1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex

92 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định (TSCĐ) cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân (KTQD), nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Bên cạnh đó đầu tư XDCB luôn là một “lỗ hổng” lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB đang là một vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức hạch toán kế toán, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao. Với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở đã buộc các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) tối ưu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp XBCB phải trang trải được các chi phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình XDCB hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác và sát xao. Điều này không cho phép các doanh nghiệp XDCB có thể sử dụng lãng phí vốn đầu tư. Đáp ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hạch toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm – biện pháp tốt nhất để tăng lợi nhuận. Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu (NVL) chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 1 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán vấn đề trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thì tổ chức tốt công tác kế toán NVL cũng là một vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay. Ở công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex với đặc điểm lượng NVL sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty. Vì vậy điều tất yếu là công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí NVL. Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo công ty, đặc biệt là các đồng chí trong phòng kế toán công ty, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu trong công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm.Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần thực hành kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex”. Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cũng như các đồng chí trong ban lãnh đạo và phòng kế toán công ty, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế. Em rất mong được tiếp thu và xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp cho đề tài này hoàn thiện hơn. Kết cấu đề tài gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex. Chương 3: Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 2 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.1. Khái niệm. Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động,thể hiện dưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mới làm ra. Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động chưa đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào tài sản cố định (giá trị nhỏ hơn 10.000.000đ, thời gian sử dụng dưới 1 năm). 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất. Trong các Doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây dựng cơ bản) vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc TSCĐ của doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là những yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất và điều kiện để hình thành nên sản phẩm. Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do đó vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. NVL có đảm bảo đúng quy cách, chủng loại, sự đa dạng thì sản phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Như ta đã biết, trong quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó chuyển một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Do đó, tăng cường quản lý công tác kế toán NVL đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 3 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Việc quản lý vật liệu phải bao gồm các mặt như: số lượng cung cấp, chất lượng chủng loại và giá trị. Bởi vậy, công tác kế toán NVL là điều kiện không thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ và đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa và hạn chế mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Đặc biệt là cung cấp thông tin cho các bộ phận kế toán nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán quản trị. 1.2. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.2.1. Phân loại vật liệu. Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gồm rất nhiều loại với các nội dung kinh tế, công dụng và tính năng lý – hoá học khác nhau và thường xuyên có sự biến động tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho quá trình quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tới chi tiết từng loại vật liệu đảm bảo hiệu quả sử dụnh trong sản xuất thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định nhưng tuỳ thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp theo từng loại hình sản xuất, theo nội dung kinh tế và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia vật liệu thành các loại sau: * Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như: xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may mặc NVL chính dùng vào sản xuất sản phẩm hình thành nên chi phí NVL trực tiếp. * Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hình dáng màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất. Vật liệu phụ bao gồm: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn các loại, các loại phụ gia bêtông, dầu mỡ bôi trơn, xăng chạy máy * Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 4 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán động trong quá trình sản xuất. Nhiên liệu bao gồm các loại như: xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga * Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. * Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp xây lắp. * Vật liệu khác: là các loại vật liệu còn được xét vào các loại kể trên như phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh như bao bì, vật đóng gói… * Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài.( phôi bào, vải vụn…) Vì vậy căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng NVL thì toàn bộ NVL của Doanh nghiệp được chia thành NVL dùng trực tiếp vào sản xuất kinh doanh và NVL dùng vào các nhu cầu khác. 1.2.2. Phân loại công cụ, dụng cụ. 1.2.2.1. Phân loại theo nguồn hình thành. - Công cụ, dụng cụ mua ngoài. - Công cụ, dụng cụ tự chế. - Công cụ, dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến. - Công cụ, dụng cụ góp vốn liên doanh. - Công cụ, dụng cụ được cấp. - Công cụ, dụng cụ được biếu tặng… 1.2.2.2. Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng công cụ dụng cụ. - Dụng cụ dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh: Dụng cụ đo lường, dụng cụ cắt gọt… - Dụng cụ chuyên dùng để chế tạo các đơn đặt hàng: Mô hình, khuôn đúc… - Dụng cụ thay thế: Dùng để thay thế những dụng cụ dễ bị hao mòn( Săm, lốp ôtô…) - Dụng cụ quản lý: Bàn, ghế, tủ, máy tính, dụng cụ thí nghiệm… - Dụng cụ bảo hộ: Quần áo, giầy, mũ, kính, găng tay… - Dụng cụ khác: Bóng điện, chổi quét nhà… - Dụng cụ dùng cho tiêu thụ hàng hoá, vật liệu: Bao bì, cân… Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 5 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán Ngoài ra những tư liệu lao động sau( Không phân biệt giá trị lớn hay nhỏ, thời gian dài hay ngắn) đều coi là công cụ, dụng cụ: + Những nán, trại tạm thời, đà giáo, công cụ trong xây dung cơ bản, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất. + Bao bì dùng trong thu mua, bảo quản, tiêu thụ hàng hoá. + Bao bì có tính giá riêng nhưng trong quá trình bảo quản, vận chuyển có tính hao mòn để trừ dần vào giá trị: Téc bia, thùng đựng mắm… + Dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ, quần áo, giầy, dép, chuyên dùng để làm việc: áo lặn, áo chống nóng, chống phóng xạ… 1.2.2.3. Phân loại theo hình thức quản lý. - Công cụ dụng cụ ở trong kho( bao gồm: Công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng để làm việc: áo lặn, áo chống nóng, chống phóng xạ… - Công cụ dụng cụ đang dùng( Trọng điểm của kế toán là loại này) 1.2.2. 4. Phân loại theo các phương pháp phân bổ( theo giá trị và thời gian sử dụng): - Loại phân bổ 1 lần. - Loại phân bổ 2 lần. - Loại phân bổ nhiều lần. 1.3. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.3.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Nguyên tắc giá gốc (Theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho): Vật liệu, công cụ dụng cụ phải đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay còn gọi là trị giá gốc của vật liệu, công cụ dụng cụ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những vật liệu, công cụ dụng cụ ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu, công cụ dụng cụ phải được tính theo giá gốc, nhưng trường hợp giá tri thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải đảm bảo tính nhất quán.Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó thống nhất trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 6 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó. 1.3.2. Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho. Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập: - Vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài: Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ mua ngoài = Giá mua ghi trên hoá đơn + Thuế nhập khẩu phải nộp ( nếu có) + Chi phí thu mua - Giảm giá hàng mua ( nếu có) - Vật liệu,công cụ dụng cụ gia công chế biến: Bao gồm giá trị vật liệu, dụng cụ xuất chế biến và chi phí chế biến. Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ tự chế biến = Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ xuất chế biến + Chi phí chế biến - Vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công: Bao gồm giá trị vật liệu, dụng cụ xuất gia công chế biến + chi phí vận chuyển đi, về và tiền thuê ngoài gia công chế biến. Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ thuê gia công = Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ xuất gia công + Chi phí thuê gia công - Vật liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh: Là giá do hội đồng liên doanh đánh giá và các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận vật liệu, công cụ dụng cụ. - Vật liệu, công cụ dụng cụ được cấp: Là giá trị ghi trên biên bản giao nhận và các chi phí phát sinh khi tiếp nhận vật liệu, công cụ dụng cụ. - Vật liệu, công cụ dụng cụ nhận viện trợ, biếu tặng: Là giá trị hợp lý và các chi phí khác phát sinh. 1.3.3. Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo một trong các phương pháp sau: 1.3.3.1. Giá thực tế đích danh. Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 7 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán Giá thực tế đích danh được dùng trong doanh nghiệp sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị lớn, ít chủng loại và bảo quản riêng theo từng lô trong kho. Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế của vật liệu nhập kho. - Ưu điểm: Xác định được ngay giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ khi xuất kho, nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và theo dõi chặt chẽ từng lô vật liệu, công cụ dụng cụ xuất, nhập kho. - Nhược điểm: Phương pháp này không thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất. 1.3.3.2. Giá đơn vị bình quân. * Giá đơn vị bình quân gia quyền( Bình quân cả kỳ dự trữ). Giá thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho = Số lượng vật liệu, dụng cụ xuất kho x Đơn giá xuất kho bình quân Trong đó: Đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá thực tế vật liệu, dụng cụ tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng vật liệu, dụng cụ tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ - Ưu điểm: Tính toán đơn giản. - Nhựơc điểm: Tính chính xác không cao, do việc tính giá chỉ thực hiện vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến độ chính xác và tính kịp thời của thông tin kế toán. * Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập( Bình quân liên hoàn). - Theo phương pháp này, đơn giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng được tính lại sau mỗi lần nhập kho. - Ưu điểm: Đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán. - Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức tính toán. Công thức được tính như sau: Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 8 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán Đơn giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập = Trị giá thực tế vật liệu, dụng cụ tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng vật liệu, dụng cụ tồn kho sau mỗi lần nhập • Phương pháp bình quân cuối kỳ trước ( hoặc đầu kỳ này): Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ trước đầu kỳ này) = Trị giá thực tế vật liệu, dụng cụ tồn kho cuối kỳ trước( đầu kỳ) Số lượng vật liệu, dụng cụ tồn kho cuối kỳ trước ( đầu kỳ) - Ưu điểm: Đơn giản, đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán. - Nhược điểm: Kết quả tính toán không chính xác, vì không tính đến sự biến động của giá cả của vật liệu, dụng cụ trong kỳ trước. 1.3.3.3. Phương pháp nhập trước, xuất trước(FIFO). - Theo phương pháp này thì số hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước, xuất hết số hàng nhập trước mới xuất đến số hàng nhập sau theo giá thực tế giá trị thực tế của số hàng mua vào sau cùng sẽ là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. 1.3.3.4. Phương pháp nhập sau, xuất trước(LIFO). - Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước, tức là theo phương pháp này thì đơn giá hàng nào nhập vào sau sẽ được xuất trước. Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng sẽ tính theo giá của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho sau cùng. 1.3.3.5. Phương pháp giá hạch toán. - Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp tự quy định( có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thời điểm nào đó) và được sử dụng thống nhất trong thời gian dài tại doanh nghiệp. - Giá hạch toán không có ý nghĩa trong thanh toán và trong hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ. Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 9 Trường CĐ Công Nghiệp- Thực phẩm Khoa Kế toán - Hàng ngày kế toán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất kho. Cuối kỳ kế toán tính ra giá trị thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho thông qua hệ số chênh lệch( hệ số giá) theo công thức sau: Hệ số giá = Trị giá vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ theo thực tế Trị giá vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ theo giá hạch toán Và giá trị thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo công thức sau: Trị giá thực tế của vật liệu, dụng cụ xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán của vật liệu, dụng cụ xuất kho x Hệ số giá - Hệ số giá có thể tính cho từng loại hàng, từng nhóm hàng hoặc từng thứ hàng chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của từng đơn vị hạch toán. 1.4. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng. - Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03- VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (Mẫu 08- VT) - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Hoá đơn giá trị gia tăng (Mẫu 01.GT kế toán- 2LN) - Hoá đơn bán hàng (Mẫu 02.GT kế toán- 2LN) - Hoá đơn cước vận chuyển (Mẫu 03 BH) Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định cuả Nhà nước (các chứng từ trên), các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn: Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 10 [...]... cỏn b nghip v k toỏn cú trỡnh chuyờn mụn tng i vng vng v ng u S 07: S trỡnh t ghi s theo hỡnh thc k toỏn Nht ký chng t Chứng từ và các bảng phân bổ H v tờn: Phm Anh Tỳ Lp : K3- KT14 Trng C Cụng Nghip- Thc phm 35 Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Khoa K toỏn Thẻ, sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chỳ: : Ghi hng ngy : Ghi cui thỏng : i chiu, kim tra 1.7.2 Hỡnh thc k toỏn... la chn hỡnh thc k toỏn thớch hp v phi tuõn th nhng nguyờn tc c bn ca hỡnh thc k toỏn ó la chn v loi s, kt cu cỏc loi s, mi quan h v s kt hp gia cỏc loi s cng nh trỡnh t v phng phỏp ghi s Hin nay cụng ty c ỏp dng mt trong nm hỡnh thc k toỏn sau: + Hỡnh thc k toỏn Nht ký chng t + Hỡnh thc k toỏn Nht ký s cỏi + Hỡnh thc k toỏn Nht ký chung + Hỡnh thc k toỏn Chng t ghi s + Hỡnh thc k toỏn mỏy 1.7.1 Hỡnh... kim soỏt ó bỏn thnh phm sn xut bng nguyờn vt liu nhn gúp vn hoc bỏn s nguyờn vt liu ú cho bờn th 3 c lp: N TK 3387: Doanh thu cha thc hin Cú TK 711: Thu nhp khỏc - Khi xut vt liu em i gúp vn u t vo cụng ty liờn kt, u t ngn hn, di hn khỏc: N TK 223, 128, 228: Giỏ tr vn gúp (giỏ tho thun) N TK 811: Giỏ ỏnh giỏ li nh hn giỏ tr ghi s Cú TK 711: Giỏ ỏnh giỏ li ln hn giỏ tr ghi s Cú TK 152 (CT vt liu): Giỏ . hiểu về phần thực hành kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex . Mặc. về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex. Chương 3: Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu. vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Incomex và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Họ và tên: Phạm Anh Tú Lớp : K3- KT14 2 Trường CĐ Công Nghiệp-

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w