Sau khi hút không khí trong hệ thống, giữ nguyên trạng thái đó trong 5 phút. Nếu như kim đồng hồ chỉ chính xác -0.1 Mpa, hệ thống kín. Ta tiến hành nạp gas
Nối ống màu vàng (ống chung) vào bình ga, đảm bảo lúc đó cả hai van áp suất thấp và cao đều đóng.
Hình 3.25. Lắp ống màu vàng (ống chung) vào bình gas
Lắp ống nối màu xanh của đồng hồ vào đường áp suất thấp trên hệ thống điều hòa không khí
Lắp ống nối màu đỏ vào đường ống cao áp trên hệ thống điều hòa không khí
Hình 3.28. Xả không khí trong đường ống
Vì trong ống chung có một lượng không khí điền vào nên trước khi nạp gas vào hệ thống, chúng ta phải xả không khí chứa trong đường ống này bằng cách nhấn vào van xả trên đồng hồ.
3.2.4.1. Nạp từ phía thấp áp
Hình 3.29. Bắt đầu nạp gas
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là môi chất lạnh được nạp vào hệ thống từ phía áp suất thấp và ở trạng thái hơi. Khi ta đặt bình chứa môi chất lạnh thẳng đứng, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng hơi.
Để nạp môi chất vào một hệ thống điện lạnh ô tô sau khi hút chân không tiến hành theo trình tự thao tác như sau:
Hệ thống điện lạnh ô tô vừa được rút chân không xong. Bộ đồng hồ vẫn còn gắn trên hệ thống với hai van khóa kín.
Lắp ống nối màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh.
Thao tác như sau để xả sạch không khí trong ống nối màu vàng:
- Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống màu vàng văng lên vì áp suất của ga môi chất.
- Nới lỏng đầu nối ống màu vàng tại bộ đồng hồ trong vài giây đồng hồ cho môi chất lạnh đẩy hết không khí ra ngoài.
- Sau khi xả hết không khí trong ống màu vàng, siết kín đầu nối này lại.
Đặt thẳng đứng bình chứa môi chất và ngâm bình này trong một chậu nước nóng (tối đa 400C). Làm như thế nhằm mục đích cho áp suất của hơi môi chất lạnh trong bình chứa cao hơn áp suất trong hệ thống giúp nạp nhanh hơn.
Khởi động động cơ, cho nổ máy trên mức không tải.
Mở từ từ van phía thấp áp cho hơi môi chất lạnh tự nạp vào hệ thống đang ở trạng thái chân không.
Hình 3.30. Nạp ga phía thấp áp
Sau khi áp kế chỉ áp suất đã tăng lên được 2 kg/cm2, ta mở công tắc lạnh A/C, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa và vận tốc quạt thổi tối đa, máy nén sẽ tiếp tục rút hơi môi chất lạnh vào hệ thống.
Khi đã nạp đủ lượng môi chất cần thiết, khóa kín van phía thấp áp.
Khóa van bình chứa môi chất, tháo tách ống màu vàng ra khỏi bình chứa môi chất. Tháo đồng hồ khỏi hệ thống điều hòa.
Hình 3.31. Tháo đồng hồ khỏi hệ thống điều hòa. 3.2.4.2. Nạp từ phía cao áp
- Động cơ không hoạt động
- Lắp ráp bình ga với ống màu vàng của đồng hồ áp suất
- Xả không khí trong ống nối màu vàng bằng cách mở van bình chứa môi chất, nới lỏng đầu nối ống màu vàng tại bộ đồng hồ cho ga đẩy hết không khí ra ngoài. Siết chặt đầu ống này lại.
Hình 3.32. Nạp ga từ phía cao áp
- Mở van cao áp hết cỡ.
- Nạp một bình đủ lượng vào hệ thống sau đó đóng van cao áp.
Phương pháp này cho phép nạp nhanh hơn không được nổ máy và van thấp áp phải đóng hoàn toàn.
- Không bao giờ cho máy nén điều hoà hoạt động. Cho máy nén hoạt động khi ga điều hoà không nạp ở phía áp suất thấp có thể dẫn đến máy nén bị kẹt.
- Không bao giờ mở van phía áp suất thấp. Ga điều hoà thường được nén ở trạng thái khí bên trong máy nén. Tuy nhiên nếu van phía áp suất thấp được mở ra trong khi đang nạp ở phía áp suất cao, ga điều hoà trở lại trạng thái lỏng và máy nén có thể bị hư hỏng khi bắt đầu hoạt động.
3.4.4.3. Kiểm tra lượng gas nạp vào hệ thống
- Tốc độ động cơ 1,500 vòng/phút - Công tắc gió ở vị trí HI
- Công tắc A/C bật ON
- Bộ chọn nhiệt ở MAX COOL - Mở toàn bộ cửa xe
Hình 3.33. Kiểm tra lượng ga trong hệ thống điều hòa
- Dùng đồng hồ áp suất kiểm tra áp suất ga trong hệ thống. + Phía áp suất tháp đạt 1.5 – 2.5 kgf/cm2.
+ Phía áp suất cao dạt 14 – 15 kg/cm2.
- Nhìn môi chất qua của kính quan sát mà không có bọt suất hiện (bọt có thể suất hiện khi tăng tốc động cơ đột ngột ) .
- Gió thổi ra mát, dễ chịu, thoải mái.
=> Quá trình nạp môi chất đạt yêu cầu, kết thúc sự nạp môi chất, tháo đồng hồ kiểm tra khỏi hệ thống
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Điều hòa không khí trên ô tô là một trong những tiện nghi quan trọng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống điều hòa ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy với đề tài “Nghiên cứu
hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Lập quy trình kiểm tra, sửa chữa, bảo
dưỡng, nạp ga hệ thống điều hòa xe TOYOTA VIOS 2007” đã giúp em nắm được
được những kiến thức cơ bản về điều hòa nói chung đồng thời tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một mảng kiến thức có phạm vi nghiên cứu rộng và rất phức tạp. Tài liệu nghiên cứu và điều kiện thực hành trong quá trình thực hiện đề tài còn rất hạn chế. Vì vậy trong khuân khổ của đề tài tốt nghiệp em chỉ thực hiện nghiên cứu được các nội dung:
+ Nghiên cứu và phân tích các đặc điểm của hệ thống điều hòa trên ô tô:
+ Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa. + Lập quy trình nạp ga hệ thống điều hòa không khí xe TOYOTA VIOS 2007
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của Ths. Trần Quang Thanh cùng các thầy cô trong khoa CNKT Ô TÔ. Đến nay em đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đề tài. Xong với ý nghĩa thực tiễn của đề tài em xin được có những khuyến nghị để phát triển hướng của đề tài như sau:
+ Nghiên cứu cụ thể hệ thống điều hòa không khí trên từng hãng xe.
+ Lập mô hình hệ thống điều hòa không khí nhằm phục vụ tốt cho việc học tập và giảng dạy.
Do thời gian thực hiện và kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cùng các bạn học để nội dung đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Trần Quang Thanh đã đọc và có những nhận xét đánh giá quý báu cho đề tài của em.