CHƯƠNG 3 MỘTSỐÝKIẾNNHẰMHOÀNTHIỆN KẾ TOÁNNGUYÊNVẬTLIỆUTẠICÔNGTY CỔ PHẦNĐẦUTƯVÀBÊTÔNGTHỊNHLIỆT 3.1. Nhận xét về công tác kếtoán NVL tạicôngty 3.1.1. Ưu điểm: CôngtyThịnhLiệt là một doanh nghiệp sản xuất nên NVL là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều biến động, sức ép cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp phải thực sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, phải không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mới có thể tồn tạivà phát triển được Đối với công ty, để quá trình sản xuất diễn ra liên tục vàcó hiệu quả, đòi hỏi trước hết phải kiểm soát và quản lý tốt yếu tố đầu vào quan trọng là NVL. Để NVL có thể đáp ứng quá trình sản xuất đòi hỏi côngty phải có chính sách sử dụng NVL thích hợp, phải quản lý, theo dõi, bảo quản tốt, giảm đến mức tối đa các hao hụt trong sử dụng và dự trữ, đảm bảo chất lượng của NVL. Thực tế ở côngty đã chứng tỏ công tác kếtoán NVL đã cómột vai trò tích cực trong việc thực hiện những nhiệm vụ nêu trên. Tổ chức bộ máy kếtoán ở côngty được tổ chức theo hình thức tập trung, phù hợp với quy mô sản xuất vừa phải của công ty. Bộ máy kếtoán hoạt động cónguyên tắc, cán bộ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc vàcó cách làm việc khoa học, tiếp cận kịp thời và vận dụng linh hoạt các văn bản chế độ kếtoánvà các chuẩn mực kếtoán mới ban hành của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán ở côngty được thực hiện khá tốt, tuân thủ theo đúng chế độ quy định. Côngty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, kếtoántổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên, kếtoán chi tiết theo phương pháp thẻ song song, phương pháp kếtoán được áp dụng nhất quán trong niên độ kế toán, đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động của NVL. Các sổ sách và chứng từkếtoán được lập tương đối đầy đủ và theo đúng quy định. TạicôngtyThịnhLiệtvậtliệu trong kho được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho quá trình bảo quản, dự trữ và sử dụng. Vậtliệu mua về được nhập kho đầy đủ và được phản ánh trên các sổkế toán. Trình tự nhập, xuất vậtliệu được tiến hành hợp lý, rõ ràng.Việc vào sổ sách theo dõi tình hình nhập, xuất được tiến hành thường xuyên, đầy đủ. Sốliệu giữa thủ kho vàkếtoán luôn luôn được đối chiếu, so sánh nên những sai sót được phát hiện kịp thời. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các sổ sách kế toán. Côngtycókế hoạch thu mua NVL rất khoa học, do đó việc dự trữ vậtliệu cũng rất phù hợp với tình hình sử dụng vậtliệu ở các xưởng sản xuất, tránh lãng phí, ứ đọng vốn, giải phóng được mộtsố vốn lưu động đáng kể do giảm thiểu được số NVL dự trữ tồn kho không cần thiết. Ngoài ra, côngty còn có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với công nhân trực tiếp sản xuất. 3.1.2. Nhược điểm Tạicôngty không lập bảng phân bổ NVL chính vì vậy sẽ không biết được chi phí NVL cho từng sản phẩm. Việc không lập bảng phân bổ NVL cho từng sản phẩm sẽ gây rất nhiều khó khăn trong vấn đề phân tíchđề ra kế hoạch sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Côngty sử dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ để tính giá trị NVL nên đến cuối tháng mới tính đươc giá xuất NVL. Mặc dù vậy, trong quá trình xuất kho NVL trên các chứng từ, sổ sách thì cột đơn giá và thành tiền đều bị bỏ trống do đó mà không cung cấp thông tin kếtoánmột cách kịp thời và chính xác, đồng thời chỉ đến cuối tháng mới định khoản được nghiệp vụ xuất NVL. Hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng là những tài sản lưu động có giá trị biến đổi theo thời gian nhưng côngtyThịnhLiệt lại không lập dự phòng cho sự thay đổi này chính vì thế mà côngty không thể phòng tránh những rủi ro mang lại từ sự sụt giá hàng tồn kho cũng như phản ánh đúng giá trị thực tại của tài sản trên bảng cân đối kế toán. Tạicôngty khi mua NVL chỉ khi nhận được cả hàng hóa cùng vói các hóa đơn, chứng từ liên quan, thủ kho mới cho nhập kho vàkếtoán mới phản ánh vào sổ sách. Trong hệ thống tài khoản của côngtycó TK 151- Hàng mua đi đường nhưng thực tế côngty không sử dụng tài khoản này mà chỉ theo dõi NVL thực tế đã nhập kho. Tuy nhiên trong trường hợp côngty tiến hành thu mua NVL trong tháng và nhận được hóa đơn, chứng từ thanh toán của bên bán, côngty đã thanh toán hay đã chấp nhận thanh toán cho bên cung cấp, lúc này số NVL mua trên đã thuộc quyền sở hữu của công ty. Nhưng đến cuối tháng vì một lý do nào đó hàng chưa về kho, vì thế số NVL này không được phản ánh, theo dõi trên bất cứ mộttài khoản nào. Điều này cho thấy công tác kếtoán NVL còn chưa đầy đủ và chính xác. 3.2. Biện pháp khắc phục 3.2.1.Công ty cần lập bảng phân bổ NVL: Để có thể theo dõi tình hình NVL trong kì để phân tích đưa ra kế hoạch sản xuất cho kì sau được tốt hơn. Mẫu bảng phân bổ NVL có thể được lập như sau: Biểu số 16:Mẫu bảng phân bổ vậtliệu mà Côngty nên áp dụng Đơn vị: CôngtycổphầnđầutưvàbêtôngThịnhLiệt Mẫu số: 07-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬTLIỆU Tháng….năm …. STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152 TK 1521 TK 1522 1 TK 154 – chi phí SXKDD 2 TK 621 – chi phí NVL trực tiếp - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP khác - TK 6211 – chi phí NVL trực tiếp – SP công tơ - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP aptomat - TK 6212- chi phí NVL trực tiếp – SP cầu đấuCộng bảng 3.2.2.Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Côngty nên sử dụng phương pháp này vì phương này có nhiều ưu điểm như có thể xác định giá thực tế của NVL hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời. Đặc biệt, phương pháp này rất phù hợp với những côngty áp dụng phần mềm kếtoán vào công tác quản lý NVL. Kếtoán chỉ cần nhập dữ liệu cho các chứng từ nhập, theo sốliệuvà đơn giá thực tế hoặc giá trị thực tế của NVL nhập kho, phần mềm sẽ tự tính ra giá thực tế của NVL xuất kho. Còn đối với các chứng từ xuất, kếtoán chỉ cần nhập số lượng của NVL xuất kho, phần mềm sẽ tự động tính ra giá thực tế của NVL xuất kho theo giá tự động mà máy đã tính ra. Khi áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, kếtoáncó thể tính giá thực tế của NVL hàng ngày. Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ thì đến cuối kì mới xác định được giá trị của lượng NVL xuất kho. 3.2.3.Công ty cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá NVL Côngty cần thiết phải lập dự phòng giảm giá NVL vì giá cả NVL trên thị trường luôn biến động, đặc biệt với mộtcôngty thường xuyên phải mua NVL bên ngoài như côngtyThịnhliệt thì giá mua không được ổn định. Lập dự phòng giảm giá NVL được thực hiện vào cuối năm (cùng với kì báo cáo kế toán). Côngty chỉ tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho những loại hàng tồn kho thuộc sở hữu của công ty, có chứng từkếtoán hợp lý, hợp pháp chứng minh giá vốn của hàng tồn kho. Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, côngty xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: = x - Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kếtoán ghi: Nợ TK 632: giá vốn bán hàng Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Cuối niên độ sau (N + 1), tính mức dự phòng cần lập, nếu: + Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau lớn hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, được hạch toán: Nợ TK 632: số chênh lệch tăng Có TK 159: số chênh lệch tăng + Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau nhỏ hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng và được hạch toán: Nợ TK 159: số chênh lệch giảm Có TK 632: số chênh lệch giảm Việc lập dự phòng như trên vừa tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng vừa góp phần ổn định hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.4.Công ty cần phải hạch toán hàng mua đi đường, cụ thể: Trong tháng, nến đã nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về thì kếtoán lưu hóa đơn vào cặp hồ sơ “hàng mua đang đi đường”, trong tháng mà hàng về thì ghi sổ bình thường, nhưng đến cuối tháng mà hàng chưa về thì căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên quan, kếtoán hạch toán như sau: Nơ TK 151-phần được tính vào giá NVL Nơ TK 133(1331)-thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331- hóa đơn chưa thanh toán cho nhà cung cấp Sang tháng sau, khi hàng về căn cứ vào phiếu nhập kho, kếtoán ghi: Nợ TK 152: Giá trị hàng mua đang đi đường Có TK 151: Giá trị hàng mua đang đi đường KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tế ở Công tycổphầnđầutưvà bê tôngThịnh Liệt, em đã nhận thức rõ vai trò ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi Côngty sản xuất kinh doanh thì việc tổ chức kế toánnguyênvậtliệu đòi hỏi cần phải nhanh chóng kiệntoàn để cung cấp kịp thời những nguyênvậtliệu cần cho sản xuất, kiểm tra, giám sát, việc chấp hành các định mức dự trữ, ngăn ngừa hiện tượng hư hỏng, mất mát,lãng phí nguyênvật liệu. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế tạiCôngtycổphầnđầutưvàbêtôngThịnh Liệt, em đã thấy rõ tầm quan trọng của công tác kếtoánnguyênvậtliệu đối với công tác quản lý lãnh đạo của công ty. Hạch toán chi phí nguyênvậtliệu là mộtcông cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo côngty nắm vững tình hình và chỉ đạo sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế không dài, trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em mong sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy cô giáo. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Thuỷ, cùng các thầy cô trong khoa kếtoánvà các cán bộ kếtoán của Công tycổphầnđầutưvà bê tôngThịnhLiệt đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! . MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ BÊ TÔNG THỊNH LIỆT 3.1. Nhận xét về công tác kế toán NVL tại công ty. hiện tư ng hư hỏng, mất mát,lãng phí nguyên vật liệu. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt,