Hiện trạng quản lý nhà nước về CNTT của Nam Định

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY (Trang 47)

II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.

5. Hiện trạng quản lý nhà nước về CNTT của Nam Định

5.1 Đường lối chủ trương, chính sách nhà nước và Đảng về phát triển côngnghệ thông tin. nghệ thông tin.

Về cơ chế chính sách.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Đảng và Nhà nước đã có quan điểm chiến lược rõ ràng về phát triển công nghệ thông tin; đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó đã xác định rõ "công nghệ thông tin là một động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại"; Quyết định 81/2001/QĐ-TTg cựa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58-CT/TW; Nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ… nhằm giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đặc biệt, ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua Luật Công nghệ thông tin. Luật quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xác định rõ 7 vấn đề trong chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Luật Công nghệ thông tin là hành lang pháp lý quan trọng nhất tạo điều kiện để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ngày 10 tháng 4 năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định

64/2007/NĐ-CP quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cơ chế chính sách còn thiếu quy định về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin mới chỉ đề cập đến phát triển cơ sở hạ tầng.

Quản lý của nhà nước với ngành CNTT.

Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.

a) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin; về xây dựng và quản lý khu công nghệ thông tin tập trung; về danh mục và quy chế khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, quy chế quản lý đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện, báo cáo định kỳ, đánh giá tổng kết việc thực hiện các kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước của tỉnh;

c) Xây dựng quy chế, quy định về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương;

d) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

đ) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn công nghệ thông tin theo thẩm quyền;

e) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh;

g) Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin; hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Xây dựng mới hoặc duy trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động trang thông tin điện tử (website, cổng thông tin) của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thống nhất kết nối, cung cấp nội dung thông tin và các dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

i) Khảo sát, điều tra, thống kê về tình hình ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, doanh nghiệp tại địa phương phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định;

k) Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của tỉnh.

Đánh giá chung:

Chưa thực hiện nhiều chức năng quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin: quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin.

Uỷ ban chưa ban hành chính sách, quy định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan hành chính nhà nước của Tỉnh. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin có tính tự phát và không đồng đều giữa các cơ quan.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGÀNH CNTT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY (Trang 47)