thương mại quốc tế - NXB ĐHQG TP.HCM tr 78
-Hủy hợp đồng;
Thực tế, nếu các bên không quy định điều khoản chế tài, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể áp dụng chế tài theo luật điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, nếu quy định chặt chẽ từng trường hợp khi các bên vi phạm sẽ áp dụng chế tài nào, người nhập khẩu sẽ gặp ít rủi ro hơn khi người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.
Trong việc ký kết hợp đồng, thực tế cũng có nhiều tranh chấp phát sinh xảy ra gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó xin nêu ra một số hướng giải pháp để tránh rủi ro trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu.
2.2.1 Phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên. Vì vậy khi đàm phán về phương thức thanh toán các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh toán hay các thủ tục và quy trình thanh toán mà xin chỉ tập trung phân tích đến rủi ro mà mỗi phương thức thanh toán đem lại cho nhà nhập khẩu.
Phương thức chuyển tiền (Remittance): Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế , theo phương thức này nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện vận chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định. Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ … nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập .Thực tế nhiều trường hợp nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Nhà nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng ….Để phòng ngừa rủi ro nhà nhập khẩu cần: xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền. Ví dụ chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào, thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào … thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng và quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu.
Phương thức ủy thác mua hàng ( Authority to purchase – A/P ): A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng của nhà nhập khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khẩu xác nhận thanh toán. Bản chất của phương thức này là nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát. Phương thức này sẽ có nhiều bất lợi cho nhà nhập khẩu khi mà tiền đã xuất ra nhưng chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị giao hàng chậm trễ. Để hạn chế rủi ro cho mình, nhà nhập khẩu cần đưa ra những điều kiện cụ thể, nội dung, quy trình thanh toán chi tiết nếu áp dụng phương thức A/P để tránh bất lợi cho mình sau này.
2.2.2 Phòng ngừa ở giai đoạn ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
Khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có thỏa thuận thanh toán bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch L/C đó là:
Mặc dù L/C được hình thành từ hợp đồng thương mại quốc tế nhưng khi đã được thiết lập thì L/C lại hoàn toàn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng không được ghi vào L/C sẽ không có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhưng lại được quy định trong L/C thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp khập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao.
Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doang nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bời thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.
2.2.3 Phòng ngừa ở giai đoạn kiểm tra L/C
Ngay khi nhận được L/C, doanh nghiệp nhập khẩu cần kiểm tra L/C thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP nào? Kiểm tra tính chân thực cùa L/C nhằm tránh trường hợp gặp L/C giả, kiểm tra nội dung chi tiết của L/C…
Quy tắc của UCP cho thấy một L/C không chỉ rõ là loại nào thì đươc xác định là loại không hủy ngang và trong trưởng hợp này cần kiểm tra các vấn đề là: L/C có được thanh toán theo thời hạn và đúng địa điểm như thỏa thuận không? Kiểm tra L/C thuộc loại Payment at sight, deferred, Usance hay Negotiation, kiểm tra tên và địa chỉ của người mua và người bán, kiểm tra khoản phí của ngân hàng …
Cần kiểm tra chi tiết của L/C như giá trị của L/C và điều kiện thanh toán, mô tả hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, cơ sở và điều kiện giao hàng theo hợp đồng thương mại quốc tế, điều kiện về chuyển tải, ngày hết hạn của L/C…
Thực tiễn lập bộ chứng từ và thanh toán bằng L/C rất phức tạp, đòi hỏi bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp nhập khẩu phải có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Có như vậy mới hạn chế đáng kể các rủi ro phát sinh khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C.
Kết Luận
Hợp đồng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong thực tế. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, mọi chủ thể kinh doanh đều phải tham gia vào rất nhiều quan hệ hợp đồng từ những hợp đồng đơn giản tồn tại dưới hình thức bằng lời nói đến những hợp đồng phức tạp có mức độ yêu cầu cao về mặt hình thức để đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý như hợp đồng bằng văn bản hoặc hợp đồng có công chứng chứng thực. Qua nghiên cứu và thực tiễn hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể thấy các sự cố, rủi ro trong quá trình tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh là điều không tránh khỏi.
Quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu là một quá trình tương đối phức tạp. Ngay từ các bước nghiên cứu thị trường, chọn đối tác, tới bước đàm phán, thoả thuận để đi đến ký kết và thực hiện hợp đồng luôn nảy sinh các yêu cầu đòi hỏi người nhập khẩu phải xem xét, nghiên cứu kỹ. Do đó, để trở thành một nhà kinh doanh am hiểu về nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ cũng như nghệ thuật đàm phán kinh doanh sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho các nhà nhập khẩu thành công trong mọi giao dịch. Vì vậy để hạn chế những rủi ro trong việc tham gia ký kết hợp đồng, với mong muốn phần nào giúp các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tránh được các thiệt hại rủi ro và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hoàn thiện và đạt được mục đích kinh doanh lợi nhuận, chuyên đề báo cáo thực tập đã tập trung phân tích và đưa ra những giải pháp hạn chế nhằm giúp các doanh nghiệp phát hiện, sửa chữa và khắc phục kịp thời trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
………...1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH……….3
1.2 Những vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh …….3 …….3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh ………...3 ………...3 1.1.2 Tính hợp pháp và đạo đức của hợp đồng ………....4 1.1.3 Phân loại hợp đồng ………...5 1.2 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ………….. ………5 1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng ………6 1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ………...8 1.3. Hình thức của hợp đồng ……….9 1.4 Chủ thể ký kết hợp đồng trong kinh doanh ……….10
1.5 Các điều khoản của hợp đồng
………...11 1.6 Hợp đồng vô hiệu 1.6 Hợp đồng vô hiệu
………...13
1.7 Hợp đồng nhập khẩu – hợp đồng quan trọng của hợp đồng trong kinh doanh……… doanh……… ...14
1.7.1 Khái niệm hợp đồng nhập khẩu
……….141.7.2 Đặc điểm hợp đồng nhập khẩu 1.7.2 Đặc điểm hợp đồng nhập khẩu
………...15 Chương 2 THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO ………...16
2.1 Thực tiễn và giao kết hợp đồng nhập khẩu ………...16 ………...16
2.1.1 Thực tiễn việc giao kết hợp đồng nhập khẩu hiện nay………...16 nay………...16
2.1.2 Những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng nhập khẩu ………17 ………17
2.1.3 Những điểm cần lưu ý trong khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu…………...21 khẩu…………...21
2.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro khi ký kết hợp đồng nhập khẩu ………...28 ………...28
2.2.1 Phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế ……….28 ……….28
2.2.2 Phòng ngừa ở giai đoạn ký kết hợp đồng thương mại quốc tế ………...29 ………...29
2.2.3 Phòng ngừa ở giai đoạn kiểm tra L/C ………...29 ………...29 Kết Luận