1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

115 555 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành CNTT. Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người. Các nước đã coi sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam đây chính là công cụ quan trọng hàng đầu để có thể hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, tăng năng suất và hiệu quả lao động. Ứng dụng CNTT của tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm của tỉnh ủy và UBND, các sở ban ngành. Các quy hoạch và các chương trình dự án cũng đã được đặt ra với mong muốn phát triển ngành CNTT của tỉnh. Tuy nhiên nó cũng chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết của ngành CNTT với vị trí phải là ngành mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, ngành CNTT đã và đang có những sự phát triển nhanh chóng nhưng không đồng đều về nhiều mặt. Do đó cần có 1 chiến lược cụ thể, lâu dài qua đó có thể phát triển ngành này trở thành ngành đầu tàu trong công cuộc hiện đại hóa công nghiệp hóa trong thời kì đổi mới của tỉnh. Trong bản chuyên đề này, tôi xin đưa ra 1 số ý kiến và các định hướng về chiến lược phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên. II. Cơ sở pháp lý để thực hiện. Chỉ đạo của Đảng và căn cứ pháp lý Nhà nước đối với sự phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam:  Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khó VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;  Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tổng thể "Ứng dụng và phát triển mã nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008".  Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006);  Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020;  Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ do Bộ Thương mại đệ trình;  Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/9/2006 về Thương mại điện tử;  Quyết định số 169/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;  Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006; của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;  Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;  Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010;  Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;  Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 07 năm 2008 của Thủ thướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.  Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 06/8/2007của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định về việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ năm 2007 đến năm 2015 và những năm tiếp theo;  Các Nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định trong các giai đoạn. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CNTT I. CNTT và vai trò của CNTT với sự phát triển KTXH 1. Khái niệm. Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, ( tiếng anh : Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant) Ở Việt Nam:khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực. 2. Vai trò của CNTT vứi sự phát triển KTXH. Công nghệ thông tin (CNTT) đề cập đến việc quản lý và sử dụng thông tin bằng cách sử dụng máy vi tính dựa trên các công cụ. Nó bao gồm thu thập, xử lý, lưu trữ, và phân phối thông tin. Hầu hết các thông thường nó là một thuật ngữ được sử dụng để tham khảo các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ máy tính, chứ không phải là khoa học ứng dụng. Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh để tham khảo về bất cứ điều gì tăng vào việc sử dụng máy vi tính. Hầu hết là các doanh nghiệp ngày nay, có thể tạo ra dữ liệu được lưu trữ và xử lý trên máy tính. Trong một số trường hợp, các dữ liệu phải được nhập vào máy vi tính bằng cách sử dụng các thiết bị như bàn phím và máy quét. Trong các trường hợp những dữ liệu có thể được tạo ra điện tử và tự động được lưu giữ trong máy tính. Vai trò của CNTT trong kinh tế với các doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Các phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó với hệ thống công nghệ thông tin vững chắc sự liên kết trong doanh nghiệp sẽ mạnh mẽ hơn, thông tin của các thành viên trong công ty sẽ có sự liên kết chặt chẽ hơn. Với bên ngoài, đặc biệt internet là cầu nối quan trọng với thế giới, tất cả sẽ có sự tiếp xúc 1 cách nhanh chóng từ bảng giá cả, thị trường chứng khoán v v. Rõ ràng với doanh nghiệp internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đã và đang là yếu tố sống còn của từng công ty. Trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay, CNTT cũng là đang giữ 1 vai trò chủ đạo. Với khả năng truyền bá sâu rộng và nhanh chóng, internet đang là kho tri thức và thông tin lớn nhất, nhanh nhạy nhất, cập nhật nhất đối với hầu hết mọi người dân ở các tầng lớp khác nhau. Qua internet mọi người sẽ hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, có thể tự tìm kiếm các thông tin theo ý mình cần mà không quá khó khăn như trên đài, báo hay các sách vở tạp chí nữa. Đây cũng là 1 trong những biện pháp nâng cao dân trí đối với mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Nhờ internet con người càng hiểu biết hơn và nâng trí tuệ nhân loại lên một tầm cao mới. Trong cải cách hành chính, với sự trợ giúp của CNTT và internet, các thủ tục hành chính đã phần nào bớt đi sự rắc rối và lằng nhằng nhiều cửa. Các cơ quan nhà nước và chính phủ cũng có sự trợ giúp đắc lực của hệ thống máy tính và làm việc qua mạng. Các cuộc hội thảo, các cuộc họp hàng năm tốn hàng tỷ đồng tiền đi lại, ăn ngủ của cán bộ công nhân viên nay được thay bằng các cuộc họp trực tuyến với hiệu quả không hề kém nhưng lại tiết kiệm cả về thời gian lẫn tiền bạc. Về giáo dục, hệ thống máy tính truyền thống được thiết kế nhằm chuẩn mực hóa theo tính bản thể học. Nói rõ hơn, khi bắt đầu viết một chương trình máy tính, chúng ta phải xác định bản thể mà chương trình học cần phải thể hiện được, hay theo các thuật ngữ kỹ thuật - mô hình dữ liệu (Simsion 1994), trong đó xác định nguồn nhân lực, chức danh, bộ môn, các khóa học, các môn học chính và qui trình đánh giá cho điểm. Chương trình học lúc đó được thiết kế và vận hành có hiệu quả chỉ khi tất cả những gì mà chương trình đào tạo phải có được xác định và hiện diện. Tất nhiên, việc chuẩn mực hóa theo tính bản thể học không bao hàm việc liên kết các khóa học lại với nhau. Các trường ĐH có thể chuẩn mực hóa để có thể sử dụng các phần mềm hiệu quả hay đào tạo đội ngũ của mình một cách tiết kiệm và khả thi nhất mà không cần phải chuẩn mực hóa nội dung của các khóa học của mình. Sách giáo khoa, ví dụ, có thể được nhiều trường cho là một trong những cách để thực hiện việc chuẩn mực hóa này, tuy nhiên, với công nghệ thông tin, cơ hội chuẩn mực hóa nội dung giảng dạy sẽ nhiều hơn rất nhiều. Ở các nước, trước khi công nghệ thông tin trở nên phổ biết, việc phân cấp giáo dục và tính đa dạng được khuyến khích bằng cách hạn chế thế giới vật chất. Các trường ĐH nằm cách xa nhau về mặt địa lý và khó có khả năng cho sinh viên có thể chuyển đổi nơi học và thực tập, và do đó, mỗi trường ĐH có con đường và lãnh địa riêng của mình. Hiện nay, tình hình đã không còn như vậy nữa. Với công nghệ thông tin, trái đất chúng ta đã trở nên nhỏ bé và gần gũi hơn. Công nghệ thông tin, cụ thể là Internet, được tạo ra đầu tiên nhằm mục đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào GD. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào GD ĐH đòi hỏi một con đường khác. Nhằm có thể sử dụng một cách hiệu quả, các nhà GD có thể phải tái sáng tạo và thuyết phục được mục đích của nó là nhằm xác định bản thể học, chuẩn hóa nội dung, kỹ năng và đáp ứng được các thành tố chương trình học một cách tổng thế. Hoặc ít nhất, các nhà GD cũng phải sử dụng và đo lường được các kết quả có thể có của từng tiêu chuẩn. Các chuẩn mực này, ví dụ như các qui trình tài chính của trường đại học, có thể không có tác động lớn đến GD. Các chuẩn mực khác có thể phải cần được thiết kế cẩn thận nhằm đạt được các lợi ích trong quá trình điều hành mà không làm ảnh hưởng đến văn hóa chung (Hanseth, Monteiro, & Hatling 1996). Một số chuẩn mực khác có thể làm ảnh hưởng đến các mục đích xã hội của nhà trường và chúng đòi hỏi sự cẩn thận trong từng khâu thiết kế. Với sự giúp đỡ của CNTT, chúng ta có thể giới hạn các yếu điểm đó và có thể thực hiện công việc của chúng ta hiệu quả hơn. CNTT được sử dụng nhằm phục vụ cho các mục đích của con người, nhưng sự quá tải của CNTT là điều mà chúng ta phải lựa chọn cẩn thận trong việc ứng dụng để chúng ta không phải hy sinh đi những gì thuộc về ‘con người' trong đó. 3. Các xu hướng phát triển kinh tế kỹ thuật của ngành CNTT hiện nay. 3.1. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin. 3.1.1 Tình hình và xu hướng phát triển CNTT trên thế giới. Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. công nghệ thông tin góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc… Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 3.1.2 Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau. Công nghệ thông tin phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại. Nó là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông trên thế giới thông qua sự bùng nổ của lưu lượng thông tin truyền trên các mạng viễn thông do việc sử dụng rộng rãi các dịch vụ Internet, các thuê bao đòi hỏi các dịch vụ đa phương tiện mới, sự tăng nhanh của nhu cầu về các dịch vụ thông tin di động. Các mạng viễn thông hiện nay cần phải tiếp tục phát triển để có thể đáp ứng được các thách thức mới này. Sự phát triển của các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next-Generation Network) nhằm triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông trên nền tảng NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, sẽ kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào công nghệ thông tin. 3.1.3 Xu hướng khai thác và phát triển mã nguồn mở. Một trong những xu thế phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng khai thác và phát triển mã nguồn mở. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương. Mã nguồn mở cho phép thay đổi và phát triển theo ý muốn để thực hiện mọi nội dung công việc đặt ra với chi phí thấp nhất. Mã nguồn mở mang lại cho các nhà phát triển phần mềm nhiều đặc tính ưu việt, ví dụ như: Tính tự do khai thác, tính phát triển liên tục, tính mở. Lợi ích cho các quốc gia đang phát triển là có thể sử dụng mã nguồn mở để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của họ. Mã nguồn mở cho phép các nước đang phát triển đi tắt vào kỷ nguyên thông tin. Nó khuyến khích các mô hình phát triển mới, mà đã được giới thiệu là đặc biệt thích hợp, tạo ưu thế cho công việc. Phần mềm mã nguồn mở có vai trò quan trọng trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong những ứng dụng phức hợp phải xây dựng dần dần, đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao, việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở cần được cân nhắc kỹ. Nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến cáo sử dụng mã nguồn mở và đầu tư cho phát triển mã nguồn mở, nhiều công ty đa quốc gia như Oracle, IBM, HP cũng đang phát triển mã nguồn mở. 3.1.4 Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây. Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế ứng dụng phổ biến, bên cạnh mạng truyền thống dựng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng, chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau, từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí. Thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm 2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn. Sự phát triển mạng không dây là yếu tố thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường khả năng truy nhập hệ thống công nghệ thông tin và mở rộng phạm vi sử dụng. 3.1.5 Xu hướng hội tụ công nghệ thông tin – viễn thông – phát thanh và truyền hình. Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá, đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch vụ mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thanh, truyền hình ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới nhất của công nghệ thông tin. Các công nghệ số hóa hình ảnh, âm thanh vốn chỉ được sử dụng trên nền máy vi tính cá nhân (PC), nay đã trở nên rất thông dụng, dẫn tới việc sản xuất các thiết bị truyền thông đa phương tiện mới. Mạng lưới viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn, đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu phát triển mạnh. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình truyền thanh, truyền hình, các xuất bản sản phẩm điện tử đến với người sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của công nghệ thông tin, viễn thông và phát thanh, truyền hình đang tạo ra một thị trường rất rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin. 3.2. Xu hướng phát triển thị trường. 3.2.1 Xu hướng toàn cầu hóa. Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng tất yếu, nó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ, thông qua các hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin. Internet tác động mạnh mẽ đến quá trình toàn cầu hoá, tác động mạnh mẽ đến hợp tác quốc tế, và thương mại quốc tế. Mặt khác dựa vào tính mở của thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn được nhiều đối tác, thị trường, công nghệ, các giải pháp thuận lợi cho các đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Do có tính cạnh tranh cao, giá cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ được giảm có lợi cho người tiêu dùng. 3.2.2 Xu hướng chuyển dịch sản xuất và chuyển giao công nghệ. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế, các nước phát triển đang tìm cách đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngược lại, để đưa đất nước tiến nhanh, các nước đang phát triển cũng có nhu cầu thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ nước ngoài. Sự gặp gỡ của hai nhu cầu này làm cho dòng chảy về vốn, công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển chuyển vào các nước đang phát triển ngày càng tăng. [...]... 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY I Vài nét về tỉnh Nam Định và ngành CNTT của tỉnh 1 Tổng thể về tỉnh Nam Định Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng ven biển Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở tây bắc Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Chỗ cao nhất là đỉnh núi Gụi (122 m), chỗ thấp nhất (3 m) ở vùng chiêm trũng Ý Yên, so với mặt nước biển Nam Định. .. Do vậy đội ngũ nhân lực của ngành công nghiệp CNTT hiện nay tương đối tự phát và chưa có sự chuyên sâu Nam Định hiện nay cần có những chính sách và chủ trương tích cực hơn để phát triển ngành công nghiệp còn non trẻ này II Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay 1 Hiện trạng hạ tầng CNTT 1.1 Hạ tầng kỹ thuật công nghệ cơ quan Đảng, nhà nước 1.1.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật công... ứng của hệ thống đào tạo, mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này đã tăng mạnh trong thời gian qua Do vậy 1 chính sách hợp lý với các mục tiêu và biện pháp thực hiện bài bản là giải pháp quan trọng cho nguồn nhân lực của ngành này 3 Căn cứ xây dựng CL CNTT Đánh giá thực trạng phát triển của ngành CNTT Hiện nay ngành CNTT thực chất vẫn đang là 1 ngành tương đối mới mẻ ở Việt Nam chứ chưa được là 1 ngành. .. thuộc ngành khác Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT trên thế giới, ngành CNTT Việt Nam cũng đang có những bước phát triển vượt bậc, để có sự tiến bộ mạnh mẽ như vậy cũng có sự chủ động rất lớn khi với nguồn nhân lực CNTT còn non trẻ về kinh nghiệm và tay nghề đã và đang cố gắng hoàn thiện để nâng tầm cao của ngành CNTT Tuy nhiên, ở thời điểm này, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đã... và lấn áp ngành CNTT còn non trẻ của Việt Nam Cũng do mới chỉ trong 1 thời gian không dài, nên vấn đề cơ sở hạ tầng, chất lượng của ngành CNTT cũng chưa cao để đáp ứng lại sự mong đợi của đông đảo nhân dân trong nước 1 chiến lược hợp lý để có thể tận dụng thế mạnh của ngành trong nước và phát triển là điều hết sức cần thiết để đẩy mạnh ngành công nghiệp còn non trẻ này Xác định mục tiêu và định hướng... đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân 3 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Nam Định 3.1 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà nước * Các cơ quan, đơn vị cấp Sở, Ban, Ngành Theo số liệu điều tra sơ bộ tại 29 đơn vị với tổng số 2092 cán bộ công chức có khoảng 170 cán bộ đã được đào tạo chuyên môn về CNTT, chiếm tỉ lệ 8,08% Trong đó : Tỉ lệ người có trình độ CNTT trên đại học là 0,1%... bình:80 – 85% Về kinh tế, năm 2000 ước GDP tỉnh đạt 5.920 tỷ đồng Năm 2005, Cơ cấu kinh tế là:cơ cấu nông-lâm-thuỷ sản: 41%, công nghiệp-xây dựng: 21.5%, dịch vụ: 38% Các khu công nghiệp có: Hòa Xá, An Xá, Mỹ Trung Theo tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2006 Nam Định có 1.974.300 người với mật độ dân số 1.196 người/km² 2 Vài nét về ngành CNTT tỉnh Ngành CNTT tỉnh Nam Định xếp hạng trung bình trong cả nước... chức và toàn bộ các ngành kinh tế của mình [ II Lý thuyết chung về xây dựng chiến lược phát triển ngành CNTT 1.Vai trò của chiến lược với sự phát triển ngành CNTT Khái niệm chiến lược: Chiến lược phát triển ngành về cơ bản được xem là một hệ thống các phân tích đánh giá và lựa chọn về các căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản, các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định hướng phát triển... huyện, thành phố được kết nối với nhau bằng các tuyến cáp quang và đang đẩy nhanh thực hiện cáp quang đến trung tâm xã Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom theo hướng Ninh Bình - Nam Định – Thái Bình, Ninh Bình – Nam Định - Hà Nam * Mạng Internet Nam Định hiện có VNPT và Viettel cung cấp dịch vụ truy nhập Internet Mạng Internet băng rộng ADSL... trong các lĩnh vực của ngành Ngoài ra còn có các giải pháp cơ bản, chủ yếu là các chính sách về cơ cấu vận hành, các chính sách bồi dưỡng, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của ngành và các biện pháp để thực hiện chiến lược Sự quan trọng của chiến lược trong phát triển CNTT CNTT là một ngành mới, đang phát triển Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin Do vậy chiến lược ngành CNTT có vị trí . lực của ngành này. 3. Căn cứ xây dựng CL CNTT. Đánh giá thực trạng phát triển của ngành CNTT. Hiện nay ngành CNTT thực chất vẫn đang là 1 ngành tương đối mới mẻ ở Việt Nam chứ chưa được là 1 ngành. tỉnh. Tuy nhiên nó cũng chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết của ngành CNTT với vị trí phải là ngành mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, ngành CNTT đã và đang có những sự phát triển nhanh chóng nhưng không. và các định hướng về chiến lược phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên. II. Cơ sở pháp lý để thực hiện. Chỉ đạo của Đảng và căn cứ pháp lý Nhà nước đối với

Ngày đăng: 15/05/2015, 18:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w