Cơ hội mang lại cho ngành CNTT của NĐ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY (Trang 63)

1. Khả năng phát triển công nghiệp CNTT và tạo ra việc làm cho nhân dân. dân.

1.1 Về công nghiệp phần cứng.Mục tiêu : Mục tiêu :

Thu hút đầu tư phát triển CNPC, xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và máy tính đồng bộ thương hiệu Việt Nam. Phát triển các doanh nghiệp lớn cung cấp thiết bị phần cứng.

Đến năm 2015, tỉnh Nam Định sẽ có nhà máy xí nghiệp sản xuất linh kiện máy tính và lắp ráp máy tính phục vụ nhu cầu của tỉnh và cả nước.

Nội dung thực hiện:

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phần cứng của tỉnh phát triển lớn mạnh cung cấp đủ các dịch vụ về Công nghệ phần cứng máy tính kể cả những giải pháp mạng cho khách hàng.

- Xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư trong lĩnh vực phần cứng và thiết bị truyền thông, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở đang thực hiện lắp ráp máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nội tỉnh.

- Xây dựng các dự án phát triển CNPC, trong đó xác định một số dự án đầu tư sản xuất máy tính, thiết bị viễn thông, sản xuất linh kiện máy tính để kêu gọi vốn và thực hiện.

1.2. Phát triển công nghiệp phần mềm Mục tiêu: Mục tiêu:

Thu hút các doanh nghiệp phần mềm mở công ty và chi nhánh tại đại phương và đưa ngành công nghiệp phần mềm phát triển.

- Đến năm 2015, Ngành công nghiệp phần mềm của tỉnh phát triển trở thành một trong các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Doanh nghiệp sản xuất những phần mềm đóng gói và những phần mềm theo yêu cầu của khác hành. Nhưng chủ yếu phải phát triển những phần mềm xuất khẩu. Doanh thu phần mềm ước đạt 5% tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và xây dựng.

Nội dung thực hiện:

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đẩy mạnh sử dụng các phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, đời sống xã hội;

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin trong nước đặt các chi nhánh hoặc đại lý để giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh học hỏi và phát triển.

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trong nước nhằm mở rộng thị trường và hợp tác ứng dụng.

1.3. Phát triển công nghiệp nội dung.

- Xây dựng một kho học liệu mở chứa các nội dung, giáo trình đào tạo công

nghệ thông tin phục vụ mọi người dân, doanh nhân, cán bộ viên chức có thể truy nhập, học tập khi không có điều kiện đến cơ sở đào tạo .

- Tiếp tục phát triển trang Web về du lịch Nam Định để giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các lễ hội và các khu du lịch của tỉnh với hình thức và nội dung phong phú (ứng dụng công nghệ multimedia).

- Xây dựng một số CSDL văn hoá, giáo dục, xã hội, thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, các trang web, báo chí điện tử.

- Xây dựng các nội dung phục vụ các loại hình dịch vụ thương mại di động như video, film, ảnh trực tuyến và các CSDL lưu trữ nội dung giải trí như nhạc chuông, logo, hình ảnh, giải thưởng, từ điển, thông tin chỉ đường, tài khoản ảo, nội dung phục vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, trò chơi trực tuyến,...

- Tạo lập các CD-ROM giới thiệu bản sắc văn hoá của Nam Định.

- Tạo lập các trang Web cung cấp các dịch vụ giải trí như xem phim, ca nhạc trực tuyến và các trò chơi điện tử trên mạng.

- Đầu tư tiếp nhận công nghệ tiên tiến chế biến nội dung thông tin . - Tiêu chuẩn hoá nội dung thông tin.

hướng phát triển công nghệ nội dung.

2. Khả năng tiết kiệm chi phí và các lợi ích từ ứng dụng của CNTT.

Trong các cơ quan nhà nước, với sự đồng bộ và thống nhất nhờ mạng internet và các chuẩn hóa trên máy tính sẽ tạo nên sự ăn khớp hợp lý trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra với các ứng dụng từ CNTT sẽ tạo ra hiệu quả rõ rệt từ việc nghiên cứu chính phủ điện tử hay các thủ tục làm việc cho đến tổ chức hội nghị và các cuộc họp.

Các phần mềm ứng dụng trong quản lý nhân sự, kế toán .... sẽ giúp ích nhiều cho không chỉ các doanh nghiệp mà các bộ phận giáo dục, y tế trong việc quản lý đề thi, thuốc, bệnh án ... Qua đó tiết kiệm tối đa chi phí về nhân lực, thời gian trong khi lại có độ chính xác và hiệu quả cao, dễ tìm kiếm và tác nghiệp.

Trong nhân dân với sự tiếp cận thế giới đa chiều qua internet mọi thứ đều gần với tầm tay hơn. Từ những kiến thức, tri thức cho đến tất cả những thứ bình thường nhất đều có thể dễ dàng tìm đọc. Qua đó nâng cao tri thức mỗi người trong xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY (Trang 63)