+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống; + Nhà máy giết mổ gia súc; + Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp; + Nhà máy sản xuất p
Trang 1-
-THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159
Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013
Trang 2-
-THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM
Trang 3Số: 01/2013/TTr-DA Hòa Bình, ngày tháng năm 2013
TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi:
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình;
- Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình
- Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hòa Bình;
- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình;
Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một sốnội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triểnchăn nuôi đến năm 2020;
Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộcUNFCCC;
Quyết định số 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôiđến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;
Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án “Tổ hợptrang trại chăn nuôi gia súc theo hướng cơ chế phát triển sạch CDM” với các nội dungchính sau:
Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triểnsạch CDM;
Các hợp phần dự án :
+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò
+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas
Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình
Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm:
Trang 4+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống;
+ Nhà máy giết mổ gia súc;
+ Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;
Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phươngthức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chấtlượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập
Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30%tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xâydựng là 12,124,243,000 đồng
Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm Dự án bắt đầu xâydựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào
sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ chohoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống
và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;
Kết luận : NPV = 594,975,345,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR
= 34.6% ; thời gian hoàn vốn sau 6 năm
=> Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khảnăng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh Thêm vào đó, dự án còn đónggóp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho
cả nước
Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” cónhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các
cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án
“Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM”nói trên
Trang 5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 1
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 2
II.1 Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước 2
II.1.1 Môi trường vĩ mô 2
II.1.2 Ngành chăn nuôi Việt Nam 2
II.2 Các điều kiện và cơ sở của dự án 4
II.2.1 Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước 4
II.2.2 Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung 7
II.2.3 Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình 7
II.3 Căn cứ pháp lý 9
II.4 Kết luận sự cần thiết đầu tư 10
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 12
III.1 Địa điểm thực hiện dự án 12
III.2 Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 12
III.3 Quy mô dự án 13
III.4 Nhân sự dự án 13
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 15
IV.1 Trang trại chăn nuôi lợn rừng 15
IV.2 Trang trại chăn nuôi bò 19
IV.3 Nhà máy giết mổ gia súc 21
IV.3.1 Quy trình giết mổ gia súc 22
IV.3.2 Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổ 25
IV.4 Hệ thống cửa hàng thịt sạch 25
IV.4.1 Các sản phẩm từ lợn rừng 25
IV.4.2 Các sản phẩm từ bò 25
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 27
V.1 Đánh giá tác động môi trường 27
V.1.1 Giới thiệu chung 27
V.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 27
V.2 Tác động của dự án tới môi trường 27
V.2.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 27
V.2.2 Giai đoạn vận hành 28
V.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm 29
V.3.1 Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng 29
V.3.2 Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động 30
V.4 Kết luận 31
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 32
VI.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 32
VI.2 Nội dung tổng mức đầu tư 33
VI.2.1 Nội dung 33
VI.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 36
Trang 6VII.1 Kế hoạch sử dụng nguồn vốn 38
VII.2 Tiến độ sử dụng vốn 38
VII.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 38
VII.4 Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 42
CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 44
VIII.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 44
VIII.2 Tính toán chi phí của dự án 45
VIII.2.1 Chi phí nhân công 45
VIII.2.2 Chi phí thức ăn 47
VIII.2.3 Chi phí hoạt động 49
VIII.3 Doanh thu từ dự án 50
VIII.4 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 52
VIII.4.1 Báo cáo thu nhập của dự án 52
VIII.4.2 Báo cáo ngân lưu dự án 53
VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợ 54
VIII.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 54
CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN 55
IX.1 Nhận diện rủi ro 55
IX.2 Phân tích độ nhạy 55
IX.3 Kết luận 57
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN 58
X.1 Kết luận 58
X.2 Kiến nghị 58
Trang 7CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần T & T – 159
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch
Các hợp phần dự án :
+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò
+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas
Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình
Mục tiêu đầu tư :Xây dựng 1 tổ hợp gồm:
+ Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân
cư nuôi gia công;
+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống;
+ Nhà máy giết mổ gia súc;
+ Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;
Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thứctrang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêudùng và xuất khẩu;
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án dochủ đầu tư thành lập
Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu
tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là12,124,243,000 đồng
Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm Dự án bắt đầu xây dựng từtháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dầnđến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần cáchạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức
ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;
Trang 8CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1 Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước
II.1.1 Môi trường vĩ mô
Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn Mặc dù cácđiều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệugiảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăngcầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm vàvẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi
Theo Tổng cục Thống kê, quý II năm 2013 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xâydựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51điểm phần trăm
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê
Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong tháng 8 năm 2013, tổng đàn trâu cả nước ước tính giảm2.5% so với cùng kỳ năm 2012, đàn bò giảm 3% Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt do giásữa ổn định nên doanh nghiệp mở rộng quy mô Chăn nuôi lợn chưa ổn định, ước tính tổng số lợn
cả nước giảm từ 1-1.5% so với cùng kỳ năm 2012 Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giábán thấp, dịch bệnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngạicho người nuôi, tổng số gia cầm cả nước ước tính giảm khoảng 1.5-2% so với cùng kỳ nămtrước
II.1.2 Ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngành nông nghiệp đang đóng góp 24% GDP cả nước và trong đó công lao của ngànhchăn nuôi không nhỏ Đây cũng là một trong những ngành quan trọng để chuyển đổi cơ cấu vàthúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành chăn nuôi vẫn tự phát, thiếuquy hoạch và định hướng dẫn đến nguy cơ phá sản
Trang 9Theo thống kê, hiện ngành chăn nuôi Việt Nam có sản lượng thịt gia súc đứng thứ nhấtkhu vực ASEAN, thứ 2 châu Á, thứ 6 thế giới; sản lượng thịt gia cầm đứng thứ 2 khu vực; sảnlượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng đầu các nước ASEAN và thứ 12 thế giới Nhiều nămqua ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nôngnghiệp với tốc độ 5-7%/năm, so với 2-2.5%/năm của ngành trồng trọt Theo Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2000, tổng sản lượng thịt cung cấp ra thị trường đạt 1.83triệu tấn, tổng sản lượng sữa đạt 64,000 tấn, nhưng đến năm 2011 tăng lên lần lượt là 4.31 triệutấn và 360,000 tấn Con số này đã góp phần tăng lượng tiêu thụ thịt bình quân từ 23.6kg/ngườitrong năm 2000 lên 48.3kg/người trong năm 2011, tiêu thụ sữa từ 0.3kg/người lên 3.8kg/người,tiêu thụ trứng đạt 83 quả/người/năm Tuy vậy, ngành chăn nuôi vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn do thiếuchính sách hỗ trợ, quy hoạch, định hướng phát triển Mãi đến năm 2012 và nhất là những thángđầu năm 2013, khi thị trường liên tục biến động theo chiều hướng xấu, những bất ổn bắt đầu lộ rõ
và ngành chăn nuôi đang đứng bên bờ vực phá sản, cơ quan quản lý mới gấp rút vào cuộc TheoCục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 23,500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng đa số hoạtđộng manh mún, nhỏ lẻ, không được kiểm soát, hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả,thiếu kỹ thuật chăn nuôi
Để thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2020, hơn 50 tỉnh, thành trên cả nước
đã hoàn thành quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, nhưng ngân sách đầu tư cho ngành chănnuôi rất hạn chế nên doanh nghiệp (DN) và hộ nông dân phải tự lo, không định hướng được lợithế từng địa phương để tạo nguồn cung bền vững Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài(FDI) vào ngành chăn nuôi chỉ tập trung khâu sản xuất thức ăn Các khâu mấu chốt đảm bảo sựphát triển bền vững của ngành như con giống, chế biến, giết mổ và xử lý môi trường có lợi nhuậnthấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên không hấp dẫn nhà đầu tư Do ít được quan tâm, ngành chăn nuôitrong nước chỉ phát triển theo kiểu phong trào, khi giá lên cao đồng loạt nuôi gây khủng hoảngthừa dẫn đến giá giảm; khi lỗ lại ngưng nuôi khiến nguồn hàng khan hiếm
Theo nhiêu chuyên gia, sự bất ổn của ngành chăn nuôi thời gian qua một phần do các giảipháp, dự báo thị trường hàng năm đối với ngành thực hiện qua loa, không sát với thực tế khiến
DN đầu mối không nắm được nhu cầu thị trường; chăn nuôi tràn lan theo phong trào thay vì tậptrung vào vật nuôi lợi thế để gia tăng lợi nhuận Trước thực trạng ngành chăn nuôi trong nướcđứng trước nguy cơ phá sản và rơi vào tay DN ngoại, mới đây Cục Chăn nuôi đã đưa ra mục tiêuphát triển chăn nuôi giai đoạn 2013-2015 Theo đó, ngành chăn nuôi được tổ chức lại theo hướngphát triển các trang trại quy mô vừa và lớn, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi,gắn kết các trang trại với nhau để cân bằng cung cầu, kiểm soát giá thành, nâng cao lợi nhuận cho
DN, hộ chăn nuôi
Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại nhà nước cho ngànhchăn nuôi vay ưu đãi lãi suất 10%/năm để tái hoạt động Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn bị từchối cho vay vì không có khả năng trả nợ cũ và không có phương án kinh doanh tốt Ngân hàngThế giới khuyến cáo Việt Nam nên đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức công tư Theo đó,Nhà nước giao khoán một phần dịch vụ, công trình cho lĩnh vực tư nhân quản lý với những thỏathuận về mục tiêu, chiến lược, kết quả nhằm giải tỏa áp lực về vốn và công nghệ, đưa ngành chănnuôi phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và môi trường
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Nhà nước nên mở ra các chính sách thu hút DN đầu tưvào những lĩnh vực còn trống như con giống, giết mổ, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợcác DN chăn nuôi đầu tư sản xuất thức ăn, hình thành một chuỗi khép kín nhằm giảm sức ép cạnhtranh của DN ngoại
Trang 10II.2 Các điều kiện và cơ sở của dự án
II.2.1 Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyếtđịnh số 10/2008/QĐ-TTg như sau:
+ Quan điểm phát triển
1 Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhucầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
2 Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm
an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằmnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm
3 Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, bòđồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương
4 Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại,công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyểndần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp
+ Mục tiêu phát triển
1 Mục tiêu chung
a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại,công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuấtkhẩu;
b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả cácbệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ
sở giết mổ, chế biến phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường
2 Chỉ tiêu cụ thể
a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm
b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn
đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm
2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%
+ Định hướng phát triển đến năm 2020
1 Chăn nuôi gia súc: phát triển nhanh quy mô gia súc ngoại theo hướng trang trại, côngnghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhấtđịnh hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản, bò thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông
hộ và của một số vùng
2 Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên
cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
3 Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bịtiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩmchế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quytrình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm
Trang 114 Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đếnđịa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.
+ Các giải pháp
1 Quy hoạch
a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái,nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo pháttriển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường
b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sảnphẩm chủ lực như lợn, bò
Phát triển chăn nuôi lợn, bò trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nướcngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, TâyNguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ
2 Về khoa học và công nghệ
a) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiêncứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản,bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống cónăng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất
b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giốnggốc Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệusản phẩm
Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhómsản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất
Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống, tổchức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm
c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảmtiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi
d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệpcông suất lớn
e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chămsóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, côngnghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinhthái
f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sảnphẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế Áp dụng quy trình sản xuất GMP,HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chếbiến
g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quảnchế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinhphí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học Hỗ trợ kinhphí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại,quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật,
kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi
h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chấtlượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất.Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở
Trang 12i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huyđộng các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.
3 Về tài chính và tín dụng
a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sởgiống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằmtrong khu vực đã được quy hoạch
- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất Hỗ trợthông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa
- Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giốngcho phát triển ngô, đậu tương…
- Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hộichợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi
b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xâydựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp
c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ
sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biếncông nghiệp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thểtừng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗtrợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến côngnghiệp trên địa bàn
d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ,bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất vềthuế theo quy định hiện hành
đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịchbệnh, giá cả theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham giađóng góp và nguồn hợp pháp khác
4 Về đất đai
Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến côngnghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đấtđai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất
5 Về thương mại
a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảođảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm,như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm,lòng đường, vỉa hè
b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩmchăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm,phát triển thị trường
6 Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi
a) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụngthức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhucầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm
Trang 13b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp vàqua chế biến Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trướckhi sử dụng cho vật nuôi Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất,nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợpvới tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.
7 Phòng chống dịch bệnh
a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các
cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất
b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng
có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi
II.2.2 Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung
Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến vàgiết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình đang chuyển dịch theohướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thứctrang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao Toàntỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn,Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn
Trong phát triển mô hình, ngoài những vật nuôi phổ biến còn nuôi một số con đặc sản nhưlợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính, đạt tốc độtăng trưởng sản xuất bình quân từ 6% - 6.5%/năm
II.2.3 Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình
+ Mục đích cơ bản của CDM (Cơ chế Phát triển sạch)
Trong 2 thập kỷ tới, ước tính các mức phát thải KNK của các nước đang phát triển sẽ vượtcác mức phát thải của các nước phát triển Một trong những vấn đề gay cấn nhất để đối phó vớibiến đổi khí hậu là làm thế nào giảm được sự tăng phát thải KNK từ các nước đang phát triển
Trong hoàn cảnh đó, CDM có thể đóng góp vào việc giảm phát thải ở các nước đang pháttriển bằng cách đưa ra khuôn khổ để thực hiện các dự án hợp tác giữa các nước đang phát tirển vàcác nước phát triển Các nước đang phát triển (nước chủ nhà) có thể nhận được những lợi ích từ cáchoạt động dự án CDM, như chuyển giao công nghệ và tài chính từ các nước đầu tư, giúp họ đạtđược sự phát triển bền vững, trong khi các nước phát triển có thể sử dụng CERs để đạt được cácchỉ tiêu giảm phát thải KNK Bằng cách đó, CDM được dùng làm công cụ đa lợi ích cho việcgiảm phát thải KNK một cách chi phí - hiệu quả và phát triển bền vững
+ Quan điểm của Việt Nam về CDM
Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu Sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất Với việc tự nguyện tham gia CDM, Việt Nam mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu Và thông qua CDM, Việt Nam sẽ có những sự đầu tư bổ sung và chuyển giao công nghệ
Chính phủ Việt Nam đã chỉ định Văn phòng quốc gia về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầngozon (NOCCOP) thuộc Vụ hợp tác quốc tế (ICD), Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầumối Quốc gia về CDM (CNA)
+
Trang 14+ Vùng thực hiện dự án:
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyếnđường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ củavùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ
và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phíaTây giáp Sơn La
Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 466,252.86 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó: Diện tích đấtnông nghiệp là 66,759 ha, chiếm 14.32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41.67%;diện tích đất chuyên dùng là 27,364 ha, chiếm 5.87%; diện tích đất ở là 5,807 ha, chiếm 1.25%;diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172,015 ha, chiếm 36.89% Trong đất nông nghiệp,diện tích đất trồng cây hàng năm là 45,046 ha, chiếm 67.48%, trong đó diện tích trồng lúa là25,356 hecta, chiếm 60.51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là4,052 ha, chiếm 6.06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha Diện tích đấttrống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135,010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3,126 ha; diệntích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6,385 ha
Giao thông thuận lợi, tài nguyên tự nhiên phong phú đã tạo lợi thế cho Hòa Bình tập trungphát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa
Hình: Hòa Bình – vùng thực hiện dự ánTỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuấtnông nghiệp đạt hơn 35%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm Trên tinh thần
đó, tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tếkhi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung vào hai con lợn, gà, như ưu tiên cấp đất ởnhững nơi có nguồn nước, ở xa khu dân cư, giao thông thuận tiện Đồng thời cải cách thủ tụchành chính tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào địa phương UBND tỉnh HòaBình còn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giữ mối liên hệ với cácdoanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư vào tỉnh Công ty Cổ phần Chăn nuôi
CP Việt Nam đã đầu tư bảy trại sản xuất lợn giống giống ngoại với quy mô 1,200 con nái/trại và
Trang 15hai trại lợn thương phẩm (5,000 con/trại) Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng các cơ sở chăn nuôinày đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trước hết là tạo việc làm cho hàng nghìn lao độngtại chỗ (bình quân mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40 lao động) Trại nuôi lợn giống Dũng Linh ở thịtrấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy có quy mô 1,200 nái do Công ty cổ phần CP Việt Nam đầu tư từ
ba năm nay, bình quân mỗi tháng xuất khoảng 5,000 con lợn giống Theo đó, hơn 40 lao động cóviệc làm và thu nhập ổn định với mức ba triệu đồng/tháng Một số cơ sở còn xây nhà ở, nhà trẻtrong khu vực trang trại để công nhân có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc
Cùng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ cácchủ trang trại và hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi công nghiệp tập trung theohướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã và đang triển khai một loạt các côngviệc mang tính chiến lược để lĩnh vực chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững Đó là quy hoạchcác vùng chăn nuôi hàng hóa phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái của từngđịa phương; tổ chức lại hệ thống chăn nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xâydựng Trung tâm giống và vùng giống trong nhân dân để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôitrong và ngoài tỉnh Đồng thời tăng diện tích ngô lên 32.000 ha/năm để có sản lượng 130.000 tấnngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp
II.3 Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản củaQuốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;
Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhậpdoanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hànhLuật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệmôi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Trang 16 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình;
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềuluật phòng cháy và chữa cháy;
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượngcông trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việcsửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập vàquản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dựtoán xây dựng công trình;
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướngdẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môitrường;
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự ánhoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướngdẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môitrường;
Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu,nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;
Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;
Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
957/QĐ- Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đếnnăm 2020”;
Quyết định 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;
Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
II.4 Kết luận sự cần thiết đầu tư
Thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân tán,theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên sản lượng trongchăn nuôi đạt rất thấp Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước ngày càng cần mộtkhối lượng lớn hơn, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm như lợn rừng Do vậy cung không
đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan.Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu tronglành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lướigiao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triểncủa tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quantrọng
Trang 17Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngànhchăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể nhưng sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầuđòi hỏi của thị trường Ngành chăn nuôi cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn cònnhững khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung,trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốnvay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chấtlượng thức ăn lợn còn nhiều bất cập…Hơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặttrong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường,pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh Do đó,khả năng cung cấp cho thị trường tại tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều hạn chế.
Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần T & T – 159 chúng tôi quyết định đầu tư dự án “Tổ hợptrang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” Công trình này có ý nghĩa vì vừa xử lý đượcmôi trường chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, vừa có thể tăngdoanh thu cho chủ trang trại từ việc bán các tín chỉ giảm phát thải từ công trình khí sinh họcthông qua cơ chế phát triển sạch CDM, đặc biệt đây là công trình phát triển năng lượng tái tạo,chuyển hóa chất thải chăn nuôi thành nguồn điện chạy bằng khí biogas
Tóm lại, việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Hòa Bình nóichung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Trang 18CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
III.1 Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được thực hiện tại Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình
III.2 Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
Công ty Cổ phần T & T – 159 đã thực hiện đền bù hoàn chỉnh 118 ha đất sạch tại thung
cả xã Sủ Ngòi thành phố Hòa Bình
III.3 Cấu phần và các hoạt động của dự án
Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” bao gồm 3 hợp phần:+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng
+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò
+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)
+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư
+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas
Nhà máy sản
xuất phân vi
sinh từ biogas
Trang trại chăn nuôi lợn rừng + bò
Nhà máy giết mổ gia súc + Chế biến thực phẩm
Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư
TỔ HỢP
Trang 19III.3 Quy mô dự án
Dự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 118 ha bao gồm các hạng mục sau:
I Khu điều hành + nghiên cứu
II Đất phục vụ chăn nuôi lợn rừng và bò lấy thịt
a Nhà điều hành dây chuyền bò
b Tổng kho thức ăn tinh và khu chế biến thức ăn
c Kho cỏ khô
d Hồ ủ cỏ tươi
e Đất nuôi bò thịt vỗ béo
III Khu bò cách ly
IV Khu nhà máy sản xuất phân vi sinh
V Khu thu lợn và bò nuôi gia công ngoài trại và giết mổ
III.4 Nhân sự dự án
1 Nhân viên quản lý chung
Giám đốc
Kế toán trưởngNhân viên kế toánTrưởng phòng hành chính nhân sựNhân viên văn phòng
Nhân viên kỹ thuậtBảo vệ
2 Nhân công trang trại lợn rừng
Trưởng trại lợn thịtTrưởng trại lợn náiCông nhân chăn nuôi lợn
Tổ nhà bếp + vệ sinh
Kỹ thuật cơ điện
3 Công nhân trang trại bò
Công nhân máy càyCông nhân cắt cỏCông nhân chăm sóc, thu gom phân thải
Y Tế
4 Công nhân trại giết mổ
Trưởng trạiCông nhân thu gom
Trang 20Công nhân giết mổ
5 Nhân viên quầy bán thịt III.5 Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm
2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành
từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mụcphụ trợ khác
Trang 21CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
IV.1 Trang trại chăn nuôi lợn rừng
I Kỹ thuật nuôi:
1 Giống và đặc điểm giống:
Lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng đực với Lợn nái là Lợn rừng giống nhập từ Thái Lantạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựngkham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…
Vóc dáng: Lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưngthẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răngnanh phát triển mạnh, da, lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lôngdọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông rất hoang dã… Trọng lượnglúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70kg, con cái nặng 30 -40kg…
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Lợn rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giáctốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã…Thích sống theo bầy đàn nhỏvài ba con, Lợn đực thường thích sống một mình (trừ khi lợn cái động dục)
Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về banđêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ
Chất lượng thịt: Thịt Lợn rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt Lợn nhà, nhưng nhiềunạc, ít mỡ, da mỏng và dòn, thịt thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholesteron thấp, người tiêudùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao…
2 Chọn giống và phối giống:
2.1 Chọn giống:
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải,hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt Nếu cóđiều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình,khả năng thích nghi, khả năng sinh sản …) và qua đời sau
2.2 Ghép đôi giao phối:
Tốt nhất, nên cho Lợn rừng lai cái phối giống với Lợn rừng đực hoặc cho Lợn rừng lai cáiphối giống với Lợn rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt…
Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp: Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên vì cơthể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít nên khó thụ thai
Chu kỳ động dục của lợn là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày Thời điểmphối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần
Trang 22theo dõi biểu hiện của lợn lên giống Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, cónếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểmphối giống thích hợp nhất.
Khi lợn cái có dấu hiệu động dục ta cho lợn đực vào khu nuôi lợn cái, hoặc lợn cái vàokhu nuôi lợn đực Lợn đực sẽ phối giống đến khi lợn cái không chịu nữa mới thôi Có thể chophối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại) Sau 21 ngày, lợn cái không độngdục trở lại, có thể lợn cái đã có thai
Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt Bản năng hoang dã đã đưachúng vào tình trạng cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động
Ta có thể nuôi lợn rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trongnhững khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh, hàng rào phải chắc chắn Có thể vâylưới B40 thành các chuồng nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì lợn rừng lai hay đào hang).Chuồng nuôi có thể rộng 50 - 100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) Riêng đối với lợn đực giốngphải nuôi riêng, mỗi con một chuồng rộng 5-10m2(tùy theo điều kiện đất đai có thể làm chuồngrộng hơn) Chuồng nuôi phải có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độdốc 2 - 3%… đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránhmưa tạt, gió lùa
Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 chuồng nuôi Hai chuồng nuôi lợncái sinh sản, một chuồng nuôi lợn đực giống
4 Thức ăn và khẩu phần thức ăn:
Bao gồm thức ăn xanh (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ câycác loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm ) Thực tế cho thấy, lợn rừng thườngtìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn
Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường: 50% rau, củ, quả các loại (có thể sảnxuất tại trang trại), 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần(sáng, chiều), một con lợn lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 - 3,0kg thức ăn các loại
Thức ăn cho lợn rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm,khoáng và sinh tố…do đó ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổsung thêm đá liếm cho lợn Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ(muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g…đất sét vừa
đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày
Trang 23Thức ăn của lợn rừng lai chủ yếu là thực vật Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinhdưỡng để nuôi lợn rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng lai bị biến đổi và nhiềukhi làm cho lợn bị bệnh tiêu chảy
Lợn ăn thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mátcho lợn uống tự do Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của lợn, nhất là khi thời tiết nắng nóng…
Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn dư thừa, rửa sạch máng ăn, mánguống…
5 Chăm sóc nuôi dưỡng:
Lợn đực giống: Quản lý và chăm sóc tốt, 1 lợn đực có thể phối 5 - 10 lợn cái Lợn đực
giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm Ngày phối giống bổsung thêm thức ăn tinh: 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do
Lợn cái giống: Lợn rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7
con, cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và khéo nuôi con Trong tự nhiên, khi đẻ lợn mẹ tự chăm sóc,nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn…
Lợn rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống
và xác định thời điểm phối giống thích hợp Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114
-115 ngày) thì đẻ
Đối với lợn nái mang thai: Lợn mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng, 2
tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường: rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại…
có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày Ngày lợn đẻ có thểcho lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa
Đối với lợn nái nuôi con: Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và
chủng loại Khi lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thìcho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường Không nên phối giống cho lợn nái động dục trong thời kỳnuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng lợn con sinh ra không đạtyêu cầu
Lợn con: Lợn sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ
đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau đẻ lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ 15 - 20 ngàychạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây Lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, lúc này lợn con đã cứngcáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy khỏi lợn mẹ Hàng ngày, nêncho lợn con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người
Lợn sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10kg, 6tháng tuổi 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành Với cách nuôi
và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi lợn con có thể đạt trọng lượng 25kg và bánthịt
II Một số bệnh thường gặp
1 Bệnh tiêu hóa: Khi lợn rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hóa (như sình bụng,
đầy hơi, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…) có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khótiêu, tiêu chảy của lợn nhà cho uống và chích ngừa Dùng 5-10 kg rau dừa dại cho lợn ăn hoặc cóthể bổ sung thức ăn, thức uống đắng chát như lá, quả ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…
Bệnh ở đường tiêu hóa: Do nhiều nguyên nhân như thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩnđường ruột, ký sinh trùng Phải xem con vật bệnh do nguyên nhân nào mà có liệu pháp điều trịthích hợp, nếu đàn lợn rừng lai đã tẩy giun định kỳ rồi thì có thể kết hợp các loại thuốc sau trongđiều trị: Vime C - Electrolyte: 1g thuốc/ 2lít nước uống, hay Vime-Amino, Aralis: 1ml/ kg thể
Trang 24trọng/ ngày, Vime-Flutin 1ml/5 kg thể trọng/ngày hoặc Coli-Norgent 1g/5kg thể trọng/ngày.Dùng liên tục 3-5 ngày.
Trong trường hợp có sốt, bỏ ăn ta có thể dùng thêm 1 trong các loại thuốc sau: Colenro: 1ml/5-10 kg thể trọng hoặc Vime- Sone: 1ml/5 kg thể trọng
Genta-Để đề phòng các bệnh về đường tiêu hóa, cần cho lợn ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh,không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đầy đủ dinhdưỡng
2 Bệnh chấn thương: Do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra, có thể dùng
Vime-Iodine bôi lên vết thương Vết thương có khả năng tái tạo nhanh nên mau lành Nếu vếtthương chỉ bị chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch,sát trùng vết thương trước khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline…
3 Ký sinh trùng đường ruột: Lợn bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc,
chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán Cần thiết phải xổ sán, giun cho lợn như bệnh giunđũa lợn, giun phổi lợn
3.1 Bệnh giun đũa lợn:Do một loài giun giống như chiếc đũa có tên là Ascaris suum, ký
sinh ở ruột non Khi lợn ăn phải trứng giun có trong thức ăn xanh như rau muống, rau lấp, bèo,cỏ… sẽ phát triển thành giun trưởng thành Khi mắc phải lợn có biểu hiện to bụng, ỉa chảy, chậmlớn, xù lông, gầy còm dần Khi có nhiều giun dễ gây ách tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột… cóthể dùng các loại thuốc sau: Nimison 1g/5kg thể trọng; Tayzu 1g/10kg thể trọng của lợn để tẩygiun Tốt nhất, nên cho ăn thuốc vào buổi sáng Ngoài ra, có thể dùng: Levamizol 10 mg/kg thểtrọng, cho uống qua miệng hoặc tiêm; Mebendazol 6-8 mg/kg thể trọng, cho uống qua miệng.Kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai ở các trang trại cho biết khi cho lợn ăn lá cây keo dậu (Lencaennaleucocephala) thì vừa là cung cấp thức ăn xanh vừa là thuốc tẩy giun đũa khá hiệu nghiệm
Trang 253.2 Bệnh giun phổi lợn: Do những giun tròn Metastrongylus ký sinh ở khí quản, phế
quản Khi mắc bệnh con vật gầy còm, ho nhiều, mệt mỏi, kém ăn, ngày càng khó thở và nếu nặngquá có thể chết Khi mổ khám thấy phổi bị viêm, trong khí quản, phế quản có nhiều giun Có thểdùng các loại thuốc sau: Levamizol; Tetramizol; Mebendazol để tẩy giun cho lợn, liều lượng vàcách sử dụng theo khuyến cáo của Nhà sản xuất Hiệu quả nhất là Tetramizol thứ đến làMebendazol Hai loại thuốc này có sẵn ở nước ta Thực tiễn cho thấy, bệnh giun phổi lợn dễ xuấthiện sau những trận mưa dài ngày, giun đất có ấu trùng gây nhiễm mà lợn ăn vào dễ gây bệnhgiun phổi lợn
4 Ký sinh trùng ngoài da: Có các loại ve, ghẻ, ruồi, muỗi ít khi bám trên da hút máu và
truyền bệnh ở lợn rừng lai Với đặc tính hoang dã nên lợn rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấncông Trường hợp lợn bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt Để đề phòngbệnh ký sinh trùng ngoài da cho lợn rừng lai, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môitrường xung quanh Ta có thể kết hợp các loại thuốc sau để điều trị: Tiêm Vemectin 0,3%:1ml/10kg thể trọng, Vime-Blue: Phun đều lên vết thương 2-3 lần/ ngày
IV.2 Trang trại chăn nuôi bò
I.Chọn bò cái sinh sản làm giống
Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:
* Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn.
- Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi (bò động dụclần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi
- Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 – 14 tháng
đẻ một con bê
* Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:
- Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân vàvai kết hợp hài hòa
- Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải vàthanh, da cổ có nhiều nếp nhăn
- Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốnchân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc
- Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng,đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo
II Phối giống cho bò
* Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống.
Trang 26- Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu nhưsau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ,thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng,dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ.
- Thời điểm phối giống thích hợp:
+ Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên
+ Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng
+ Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt
* Phối giống cho bò có hai phương pháp:
- Thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò (tinh viên hoặc tinh cộng rạ đônglạnh) và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng
bò đực cho phối giống trực tiếp
+ Dùng bò đực lai có máu ngoại 75% trở lên (F2) được bình tuyển đủ tiêu chuẩn giốngcho nhảy trực tiếp ở những vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện phối giống nhân tạo
III Chăm sóc và nuôi dưỡng bò đẻ và bê
* Chăm sóc bò chửa:
Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 – 35kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kgthức ăn tinh (ngô, cám…) 30 – 40 gam muối, 30 – 40 gam bột xương, không bắt bò làm việcnặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứbảy, thứ tám, thứ chín
* Đỡ đẻ cho bò:
Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày
- Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên,niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơnrặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ
- Đỡ đẻ cho bò:
+ Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗtrợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra Khi bò đẻ sẽ vở ối, hứng lấy nước ối Cắt dây rốn dàikhoảng 10 – 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I - ốt 5% Lau rớt dãi trong mũi,mồm bê, để bò mẹ tự liếm con Nếu bò mẹ mệt không liếm ta phải dùng khăn khô lau bê Bócmóng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹuống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê
+ Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời
* Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:
- Đối với bò mẹ:
+ Từ 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 – 1kg thức ăn tinh / con/ngày)
và 30 – 40gr muối ăn, 30 – 40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.+ Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 – 3kgrơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phốigiống
- Đối với bê:
+ Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi ở nhà, cạnh mẹ Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ
bê nằm khô sạch
+ Trên 1 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh
Trang 27+ Từ 3 – 6 tháng tuổi: cho 5 – 10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp Tập cho bê ăn
cỏ khô Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi
+ Từ 6 - 24 tháng tuổi: chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 10 – 20kg cỏ tươi, ngọnmía, ngọn ngô non… Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4 kg cỏ khô một ngày
+ Thức ăn tinh: 1,5 – 2kg/ngày
+ Bổ sung thêm rơm ủ urê 4%
Lưu ý: Cho gia súc ăn từ từ để quen thức ăn Tẩy giun sán trước khi vỗ béo Cung cấp
nước uống đầy đủ
IV.Kỹ thuật ủ rơm với urê
Lợi dụng đặc điểm bộ máy tiêu hóa của trâu, bò có thể chuyến hóa đạm vô cơ của urêthành nguồn đạm cho cơ thể, bà con nông dân nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê rất đơngiản:
- Nguyên liệu gồm: 100kg rơm khô, 100 lít nước sạch; 4kg urê
- Cho urê hòa tan trong nước rồi dùng bình tưới tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau
đó ủ rơm trong bao ni lông hoặc bể gạch đậy kín
- Sau 7 ngày lấy dần dần cho bò ăn, tập cho bò ăn 3 – 5 ngày đầu, ăn quen mỗi ngày ăn 5 –7kg/con
V Phòng và trị bệnh
* Định kỳ tiêm phòng một số bệnh: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng…
* Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ…)
- Dùng 1,25 gam Neguvon + 0,3 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồilắc cho thuốc tan đều Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc trên xát toàn thân trâu bò
* Giun sán:
- Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn
- Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan
- Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
IV.3 Nhà máy giết mổ gia súc
Toàn bộ lợn, bò thương phẩm được chuyển về khu số 5 (cách ly hoàn toàn với trại) được
vỗ béo theo quy trình 30 đến 45 ngày và chuyển vào giết mổ đống gói sản phẩm Nhà máy giết
mổ gia súc sẽ hội tụ những điều kiện sau:
1 Vị trí cơ sở giết mổ phù hợp với quy hoạch dài hạn về sử dụng đất của chính quyền địaphương
2 Cơ sở giết mổ nằm cách khu vực nhạy cảm về môi trường như rừng, các khu đất ngậpnước, các khu cư trú tự nhiên được bảo vệ…
3 Việc xây dựng cơ sở giết mổ sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng văn hóa vật thể nào,bao gồm các công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh đối với nhân dânđịa phương như đền, chùa, nhà thờ, các ngôi mộ, cây thiêng, di tích lịch sử, văn hóa…
4 Cơ sở giết mổ nằm cách khu đông dân cư ít nhất 1 km
5 Vị trí cơ sở giết mổ không có nguy cơ trở thành đất đô thị trong vòng ít nhất 10 năm tới
Trang 286 Có điện, nước sạch để cấp cho cơ sở giết mổ
7 Cơ sở giết mổ có đủ diện tích để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải phù hợp
IV.3.1 Quy trình giết mổ gia súc
Quy trình giết mổ lợn
Lợn nguyên liệuTồn trữ
Cân và ghi dấu
Huyết
Lòng trắng
Chọc tiết
Trang 291 Khu tồn trữ thú sống:
- Lợn muốn giết mổ phải được đưa về khu tồn trữ thú sống trong 24 giờ
- Tại đây nhân viên kiểm tra giấy chứng nhận dịch bệnh, giấy chứng nhận kiểm dịch độngvật, khám lâm sàng tại chỗ, theo dõi, chăm sóc có biện pháp cách ly đối với thú có những dấuhiệu không khỏe mạnh
2 Tiếp nhận gây choáng
- Chú ý không để lợn giãy nhiều
- Khi kẹp điện cần phải làm nhanh chóng khoảng 10 giây và đúng vị trí
- Đảm bảo lợn bị mê tuyệt đối vì nếu lợn không mê sẽ còn giãy nhiều gây hiện tượng PSEvới tỉ lệ cao (hiện tượng các cơ bắp tái mềm và chảy nước)
3 Chọc tiết
- Sau khi gây choáng con vật được treo lên bằng hệ thống ròng rọc để chọc tiết ngay.Dùng dao nhọn rạch ngay động vật chủ của cổ con vật để máu chảy ra và chậm nhất khoảng 1phút kể từ lúc con vật bị choáng Khi lấy huyết con vật ở vị trí thẳng đứng có ưu điểm là máuchảy ra nhanh, thịt sạch nhưng phải rạch một đường dài 20-30cm giữa hai má để lộ thực quản rồibuộc chặt hay kẹp thực quản lại tránh thức ăn hoặc dịch dạ dày chảy vào máng hứng huyết
- Lượng huyết lấy ra khoảng 5% trọng lượng, thịt sạch máu và đảm bảo vệ sinh
- Trước khi mổ bụng lấy nội tạng, lợn được rửa qua một lần
- Lòng trắng lấy ra trước lòng đỏ, tránh tình trạng lòng bị dễ gây nhiễm cho khối thịt
- Sau khi lấy nội tạng ra, xác thịt còn được xối qua một lần để sạch máu trong khoangbụng và ngực
6 Xẻ đôi xác thịt
- Hiện đang sử dụng xẻ đôi bằng thủ công, công nhân dùng dao xẻ dọc theo xương sống,
có thể lấy búa đập dọc theo đường sống lưng Trong giai đoạn này đòi hỏi vẽ mỹ quan của vết xẻ
vì vậy cần công nhân có tay nghề cao Sau khi xẻ đôi rửa lại một lần rồi đưa lên bàn pha lóc
7 Kiểm tra
- Đến cuối dây chuyền mổ, phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng thịt giết mổ Đồng thời cấpgiấy chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu đưa đi chế biến Các sản phẩm thịt không đạt yêu cầu thìđưa đi xử lý
- Chất lượng sản phẩm còn được phòng KCS và KCSS cấp dấu chứng nhậncó giá trị trong
và ngoài nước
- Dấu chứng nhận gồm các kiểu:
+ Chánh phẩm: dấu chứng nhận chánh phẩm
Trang 30+ Hạ phẩm: ốm, suy dinh dưỡng, nghi vấn bệnh.
* Chứng nhận hạ phẩm
* Gác lại ở 24h hoặc 48 h ở 00C để có biện pháp xử lý
* Phổ biến nhất là trường hợp mở bị vàng sau khi gác nếu:
Màu bị nhạt thì bình thường Không nhạt bị bệnh hoàng đản Luộc chín sử dụng trong nộiđịa
+ Phế phẩm: lợn gạo nhiều, bị bệnh nặng thì xây thành bột thịt
+ Trường hợp nhiễm bệnh nặng thì đốt
- Hai trường hợp phế phẩm và nhiễm bệnh nặng ít xảy ra
Quy trình giết mổ bò
Trang 31
IV.3.2 Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổ
Sau khi giết mổ có nhiệt độ khá cao 39-400C rất thuận lợi cho quá trình chính hóa học xảy
ra Do đó, cần làm mát thịt thật nhanh, ở đây gia súc khi giết mổ được phân phối như sau:
* Bán ở thị trường nội địa được phân phối ngay cho mạng lưới cửa hàng, đại lý trong khuvực Trong thời gian chờ phân phối lợn được đưa vào phòng mát ở nhiệt độ 10-150C
* Một phần khác được đưa tới các cửa hàng trong hệ thống cửa hàng của công ty
IV.4 Hệ thống cửa hàng thịt sạch
IV.4.1 Các sản phẩm từ lợn rừng
IV.4.2 Các sản phẩm từ bò
IV.5 Nhà máy sản xuất phân vi sinh
Vì chất thải cần xử lý là phân gia súc và nước thải chăn nuôi có tính chất là giàu chất hữu cơnên phương pháp xử lý chung là sinh học