III. Các giải pháp lớn nhằm thực hiện chiến lược
2. Giải pháp tăng cường lãnh đạo, điều hành và môi trường chính sách
để thúc đẩy CNTT phát triển.
- Sự phát triển công nghệ thông tin rất cần quyết tâm cao và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, để công nghệ thông tin có thể phát huy được vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Có chủ trương chính sách coi công nghệ thông tin là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
xã hội, tăng cường thương mại dịch vụ, tạo tăng trưởng kinh tế bền vững. Xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về công nghệ thông tin của Tỉnh uỷ, HĐND và chương trình hành động của UBND tỉnh. Phân định rõ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động mang tính công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
- Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước và trong tỉnh đầu tư vào công nghệ thông tin, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở vùng nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp quy, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt cho việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo hình thành thị trường công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin thuộc mọi thành phần kinh tế. Căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tỉnh sẽ từng bước xây dựng, cụ thể hoá, cơ chế hoá và thực hiện trên địa bàn tỉnh, các công việc cụ thể là:
+ Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển công nghiệp phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm
+ Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra tại địa bàn tỉnh.
* Văn bản của Tỉnh ủy:
1/ Chương trình đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nam Định 2008-2015:
- Đánh giá thưc trạng hạ tầng; ứng dụng; công nghiệp; nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Nam Định;
- Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân;
- Mục tiêu chiến lược và muc tiêu ngắn hạn của chương trình; - Nhiệm vụ của chương trình:
+ Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin trong toàn xã hội, đặc biệt là đối với các cán bộ lãnh đạo và quản lý Nhà nước;
+ Nhiệm vụ 2: Ứng dụng nhanh, rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố;
+ Nhiệm vụ 3: Xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng; + Nhiệm vụ 4: Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm;
+ Nhiệm vụ 5: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
+ Nhiệm vụ 6: Phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài công nghệ thông tin - Tổ chức thưc hiện.
2/ Các chương trình đơn lẻ:
- Chương trình phát triển công nghiệp phần cứng; - Chương trình phát triển công nghiêp phần mềm;
- Chương trình phát triển công nghiệp nội dung thông tin số…
3/ Các Nghị quyết, chỉ thị, thông tri về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nam Định.
* Các văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh:
Nghị quyết về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
- Các mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2008 - 2015, và đến năm 2020; - Hàng năm bố trí nguồn ngân sách cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tối thiếu 1% của tổng chi ngân sách nhà nước trên đia bàn tỉnh;
- Giao nhiệm vụ cho chính quyền các cấp.
* Các văn bản của UBND tỉnh:
1/ Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Nam Định 2008-2015, định hướng 2020:
- Xu hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
- Đánh giá thưc trạng hạ tầng; ứng dụng; công nghiệp; nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tỉnh Nam Định;
- Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân; thời cơ và thách thức;
- Quan điểm; mục tiêu tổng quát và muc tiêu cụ thể; định hướng phát triển; - Quy hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin: trong cơ quan nhà nước; trong sản xuất kinh doanh; trong các lĩnh vưc đời sống xã hơi.
- Quy hoạch phát triển ha tầng kỹ thuật công nghệ thông tin. - Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin.
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Danh mục các dự án sử dụng ngân sách và kêu gọi đầu tư, phân kỳ đầu tư cho các dự án sử dụng ngân sách.
- Các giải pháp và tổ chức thưc hiện.
2/ Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 5 năm và hàng năm - Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2008-2010;
- Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2010-2015; - Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin hàng năm của tỉnh.
Các kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phải đánh giá đúng được hiện trạng công nghệ thông tin của tỉnh trên các mặt hạ tầng, ứng dụng, công nghiệp và nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh.
Xây dựng các chương trình, dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, ứng dụng, công nghiệp và nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Phân kỳ thưc hiện tương ứng với giai đoạn và từng năm.
3/ Kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2008-2010, giai đoạn 2010-2015 và các kế hoạch hàng năm:
- Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước: Hiện trạng xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chính sách để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin; Hiện trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước; Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp; Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục,
- Quan điểm; mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. - Nơi dung KH:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng; Xây dựng các cơ sở dữ liệu.
+ Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND tỉnh: Hệ thống thư điện tử; Xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý của UBND tỉnh; Xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.
+ Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước: Quy hoạch và xây dựng đội ngũ giám đốc công nghệ thông tin
cho các Sở Ban Ngành và các huyện; Đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin; Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức.
+ Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
- Giải pháp: Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức; Nhóm giải pháp đường lối, cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin; Đầu tư đủ, đồng bộ; Nhóm giải pháp về nhân lực; Triển khai mô hình điểm; Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính.
- Tổ chức thực hiện.