÁC NGHÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM
1 Chính sách bảo hộ hợp lý là gì?
Bảo hộ hợp lý là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế pháttriển Chính vì vậy phải đưa ra các chính sách bảo hộ phù hợp với luật pháp của nước VN, luậtkinh tế trong nước và quốc tế Đồng thời không vi phạm các cam kết với đối tác Đảm bảo quyềnlợi của các ngành sản xuất trong nước và người tiêu dùng
Hầu hết các quốc gia đều có chính sách bảo hộ và đó là bộ phận không thể thiếu trongchính sách phát triển kinh tế đất nước vì nó đem lại nhiều lợi ích: giúp bảo vệ các ngành sản xuấtnon trẻ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm
Nhưng không phải lúc nào chính sách bảo hộ cũng đem lại kết quả như ý muốn
Điều mà các quốc gia cần làm để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách hữuhiệu nhất là gì? Đó chính là xây dựng chính sách bảo hộ hợp lý, nghĩa là bảo hộ nhằm tăng tínhcạnh tranh, thúc đẩy nên kinh tế phát triển
2 Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong thời điểm hội nhập
Mục tiêu của Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nướcphù hợp với các cam kết quốc tế, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạnđến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trợ giúp các nhà sản xuất trong nướctừng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và mở rộng thị trường
Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy định của WTO, tận dụng các biện pháp thuế và phithuế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế,trước mắt là tập trung cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, nhằm tạo lập
và nâng cao khả năng cạnh tranh
Trang 9Ngày nay trong điều kiện kinh tế, chính trị hiện đại của thế giới, với xu hướng quốc tếhóa nền sản xuất và thị trường thế giới nhiều nước vẫn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch vìmục tiêu chính trị hay kinh tế nhất định để bảo vệ nền độc lập của đất nước và phát huy lợi thếcạnh tranh.
Chính sách bảo hộ của các nước tư bản phát triển phục vụ lợi ích của các tổ chức độcquyền lớn Còn các nước đang phát triển nhằm bảo vệ nền kinh tế của nước này chống lại sựbành trường của các nước phát triển
a Bảo hộ bằng thuế đối với một số ngành hàng cần hỗ trợ
Trong điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định của WTO (World TradeOrganization) và cam kết của Việt Nam về lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu, tiếp tục bảo hộbằng thuế đối với một số loại ngành hàng cần đuợc hỗ trợ Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theocác cam kết WTO góp phần làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất Từ
đó, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm xuất khẩu
Bên cạnh giảm thuế nhập khẩu, áp dụng linh hoạt các phương pháp tính thuế; tiếp tụcnghiên cứu, áp dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ sản xuấttrong nước tránh khỏi những cạnh tranh không bình đẳng của hàng nhập khẩu
Về các giải pháp phi thuế, duy trì các chính sách đầu tư, ưu đai đầu tư đang thực hiệnkhông trái với quy định của WTO; bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất các chính sách đầu tư, ưuđai đầu tư dưới các hình thức khác như hỗ trợ nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo, đầu tư cảitiến trang thiết bị
Có thể lấy ví dụ việc bảo hộ cho ngành sản xuất ô-tô tại Việt Nam gồm có:
Đẩy mạnh giảm thế suất và tiến tới từ bỏ thuế đánh vào thế nhập khẩu nguyên chiếc Giảm thuế dần sẽ giúp tăng dần sức ép và giúp doanh nghiệp làm quen và có sách lược tự lực sảnxuất, nâng cao sức cạnh tranh để không thất bại trong hội nhập
Muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất ô-tô Chính phủ phải đẩy mạnh việc phát triển cơ sở
hạ tầng, đường xá, cầu cống, bãi đậu xe
Trang 10b Bảo hộ mậu dịch: mục tiêu là bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ Tuy nhiên, nó cũng
Hạn chế:
Các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng ở mức có lợi nhất cho họhoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Điều này đem lạithiệt hại cho người tiêu dùng
Hạn chế quan hệ trao đổi quốc tế, xu hướng đóng cửa và tự cung tự cấp Kết quả là có thể
sẽ khiến cho thương mại thế giới bị thu hẹp và mang lại tổn thất cho tất cả các bên
Ngân hàng thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo Mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng
có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD.
c Từng bước xoá bỏ mọi hình thức bao cấp
Về đầu tư, tập trung phát triển các sản phẩm trong nước có lợi thế cạnh tranh cả trên thịtrường nội địa và thị trường quốc tế Khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu chiếnlược dài hạn và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực cần nhiềuvốn, có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiêu hao ít tài nguyên Bên cạnh đó là các giải
Trang 11pháp về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp trên cơ sở phân loại các mặt hàng côngnghiệp thành các nhóm hàng theo những tiêu chí nhất định, như: hàng hoá thông thường, hànghoá có tác động quan trọng đến kinh tế - xã hội, hàng hoá của các ngành truyền thống, hàng hoácủa các ngành công nghiệp "non trẻ" để có những biện pháp và mức độ bảo hộ phù hợp
Chiến lược xác định nội dung từng bước xoá bỏ mọi hình thức bao cấp, trong đó có baocấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá, dịch vụ theo lộ trình đã cam kết vớiWTO; tạo lập đồng bộ hệ thống thị trường (như thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tàichính, bất động sản, thị trường lao động và thị trường khoa học - công nghệ) Cụ thể, khuyếnkhích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ liên kết bảo đảm nguyên liệu, chếbiến, phân phối sản phẩm trên thị trường Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biệnpháp xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường để hoạch định chiếnlược kinh doanh thích hợp
Chính sách vĩ mô ra đời dựa trên những lý thuyết kinh tế vĩ mô định hướng, tuy nhiên,việc xác định những tiêu chí cụ thể trong đó lại đòi hỏi gắn liền với thực tế Các nhà hoạch địnhchính sách có thể đặt câu hỏi: Phải đánh thuế để hạn chế nhập khẩu mặt hàng (xe hơi cũ) nhằmhạn chế tiêu dùng và bảo hộ sản xuất trong nước, xong thuế suất nào là thích hợp?
Việc xác định một mức thuế thích hợp không chỉ đơn giản cứ ngồi sau bàn giấy mà đưa
ra được Hãy tìm cách lượng hoá các thông tin để phân tích, đưa ra một thuế suất thích hợp
- Thứ nhất, hãy tiến hành điều tra ý kiến doanh nghiệp từ cả hai phía, nhà sản xuất xe hơi
và doanh nghiệp nhập khẩu xe cũ trên qui mô lớn Không chỉ nghe họ trả lời suông, hãy đề nghị
họ giải thích một cách hợp lý những suy luận của họ để đưa ra được mức thuế như vậy, đây là
Trang 12nghệ thuật để phân tích, tóm lược được những thông tin mà nhiều khi các doanh nghiệp khôngmuốn tiết lộ Ngoài ra, việc yêu cầu doanh nghiệp trả lời cụ thể cũng là khiến họ phải trả lời “thâtlòng” hơn, họ không thể tuỳ ý đưa ra những mức thuế suất mà theo họ là thích hợp
- Thứ hai, cơ quan hoạch định chính sách cũng có thể tham khảo giá cả thị trường trên thếgiới để xác định những mức thuế và định lượng giá cả của xe hơi cũ nhập khẩu sau thuế Việclựa chọn mức thuế nào trong những mức thuế “có thể lựa chọn” lại căn cứ vào lý luận về mức độnhà nước muốn hạn chế tiêu dùng hoặc bảo hộ sản xuất trong nước
- Thứ ba, nếu vẫn không xác định được ngay mức thuế thích hợp, có thể sẽ tiến hành mộttiến trình giảm thuế dần dần nhằm hai mục tiêu: 1) đánh động giới sản xuất trong nước phảichuẩn bị tốt hơn cho thời gian tới, 2) thăm dò được phản ứng của thị trường để xác định một mứcthuế hợp lý nhất Cũng từ phản ứng của thị trường, đến thời điểm này, chúng ta đã có thể khẳngđịnh được tính đúng đắn của lý luận đã phân tích trên đây, mức thuế suất đánh trên xe hơi cũhiện tại dường như chưa thích hợp vì nó không tạo ra bất kỳ lượng nhập khẩu nào trên thịtrường: mức thuế như thế là quá cao
ii Tiếp tục tiến trình giảm thuế suất nhập khẩu xe hơi mới nguyên chiếc, nhanh chóng thựchiện bình đẳng trong thuế tiêu thụ đặc biệt
Giảm thuế suất và dần tiến tới từ bỏ thuế đánh vào xe nhập khẩu nguyên chiếc là khôngthể tránh khỏi khi Việt Nam chính thức tham gia và phải tuân thủ những qui đinh của các hiệpước thương mại khu vực cũng như WTO Giảm thuế dần giúp tăng dần sức ép giúp doanh nghiệplàm quen và có sách lược tự lực sản xuất, nâng cao dần sức cạnh tranh để không bị thất bại tronghội nhập Việc thực hiện một mức thuế tiêu thụ đặc biệt không phân biệt là thích hợp, vì dù làhàng nhập khẩu hay sản xuất trong nước vì thuế này nhằm hạn chế tiêu thụ sản phẩm: không có
lý gì, sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc lại bị phân biệt đối xử đến hai lần, một lần là thuế nhậpkhẩu, một lần là thuế tiêu thụ đặc biệt Nhìn nhận một cách khách quan, thuế suất tiêu thụ đặcbiệt cao hơn đối với hang nhập khẩu nguyên chiếc chẳng khác nào một khoản “trợ giá” đối vớinhà sản xuất trong nước Những chính sách thuế kiểu này có thể gây rắc rối cho Việt Nam tronghội nhập thưong mại thế giới
Trang 13iii Tiến hành nâng dần thuế suất đánh vào hàng CKD, làm giảm khoảng cách dần giữa nhậpkhẩu xe mới nguyên chiếc và lắp ráp CKD, tạo sức ép với các nhà sản xuất và lắp ráp xe hơi nộiđịa
Chính sách này cũng không ngoài mục tiêu tăng dần sức ép cạnh tranh lên các nhà sảnxuất trong nước, buộc họ phải cải tổ sản xuất, có chính sách lâu dài để tồn tại một cách hiệu quả
iv Áp dụng thuế suất phân biệt đối với các bộ phận xe hơi lắp ráp nhập khẩu
Điều này nghĩa là, chính phủ xem xét mức thuế suất khác nhau đối với các bộ phận, chitiết trong các bộ phận CKD (không áp dụng một mức thuế chung) bằng cách tăng mạnh thuế suấtđối với các chi tiết kỹ thuật hiện tại các ngành công nước có đủ khả năng sản xuất hoặc có khảnăng nghiên cứu và chế tạo trong thời gian ngắn, thuế suất thấp đối với những chi tiết kỹ thuậtcao trong nước chưa có khả năng chế tạo trước mắt nhưng có tiềm năng sẽ sản xuất được trongngắn hạn Chế độ thuế suất thấp này đối với những chi tiết phức tạp cũng phải tuân theo xuhướng điều chỉnh tăng dần cùng xu hướng điều chỉnh giảm dần thuế suất đối với các chi tiết đơngiản nhập khẩu nói trên Điều này sẽ có tác dụng định hướng cho các nhà sản xuất tập trung cốgắng sản xuất những gì sản xuất được, nâng cao dần năng lực sản xuất đối với những chi tiếtphức tạp hơn
Nhóm chính sách công nghiệp và đầu tư
Bênh cạnh các chính sách về thương mại như trên, chính phủ phải xây dựng được cácchính sách vĩ mô ổn định trong lĩnh vực sản xuất ngành ô-tô
Một cách tóm lược, nhà nước nên tổ chức hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kểdưới hình thức trợ cấp cho những doanh nghiệp có kế hoạch nghiên cứu công nghệ và sản phẩmmới, hỗ trợ đào tạo nhân công trong ngành công nghiệp ô-tô Đây là những chính sách mà Nhậtbản đã áp dụng rất thành công để xây dựng những tập đoàn công nghiệp lớn mạnh rất nhanh và
có khả năng tiếp thu công nghệ cao của thế giới Chúng ta cũng có thể học tập những bài họckhác về chính sách công nghiệp của các nước bạn trong khu vực như Thái Lan hoặc Malaysia.Ngoài ra, chính phủ cũng đóng vai trò quang trọng trong huy động và kết hợp cả nguồn lực trongnước và ngoài nước một cách khéo léo cho sự phát triển ngành ô-tô Việc phát triển cơ sở hạ tầng
Trang 14về đường xá, cầu cống, bãi đỗ xe, v.v… cũng không thể coi nhẹ, nếu Việt Nam không muốnnhững đô thị lớn luôn bị ùn tắc và tai nạn giao thông vốn đang là quốc nạn ngày một tăng.
Trang 15vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.
b Lý thuyết và thực tế:
i Về lý thuyết:
Việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, được các chínhphủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh tế-xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêucực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việcnày đem lại
- Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc áp đặt nàychỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và chỉ khi phán quyết củaWTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ cho thấy các thành viên kia đangthực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp pháp cho ngành sản xuất của mình v.v )
- Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại: Việc áp đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá giá Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch
Ngân hàng Thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ cóthêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo Thương mại và tự do hóa thương mại thậmchí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia
Trang 16có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ Cũng theo Ngân hàng Thếgiới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đangphát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USDviện trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USDtổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang pdfjhát triển.
ii. Trên thực tế: các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một chính phủ trong bảo hộ mậu dịch Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu Các nhà sản xuất Hoa Kỳ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra những luật lệ bất bình đẳng Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch
iii Ý nghĩa:
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trongnước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm ngườilao động nào đó Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trêngiá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nângcao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theomục tiêu dài hạn
iv Chính sách bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam:
Xét về các nhóm ngành, có thể thấy nhóm ngành công nghiệp chế tạo có tỷ lệ bảo hộ hữuhiệu giảm nhanh nhất từ 40% trong năm 2005 xuống còn 2,1% trong năm 2009 Nhóm ngànhnày dường như không có sức cạnh tranh nên việc hệ số bảo hộ cao hay thấp hầu như không có ýnghĩa
Với nhóm ngành nông lâm thủy sản, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu giảm từ 7,4% trong năm 2005xuống 0,52% trong năm 2009 Có lẽ ở Việt Nam chỉ có duy nhất nhóm ngành này là có thể cạnhtranh, mà tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu giảm là một thiệt thòi cho Việt Nam
Trang 17Do tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa không hợp lý đối với sản phẩm đầu vào lẫn đầu ra, cụ thể làthuế nhập nguyên liệu cao hơn nhập sản phẩm hoàn chỉnh, nên khả năng cạnh tranh của nhómnày trên thị trường thế giới là thua kém.
ERP và NRP của nhóm ngành nông lâm thủy sản
Điều quan trọng hơn cả là một số ngành có hệ số lan tỏa cao đến nền kinh tế nhưng tỷ lệbảo hộ hữu hiệu lại âm (tức là không được bảo hộ gì về mặt sản xuất), dẫn đến những ngành nàykhông thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu Mặt khác, vì hệ số lan tỏa của những ngành này caohơn mức bình quân nên đó cũng là một nguyên nhân khiến nhập siêu gia tăng
Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ cần xây dựng chính sách thuế nhập khẩu phù hợp
để bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu, nhất là với nhóm ngành chăn nuôi và nhữngngành có hệ số lan tỏa lớn Ngoài ra, việc nhanh chóng tái cấu trúc kinh tế để làm tăng phần giátrị gia tăng trong nước cũng là một trong những cách thức hữu hiệu để việc bảo hộ sản xuất trongnước đạt hiệu quả nhưng vẫn không vi phạm các cam kết với WTO
v Ưu điểm:
- Kinh tế
Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ
Tạo nên nguồn tài chính công cộng
Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp
Thực hiện phân phối lại thu nhập
- Chính trị
Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp
Bảo vệ an ninh quốc gia
Trả đũa
- Xã hội
Trang 18Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế
có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại
Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giálên tới mức giá chung của thị trường
Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại
Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chínhsách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệpchung của họ
Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnhtranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khíchxuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặthàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặtlên trên hết
Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước
Trang 19Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao Khi bị xác định là cómục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắtgiảm.
Tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế
Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêudùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thếgiới cộng với thuế nhập khẩu Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:
Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn muamột số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sảnxuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa
Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này
Trang 20 Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lênđến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nướcsản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs' Tuy nhiên do giá tăng nên cầucủa người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd' Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho ngườitiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượnghàng Qd' Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủdưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thànhlợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thểcủa quốc gia Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xãhội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước Diện tích hình ECD lại là mộttổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hànghoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chínhphủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội Do những tácđộng ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độthoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ
Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với
hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài(Xem, thêm các bài Suất hiệu quả của bảo hộ và Thuế chống phá giá) Chẳng hạn, một thuế suất20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ chogiá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhànhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi.Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàngtương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng
do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ởmức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy
họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính Nóichung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn
Trang 21thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về
cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu
Ý nghĩa: Nếu ngành sản xuất trong nước bị thua thiệt trong cạnh tranh với hàng ngoại
nhập thì tỷ lệ thất nghiệp do mất việc làm sẽ tăng lên cũng như sự suy giảm thu nhập từ các loạithuế khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới một bộ phận kinh tế nào đó của quốc gia Các thuếsuất thuế nhập khẩu bảo hộ được sử dụng như là biện pháp để chống lại khả năng này Tuynhiên, thuế quan bảo hộ cũng có các điểm yếu Đáng chú ý nhất trong số các điểm yếu này là nólàm tăng giá của hàng hóa phải chịu thuế, gây bất lợi cho người tiêu dùng mặt hàng này hay chocác nhà sản xuất sử dụng mặt hàng đó vào việc sản xuất các mặt hàng khác Chẳng hạn, việcđánh thuế nhập khẩu đối với lương thực, thực phẩm có thể gia tăng đói nghèo, trong khi việcđánh thuế lên thép có thể làm ngành sản xuất ô tô kém cạnh tranh hơn Nó cũng có thể phản tácdụng nếu (các) quốc gia mà thương mại của họ bị thua sút do việc một quốc gia X nào đó áp thuếcao đối với hàng xuất khẩu của họ cũng áp thuế cao ngược trở lại đối với các mặt hàng xuất khẩucủa quốc gia X, kết quả là một cuộc chiến thương mại và nó làm cho cả hai bên đều thua thiệt
Các phê phán về tự do thương mại cho rằng thuế nhập khẩu là đặc biệt quan trọng chocác quốc gia đang phát triển như là một nguồn thu nhập chủ yếu Các quốc gia đang phát triểnthường chưa xây dựng được các thiết chế đủ mạnh để có thể đánh và thu đầy đủ các loại thuếnhư thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế doanh thu hay thuế VAT Trong so sánh với các dạngđánh thuế khác, thuế xuất-nhập khẩu thường là dễ thu hơn Xu hướng dỡ bỏ thuế quan và xúctiến tự do thương mại cũng bị cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia đang phát triển docác quốc gia này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thay thế thuế quan bằng các nguồn thu khác,khi so với các quốc gia đã phát triển