Hiện trạng phát triển công nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY (Trang 41)

II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.

4. Hiện trạng phát triển công nghiệp CNTT

Hiện trên địa bàn tỉnh có 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (theo đăng ký kinh doanh), trong đó có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy tính, máy văn phòng và các thiết bị mạng, 30 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện tử, điện gia dụng. Công nghiệp công nghệ thông tin phát triển trung bình, bình quân đạt 15 – 17%/năm, cả nước đạt 20 - 30%/năm giai đoạn 2000-2007. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin đạt 100 tỷ đồng, chiếm 0,84% tỷ trọng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Bảng 2.4 :Giá trị sản xuất công nghiệp CNTT (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007

Giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin

Triệu

đồng 54.546 63.657 73.234 85.497 100.031 Tốc độ tăng trưởng so

với năm trước % 14,0 16,7 15,0 16,7 17,0

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007

công nghiệp đồng

Tốc độ tăng trưởng so

với năm trước % 30,0 39,9 29,4 31,3 33,4

Tỷ trọng công nghiệp

công nghệ thông tin % 1,455 1,22 1,08 0,96 0,84

Nguồn: Niên gián thống kê 2007; Số liệu điều tra 6/2007 của Sở Thông tin và truyền thông

Trong 15 doanh nghiệp được khảo sát ta thấy: 14 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh phần cứng; 06 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng phần mềm; 14 doanh nghiệp có hoạt động nội dung, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn.

Tổng số nhân viên của 15 doanh nghiệp là 178 người, trung bình 12 nhân viên/doanh nghiệp. Chưa có doanh nghiệp nào đạt được các chứng chỉ ISO, CMM, CMM/CMMI. Có thể nói, những doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định là các doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 2.5: Phân theo lĩnh vực kinh doanh chính

STT Tân Công ty Tổng số nhân viên SX, lắp ráp phần cứng Viết phần mềm ND, DV kỹ thuật, tư vấn 1 Công ty TNHH Vĩnh Nam 43 X X X 2 Công ty TNHH Hùng Phát 10 X X X

3 Công ty TNHH Xuân Thuỷ 7 X 0 X

4 Công ty TNHH Khánh Toàn 10 X 0 X

5 Công ty TNHH Phi Dũng 9 X 0 0

6 Công ty TNHH Hồng Sơn 10 X X X

7 Công ty TNHH Thuận An 17 X 0 X

8 Công ty TNHH Thương Mại

9 Công ty TNHH Công nghệ Tiên Tiến 7 X X X 10 Công ty TNHH Sơn Hà 5 X 0 X 11 Công ty TNHH Hồng Tỉnh 15 X 0 X 12 Công ty TNHH Bình Minh 26 X X X 13 Công ty CP phần mềm Việt 15 0 X X 14 Công ty TNHH Quang Dũng 9 X 0 X 15 Công ty TNHH TM Anh Ngọc 6 X 0 X Tổng 178 14 6 14

(Số liệu điều tra của Sở Thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông tháng 6/2007)

Phát triển phần cứng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế tạo, lắp ráp phần cứng về điện tử– tin học lớn, dựng để xuất khẩu hay cung cấp ra thị trường ngoại tỉnh. Chủ yếu đang phát triển các dịch vụ về lắp ráp nhỏ lẻ, sửa chữa, thay thế linh kiện hoặc làm đại lý kinh doanh máy tính, trang thiết bị máy tính, điện tử và viễn thông cho các hãng lớn trong và ngoài nước.

Theo đăng ký kinh doanh ngành nghề, đến hết năm 2006, toàn tỉnh có 70 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin (bao gồm cả công nghiệp phần cứng máy vi tính, điện tử và điện dân dụng). Tuy nhiên, theo khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định hiện có khoảng 30 đơn vị có hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực công nghiệp phần cứng máy vi tính và chủ yếu lắp ráp nhỏ lẻ, sửa chữa, thay thế linh kiện. Doanh thu sản xuất, kinh doanh phần cứng chiếm trên 90% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Năm 2006 doanh thu của các doanh nghiệp tin học đạt 30 tỷ đồng, trong đó một số Công ty có doanh thu cao như: Công ty trách nhiệm hữa hạn tin học

Bình Minh 7,3 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữa hạn Khánh Toàn 3,2 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữa hạn Hùng Phát 3 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữa hạn Vĩnh Nam 1,2 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và cung cấp các dịch vụ phần cứng chủ yếu tập trung ở thành phố Nam Định. Tại các huyện và khu vực nông thôn, mới xuất hiện một số ít các cơ sở mua bán, sửa chữa nhỏ lẻ các thiết bị điện tử – tin học.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ mới chỉ là đại diện và đại lý của các doanh nghiệp lớn (HP, Intel, Canon, CMS…), chưa có nhà cung cấp dịch vụ chính thức của Nam Định để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh.

Dịch vụ tư vấn phần cứng chủ yếu là các dịch vụ tư vấn mua bán, thiết lập cấu hình máy tính, máy chủ, cấu hình mạng nội bộ LAN, WAN…

Phát triển phần mềm.

Theo kết quả cuộc điều tra khảo sát tại 15 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định thì có 6 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng phần mềm, 01 công ty chuyên về xây dựng phần mềm là Công ty CP phần mềm Việt với 14 nhân viên lập trình, sản phẩm dịch vụ chính là các phần mềm đóng gói về kế toán doanh nghiệp, quản trị nhân sự và tiền lương, website… đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp trong nước, công ty cũng đang tiến tới một số hoạt động gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, một số Trung tâm tin học lớn cũng có hoạt động sản xuất, gia công phần mềm phối hợp, liên kết xây dựng phần mềm như Trung tâm Tin học thuộc Trường Đại học Lương Thế Vinh, Trung tâm tin học Aptech Nam Định, Trung tâm Tin học thuộc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Nam Định, Trung tâm tin học Văn phòng UBND tỉnh…

Trung tâm tin học Văn phòng UBND tỉnh Nam Định, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Tham gia xây dựng phần mềm dùng chung “Trang

thông tin điện tử điều hành tác nghiệp thuộc đề án 112 của Chính phủ”, nâng cấp trang Websites Nam Định…

Trung tâm Tin học - Sở Khoa học Công nghệ là đơn vị mới thành lập, hiện tại đội ngũ lập trình viên tại Trung tâm đã được đào tạo và đang tổ chức đào tạo lại có 07 người. Trong tương lai gần, khi toà nhà trung tâm được hoàn thiện, đây sẽ là một trung tâm phần mềm lớn, sản xuất các phần mềm đóng gói và nhận gia công phần mềm cho các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, còn có trên 30 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin như nghiên cứu, xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ tham gia hoạt động dịch vụ bán máy, lắp đặt, bảo trì các thiết bị Tin học–Viễn thông và có cài đặt các phần mềm. Tất cả các doanh nghiệp này chưa tham gia vào sản xuất và gia công phần mềm.

Theo kết quả điều tra, hiện trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp phần mềm nào có số nhân viên trên 50 người, có 01 doanh nghiệp trên 10 người, 02 doanh nghiệp trên 5 người, và 08 doanh nghiệp dưới 05 người - những doanh nghiệp này chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh phần cứng máy tính, và đang có xu hướng mở rộng sang lĩnh vực phần mềm.

Bảng 2.5 Quy mô doanh nghiệp phần mềm

STT Quy mô doanh nghiệp Số doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm > 50

0 2 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm >

10

01 3 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm >

05

01 4 Doanh nghiệp có số nhân viên làm phần mềm <05 08

Hiện nay hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm trên địa bàn tỉnh còn ít, phát triển chủ yếu là bán và cài đặt phầm mềm, các phần mềm hiện đang bán trên thị trường chủ yếu là các phần mềm không có bản quyền

Hoạt động tư vấn về giải pháp đã có một số đơn vị: Trung tâm Tin học thuộc Sở Khoa học - Công nghệ, Trung tâm Tin học thuộc Trường Đại học Lương Thế Vinh, Công ty Tin học Bình Minh, Công ty Tinh học Khánh Toàn, Công ty Tin học Phi Dũng, Trung tâm Aptech Nam Định… tham gia tư vấn cho các dự án công nghệ thông tin trong và ngoài tỉnh.

Phát triển nội dung.

Trên địa bàn tỉnh các loại hình của công nghiệp nội dung thông tin số gồm có các loại hình như: (1) Học tập điện tử (E-learning); (2) Game online; (3) Các dịch vụ tin nhắn; (4) Báo chí điện tử; (5) Dịch vụ thông tin trên Internet; (6) Thư viện điện tử; (7) Cơ sở dữ liệu số hoá chuyên ngành… đã có sự phát triển trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn ở dạng sơ khai, hiện nay mới chỉ phổ biến ở dịch vụ tin nhắn, game online, báo điện tử và thông tin trên Internet…

Về dịch vụ tin nhắn, hiện có 08 đơn vị tham gia cung cấp trong đó có 07 doanh nghiệp viễn thông và 01 đài truyền hình: Bưu điện tỉnh, Vinaphone, Mobifone, EVN- Telecom, HT-Mobile, S-Fone, Viettel, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh.

Các loại hình dịch vụ chính như: Tải nhạc chuông, logo, hình nền cho thiết bị di động, tin thông tin kinh tế xã hội, tin nhắn có nội dung chuyên sâu như tư vấn sức khoẻ, tư vấn an toàn giao thông; đặc biệt trong thời gian qua loại hình tin nhắn trúng thưởng qua truyền hình phát triển khá nhanh.

Về dịch vụ Game online, các nhà cung cấp dịch vụ game online lớn hiện nay tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như Vina Game, VTC, Asia Soft, VDC, FPT, VASC… Tại Nam Định công ty TNHH tin học Phi Dũng làm đại lý cung cấp các thẻ game onlie cho thị trường Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam, doanh thu khoảng 500 triệu đồng/năm.

Báo điện tử và các dịch vụ thông tin trên Internet xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Internet Việt Nam, có các loại hình như website, cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công, các website của doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 07 website cung cấp dịch vụ công và thông tin phục vụ phát triển kinh

tế xã hội của các cơ quan nhà nước và khoảng 5% tương đương với 90 doanh nghiệp đã có trang tin điện tử để giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm và để phát triển thương mại điện tử.

Việc xây dựng các giáo trình và bài giảng điện tử cũng đã được thực hiện ở một số trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông như trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học kinh tế kỹ thuật, Trung học phổ thông Lê Hồng Phong… Tuy nhiên việc sử dụng các giáo trình điện tử và bài giảng điện tử còn ít, mang tính cá biệt và thử nghiệm là chính, chưa trở thành phổ biến và rộng rãi.

Đánh giá chung

Nhìn chung, công nghiệp công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định còn nhỏ bé. Trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa có nhà máy, phân xưởng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm phần cứng, có một số ít doanh nghiệp công nghiệp phần mềm, hoạt động còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đi vào chuyên nghiệp và chiều sâu. Các doanh nghiệp chủ yếu làm các dịch vụ công nghệ thông tin như cung cấp thiết bị, dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo hành, dịch vụ cài đặt máy tính và thiết kế, nâng cấp cấu hình máy tính và mạng máy tính. Do vậy có thể nói công nghiệp công nghệ thông tin ở tỉnh Nam Định hiện nay chủ yếu là công nghiệp lắp ráp các sản phẩm phần cứng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 của ngành này đạt 100 tỷ đồng (theo giá hiện hành) và chỉ chiếm 0,86% giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh (Vĩnh Phúc là 2,4%, Thanh Hoá 0,8%, Hà Nam 0,75%). Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin còn quá thấp nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong gian đoạn 2003-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công nghiệp công nghệ thông tin mới chỉ đạt 16,0% (Vĩnh Phúc 28,0%, Thanh Hoá 15,5 %, Hà Nam 12,6 %) trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định là 37,6%.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY (Trang 41)