+ Tác động đến môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm:
- Hoạt động của các phương tiện vận tải
- Mùi hôi từ chuồng trại, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, ủ bioga. Thành phần: Bụi, CO, NOx, SO2.
+ Tác động đến môi trường đất
- Thức ăn thừa của lợn
- Phế thải từ quá trình giết mổ
- Quá trình sản xuất tại nhà máy chế biến thức ăn lợn - Chất thải rắn nguy hại
Tải lượng và thành phần * Đối với rác thải sinh hoạt
- Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính bình quân mỗi ngày, một người thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của mình khoảng 0.5 kg/ngày.
Khi đi vào hoạt động sẽ có khoảng 200công nhân làm việc tại trang trại. Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là
200 người x 0.5 kg/người/ngày = 100kg/ngày.
Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau củ quả thừa, cơm thừa... và chất vô cơ như túi nilon, giấy ăn...
Các thức ăn thừa tận dụng để chăn nuôi lợn. * Đối với chất thải rắn sản xuất
- Các bao bì thải: Bao PP, bao PE, bao giấy, vỏ thùng đựng thức ăn chăn nuôi, đựng nguyên liệu sản xuất cho nhà máy chế biến thức ăn.
- Lông thải bỏ từu quá rình giết mổ
- Phân phát sinh hàng ngày từ các trang trại chăn nuôi, nơi nhốt lợn chuẩn bị thịt ở lò mổ. * Chất thải rắn nguy hại
- Dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại ra trong mỗi kỳ bảo dưỡng máy móc.
- Một số thiết bị điện hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì...
+ Tác động đến môi trường nước
Nguồn phát sinh
- Nước thải sinh hoạt của công nhân Nhà máy.
Với nhu cầu sử dụng nước của công nhân khoảng 80lít/người/ngày thì lượng nước cấp là 200 x 80 = 16m3/ngày đêm. Lượng nước thải tính băng 80% lượng nước cấp nên nhu cầu xả nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 12,8 m3/ngày đêm
- Nước thải sản xuất
+ Nước tiểu của lợn: ước tính 1 con phát sinh khoảng 0,8 – 2,5 lít nước tiểu/đầu lơn/ngày. + Nước vệ sinh chuồng trại
+ Nước dùng cho quá trình giết mổ: có lẫn tiết lợn. + Nước dùng làm mát máy móc.