1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hợp đồng nhập khẩu và những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện loại hợp đồng này

33 617 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 185 KB

Nội dung

Tranh chấp trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nhất là đối với cơ chế mở và một nền kinh tế thị trường đang theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình thành lập và hoạt động của mình, việc tham gia ký kết hợpđồng đặc biệt là hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại là yếu tố khôngthể thiếu của các doanh nghiệp Trong hoạt động thương mại thì hợp đồng thươngmại còn đóng vai trò là một phương tiện rất quan trọng để bảo đảm sự an toàn pháp

lý cho các bên trong hợp đồng, giúp các bên kiểm soát và dự báo được lợi nhuậncũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai Hình thức của hợp đồng thươngmại là đa dạng, từ những bản hợp đồng rất đơn giản với những thỏa thuận cũng rấtđơn giản và ngắn gọn đến những bản hợp đồng phức tạp, đồ sộ được soạn thảo côngphu bởi những luật sự giỏi, dày dặn kinh nghiệm trên thế giới và có hiệu lực ápdụng vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh

tế Thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng quốc tế hoá đối vớinền kinh tế từng quốc gia và Thế giới, hoạt động kinh doamh quốc tế ngày càng đadạng và phong phú, và đang trở thành một nội dung cực kỳ quan trọng trong quan

hệ quốc tế

Xuất-nhập khẩu hàng hoá, đây là một trong những hình thức kinh doanh quantrọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trongphạm vi khu vực và trên Thế giới Hình thức kinh doanh xuất-nhập khẩu nó là mộthoạt động kinh tế quốc tế cơ bản của một quốc gia, nó là chiếc chìa khoá mở ranhững giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủyếu của một nước tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế

Điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhậpkinh tế toàn cầu,do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và có vốn hiểu biếtpháp luật vững vàng nhằm có được ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt củathương trường qua đó đạt hiệu quả cao trong kinh doanh không chỉ đối với thịtrường trong nước mà còn phải đứng vững trên thị trường thế giới Để giúp chodoanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường là lý do em hướng đến và chọn đề tài này với hy vọng sẽ đem lại chútkiến thức hoàn thiện trong việc tham gia ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp

Tranh chấp trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nhất là đối với cơ chế

mở và một nền kinh tế thị trường đang theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóanhư hiện nay Để ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu có hiệu quả, đạt đượcmục tiêu lợi nhuận là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp quan tâm Tuy nhiên trongquá trình ký kết do sự chủ quan và không được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ,các doanh nghiệp thường gặp phải những tổn thất không đáng có dẫn tới sự thuathiệt, tổn thất rất lớn trong kinh doanh và thậm chí là phá sản Do đó mục tiêunghiên cứu là phân tích những sai sót thường gặp của các doanh nghiệp trong việc

Trang 2

tham gia ký kết hợp đồng cũng như đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro trong việc

Đề tài được chia làm hai chương:

Chương thứ nhất: Cơ sở lý luận về hợp đồng trong kinh doanh Trong phầnnày, em xin đề cập đến những vấn đề chung của hợp đồng kinh doanh nói chung vàhợp đồng nhập khẩu nói riêng như: khái niệm, đặc điểm, đề nghị, chấp nhận giaokết, hình thức của hợp đồng …

Chương thứ hai: Thực tiễn giao kết hợp đồng nhập khẩu và một số giải pháphạn chế rủi ro Trong phần này, em xin trình bày về thực tiễn giao kết hợp đồng, cácđiểm lưu ý khi ký kết và xin đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro trong khi ký kếthợp đồng nhập khẩu

Với phương pháp nghiên cứu đơn giản kết hợp những kiến thức từ sách vởcũng như những kiến thức từ thầy cô cung cấp và được trang bị thực tiễn trong quátrình thực tập, thêm vào đó là những tham khảo từ tài liệu giáo trình cũng như trênmạng đã giúp cho đề tài báo cáo này được hoàn thiện hơn, ý nghĩa sâu sắc hơn

Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và khả năng viết cũng như kiến thứcchuyên môn còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề báo cáo thực tập còn nhiều thiếuxót Kính mong quý thầy cô giúp đỡ phân tích và đưa ra những ý kiến đánh giáđóng góp để chuyên đề báo cáo thực tập cũng như kiến thức của em được hoànthiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Nguyễn Hoàng Dự

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH.

1.1 Những vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh.

Định nghĩa hợp đồng:

Hợp đồng là một trong những phương tiện hữu hiệu để thực hiện các giaolưu dân sự trong đời sống xã hội Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận và có hiệu lựcràng buộc các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng Nói cách khác, hợp đồng là

“luật” do các bên tự hình thành nên và được Nhà nước thừa nhận Các hợp đồng đềumang bản chất dân sự, bởi đó là thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổihoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.1

Hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinh doanh thì gọi là hợp đồngkinh doanh Nói cách khác, hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinhtrong quá trình chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận

Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh

Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng kinh doanh có thể là cá nhân hoặc tổ chức

với điều kiện các chủ thể này phải có năng lực hành vi dân sự chủ thể hợp đồng cóthể trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng hoặc thông qua người đại diện Có haitrường hợp đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Trong giao kết hợp đồng kinh doanh, đại diện theo pháp luật thường xảy ra khi chủthể hợp đồng là các doanh nghiệp Khi đó giám đốc doanh nghiệp hoặc người màtheo quy định của Điều lệ doanh nghiệp là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó

1 Định nghĩa này cho thấy,để tồn tại một hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận giữa các bên Sự

thỏa thuận đó được hình thành từ hai phía, theo đó một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và một bên đưa ra chấp nhận đề nghị giao kết đó Đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết được coi là điều kiện cần và đủ để hình thành nên một hợp đồng – Xem giáo trình TOPICA tr 41

Trang 4

Về hình thức: Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt

động kinh doanh của các chủ thể nên cũng giống như hợp đồng dân sự thôngthường, hợp đồng kinh doanh có thể tồn tại dưới hình thức bằng văn bản, bằng lờinói hoặc bằng hành vi củ thể Trong thực tế, hợp đồng bằng văn bản có thể được thểhiện dưới dạng các tài liệu giao dịch hoặc thông điệp dữ liệu điện tử Hơn nữa, hợpđồng bằng văn bản có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định củapháp luật hoặc theo ý chí các bên

Về mục đích của các bên trong hợp đồng: Hợp đồng kinh doanh phát sinh

trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể nên ít nhất phải có một bên chủ thể cómục đích lợi nhuận khi giao kết hợp đồng Nếu cả hai bên chủ thể đều không cómục đích lợi nhuận, hợp đồng được coi là hợp đồng dân sự đơn thuần Ngược lại,nếu cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì hợp đồng được coi là hợp đồng kinhdoanh hay hợp đồng thương mại Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếumột bên có mục đích lợi nhuận và một bên không có mục đích này Trường hợp nàygọi là giao dịch hỗn hợp

Để xác định xem đây là hợp đồng dân sự hay thương mại, Luật Thương mạiViệt Nam sử dụng phương pháp như sau:

Nếu bên có mục đích lợi nhuận không phải là thương nhân thì hợp đồng đãgiao kết là hợp đồng dân sự

Nếu bên có mục đích lợi nhuận là thương nhân thì việc xác định hợp đồngdựa vào ý chí của bên không có mục đích lợi nhuận, cụ thể là:

Bên không có mục đích lợi nhuận chọn áp dụng quy định của Bộ Luật Dân

Trang 5

1.1.3 Phân loại hợp đồng

Hợp đồng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau: Dựa vào hình thức: có hai loại là hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng khôngbằng văn bản

Hợp đồng bằng văn bản bao gồm hợp đồng dưới dạng tài liệu giao dịch hoặcthông điệp dữ liệu điện tử Hợp đồng không bằng văn bản là hợp đồng được thểhiện bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên

Dựa vào sự đối ứng về cam kết giữa các bên, có hai loại hợp đồng là hợpđồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù

Hợp đồng có đền bù (còn gọi là hợp đồng có đối ứng) là hợp đồng mà cácbên đều đưa ra những cam kết thực hiện lợi ích cho nhau Ví dụ, hợp đồng mua bánhàng hóa là hợp đồng có đền bù bởi vì bên bán cam kết chuyển giao quyền sở hữuhàng hóa cho bên mua, bên mua cam kết trả tiền theo thỏa thuận cho bên bán

Hợp đồng không có đền bù (còn gọi là hợp đồng không có đối ứng) là hợpđồng mà chỉ một bên đưa ra cam kết thực hiện lợi ích cho bên kia nhưng khôngnhận được cam kết lợi ích đối ứng nào Chẳng hạn như trong hợp đồng tặng, cho tàisản , một bên hứa tặng bên kia tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng không có đượcbất cứ lợi ích nào từ phía nhười nhận tặng cho

Dựa vào mối uan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, có hai loại hợp đồng

là hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng chỉ một bên có nghĩa vụ, bên có quyền khôngphải thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia Trong thực tế, hợp đồng đơn vụ chiếm sốlượng rất nhỏ trong giao lưu dân sự do tính chất đặc biệt của nó

Hợp đồng đơn vụ có thể tồn tại dưới dạng như hợp đồng cho vay tài sảnđược các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là khi tài sản vay đã được chuyểngiao cho bên vay Kể từ thời điểm có hiệu lực, chỉ bên vay tài sản có nghĩa vụ hoàntrả cho bên vay cả gốc và lãi đúng thời hạn như đã thỏa thuận, trong khi đó bên chovay không phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với bên vay

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.Trong thực tế, các hợp đồng chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp đồng song vụ, chẳng hạnnhư hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tín dụng

Trang 6

Hợp đồng song vụ và đơn vụ không hoàn toàn đồng nhất với hợp đồng cóđền bù và không có đền bù Thông thường, hợp đồng có đền bù tồn tại dưới dạnghợp đồng song vụ.2

1.2 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một hợp đồng sẽ được sẽ được hìnhthành nếu giữa các bên đạt được sự thỏa thuận Sự thỏa thuận đó được hình thànhtrên cơ sở của đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

Khái niệm: Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu đạt bằng lời nói hoặc hànhđộng nhằm thể hiện ý chí của người đề nghị trong việc mong muốn giao kết hợpđồng và chấp nhận chịu ràng buộc bởi những đề nghị mà họ đã đưa ra đối với bên

Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu đạt ý chí của bên đề nghị đối với bên được đề nghị Sự biểu đạt này chỉ được coi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

2 Tuy nhiên có trường hợp hợp đồng song vụ nhưng không có đền bù như hợp đồng cho mượn tài sản Bên cho mượn có nghĩa vụ bảo đảm cho bên mượn được sử dụng tài sản theo đúng công dụng và thời gian như đã thỏa thuận Bên cho mượn không được đòi lại tài sản trước hạn trừ những trường hợp có nhu cầu đột xuất và cấp bách nhưng phải báo cho bên mượn biết với thời gian hợp lý

Được chuyển tới chủ thể xác định, đó là người được đề nghị Điều kiện nàycho thấy pháp luật loại trừ khả năng trở thành đề nghị giao kết hợp đồng của nhữnglời nói hoặc hành động đưa ra cho nhiều người nhưng không xác định đối tượng cụthể Lời nói hoặc hành động trong trường hợp này thường tồn tại dưới dạng quảngcác hoặc thông báo hứa thưởng và được Bộ luật Dân sự Việt Nam xác định là hành

vi pháp lý đơn phương chứ không phải là đề nghị giao kết hợp đồng

Trang 7

Thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng và chấp nhận chịu ràng buộc bởinhững đề nghị đã đưa ra Đây là điều kiện thể hiện ý chí của chủ thể hợp đồng vànhờ đó mà đề nghị giao kết hợp đồng được phân biệt với lời đề nghị (lời mời)thương lượng và thông tin báo giá.

Đề nghị thương lượng là hình thức một bên đưa ra lời mời tới chủ thể khácvới mong muốn chủ thể được mời sẽ đưa ra một đề nghị giao kết hợp đồng

Về mặt hình thức, đề nghị thương lượng khá giống với đề nghị giao kết hợpđồng, tuy nhiên đề nghị thương lượng chỉ thể hiện sự sẵn sàng của chủ thể đề nghịtrong việc xem xét các đề nghị giao kết mà chưa thể hiện mong muốn giao kết hợpđồng

Đề nghị thương lượng thường tồn tại dưới dạng mời đấu giá hoặc mời đấuthầu Đây là những hoạt động mang tính chất mời gọi tất cả những chủ thể quan tâmđưa ra đề nghị giao kết, tức là đưa ra thương lượng để đàm phán hợp đồng Bởi vậy,lời mời thầu hoặc mời đấu giá không được xem là đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ

là đề nghị để một bên khác đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng Việc đưa ra giá bỏthầu hoặc giá đấu giá chính là đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp này Nếunhững đề nghị này thỏa mãn yêu cầu của một cuộc đấu thầu hoặc đấu giá và đượcbên mời thầu hoặc mời đấu giá chấp nhận thì một hợp đồng sẽ được hình thành

Đề nghị thương lượng cũng tồn tại dưới dạng niêm yết giá bán hàng hóa.Chủ cửa hàng thường niêm yết giá bán hàng hóa để khách hàng biết tuy nhiên, việcniêm yết giá không phải là đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ đơn thuần là lời mờixem hàng Chủ cửa hàng chưa thể hiện ý định mong muốn giao kết hợp đồng màmới chỉ dừng ở việc đề nghị khách hàng tham khảo hàng hóa về mặt chất lượng, giá

cả và sau đó đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Chính vì vậy, việckhách hàng đồng ý mua và đề nghị thanh toán mới được coi là đề nghị giao kết hợpđồng Cửa hàng chấp nhận thanh toán được coi là chấp nhận giao kết và khi đó hợpđồng mua bán hàng hóa giữa các bên được hình thành

Đề nghị giao kết hợp đồng cũng khác biệt với thông tin báo giá Trong hoạtđộng kinh doanh, các doang nghiệp thường thực hiện hoạt động báo giá theo yêucầu của bạn hàng nhằm cung cấp danh mục hàng hóa sẵn có và giá cả tương ứngcho từng sản phẩm

Tuy nhiên, báo giá không phải là đề nghị giao kết bởi nó không thể hiệnmong muốn giao kết hợp đồng mà chỉ đơn thuần cung cấp thông tin nhằm cho đốitác biết rằng bên báo giá sẵn sàng tham gia giao kết nếu có một đề nghị giao kếtđược đưa ra

Trang 8

Hơn nữa, trên cơ sở báo giá đã được đưa ra, các bên có thể thỏa thuận về một mứcgiá phù hợp hơn trong thực tế khi thực hiện giao dịch mà không bắt buộc phải tuântheo giá đã được thông báo.

Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng:

Đề nghị giao kết hợp đồng ràng buộc người đề nghị nên về nguyên tắc đềnghị giao kết đã gửi đến người được đề nghị thì không thể rút lại, thay đổi hoặc hủybỏ

Điều đó có nghĩa là người đề nghị phải giữ lời hứa của mình trong suốt thờigian đề nghị giao kết có hiệu lực Chính vì lý do này nên khi đưa ra đề nghị giao kếthợp đồng, bên đề nghị thường ấn định một thời hạn trả lời nhất định Nếu hết thờihạn đó mà bên được đề nghị không trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng không cònhiệu lực và bên được đề nghị được giải phóng khỏi sự ràng buộc của những đề nghị

đó, Cũng chính vì chịu sự ràng buộc này nên trong thời hạn đã được ấn định, bên đềnghị không được giao kết hợp đồng với chủ thể khác Nếu hợp đồng giao kết vớichủ thể khác được thiết lập khiến cho bên được đề nghị bị thiệt hại do không giaokết được hợp đồng thì bên đề nghị giao kết phải bồi thường

Trang 9

hoặc không chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị thì được coi là một đề nghịgiao kết mới Điều đó dẫn đến khả năng, vai trò của các bên khi đàm phán hợp đồng

sẽ thay đổi liên tục từ vị trí người đề nghị giao kết sang vị trí người được đề nghị vàngược lại

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặcbằng hành vi cụ thể Điều cần lưu ý là im lặng không được coi là sự đồng ý tronggiao kết hợp đồng Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sựđồng ý thì hợp đồng được mặc nhiên thừa nhận là đã hình thành nếu hết thời hạn trảlời mà bên được đề nghị vẫn im lặng

Vấn đề đặt ra là khi một bên đưa ra đề nghị giao kết và có ấn định bên được

đề nghị phải đưa ra trả lời chấp nhận đề nghị dưới một hình thức cụ thể nhưng bên

đề nghị không tuân thủ hình thức này thì sẽ xử lý ra sao

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này Tuy nhiên, nếu theo suyluận thì có thể coi bên được đề nghị đã không chấp nhận toàn bộ nội dung của đềnghị giao kết và do đó bản trả lời của bên được đề nghị trở thành đề nghị giao kếtmới và hợp đồng chưa được hình thành

Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có quy định về việc nếu đề nghị giao kết hợpđồng không quy định về hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết thì bên được

đề nghị có bắt buộc phải sử dụng hình thức giống như đề nghị giao kết hay không.Chính vì chưa có quy định nên có thể suy luận rằng bên được đề nghị có thể sửdụng bất cứ hình thức nào theo ý riêng của mình mà không bắt buộc phải sử dụnghình thức giống như hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng

Nếu bên đề nghị đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết thì bên được đềnghị không được rút lại chấp nhận đề nghị giao kết Việc này chỉ được thực hiệnnếu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã được đưa ra nhưng người đề nghị chưanhận được hoặc nhận được cùng thời điểm với thông báo rút lại chấp nhận đề nghịgiao kết

1.3 Hình thức của hợp đồng

Về nguyên tắc, hợp đồng có thể tồn tại dưới dạng hợp đồng miệng, hợp đồngvăn bản hoặc hợp đồng bằng hành vi cụ thể Các bên căn cứ vào điều kiện, hoàncảnh của mình mà lựa chọn hình thức cho phù hợp Tuy nhiên trong một số trườnghợp, pháp luật có ấn định một hình thức bắt buộc cho từng loại hợp đồng thì các bênphải triệt để tuân theo quy định đó Nếu vi phạm về hình thức của hợp đồng sẽ dẫnđến khả năng làm cho hợp đồng bị vô hiệu

Trang 10

Một số loại hợp đồng có hình thức bắt buộc phải tuân theo quy định của phápluật như:

Hợp đồng phải bằng văn bản: hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán hànghóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thuê nhà ở …

Hợp đồng phải bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực: hợp đồngmua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà ở từ 6 thángtrở lên …

Hợp đồng vi phạm về hình thức không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ bị coi làchưa có giá trị pháp lý và không được công nhận trên thực tế Tòa án cho phép cácbên được sửa đổi hình thức của hợp đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật.Nếu bên nào có trách nhiệm nhưng không tiến hành sửa đổi hình thức hợp đồng thìbên đó bị coi là có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu nên phải bồi thường thiệt hại phátsinh

1.4 Chủ thể ký kết hợp đồng trong kinh doanh

Chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng kinh doanh nói riêng làmọi cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi dân sự Theo quy định của Bộ luật Dân sự

2005, năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân đủ 6 tuổi Tuynhiên, cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu đủ 18 tuổi và có khả năngnhận thức bình thường Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có năng lực hành vidân sự một phần (không đầy đủ) Ngoài ra, người đủ 18 tuổi trở lên có thể bị mấthoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Như vậy, về mặt nguyên tắc những người từ đủ 6 tuổi trở lên đều có thể trởthành chủ thể của hợp đồng Tuy nhiên, đối với hợp đồng kinh doanh, chủ thể củahợp đồng chủ yếu là những pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy

đủ Hơn nữa, rất nhiều trong số những chủ thể này là thương nhân hoạt động thươngmại theo quy định của Luật Thương mại 2005

Thực tế cho thấy, việc không đáp ứng điều kiện năng lực hành vi thường liênquan đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của chủ thể khi thamgia giao kết hợp đồng hơn là liên quan đến yếu tố độ tuổi

Pháp luật quy định nếu hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên,người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng không mặcnhiên bị vô hiệu mà Tòa án phải dựa trên yêu cầu của người đại diện cho người đãgiao kết hợp đồng để xem xét tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 130 Bộ luật Dân sự

Trang 11

2005) Tương tự như vậy, nếu người giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sựnhưng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ở vào thời điểm giao kếtthì hợp đồng có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu theo yêu cầu của người đó (Điều 133

Bộ luật Dân sự 2005).3

1.5 Các điều khoản của hợp đồng

Điều khoản bắt buộc 4: là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có tronghợp đồng Nếu thiếu những điều khoản này hợp đồng không được hình thành.Chính vì lý do này nên điều khoản bắt buộc còn được gọi là điều khoản chủ yếu củahợp đồng Việc xác định những điều khoản nào là bắt buộc phải có trong hợp đồngphụ thuộc vào quy định của pháp luật và không phải hợp đồng nào cũng đòi hỏiphải có loại điều khoản này Hiện nay, pháp luật không có quy định chung về nhữngđiều khoản bắt buộc đối với tất cả các loại hợp đồng mà tùy từng trường hợp cụ thểnhững quy định này mới tồn tại

Nếu thỏa thuận giữa các bên không bao gồm những điều khoản bắt buộc thìthỏa thuận đó không được coi là hợp đồng Khi đó, các bên sẽ phải hoàn trả chonhau những gì đã được thực hiện trước đó Như vậy, hậu quả của thỏa thuận thiếuđiều khoản bắt buộc tương đối giống với hợp đồng vô hiệu

Tuy nhiên, giữa hai trường hợp này có sự khác biệt về bản chất Đối với hợpđồng vô hiệu, thỏa thuận của các bên đã tạo thành hợp đồng nhưng hợp đồng đókhông có giá trị ràng buộc các bên Đối với hợp đồng vô hiệu tương đối thì nếukhông có yêu cầu của một bên và không có sự thừa nhận của Tòa án thì hợp đồngmặc dù có yếu tố vô hiệu vẫn có hiệu lực ràng buộc các bên Đối với trường hợpthỏa thuận thiếu điều khoản bắt buộc thì hoàn toàn không hình thành hợp đồng, tức

là không có bất cứ yếu tố nào ràng buộc các bên

Điều khoản tùy nghi: Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thảo thuận của các bên

3 Lưu ý là hợp đồng xác lập trong trường hợp ủy quyền nhưng một bên không có thẩm quyền giao kết hoặc giao kết vượt quá phạm vi ủy quyền thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực ràng buộc giữa các bên đã tham gia giao kết Xem Giáo trình TOPICA tr 58

4 Xem: Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh – Giáo trình TOPICA tr 61

Trang 12

Đây là những điều khoản mà sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào ý chí củachủ thể hợp đồng Các bên thấy cần thiết thì sẽ đưa vào hợp đồng để ràng buộcquyền và nghĩa vụ của nhau.

Điều khoản tùy nghi tồn tại phụ thuộc vào ý chí của các bên nhưng nội dungcủa điều khoản không được vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xãhội , nếu vi phạm điều này hợp đồng sẽ bị vô hiệu

Điều khoản thường lệ: là những điều khoản mà nội dung của nó được quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật, các tập quán thương mại hoặc thói quentrong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên Nếu như điều khoản bắtbuộc tồn tại hiện hữu trong hợp đồng và rất dễ nhận biết thì điều khoản thường lệ lànhững điều khoản ẩn, không được thể hiện trong hợp đồng nhưng vẫn là một bộphận cấu thành hợp đồng Đó là vì điều khoản thường lệ là những “lệ thường”, “lẽthường” đã được thừa nhận bởi pháp luật và bời chính các bên tham gia hợp đồng.Những “lệ thường” này là các quy định mặc nhiên được thừa nhận nên có giá trị bắtbuộc thi hành đối với các bên Nếu các bên không muốn sử dụng những lệ thường

đó cho quan hệ hợp đồng của mình thì phải có thỏa thuận khác và phải ghi vào hợpđồng Khi đó những thỏa thuận khác trở thành điều khoản tùy nghi của hợp đồn

Những “lệ thường” tạo thành nội dung của hợp đồng tồn tại trong các quyđịnh của pháp luật, trong các tập quán thương mại hoặc trong thói quen đã đượchình thành giữa các bên

Pháp luật thường quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợpđồng hoặc đưa ra những quy định cho từng loại hợp đồng cụ thể Những quy định

đó trở thành điều khoản thường lệ của hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuậnkhác

Như vậy, điều khoản thường lệ có vai trò là quy định dự phòng cuối cùnggiúp các bên xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong trường vô tình hoặc cố ýkhông thỏa thuận về một nội dung nhất định Chẳng hạn như liên quan đến việcthực hiện hợp đồng, pháp luật quy định những “lệ thường” như sau:

Về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng: Đối với hợp đồng song vụ, các bên phảiđồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau Nếu không thể thực hiện đồng thời thìnghĩa vụ nào thực hiện mất nhiều thời gian hơn phải được thực hiện trước (Điều

414 Bộ luật Dân sự 2005)

Về hoãn thực hiện nghĩa vụ: Bên thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thựchiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ

Trang 13

của mình khi đến hạn Ngược lại, bên thực hiện nghĩa vụ trước cũng có quyền hoãnthực hiện nghĩa vụ nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức khôngthể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thựchiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh (Điều 415 Bộ luật dân sự 2005).

Pháp luật thừa nhận cho các bên được áp dụng thói quen trong hoạt độngthương mại đã được thiết lập giữa họ nếu các bên đã biết hoặc phải biết nhưngkhông được trái với quy định của pháp luật Trường hợp không có thói quen đãđược thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được tráivới quy định của pháp luật Nếu các bên không muốn áp dụng “lệ thường” thì phải

có thỏa thuận dưới dạng điều khoản tùy nghi

1.6 Hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có hiệu lực trên thực tế, các bên khôngphải chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng Hợp đồng vô hiệu có thểtồn tại dưới dạng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối (còn gọi là vô hiệu mặc nhiên) là hợp đồng mặcnhiên bị coi là vô hiệu khi không thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định các trường hợp vô hiệu tuyệtđối xảy ra trong hai trường hợp :

Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặctrái đạo đức xã hội

Hợp đồng được xác lập giả tạo để che dấu cho một hợp đồng khác thì hợpđồng giả tạo sẽ bị vô hiệu tuyệt đối

Trong nhiều trường hợp, nếu hợp đồng đã vô hiệu tuyệt đối nhưng các chủthể vẫn cố tình thực hiện sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu các hình thứctrách nhiệm pháp lý như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự nếu việc thựchiện đó đủ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm pháp luậthình sự

Hợp đồng vô hiệu tương đối (còn gọi là vô hiệu theo yêu cầu) là hợp đồngchỉ bị coi là vô hiệu nếu có yêu cầu cùa một trong các bên hợp đồng và được tòa ánthừa nhận Điều đó cho thấy nếu các bên không có yêu cầu hoặc yêu cầu của cácbên không được tòa án thừa nhận thì hợp đồng vẫn được thực hiện trên thực tế vàvẫn c1o giá trị ràng buộc các bên

Trang 14

Như vậy, trong trường hợp này bản thân hợp đồng không hội tụ đủ các điềukiện có hiệu lực nhưng không bị coi là mặc nhiên vô hiệu mà chỉ coi là có thể bị vôhiệu.

Tính hiệu lực của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên Chỉ khi nào các bên cóyêu cầu của Tòa án thừa nhận thì hợp đồng mới bị coi là vô hiệu trên thực tế và mất

đi tính ràng buộc đối với các bên Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, hợpđồng vô hiệu tương đối tồn tại trong các trường hợp sau:

Hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bịmất năng lực hành vi dân sự nếu pháp luật có yêu cầu hợp đồng này phải do ngườiđại diện của họ xác lập, thực hiện

Hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn;

Hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe dọa;

Chủ thể giao kết hợp đồng không nhận thức được hành vi của mình;

Hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Khi hợp đồng được các bên xác định hoặcđược Tòa án tuyên là vô hiệu thì hợp đồng đó không có hiệu lực kể từ thời điểmgiao kết Lý do xác định thời điểm vô hiệu của hợp đồng như vậy là vì các điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng đều phát sinh từ thời điểm hợp đồng được giao kết Sự tồntại của những yếu tố này lá khách quan trong suốt quá trình hợp đồng được thựchiện chính vì vậy thời điểm hợp đồng bị xác định hoặc bị tuyên vô hiệu có thể sớmhay muộn nhưng yếu tố làm cho hợp đồng vẫn tồn tại từ khi giao kết

Hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết dẫn đến hệ quả

là các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đãnhận, nếu không trả được bằng hiện vật thì trả bằng tiền Tuy nhiên nếu hợp đồngđược xác lập có vi phạm pháp luật thì tài sản của các bên có thể không được hoàntrả cho nhau mà bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hạiphải bồi thường

1.7 Hợp đồng nhập khẩu – hợp đồng quan trọng của hợp đồng trong kinh doanh

Kinh doanh xuất – nhập khẩu là một hoạt động kinh tế quốc tế đầu tiên củamột doanh nghiệp Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đadạng hóa hoạt động kinh doanh của mình Do đó hợp đồng nhập khẩu là một loạihợp đồng phổ biến nhất trong hợp đồng kinh doanh Sau đây chúng ta cùng xem xéthợp đồng nhập khẩu là gì

Trang 15

1.7.1 Khái niệm hợp đồng nhập khẩu

Hợp đồng nhập khẩu thực chất là hợp đồng mua bán ngoại thương Bất cứhợp đồng nhập khẩu nào cũng được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương tuynhiên, không phải hợp đồng mua bán ngoại thương nào cũng được coi là hợp đồngnhập khẩu Xét về tính chất quốc tế của hợp đồng nhập khẩu khác với hợp đồngmua bán ngoại thương ở chỗ: hàng hóa là đối tượng của hợp đồng nhập khẩu nhấtđịnh phải được chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác Các khuvực pháp lý phải hiểu là chịu sự điều chỉnh cũng như quy định pháp luật khác nhau.Ranh giới giữa các khu vực pháp lý có thể là biên giới quốc gia, hoặc cũng có thể làranh giới ngăn cách giữa khu chế xuất với phần lãng thổ còn lại cảu một quốc gia

1.7.2 Đặc điểm hợp đồng nhập khẩu

Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán ngoại thương chính vì vậy tínhchất quốc tế cũng là đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng nhập khẩu , thể hiện ở một

số nội dung sau:

Hợp đồng nhập khẩu mang tính chất thương mại, tính chất kinh doanh (nghĩa

là mục đích ký kết mang tính chất thương mại)

Trụ sở của hợp đồng nhập khẩu là các bên có trụ sở thương mại đặt ở cácnước khác nhau

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng nhập khẩu được chuyển từ khu vựcpháp lý này sang khu vực pháp lý khác Sở dĩ có khái niệm khu vực pháp lý là do sựphát triển và ngày càng mở rộng cùa các khu chế xuất (là các khu công nghiệp tậptrung, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu được hoạt động theo quy chế khú chế xuấttại Việt Nam) Theo quy định khu chế xuất, khu chế xuất nằm trong lãnh thổ quốcgia, song nếu hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán được di chuyển qua ranhgiới pháp lý, ngăn cách khu chế xuất với phần lãnh thổ còn lại của quốc gia đó thì

nó cũng được coi là biểu hiện tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán, với một bên

là chủ thể trong nước và một bên kia là các xí nghiệp của khu chế xuất

Tiền tệ dùng để thanh toán giữa bên mua và bên bán có thể là ngoại tệ đốivới một hoặc hai bên

Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng mang tính chất đadạng và phức tạp) Khác với hợp đồng mua bán trong nước chỉ phải chịu sự điềuchỉnh hợp đồng của luật pháp nước đó, hợp đồng nhập khẩu có thể áp dụng cả luậtnước ngoài , tập quán thương mại quốc tế hoặc điều ước quốc tế

Trang 16

Tranh chấp phát sinh xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể

do Tòa án của một nước hoặc do Tòa án quốc tế xét xử

Chương 2: THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO.

2.1 Thực tiễn và giao kết hợp đồng nhập khẩu

2.1.1 Thực tiễn việc giao kết hợp đồng nhập khẩu hiện nay

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh nhập nhẩu củacác doanh nghiệp và nghiệp vụ có liên quan đến quá trình đàm phán ký kết và thựchiện hợp đồng nhập khẩu thường các doanh nghiệp hay gặp các sự cố, rủi ro trongquá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu Đơn cử là thương vụ Centrimex Hả Nội làmmất trắng 20 tỷ đồng Thương vụ này mở màn từ ngày 17/7/2000, khi hợp đồngngoại thương về việc Công ty XNK tổng hợp III Hà Nội (Centrimex-HN) mua10.000 tấn phân urê của Trung Quốc từ Công ty Helm GmbH (Đức) được ký kết, trịgiá 1,45 triệu USD Điều kiện giao hàng là CFR (giao hàng tại nơi đi cho chủ tàuđược bên mua uỷ nhiệm), thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng bên bánBHF (Đức) và ngân hàng bên mua Sở Giao dịch Ngân hàng NN&PTNT 1 (SGD1)

Ngày 27/9/2000, tàu DEWAN-1 của Pakistan, theo hợp đồng, đã mang lôhàng cập cảng TP HCM, song Centrimex - HN bất ngờ từ chối tiếp nhận với lý do:

“Công ty không có vận đơn đường biển để nhận hàng, và bộ chứng từ cũng khôngphù hợp với L/C!” Như vậy, Centrimex đã từ chối nhận hàng của chính mình TàuDEWAN-1 buộc lòng phải nhổ neo quay về làm thủ tục hoá giá lô hàng… Sau khinhận được bộ chứng từ do BHF gửi tới, SGD 1 đã phát hiện thấy một số sai sót và

đã thông báo cho Centrimex-HN biết điều này Chỉ một ngày sau đó (3/10/2000),Công ty Centrimex-HN phát công văn yêu cầu SGD 1 từ chối thanh toán lô hàng

Sai sót được Centrimex-HN đề cập là: vận đơn đường biển không ghi chúngày bốc hàng lên tàu, số tiền bằng chữ ghi sai trên hối phiếu và tên của ngân hàngtrả tiền cũng ghi sai trên hối phiếu Tuy nhiên, trong thực tế, vận đơn lại có ngàycấp (6/9/2000) - theo quy định của UCP 500, ngày này cũng đồng thời được coi làngày bốc hàng lên tàu Thêm vào đó, trong thương vụ này L/C không quy định ngânhàng BHF phải có hối phiếu đi kèm để đòi tiền Centrimex-HN, nên dù số tiền ghitrên hối phiếu sai so với quy định Việt Nam thì SGD 1 cũng không cần kiểm tra…

Ngày đăng: 07/04/2013, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w