0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Kiểm tra bằng quan sát

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ. LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG, NẠP GA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE TOYOTA VIOS 2007 (Trang 49 -49 )

STT Chi tiết Kiểm tra Biện pháp khắc phục

1 Máy nén

+ Nghe tiếng ồn + Phớt chắn dầu + Công tắc áp suất ga. + Các lá van.

+ Thay phớt chắn dầu, công tắc áp suất nếu bị hỏng. + Sửa chữa và vệ sinh máy nén.

2 Giàn nóng, giàn lạnh

+ Rò rỉ. + Cặn bẩn.

+ Nếu rò rỉ ít có thể hàn lại, nếu nhiều thay thế mới. + Vệ sinh giàn nóng, giàn lạnh.

3 Phin lọc

+ Kiểm tra cặn bẩn, hơi nước có trong hệ thống.

+ Nếu thấy có cặn bẩn hoặc hơi nước có trong hệ thống thì thay phin lọc.

4 Van tiết lưu + Điều chỉnh độ mở của van

tiết lưu, hoặc thay thế. 5 Các đường ống dẫn, gioăng đệm làm kín + Rò rỉ, nứt đường ống + Dập nát gioăng đệm

+ Thay thế đường ống nối và các gioăng đệm

6 Tấm lọc gió + Kiểm tra bụi bẩn + Vệ sinh làm sạch hoặc thay

thế. 7 Quạt giàn nóng, giàn lạnh

+ Kiểm tra sự nứt, vỡ, cong vênh của cánh quạt. + Kiểm tra các chổi than.

+ Điều chỉnh hoặc thay thế cánh quạt.

+ Thay thế các chổi than đã quá mòn.

8 Ga lạnh

+ Kiểm tra áp suất ga + Kiểm tra chất lượng ga

+ Dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra.

+ Quan sát chất lượng ga qua mắt ga.

9 Bảng điều khiển

+ Kiểm tra hoạt động các phím bấm, núm điều khiển.

+ Nếu kẹt hoặc không có tín hiệu điện thì sửa chữa hoặc thay thế.

10

Dây curoa

+ Kiểm tra sức căng dây + Kiểm tra các vết rạn nứt trên dây.

+ Căng lại dây cho phù hợp. + Thay thế dây mới nếu dây bị gioãng nhiều hoặc có nhiều vết rạn nứt xuất hiện 11

Các giắc cắm, cầu chì, cảm biến.

+ Kiểm tra bị lỏng, bị oxy hóa, bị cháy, đứt không…

+ Sửa chữa hoặc thay thế mới

1. Kiểm tra xem đai dẫn động có bị lỏng không.

Nếu đai dẫn động quá lỏng nó sẽ trượt và gây ra mòn. Phải căng lại dây đai theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất , dùng dụng cụ chuyên dùng để căng đai.

2. Lượng khí thổi không đủ

Kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí. Thay lọc không khí nếu cần thiết, kiểm tra điện trở quạt giàn lạnh.

3. Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén khí

Kiểm tra bulông bắt nén khí và các bu lông bắt giá đỡ. Nếu thấy lỏng phải siết chặt lại.

4. Nghe tiếng ồn bên trong máy nén

Tiếng ồn có thể do các chi tiết bên trong bị hỏng.

Hình 3.9. Kiểm tra bằng qua sát 5. Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn

Nếu các cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả các bụi bẩn ở giàn nóng.

6. Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối

Vết dầu ở chỗ nối hoặc điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó. Nếu tìm thấy vết dầu như vậy thì phải xiết lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất.

7. Nghe thấy tiếng ồn gần quạt giàn lạnh

Quay motơ quạt giàn lạnh tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của motơ không bình thường, thì phải thay thế motơ quạt giàn lạnh. Các vật thể lạ kẹp trong quạt giàn lạnh cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp motơ cũng có thể làm cho motor quay không đúng do đó tất cả các nguyên

nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trước khi thay thế motơ quạt giàn lạnh.

8. Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát

Hình 3.10. Kiểm tra qua kính quan sát

Nếu nhìn thấy lượng lớn bọt khí qua kính quan sát, thì có nghĩa là lượng môi chất không đủ do đó phải bổ sung môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong trường hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để đảm bảo rằng không có sự rò rỉ môi chất.

Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó, thì có nghĩa là giàn nóng có quá nhiều môi chất do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng cần thiết.

Khi hệ thống sử dụng giàn nóng loại làm mát phụ, môi chất có thể không đủ ngay cả khi không nhìn thấy bọt khí.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ. LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG, NẠP GA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE TOYOTA VIOS 2007 (Trang 49 -49 )

×