3 Hệ thống điều hòa không khí trên ôtô nói chung bao gồm một bộ lạnh hệthống làm lạnh, một bộ sưởi, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió.. Máy nén hút môi chất lạnh của phần thấp
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hòa trong bối cảnh phát triển chung của ngành công nghiệp thế giới Ngànhcông nghiệp ô tô ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế vượt trội của mình so với cácngành công nghiệp khác Không còn đơn thuần là những chiếc xe chỉ được coi nhưmột phương tiện phục vụ đi lại, vận chuyển Những phiên bản xe mới lần lượt ra đời,kết hợp giữa những bước đột phá về công nghệ kỹ thuật và những nét sáng tạo thẩm
mỹ tạo nên những chiếc xe đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng
Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an toàncho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được các thiết bị tiện nghi nhằmđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Một trong số đó là hệ thống điềuhòa không khí trên ô tô Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà hệ thống này ngàycàng được hoàn thiện và phát triển Đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người ngồi trong
xe dưới mọi điều kiện thời tiết
Ở Việt Nam ô tô đã trở thành một phương tiện giao thông thông dụng của ngườidân Số lượng xe lắp đặt hệ thống điều hòa không khí được sản xuất và bán ra với số
lượng ngày càng nhiều Đồng nghĩa với việc nhu cầu sửa chữa hệ thống điều hòa ngày
càng lớn Từ nhu cầu đó mà yêu cầu cần đặt ra đối với người thợ, người kỹ sư ô tô đó
là phải được trang bị những kiến thức chuyên môn về điều hòa
Từ những vấn đề trên em đã được định hướng lựa chọn đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Lập quy trình kiểm tra, sửa chữa,bảo dưỡng, nạp ga hệ thống điều hòa xe TOYOTA VIOS 2007” Nội dung của đề tài gồm:
Chương I: Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Chương II: Cấu tạo, hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe
TOYOTA VIOS 2007Chương III: Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng nạp ga hệ thống điều hòa không khí
xe TOYOTA VIOS 2007
Nhận thấy đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao Vì vậy em đãmạnh dạn xin nhận đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đềtài mặc dù gặp không ít những khó khăn nhưng được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tìnhcủa ThS Trần Quang Thanh cùng các thầy cô trong khoa em đã từng bước hoàn thiệnđược đồ án của mình Đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành đúng các mụctiêu đề ra theo đúng thời gian quy định
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, đồ án nghiên cứu còn khá mới với em.Nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài của em vẫn không tránh khỏi khiếmkhuyết và hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô vàcác bạn để đồ án của em hoàn thiện hơn Em hy vọng đồ án có thể được sử dụng làmtài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về hệ thốngđiều hòa trên ô tô Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 11 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện:
Loan Văn Thắng
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao
Sự đòi hỏi được cung cấp những gì tốt nhất là một nhu cầu chính đáng
Ngày nay, việc sử dụng ô tô ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến Các xe đượctrang bị hệ thống điều hòa chiếm một số lượng ngày càng nhiều Điều đó đồng nghĩavới việc nhu cầu sửa chữa hệ thống điều hòa trên ô tô ngày càng lớn Vì vậy yêu cầuđặt ra đối với những người thợ, người kỹ sư sửa chữa điều hòa đó là phải có đượcnhững kiến thức về hệ thống điều hòa không khí để từ đó thực hiện việc sửa chữa mộtcách hiệu quả
Xuất phát từ những lý do trên đây, em xin mạnh dạn nhận đề tài: “Nghiên cứu
hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Lập quy trình kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, nạp ga hệ thống điều hòa xe TOYOTA VIOS 2007”
2 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Lập quy trình kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, nạp ga hệ thống điều hòa xe TOYOTA VIOS 2007” được
thực hiện nhằm mục đích:
Tìm hiểu chung về hệ thống điều hòa trên ô tô nhằm cung cấp kiến thức cơ bản
về hệ thống điều hòa cho người học
Tìm hiểu về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô với nội dung tìm hiểu về các
bộ phận được sử dụng trong hệ thống điều hòa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các
bộ phận chính
Đưa ra và hướng dẫn phân tích một số sơ đồ mạch điện điều hòa Chẩn đoán vàsửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa không khí ô tô theophương pháp sửa chữa, chẩn đoán thông thường phương pháp nạp ga điều hòa
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô TOYOTA VIOS 2007
4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết
-Nghiên cứu các tài liệu, các sách hướng dẫn về hệ thống điều hòa trên xe ô tô.-Tra cứu trên internet
- Nghiên cứu từ các bản vẽ, sách tạp chí, tài liệu đào tạo của hãng Toyota
- Phương pháp quan sát thực tập sửa chữa tại xưởng ô tô
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa, về bảo dưỡng sửa chữanạp ga hệ thống điều hòa trên ô tô cho người học
CHƯƠNG I
Trang 3TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ 1.1 Giới thiệu chung về thống điều hòa không khí trên ô tô
1 Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để tạokhông gian vi khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên ô tô
2 Hệ thống điều hòa không khí là thuật ngữ chung dùng để chỉ những thiết bịđảm bảo không khí trong xe ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp Khi nhiệt độ trong xecao, nhiệt được lấy đi để giảm nhiệt độ (gọi là “sự làm lạnh”) và ngược lại khi nhiệt
độ trong xe thấp, nhiệt được cung cấp để tăng nhiệt độ (gọi là “sưởi”) Mặt khác,hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí để đảm bảo độ ẩm trong xe ở mức
độ phù hợp
3 Hệ thống điều hòa không khí trên ôtô nói chung bao gồm một bộ lạnh (hệthống làm lạnh), một bộ sưởi, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió
4 Chức năng chính của hệ thống điều hòa không khí:
5 - Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe
6 - Điều khiển dòng không khí trong xe
- Lọc và làm sạch không khí
Hình 1.1 Hệ thống điều hòa không khí
1.2 Chức năng hệ thống điều hòa không khí
1.2.1 Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong xe
Có nhiều cách điều khiển nhiệt độ ra:
- Chức năng điều khiển nhiệt độ bằng cách thay đổi lượng không khí lạnh điqua giàn lạnh trộn với không khí ấm đi qua két sưởi nhờ thay đổi độ mở củacánh trộn không khí
- Chức năng điều khiển nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (themistor)
Trang 4từ đó điều khiển đóng ngắt máy nén.
- Chức năng điều khiển nhiệt độ bằng bầu cảm nhận nhiệt độ giàn lạnh từ đóđiều khiển đóng ngắt máy nén
Hình 1.2 Cánh điều tiết điều khiển nhiệt độ 1.2.1.1 Sưởi ấm
Hình 1.3 Bộ sưởi
Người ta dùng một két sưởi để làm nóng không khí Két sưởi lấy nước làm mátđộng cơ đã được hâm nóng và dùng nhiệt này để làm nóng không khí thổi vào trong
Trang 5xe Khi động cơ khởi động, nhiệt độ nước làm mát còn thấp nên két sưởi chưa làm việc.
1.2.1.2 Làm mát không khí
Hình 1.4 Hệ thống làm mát
Giàn lạnh được dùng để làm mát không khí trước khi đưa vào trong xe Khi bậtcông tắc điều hoà không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy chất làm lạnh (ga điềuhoà) tới giàn lạnh Giàn lạnh được làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mátkhông khí được thổi vào trong xe từ quạt giàn lạnh Việc làm nóng không khí phụthuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ nhưng việc làm mát không khí là hoàn toànđộc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ
1.2.1.3 Hút ẩm
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn vàgiảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống Không khí được làm mát khi đi quagiàn lạnh Nước trong không khí ngưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giànlạnh Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọnglại thành sương và được chứa trong khay xả nước Cuối cùng, nước này được tháo rakhỏi khay của xe bằng một vòi
1.2.3 Điều khiển tuần hoàn không khí
1.2.3.1 Thông gió tự nhiên
Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra dochuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên Sự phân bố áp suất không khítrên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suấtdương, còn một số nơi khác có áp suất âm Như vậy cửa hút được bố trí ở những nơi
Trang 6có áp suất dương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-)
Hình 1.5 Thông gió tự nhiên
1.2.3.2 Thông gió cưỡng bức
Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút khôngkhí đưa vào trong xe Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí nhưtrong hệ thống thông gió tự nhiên Thông thường, hệ thống thông gió này được dùngchung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm)
Hình 1.6 Thông gió cưỡng bức
1.2.4 Lọc và làm sạch không khí
1.2.4.1 Bộ lọc không khí
Trang 7- Chức năng: Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của điều hoà không khí để làm sạchkhông khí đưa vào trong xe
Hình 1.7 Bộ lọc không khí
- Thay thế: Khi bộ lọc không khí bị tắc do bẩn sẽ rất khó đưa không khí vàotrong xe, điều này làm cho hiệu suất của điều hoà kém Để ngăn ngừa điều này xảy racần phải kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí một cách định kỳ Chu kỳ để kiểm tra
và thay thế bộ lọc không khí khác nhau tuỳ theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đóphải tham khảo lịch bảo dường xe
- Phân loại bộ lọc không khí:
Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụngkhử mùi bằng than hoạt tính
Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc có thểđược thay thế một cách dễ dàng
1.2.4.2 Bộ làm sạch không khí
- Công dụng: Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc
lá, bụi,.v.v để làm sạch không khí trong xe
- Cấu tạo: Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt giàn lạnh, motơ quạt giànlạnh, cảm biến khói, bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính
- Nguyên lý hoạt động: Bộ lọc không khí dùng một motơ quạt để lấy không khí
ở trong xe và làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc
Trang 8Hình 1.8 Bộ làm sạch không khí
1.3 Phân loại
1.3.1 Phân loại theo vị trí thiết bị
- Kiểu phía trước:
Hình 1.9 Giàn lạnh kiểu phía trước.
Giàn lạnh kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giànsưởi Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng motơ quạt Không khí bên ngoài xe hoặckhông khí tuần hoàn thổi vào Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đẩy vào bêntrong xe
Trang 10- Kiểu kép treo trần:
Hình 1.12 Giàn lạnh kiểu kép treo trần.
Kiểu kép treo trần được sử dụng trong xe khách Phía trước bên trong xe được
bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau xe.Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều
1.3.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển
- Kiểu bằng tay:
Hình 1.13 Điều khiển bằng tay
Kiểu này cho phép điều khiển bằng tay các công tắc và nhiệt độ ngõ ra bằngcần gạt Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiểnlượng gió và hướng gió
Trang 11- Kiểu tự động:
Hình 1.14 Điều khiển tự động.
Điều hòa tự động điều chỉnh nhiệt độ mong muốn, bằng cách sử dụng máy tính.Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự độngdựa trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển quacác cảm biến tương ứng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn
1.4 Chu kỳ làm lạnh
1.4.1 Lý thuyết làm mát cơ bản
Trong một ngày nóng lực, chúng ta cảm thấy hơi lạnh sau khi bơi Đó là vì khibay hơi, nước đã lấy nhiệt từ cơ thể của chúng ta Tương tự như vậy, chúng ta cũngcảm thấy lạnh khi chúng ta bôi cồn vào tay: Cồn đã lấy nhiệt của chúng ta khi bay hơi.Chúng ta có thể làm cho các vật lạnh đi bằng cách sử dụng các hiện tượng tự nhiênnày: Chất lỏng bay hơi có thể lấy nhiệt từ các chất
Hình 1.15 Nước bay hơi lấy nhiệt của cơ thể
Quan sát thí nghiệm trên hình vẽ Một bình có vòi được đặt trong một hộp cáchnhiệt tốt Chất lỏng trong bình là chất có thể bốc hơi ngay ở nhiệt độ không khí Khimiệng vòi được mở chất lỏng trong bình sẽ bay hơi Khi đó nó hấp thụ nhiệt từ khôngkhí nằm giữa bình và hộp
Trang 12Hình 1.16 Thí nghiệm về sự hấp thụ nhiệt
Nguyên lý này được ứng dụng trong hệ thống điều hòa không khí Tuy nhiên,nếu nguyên lý này được áp dụng trực tiếp thì không thực tế bởi vì khí bay hơi sẽ bịmất đi nên chúng ta phải cấp ga lỏng liên tục Trong thực tế, hệ thống điều hòa khôngkhí sử dụng chu trình khép kín Trong đó, ga bay hơi được làm mát và ngưng tụ thànhchất lỏng trong một vòng kín tuần hoàn
Hình 1.17 Chu trình kín làm mát và ngưng tụ
1.4.2 Môi chất lạnh
Môi chất là chất trao đổi nhiệt khi nó tuần hoàn Nó nhận nhiệt khi bay hơi vàgiải phóng nhiệt khi nó hoá lỏng, tuỳ theo áp suất và nhiệt độ mà môi chất có thể ởtrạng thái lỏng, hoặc khí
- Các tính chất cần thiết đối với một môi chất:
+ Dễ bay hơi và hoá lỏng
Trang 13+ An toàn
+ Ổn định và chất lượng không thay đổi
Hình 1.18 Đồ thị trạng thái của môi chất
- Đặc tính của môi chất:
Đồ thị (hình 1.18) cho ta biết áp suất và điểm sôi của môi chất HCF-134a(R134a) Ga điều hoà HCF-134a bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp, nhưng khi áp suấtcao thì nó chuyển về trạng thái lỏng và không bay hơi thậm chí khi nhiệt độ cao
Điều hoà ô tô sử dụng tính chất này và làm cho môi chất dễ dàng hoá lỏng bằngcách sử dụng máy nén Ví dụ, môi chất ở dạng khí có nhiệt độ 700C và áp suất 1,47MPa (15kgf/cm2) được nén bằng máy nén khí sau đó được giải nhiệt xuống khoảng 12hoặc 130C sẽ làm cho môi chất dễ dàng hoá lỏng
1.4.3 Dầu máy nén
- Chức năng
Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén Dầumáy nén bôi trơn cho máy nén bằng cách hoà vào môi chất và tuần hoàn trong mạchcủa hệ thống điều hoà Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù hợp
Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống R-134a không thể thay thế cho dầu máynén dùng trong R-12 Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị kẹt
- Lượng dầu bôi trơn máy nén
Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong mạch của hệ thống điều hoà, thì máynén không thể được bôi trơn tốt Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều,thì một lượng lớn dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của giàn lạnh và làm giảm hiệu quả quátrình trao đổi nhiệt và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm xuống Vì lý donày cần phải duy trì một lượng dầu đúng quy định trong mạch của hệ thống điều hoà
Trang 14- Bổ sung dầu sau khi thay thế các chi tiết
Khi mở mạch môi chất thông với không khí, môi chất sẽ bay hơi và được xả rakhỏi hệ thống Tuy nhiên vì dầu máy nén không bay hơi ở nhiệt độ thường hầu hết dầucòn ở lại trong hệ thống Do đó khi thay thế một bộ phận chẳng hạn như bộ lọc, giànlạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung một lượng dầu tương đương với lượng dầu ởlại trong bộ phận cũ vào bộ phận mới
Bảng 1.1 Lượng dầu bổ sung khi thay thế các bộ phận trong hệ thống điều
Trong hệ thống làm lạnh, môi chất lưu chuyển tuần hoàn và khép kín Môi chất
đi từ máy nén qua giàn nóng, lọc, van giãn nở, giàn lạnh và về lại máy nén
Trạng thái môi chất trước và sau khi qua máy nén Trước khi qua máy nén, môichất được cho qua giàn lạnh Tại đây, môi chất được bốc hơn hoàn toàn nhờ sự cấpnhiệt từ dòng không khí đi qua giàn lạnh Kết quả là môi chất ở trạng thái hơi và nhiệt
độ thấp Sau khi qua máy nén, môi chất được nén lên áp suất rất cao Và do quá trìnhnén nên nhiệt độ môi chất được tăng lên cao Vì vậy, dù áp suất cao nhưng môi chấtvẫn ở trạng thái hơi vì nhiệt độ cao
Trang 15Bảng 1.2. Trạng thái môi chất sau khi qua máy nén
Trước khi qua máy nén 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi
Sau khi qua máy nén Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi
- Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng: Giàn nóng là bộ phận tảnnhiệt cho môi chất Dòng không khí đi qua giàn nóng lấy đi một phần nhiệt của giànnóng, làm cho môi chất giảm nhiệt độ Với áp suất cao và nhiệt độ thấp, môi chấtchuyển sang trạng thái lỏng
Bảng 1.3. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn nóng
Trước khi qua giàn nóng Xấp xỉ 800C Xấp xỉ 1.7MPa Hơi
Sau khi qua giàn nóng Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng
- Trạng thái môi chất trước và sau khi qua van tiết lưu: Van tiết lưu hay còn gọi
là van giãn nở, là bộ phận ngăn cách giữa phần áp suất thấp và áp suất cao Tiết diệnlưu thông của van tiết lưu nhỏ nên chỉ cho qua một lượng môi chất nhất định Kết quả
là dưới tác dụng của máy nén, một sự chênh lệch áp suất được tạo ra ở hai bên van tiếtlưu Dòng môi chất được phun ra ở van tiết lưu Lúc này, do sự bay hơi đột ngột, nhiệt
độ môi chất giảm xuống khá thấp làm cho một phần môi chất không thể bốc hơi hoàntoàn, cho mên nó ở dạng sương
Bảng 1.4. Trạng thái môi chất trước và sau van tiết lưu
Trước khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 600C Xấp xỉ 1.7MPa Lỏng
Sau khi qua van tiết lưu Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương
- Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh: Hơi sương được cho quagiàn lạnh, dòng không khí thổi qua giàn lạnh cấp nhiệt cho nó và làm cho nhiệt độ môichất tăng lên, làm nó bốc hơi hoàn toàn
Bảng 1.5. Trạng thái môi chất trước và sau khi qua giàn lạnh
Trước khi qua giàn lạnh Xấp xỉ 00C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi sương
Sau khi qua giàn lạnh 30C đến 40C Xấp xỉ 0.2 Mpa Hơi
Quá trình tiết tục, môi chất được nén bởi máy nén và về lại máy nén Cho nên,đây là một chu trình kín Môi chất không bị hao tổn trong một chu trình kín như vậyngoại trừ trường hợp hư hỏng phải tháo rời hệ thống, sửa chữa hay bị rò ga Trong mộtchu trình kín, năng lượng được bảo toàn Nghĩa là, muốn có không khí mát thổi ra ởgiàn lạnh thì bắt buộc phải có giải nhiệt ở giàn nóng Ngược lại, nếu quá trình giảinhiệt ở giàn nóng không tốt thì không khí thổi ra giàn lạnh không đủ mát
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO, HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2007 2.1 Hệ thống điều hòa không khí
Trang 162.1.1 Sơ đồ hệ thống
Hệ thống điện lạnh trên ô tô là một hệ thống hoạt động áp suất khép kín gồm
những bộ phận chính được mô tả như trên hình 2.1.
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô.
1 Máy nén; 2 Giàn nóng; 3 Quạt giàn nóng; 4 Bộ lọc/hút ẩm; 5 Cảm biến áp suất;
6 Van phía cao áp; 7 Quạt giàn lạnh; 8 Giàn lạnh; 9 Van tiết lưu; 10 Van phía thấp áp;
Hình 2.2 Các bộ phận của hệ thống sưởi
Trang 17Hình 2.3.Van nước
- Két sưởi
Nước làm mát động cơ (khoảng 800C) chảy vào két sưởi và không khí khi quakét sưởi nhận nhiệt từ nước làm mát này Két sưởi gồm có các đường ống, cánh tảnnhiệt và vỏ Việc chế tạo các đường ống dẹt sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt
Hình 2.4 Két sưởi 2.1.3 Hệ thống làm lạnh
2.1.3.1 Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Khi động cơ hoạt động và đóng mạch điều khiển máy nén hoạt động thì môi chất làmlạnh sẽ tuần hoàn theo vòng kín Các quá trình toàn hoàn sẽ diễn ra như sau:
Trang 18Máy nén hút môi chất lạnh của phần thấp áp từ giàn lạnh sau đó nén môi chất ởthể khí làm tăng nhanh áp suất và nhiệt độ của môi chất Sau đó môi chất lạnh đượcđưa đến giàn nóng, tại đây môi chất được dẫn qua các cánh tản nhiệt và được luồnggió mát thổi qua, quá trình này làm môi chất tỏa ra một nhiệt lượng lớn, môi chất lạnhbiến thành thể lỏng ở áp suất cao, và được dẫn đến bình lọc, hút ẩm rồi được dẫn đếnvan tiết lưu, vào giàn lạnh Tại đây môi chất được giãn nở đột ngột nên bốc hơi hoàntoàn và thu nhiệt Quạt lồng sóc thổi luồng khí mát này vào trong cabin theo cácđường phân phối luồng khí.
Hoạt động của hệ thống điện lạnh được tiến hành theo các bước cơ bản nhằmlọc sạch, truất nhiệt, làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát trong cabin ô tô:
c Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục được lưu thông đến bình lọc/hút ẩm, tại đây môi chấtlạnh được làm tinh khiết nhờ hút hết hơi ẩm và tạp chất
d Van giãn nở điều tiết lưu lượng của môi chất thể lỏng để phun vào giàn lạnh, làmlạnh môi chất ở áp suất thấp Do được giảm áp đột ngột nên môi chất lạnh thể lỏng sôi
và bốc hơi biến thành thể hơi bên trong giàn lạnh
e Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt của luồng khí thổi vào cabin ô
tô nhờ quạt giàn lạnh
Sau đó môi chất lạnh ở thể hơi, áp suất thấp được hút trở về lại máy nén
Trang 19cm ) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn nóng, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất lạnhmột cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất trong hệ thống.
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điêu hòa không khí Côngsuất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nénquyết định Trong quá trình làm việc, tỉ số của máy nén vào khoảng 5 ÷ 8,5 Tỉ số nàyphụ thuộc vào nhiệt đọ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh
Hình 2.6 Cấu tạo máy nén
e Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của máy nén cam nghiêng được chia làm hai hành trình như sau :
- Hành trình hút: khi piston chuyển động về phía bên trái, sẽ tạo nên sự chênh lệch
áp suất trong khoảng không gian phía bên trong của piston Lúc này van hút mở ra cho hơimôi chất lạnh có áp suất , nhiệt độ thấp từ giàn lạnh nạp vào trong máy nén qua van hút Vàvan xả phía bên phải của piston đang chịu lục nén của bản thân van lò xo lá, nên được đóngkín Van hút mở cho tới khi hết quá trình hút của piston thì được đóng lại, kết thúc hànhtrình nạp
Trang 20Hình 2.7 Hành trình hút của máy nén
- Hành trình xả: Khi piston chuyển dịch về phía bên trái thì tạo ra hành trìnhhút phía bên phải, đồng thời bên phía trái cũng thực hiện hành trình xả Đầu củapiston phía bên trái sẽ nén khối hơi môi chất lạnh đã được nạp vào, nén lên áp suấtcao cho đền khi đủ lực thắng được lực tì của van xả mở ra và hơi môi chất lạnh có
áp suất, nhiệt độ cao được đẩy đến giàn nóng Van hút phía bên trái lúc này đượcđóng kín bởi áp lực nén của hơi môi chất Van xả mở ra cho đến hết hành trình bơm
thì đóng lại nhờ lực đàn hồi của lò xo lá, kết thúc quá trình xả ( Hình 2.8) Và cứ thế
tiếp tục hành trình mới
Hình 2.8 Hành trình xả của máy nén
2.2.2 Giàn nóng
Trang 212.2.2.1 Công dụng và vị trí lắp đặt
Giàn nóng của hệ thống điều hòa không khí ô tô là thiết bị trao đổi nhiệt để biếnhơi môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái trạngthái lỏng trong chu trình làm lạnh Đây là một thiết bị cơ bản trong hệ thống điều hòakhông khí, có ảnh hưởng rất lớn đến các đặc tính năng lượng của hệ thống
a Công dụng
Công dụng của giàn nóng là làm cho môi chất ở thể hơi có áp suất và nhiệt
độ cao từ máy nén bơm đến, ngưng tụ và biến thành lỏng
Quá trình môi chất lạnh ngưng tụ thành thể lỏng được mô tả như sau: Trongquá trình hoạt động giàn nóng tiếp nhận môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rấtcao do máy nén bơm vào, qua lỗ nạp bố trí trên giàn nóng
Dòng khí này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới,nhiệt của môi chất lạnh truyền qua các cánh tỏa nhiệt và được luồng gió mát thổi
đi Quá trình trao đổi khí này làm tỏa một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí
Do bị mất nhiệt, hơi môi chất giảm nhiệt độ đến nhiệt độ bằng nhiệt độ bão hòa(nhiệt độ sôi) ở áp suất ngưng tụ thì bắt đầu ngưng tụ thành thể lỏng
Sự trao đổi nhiệt ở giàn nóng nếu không đầy đủ thì sẽ làm tăng áp suấttrong hệ thống và gây ra ngưng tụ không hoàn toàn của môi chất lạnh Đồng thời,nếu không ngưng tụ hoàn toàn thì lúc này môi chất chất lạnh vẫn còn ở thể hơi,làm cho thể tích của môi chất lạnh lớn sẽ không đi qua hết được van tiết lưu vàogiàn lạnh Do đó, điều này sẽ làm giảm đáng kể công suất của hệ thống vì không
đủ lượng môi chất lạnh quy định tuần hoàn trong một chu trình làm lạnh
b.Vi trí lắp đặt:
Trên ô tô giàn nóng được lắp ráp ngay trước đầu xe, phía trước két nướclàm mát của động cơ, ở vị trí này giàn nóng tiếp nhận tối đa luồng khí mát thổixuyên qua khi xe đang lao tới và do quạt gió tạo ra
Trong hệ thống giàn nóng được lắp sau máy nén, trước bình lọc/hút ẩm
2.2.2.2 Cấu tạo
Hầu hết giàn nóng dùng trong hệ thống điều hòa trên ô tô đều sử dụng giànnóng không khí cưỡng bức bao gồm các ống xoắn có cánh sắp xếp trong nhiềudãy và dùng quạt để tạo chuyển động của không khí
Trang 22Hình 2.9 Giàn nóng
- Cấu tạo của thiết giàn nóng bao gồm những ống thẳng hoặc ống chu U nốithông với nhau, mỗi giàn có thể có hai hay nhiều dãy mối song song qua ống góp Vậtliệu ống và cánh tản nhiệt thường bằng nhôm (Hình 2.9.)
- Kiểu thiết kế này làm cho giàn nóng co diện tích tỏa nhiệt tối đa đồng thờichiếm một không gian tối thiểu
- Lá tản nhiệt: Được thiết kế chế tạo bởi các lá nhôm mỏng và được xếp songsong với nhau Với cách thiết kế như vậy sẽ tạo được diện tích lớn nhất để tỏa nhiệtlớn nhất
2.2.3 Bình lọc/hút ẩm
2.2.3.1 Công dụng và vị trí lắp đặt
Bình lọc và hút ẩm môi chất là thiết bị dùng để lọc sạch tạp chất và hơi ẩm tồntại trong hệ thống lạnh Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm ướtthì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ nhanh bị hỏng
Sau khi được lọc sạch tinh khiết và hút ẩm, môi chất lạnh chui vào ống tiếpnhận và thoát ra khỏi bình chứa qua lỗ thoát theo ống dẫn đén van giãn nở
Trong hệ thống điều hòa không khí ô tô bình lọc đặt sau giàn nóng và trước vangiãn nở Có nhiều loại bình lọc hút ẩm được sử dụng trong hệ thống, tuy nhiên chứcnăng và vị trí lắp đặt không thay đổi
2.2.3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Là một bình kim loại, bên trong có lưới lọc và chất hút ẩm Chất khử ẩm có đặctính hút ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh, cụ thể như ôxit nhôm và chất sillicagel
Trang 23Trên một số bình sấy lọc còn được trang bị thêm một cửa sổ kính để theo dõi dòngchảy của môi chất (hình 2.11) Môi chất lạnh đang ở thể lỏng từ bộ ngưng tụ theo lỗnạp vào bình chứa (hình 2.10) xuyên qua lớp lưới lọc và bọc khử ẩm, tại đây các chất
ẩm ướt tồn tại trong hệ thống được chất khử ấm hấp thụ và các bụi bẩn cơ khí bị chặnlại bởi lớp lưới lọc Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vàotrong quá trình lắp ráp, sửa chữa
Hình 2.10 Cấu tạo bộ lọc
Việc chọn loại bình chứa để sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tôphụ thuộc nhiều vào loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống Về cấu tạo vànguyên lý của mỗi loại vẫn không đổi, nhưng vật liệu sử dụng để lọc và hút ẩm chomôi chất lạnh thì khác nhau, ở hệ thống dùng môi chất lạn R12 thì dùng đá thạch anhđịnh hình (sillicagel) để hút ẩm; còn trong hệ thống sử dụng môi chất lạnh R134a thìdùng chất khoáng (zeolite) để hút ẩm ( vì khi dòng môi chất lạnh R134a đi qua chấtkhoáng chứa trong bình hút ẩm thì nước sẽ được tách áp suất khỏi R134a và được chấtkhoáng hấp thu hoàn toàn)
Trang 24Hình 2.11 Kính quan sát lượng môi chất
Những chú ý khi kiểm tra:
Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môichất không đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất thừa
2.2.4 Van giãn nở
2.2.4.1 Công dụng, vị trí lắp đặt và phân loại
Công dụng: Môi chất lạnh ở thể lỏng áp suất cao, khi ra khỏi bình lọc hút ẩm và
theo ống dẫn môi chất đến van giãn nở Tại thiết bị này môi chất lạnh ở thể lỏng đượcphun thành một lớp sương mù có nhiệt độ thấp, áp suất nạp vào giàn lạnh Van giãn nở
là một loại van biến đổi, nó có thể thay đổi độ mở của van để đáp ứng được với cácchế độ tải trọng làm lạnh của giàn lạnh Van giãn nở được điều khiển bằng áp suất vàocủa giàn lạnh, van này sẽ mở để lưu thông nhiều môi chất lạnh hơn khi trong cabin ô tô yêucầu độ lạnh nhiều hơn Hoặc khi chế độ tải lạnh yêu cầu ít hơn, khi van giãn nở sẽgiảm dòng chảy của môi chất lạnh xuống
Vị trí lắp đặt: Trên ô tô, van giãn nở được lắp đặt tại ống vào của bộ bốc hơi,
sau giàn nóng
Phân loại: Có hai kiểu van giãn nở được sử dụng trong hệ thống điều hòa
không khí ô tô; kiểu van giãn nở có áp suất không đổi và kiểu van giãn nở trang bị bầucảm biến nhiệt độ, kiểu này có hai loại: Loại van giãn nở nhiệt có bầu cảm biến nhiệtcân bằng trong và loại van giãn nở có ống cân bằng ngoài Trong đó kiểu van giãn nởtrang bị có bầu cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi hơn trong hệ thống điều hòakhông khí ô tô
Trang 25Nhiệt độ xung quanh cửa ra của giàn lạnh thay đổi theo đầu ra của giàn lạnh.
Hình 2.12 Cấu tạo van giãn nở dạng hộp
b Hoạt động:
Khi độ lạnh nhỏ nhiệt độ xung quanh đầu ra của giàn lạnh giảm xuống và do đónhiệt độ được truyền từ thanh cảm nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăncũng giảm xuống làm cho khí co lại Kết quả là van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ởcửa ra của giàn lạnh và áp lực của lò xo nén chuyển động sang phải Van đóng bớt lạilàm giảm dòng môi chất và làm giảm khả năng làm lạnh
Khi độ lạnh lớn, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng lạnh tăng lên và khí giãn
nở Kết quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo Độ mở của van tăng lênlàm tăng lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làm lạnh tăng lên
Hình 2.13 Hoạt động van giãn nở dạng hộp
Trang 262.2.5 Giàn lạnh
a Chức năng
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở Môichất trong giàn lạnh có nhiệt độ và áp suất thấp, nó làm lạnh không khí ở xungquanh giàn lạnh
Trang 27Nguyên lý hoạt động: Nguyên lý hoạt động của li hợp từ được mô tả như sau (hình 2.16) Khi hệ thống máy lạnh được bật lên, dòng điện chạy qua cuộn dây nam
châm điện của bộ li hợp từ, lực từ của nam châm điện hít đĩa bị động dính cứng vàomặt ngoài của puly đang quay
Hình 2.16 Nguyên lý cấu tạo của bộ li hợp
Nguyên lý cấu tạo của bộ li hợp từ trong puly máy nén Đĩa bị động liên kết vớitrục máy nén nên lúc này cả puly lẫn trục máy nén được khớp nối cứng một khối vàcùng quay với nhau Lúc ta ngắt dòng điện, lúc này trục khủy động cơ quay, puly máynén quay trơn trên vòng bi, nhưng trục máy nén đứng yên
Đây là loại khớp nối kiểu cực từ tĩnh, nên trong quá trình hoạt động, cuộn dâynam châm điện không quay, lực hút từ trường của nó được truyền dẫn xuyên qua pulyđến đĩa bị động Đĩa bị động và mayơ của nó liên kết vào đầu trục máy nén nhờ chốt clavet,đồng thời có thể trượt dọc trên trục để đảm bảo khoảng cách của li hợp là 0,56 ÷1.47 mm.Với loại li hợp có cực từ tĩnh, hiệu suất cắt và nối cao, ít bị mài mòn và đỡ công kiểmtra, bảo trì thường xuyên Nên loại này được sử dụng rộng rãi hơn so với loại li hợp từ
có cực từ di động, vì phải thường xuyên kiểm tra sự tiếp xúc giữa chổi than với rotorcủa li hợp.Tùy theo cách thiết kế, bộ li hợp từ trường được điều khiển cắt nối nhờ bộcảm biến nhiệt, bộ cảm biến nhiệt này hoạt động dựa theo áp suất hay nhiệt độ của hệthống điều hòa không khí Trong một vài kiểu bộ li hợp được thiết kế cho khớp nốiliên tục mỗi khi đóng nối mạch công tắc máy lạnh
2.2.7 Van giảm áp và phớt làm kín trục
Nếu giàn nóng không được tản nhiệt bình thường hoặc bị nghẹt, thì áp suất củagiàn nóng và bộ lọc sẽ trở nên cao bất bình thường tạo lên sự nguy hiểm cho đườngống dẫn Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất caotăng lên khoảng từ 3,43 MPa (35kgf/cm2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2), thì van giảm áp
mở để giảm áp suất
Trang 28Hình 2.17 Van giảm áp và phớt làm kín trục
2.2.8 Quạt trong hệ thống lạnh
Quạt giàn lạnh có tác dụng thổi luồng không khí xuyên qua giàn lạnh
Quạt trong hệ thống lạnh có hai loại:
- Loại cánh: Thường lắp trước giàn nóng để giải nhiệt cho giàn nóng
Trang 30MERGEFORMATINET
Hình 2.19 Quạt giàn lạnh ( kiểu lồng sóc)
3.3 Hệ thống điều khiển hệ thống điều hòa không khí
3.3.1 Điều khiển công tắc áp suất
b Phát hiện áp suất thấp không bình thường
Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khikhông có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làmcho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén
Trang 31Hình 2.20 Hoạt động của công tắc áp suất
c Phát hiện áp suất cao không bình thường
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường khigiàn nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều Điềunày có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh Khi áp suất môi chất caokhông bình thường (cao hơn 3,1 MPa (31,7kgf/cm2)), thì công tắc áp suất phải tắt đểngắt li hợp từ
3.3.2 Điều khiển nhiệt độ bằng cánh trộn khí
Điều hoà không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả kétsưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như vannước Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từcác núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển
Để điều khiển nhiệt độ đầu ra thấp, hệ thống sẽ đóng van nước lại và góc mởcủa cánh trộn khí là 0 độ, nghĩa là ở vị trí đóng hết luồng không khí đi qua két sưởi
Trang 32Nhờ vậy, luồng không khí vào có nhiệt độ thấp vì được giàn lạnh hấp thụ nhiệt.
Hình 2.21 Điều khiển nhiệt độ ra thấp
Để thay đổi nhiệt độ ngõ ra từ thấp đến cao, hệ thống sẽ mở van nước vào kétsưởi và thay đổi độ mở của cánh trộn khí Khi đó, một phần không khí đi vào, sau khiqua giàn lạnh, được dẫn qua lõi sưởi Nhờ vậy, nhiệt độ luồng khí sẽ thay đổi tùythuộc vào độ mở của cánh trộn khí
Hình 2.22 Điều khiển nhiệt độ ra trung bình
Khi ta cần xông kính chắn gió phía trước hoặc sưởi ấm trong xe, nhiệt độ luồngkhí ra được tăng lên tối đa Hệ thống điều khiển góc cánh trộn khí xoay 1800, nghĩa làcho luồng khí hoàn toàn đi qua lõi sưởi
Trang 33Hình 2.23 Điều khiển nhiệt độ ra cao
3.3.3 Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh kiểu điện trở
Việc điều chỉnh cường độ dòng điện qua motơ sẽ điều khiển được tốc độquạt giàn lạnh
Hình 2.24 Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh Loại điều chỉnh bằng điện trở
Loại này thay đổi điện trở mắc nối tiếp với quạt giàn lạnh Cấu tạo của nó là haiđiện trở được mắc nối tiếp Khi chúng ta thay đổi vị trí của núm điều chỉnh thì giá trịcủa điện trở trong mạch thay đổi sẽ làm cho cường độ dòng điện trong mạch thay đổi.Khi đặt núm điều chỉnh ở vị trí ''LO'' dòng điện chạy qua tất cả các điện trở Do đócường độ dòng điện qua motơ giảm xuống và tốc độ của quạt chậm lại Khi đặt númđiều chỉnh ở vị trí ''3" thì dòng điện chỉ qua một điện trở Khi đặt núm điều chỉnh ở vịtrí "HI" thì không có dòng điện qua các điện trở Vì vậy toàn bộ dòng điện chạy quamotơ quạt giàn lạnh và tốc độ quạt giàn lạnh là cao nhất
Trang 343.3.5 Điều khiển bù không tải
- Chức năng
Ở trạng thái không tải như khi xe đi chậm hoặc dừng hẳn, công suất ra của động
cơ rất nhỏ Ở trạng thái này, việc dẫn động máy nén sẽ làm quá tải động cơ làm nóngđộng cơ hoặc chết máy Do đó, một thiết bị bù không tải được lắp đặt để làm cho chế
độ không tải hơi cao hơn một chút khi chạy điều hoà
- Nguyên lý hoạt động
ECU động cơ nhận tín hiệu bật công tắc A/C sẽ mở van điều khiển tốc độ không tảimột ít để tăng lượng không khí nạp Để làm cho tốc độ quay của động cơ phù hợp vớichế độ không tải có điều hoà
Trang 35Hình 2.26 Điều khiển bù không tải
3.3.6 Điều khiển quạt điện giàn nóng
Trang 36Trạng thái công tắc nhiệt độ nước làm mát (Water Tem SW):
Trạng thái của quạt giàn nóng (condenser fan) và quạt két nước (radiator fan):
- STOP: cả hai quạt dừng
- HI: cả hai quạt quay tốc độ cao
- LOW: cả hai quạt quay tốc độ thấp
3.3.7 Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn
- Chức năng
Hệ thống này thay đổi thời điểm tắt máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh và điềukhiển hệ số hoạt động của máy nén Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn, thìtính kinh tế nhiên liệu được cải thiện
Hình 2.28 Điều khiển máy nén hai giai đoạn
Trang 37- Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ đượcphát hiện bởi điện trở nhiệt thấp hơn khoảng 30C, thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độcao hơn 40C, thì máy nén được bật Đây là quá trình làm lạnh được thực hiện trongmột dải mà ở đó giàn lạnh không bị phủ băng Khi bật công tắc ECON, hệ thống này
sẽ điều khiển sao cho khi nhiệt độ được xác định bởi điện trở nhiệt thấp hơn 100C, thìmáy nén bị ngắt và khi nhiệt độ này cao hơn 110C, thì máy nén được bật lên Vì lý donày việc làm lạnh trở nên yếu đi nhưng hệ số hoạt động của máy nén giảm xuống
Để thay đổi hệ số hoạt động của máy nén, một số hệ thống sử dụng máy nén loại đĩalắc để thay đổi một cách liên tục
2, Công tắc A/C tắt: Cắt nguồn cung cấp cho bộ khuyếch đại A/C
3, Công tắc áp suất tắt: Nếu công tắc áp suất phía cao của mạch làm lạnh giảmxuống hoặc đặc biệt thấp, công tắc này sẽ ngắt Khuyếch đại A/C phát hiện điều này
và điều khiển ngắt rơle ly hợp từ
4, Nhiệt độ làm lạnh quá thấp: Nếu nhiệt độ giàn lạnh giảm xuống bằng hoặcbằng 30C, khuếch đại A/C sẽ tắt rơle ly hợp từ
5, Kẹt máy nén: Nếu chênh lệch giữa tốc máy nén và tốc độ động lớn hơn mộtgiá trị xác định Khuyếch đại A/C nhận biết máy nén bị kẹt và phát tín hiệu điều khiểnngắt ly hợp từ
6, Nhiệt độ ga quá cao: Nếu nhiệt độ ga trong máy nén tăng cao hơn một giá trịxác định thì công tắc nhiệt độ sẽ tắc