1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

150 637 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp Sau khi tách tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông với tỷ trọng ngànhnông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 44,35% trong cơ cấu

Trang 1

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ “Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giảipháp”, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp là công trình của riêng tôi Luậnvăn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có

sẵn đã được trích rõ nguồn gốc

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã được trong luậnvăn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn :’’ Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh

Phúc: Hiện trạng và giải pháp ” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, độngviên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhấttới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và

nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc,

Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành bản luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫnkhoa học: Tiến sĩ Bùi Đình Hoà - Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báucủa các nhà khoa học, của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáotrong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên cùngcác đơn vị khác

Để hoàn thành được luận văn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vàcộng tác của các hộ nông dân và UBND các xã: Đồng Thịnh (huyện LậpThạch), xã Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) và xã Đồng Tĩnh (huyệnTam Dương) tỉnh Vĩnh phúc

Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp

đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Trang 3

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008

MỤC LỤC Trang

1 – Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

4 – Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 3

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 21

Trang 4

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25

Chương 2 : HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP

THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC

27

2.4 Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Vĩnh phúc giai 47

đoạn 2003-2007

2.4.6 - Tình hình phát triển kinh tế hộ và hiệu quả sản xuất nông lâm

Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN

XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC

Trang 5

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2003-2007

37 Bảng 2.3 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm 39 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2003-2007

41

Bảng 2.5 Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ngành nông lâm nghiệp

thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20032007(giá sosánh 94)

Trang 6

Bảng 2.10 Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp hàng năm

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2015

99

Bảng 3.2 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng

chủ yếu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2015

103

Bảng 3.3 Dự kiến kết quả ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2008-2015

106

Trang 7

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Bảng 3.4 Dự kiến kết quả sản xuất ngành thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Trang 9

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Sau khi tách tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông với tỷ trọng ngànhnông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 44,35% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, vớidân số nông nghiệp chiếm tới trên 80% dân số toàn tỉnh Từ năm 1997 đếnnăm 2007, ngành công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chỉ cònchiếm 14,25% trong cơ cấu kinh tế, nhưng dân số nông nghiệp vẫn còn rấtlớn(chiếm 57%) Với một lượng khá lớn dân số sống phụ thuộc vào nôngnghiệp thì việc phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản là một yêu cầu bức thiếtnhằm xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội [2]

Cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp, thì tốc độ đô thị hoá củaVĩnh Phúc cũng tăng nhanh trong những năm gần đây, nhu cầu về tiêu dùng

và chế biến các sản phẩm nông nghiệp ngày càng lớn, đòi hỏi ngành nông lâmnghiệp thuỷ sản của tỉnh phải phát triển nhanh hơn nữa nhằm đáp ứng kịp thờinhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh

Những năm qua, phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản ở Vĩnh Phúc đã cóđược những thành tựu đáng kể so với trước kia, nhưng sản xuất vẫn còn ở tìnhtrạng quy mô nhỏ, sản lượng hàng hoá ít, chất lượng chưa đáp ứng được nhucầu thị trường, giá thành sản xuất còn cao, Một số địa phương trong tỉnhphát triển cây, con còn theo “phong trào”, chưa tính đến lợi thế của từngvùng và nhu cầu thị trường Do vậy không ít tình trạng”trồng -chặt”, sản xuấtthua lỗ diễn ra đã gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân, như cây dâunăm 2004 và cây thanh hao hoa vàng năm 2006

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổchức Thương mại thế giới (WTO), đây là một cơ hội lớn đối với nền kinh tếViệt Nam nói chung, tuy nhiên với riêng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản thìđây lại là thách thức không nhỏ do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu Do vậy,cần thiết phải có những giải pháp để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ

Trang 10

sản theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, chất lượng cao có khảnăng cạnh tranh trên trường quốc tế Để đề xuất được những giải pháp có tínhkhoa học và thực tiễn về phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc

trong những năm tới, tôi đã chọn đề tài” Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh

Phúc: Hiện trạng và giải pháp” để nghiên cứu

2 – Mục tiêu nghiên cứu

a – Mục tiêu chung:

Nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi, khó khăn của sản xuất nông nghiệptỉnh Vĩnh phúc để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ngành nông lâmnghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong vàngoài tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh;

3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng: Là các chỉ tiêu, số liệu, các vấn đề về sản xuất nông lâm

nghiệp - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và kết quả, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của các hộ nông dân

+ Phạm vi khách thể: Luận văn nghiên cứu về kết quả sản xuất nông lâmnghiệp thuỷ sản chung trên địa bàn toàn tỉnh; Đồng thời sẽ đi sâu đánh giá

Trang 11

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của các hộ nông dân để từ đórút ra những thuận lợi, khó khăn của sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản trênđịa bàn toàn tỉnh

+ Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất của ngànhnông lâm nghiệp thuỷ sản trên toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tiến hành điều tratại 3 xã đại diện cho 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi của tỉnh + Vềthời gian: Phần đánh giá về kết quả phát triển của ngành nông lâm nghiệp-thuỷ sản toàn tỉnh được nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007; Phần địnhhướng phát triển và các giải pháp được đề ra đến năm 2015

4 –Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

Luận văn là công trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực; là tài liệutham khảo giúp tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triểnngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2015 mộtcách có cơ sở khoa học

5 – Bố cục của Luận văn

Mở đầu

Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương II: Hiện trạng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc

Chương III: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nônglâm nghiệp thuỷ sản

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Chương 1

Trang 12

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 1.1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế

quốc dân Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thốngsinh học-kỹ thuật Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồngtrọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa

rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội:

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong pháttriển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là nhữngnước còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông Tuy nhiên ngay cảnhững nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông nghiệpkhông lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và khôngngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đời sống củanhân dân nước đó Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chấtquyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội củađất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học – công nghệ ngày càng phát

triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được

Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của conngười về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lượng, chấtlượng và chủng loại Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều kiện

Trang 13

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dânbằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực Có thể chọn con đường nhập khẩulương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhưng điều đó chỉphù hợp với các nước như Singapore, Ả rập Saudi hay Brunei mà không dễ gìđối với các nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam là nhữngnước đông dân Các nước đông dân muốn nền kinh tế phát triển, đời sống củanhân dân ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải sản xuất trong nước.Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể pháttriển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninhlương thực Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn địnhchính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển thì sẽkhó thu hút được đầu tư để phát triển bền vững, lâu dài

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào

cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là ở các nước đang

phát triển Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sốngbằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn Vì thế khu vực nôngnghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triểncông nghiệp và đô thị Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo

ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nôngnghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giảiphóng ngày càng nhiều Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triểncông nghiệp và đô thị Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc giatrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khu vực nông nghiệpcòn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt làcông nghiệp chế biến Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩmnông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sảnhàng hoá, mở rộng thị trường Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp

Trang 14

vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giaiđoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả

về lao động và sản phẩm quốc dân Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể đượctạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt độngphi nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản, … Những điểnhình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nôngnghiệp để đầu tư cho công nghiệp Ngoài ra cần phải khai thác các nguồnkhác một cách hợp lý, không nên cường điệu quá vai trò của vốn tích luỹtrong nông nghiệp

Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và

dịch vụ Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm

tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trườngtrong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn Sự thay đổi vềcầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sảnlượng ở khu vực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng caothu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽlàm cho cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc đẩy công nghiệp

và dịch vụ phát triển

Nông nghiệp còn là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các loại

nông lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các sảnphẩm công nghiệp Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để cóngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thuỷ sản Xu hướng chung ở cácnước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nônglâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng

đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế

Trang 15

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là sơ sở trong sự phát triển bềnvững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môttrường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn Nông nghiệp sử dụngnhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, làm ô nhiễm đất vànguồn nước Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sức khoẻcon người Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thuỷvăn thay đổi xấu sẽ đe doạ đời sống của con người Vì thế trong quá trình pháttriển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và tạo

ra sự phát triển bền vững của môi trường[8]

1.1.1.2– Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lên về số lượng và sự cải thiện về chấtlượng của sản phẩm xã hội và các yếu tố sản xuất ra sản phẩm xã hội Tăngtrưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân, hoặc thu nhậpquốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người Nếu như sản phẩm hànghoá trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế Tăngtrưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất,từng vùng sản xuất của một quốc gia Do vậy, để biểu thị tăng trưởng kinh tế,người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ haytính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đó là mức tăng

% hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình quân trong một giai đoạn

Tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạnnhất định sẽ cho khái niệm tốc độ tăng trưởng, đó là sự tăng thêm sản lượngnhanh hay chậm so với thời điểm gốc

Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bao gồm tăng trưởng cộngthêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, phát triển là việc nâng caophúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức

Trang 16

khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân Phát triển kinh tế cóthể hiểu là quá trình chuyển biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh

tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm tăng trưởng về của cải vậtchất và sự tiến bộ xã hội

Tóm lại: phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một chuyển biếncủa nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn Để phản ánh mức độphát triển kinh tế của một ngành trong từng thời kỳ cụ thể, chúng ta phải sửdụng các nhóm chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, cơ cấu cácngành và cơ cấu nội bộ ngành,

* Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc:

Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới, đồngthời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới Do đó, nềnnông nghiệp Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyềnvới một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụngnguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự

Trang 17

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

cấp có hiệu quả cao Kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa đến nay,nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiệnđại hóa và bền vững Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch

cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như hiệu quảlao động cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa Nông nghiệp, nông thônTrung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đạt được những thành tựuđáng kể, đời sống nông dân được cải thiện từng bước, một bộ phận dân cư đã

có đời sống khá giả

Là nước có diện tích đất canh tác khan hiếm và eo hẹp, tỷ lệ lao động trongnông nghiệp cao, Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất vàcải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động Vì vậy, quốc gia này đãthực hiện thu hẹp kiểu kinh doanh cần nhiều lao động, mở rộng việc kinhdoanh tập trung vốn và kỹ thuật Đó là điều có lợi cho nông dân, cho côngcuộc cải cách nông thôn và việc phân bổ tối ưu các nguồn lực trong sản xuấtnông nghiệp Thực tế cho thấy, phương thức kinh doanh trên những mảnhruộng manh mún cổ truyền trước đây không còn phù hợp với việc thâm canhbằng tập trung vốn và kỹ thuật Chỉ có phương thức kinh doanh với quy môlớn mới tạo tiền đề cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới mộtnền sản xuất hiện đại và bền vững

Hiện nay, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góplớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc Tổng kết kinh nghiệm

20 năm cải cách và phát triển kinh tế nông thôn, Đảng Cộng sản Trung Quốcchỉ rõ: "Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cảnước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhândân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa củatoàn bộ nền kinh tế quốc dân" Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng,

Trang 18

hiện nay và trong một thời gian dài nữa, nông nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vịtrí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế; hiện đại hóa nông nghiệp làmột bộ phận trọng yếu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Quan điểm trên xuất phát từ thực tế là ở Trung Quốc, nông nghiệp cóvai trò mà không một ngành kinh tế nào có thể thay thế được Tuy nhiên, trênthực tế, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưa đạt tới trình độ hiện đại hóa và bảođảm sự phát triển bền vững Vì vậy, hiện đại hóa nông nghiệp nhằm thúc đẩynông nghiệp phát triển trở thành đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết Trongnhững năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách có lợi choviệc giải quyết vấn đề "tam nông" như: thực hiện xóa bỏ thuế nông nghiệp vàphụ thu thuế nông nghiệp; trợ cấp cho nông dân sản xuất lương thực; thựchiện chế độ khám chữa bệnh loại hình mới trong cả nước, trong đó có việcgiải quyết khám chữa bệnh cho nông dân

Qua hơn 20 năm cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theohướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được nhữngbài học kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn Đó là: Bảo đảm đầy đủ quyền

tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại hình sở hữukinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộngđất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cáchtheo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựngđịa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyếnkhích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọngtinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độtrách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trìđường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độnông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị

Trang 19

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

* Thái Lan với chiến lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao,sức cạnh tranh mạnh:

Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nôngthôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Nông nghiệp Thái Lan trong hàngthập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảođảm chất lượng cuộc sống cho người dân Chính phủ Thái Lan xác địnhhướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sứccạnh tranh mạnh Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập trung mũi nhọnphát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp.Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựngngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh và ổn định về kinh tếcũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân Bên cạnh đó,Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệthống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiênnhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã ápdụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chứchoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng caotrình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạtđộng chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường côngtác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân Đốivới các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hànghóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường Phân bổkhai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tìnhtrạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài

Trang 20

nguyên đã bị suy thoái Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trongnông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai,

đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhànước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủylợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầuhết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loạicây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nôngthôn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước

Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuậtsản xuất tiên tiến Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nôngnghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn Phát triển mạng lưới

xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nôngthôn Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trongnước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3năm Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học

để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệnuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch

Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông,hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sảncho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nướccông nghiệp phát triển Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống nhưgạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuấtkhẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh vàsắn củ Nhờ có chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái

Trang 21

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nướcxuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á

Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với cácchương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đấtđai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe Ngoài ra, còn

có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnhvực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đôngđảo là thanh niên Thái Lan thực hiện chính sách "ưu đãi nông nghiệp - nôngthôn - nông dân" nhằm ổn định chính trị - xã hội

* Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản:

Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng ngườiđông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đìnhnhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước Với đặc điểm tự nhiên và

xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khônkhéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng cáchthâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động đểnông nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầucủa nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâmcanh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan trọng)

để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóacông nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với côngnghiệp, gắn nông thôn với thành thị Những bước đi thích hợp này là nhữngđiều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theohướng hiện đại hóa

Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụngmáy móc, thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông

Trang 22

nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp, Nhật Bản đã chútrọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng

và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biếndùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may ), các ngành cơ khí, hóachất trên địa bàn nông thôn toàn quốc Tạo việc làm cho lao động nông thôn,ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị Chính phủ NhậtBản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệpmũi nhọn

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóahiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước TrungQuốc, Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nềntảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triểncông nghiệp hướng vào xuất khẩu làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước.Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và pháttriển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta thamkhảo và học tập[6]

1.1.2.2 – Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Trước năm 1980, sản xuất nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng đình đốn

do mô hình hợp tác kiểu cũ và cơ chế kế hoạch hoá tập trung không phù hợp.Vào những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX, mức sản xuất lươngthực bình quân đầu người liên tục giảm, lượng gạo hàng năm nhập khẩu tănglên gần 1 triệu tấn, tình trạng khoán chui diễn ra phổ biến Chỉ thị 100/CT-TWngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bước đầu giảiphóng lao động nông dân, gắn trách nhiệm và lợi ích của họ với sản phẩmcuối cùng trên ruộng khoán, khuyến khích đầu tư thêm lao động, phân bón,

Trang 23

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

vật tư để thu thêm nhiều sản phẩm vượt khoán Kết quả đã đem lại 6-7 vụđược mùa liên tiếp, sản lượng lương thực tăng gần 1 triệu tấn/năm

Bắt đầu từ cuối năm 1983 đến 1984, động lực khoán sản phẩm đến nhóm vàngười lao động có dấu hiệu suy giảm, bởi lẽ khoán sản phẩm mới chỉ điềuchỉnh cơ chế phân phối và cơ chế quản lý giữa người lao động và hợp tác xã,giữa công nhân lao động và nông trường, chưa thiết lập đầy đủ quyền làm chủcho các hộ nông dân Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản

lý kinh tế nông nghiệp đã chính thức thừa nhận vai trò của kinh tế hộ và coikinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp Đồng thời nhiều chínhsách khác được thực hiện như xoá bỏ chế độ độc quyền thu mua nông sản,xoá bỏ chế độ 2 giá, thực hiện chính sách khuyến khích nông dân tăng sảnlượng để bán ra thị trường, cải cách chế độ thuế và hỗ trợ đối với nôngnghiệp, từng bước cải cách pháp lý để hỗ trợ kinh tế thị trường phát triểntrong nông nghiệp, Kết quả là đến năm 1995, lần đầu tiên hầu hết các chỉtiêu kế hoạch 5 năm 1991-1995 trong đó có chỉ tiêu nông nghiệp, đều hoànthành và hoàn thành vượt mức, đưa nước ta thành nước xuất khẩu trên dưới 3triệu tấn gạo/năm

Từ năm 1995 đến nay, đối mới trong nông nghiệp tiếp tục được thực hiện đểtăng trưởng và hội nhập Tháng 11/1998, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 06-NQ/TW về một số vấn đề nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong đó khẳngđịnh vấn đề trọng yếu là kinh tế trang trại Tháng 2/2000, Chính phủ ra nghịquyết 03 về phát triển kinh tế trang trại, Những văn bản chính sách vềkhuyến khích phát triển nông nghiệp tiếp tục được hoàn thiện tạo động lựccho nông nghiệp nước ta phát triển và đã đạt được những thành tựu quantrọng:

Trang 24

+ Sản xuất lương thực tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứngngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường Đến năm 2007, sản lượng lương thực cóhạt cả nước đạt 40 triệu tấn (trong đó lúa là 35,9 triệu tấn) nâng mức lươngthực có hạt bình quân đầu người từ 444 kg năm 2000 lên 469,5 kg năm 2007.Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để một nước đang phát triển có thể thựchiện đẩy mạnh công nghiệp hoá thực sự Trong vòng 10 năm, sản xuất lươngthực tăng hơn 13 triệu tấn, mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn Giai đoạn 2001-

2007, các sản phẩm trồng trọt khác đều tăng với tốc độ khá như chè búp khôtăng 51,5%, cao su mủ khô tăng 61%, hạt tiêu 172,67%, đỗ tương 84%, lạc42%, Một số cây trồng có lợi thế cạnh tranh là gạo, cà phê, cao su, tiêu vàđiều

Sản lượng các loại cây trồng đều tăng nhanh, trong khi đó diện tích gieotrồng các loại cây lương thực giảm từ 8,44 triệu ha năm 2000 xuống còn 8,27triệu ha năm 2007, riêng diện tích trồng lúa giảm mạnh từ 7,66 triệu ha xuốngcòn 7,2 triệu ha Về cơ bản đã khắc phục được tình trạng độc canh cây lúatrên phần lớn diện tích, làm giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng từ 17triệu đồng năm 2000 lên trên 30 triệu đồng năm 2007; Riêng ở đồng bằngsông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đạt xấp xỉ 40 triệu đồng /ha Diệntích đạt trên 50 triệu đồng/ha đã tăng từ 10% lên 20%

Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá Từ năm 2000đến 2007, ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng khá, tăng cao nhất là năm

2005 đạt 11,4%, năm 2007 tăng 4,6% Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồngnăm 2007 đạt 2,55 triệu tấn, tăng 80,4% so năm 2000 Chăn nuôi trâu bòtương đối ổn định qua các năm, tính bình quân giai đoạn 2000-2007, sảnlượng thịt trâu, bò tăng bình quân 9,8%/năm Đàn bò sữa phát triển nhanh,năm 2005 cả nước có 104 ngàn con, sản lượng sữa đạt 198 ngàn tấn, tăng gấp

4 lần so năm 2000 và tăng bình quân trên 30%/năm Chăn nuôi gia cầm tăng

Trang 25

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

trưởng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2000-2003 Đến năm 2007, tổng đàngia cầm cả nước đạt 226 triệu con, đạt 358,8 ngàn tấn thịt hơi Về cơ bản,ngành chăn nuôi nước ta đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước vàmột phần xuất khẩu

Ngành lâm nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu: Tốc độ tăngtrưởng của ngành lâm nghiệp bình quân đạt 1,4%/năm Với thành tựu bảotoàn và phát triển được vốn rừng Độ che phủ của rừng năm 1990 là 27,7%,đến năm 2005 đạt 37,3% Từ năm 2000 đến nay, bình quân hàng năm trồngđược gần 200 ngàn ha rừng Các khâu khoanh nuôi tái sinh, khoán quản lýbảo vệ rừng theo phương thức”giao đất khoán rừng” đều đạt và vượt kếhoạch Thành tựu đáng ghi nhận trong việc khai thác và chế biến lâm sản từrừng là tỷ lệ gỗ khai thác từ trồng đã tăng lên, từ 47,4% năm 1998 lên 62,4%năm 2000 và đạt cao hơn trong những năm gần đây

Ngành thuỷ sản đang vươn lên thành ngành mũi nhọn trong nông lâm thuỷsản Đến năm 2007, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt hơn 4,15 triệu tấn, tănggấp 2,6 lần so với năm 2000 Thành tựu đáng chú ý nhất là diện tích và sảnlượng nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng ở mức cao So với năm 2000, năm

2007 diện tích nuôi tăng gấp 1,57 lần và sản lượng tăng gấp hơn 3,5 lần, đạt2.085,2 ngàn tấn Trong quá trình phát triển, các hoạt động khai thác, nuôitrồng và chế biến thuỷ sản đã gắn kết chặt chẽ Các khâu trọng yếu về hạ tầng

kỹ thuật phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến đã được đầu tư, từng bướchiện đại hoá

Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến Nghịđịnh số 03/NĐ-CP năm 2000 của Chính phủ đã tạo điều kiện pháp lý thuận lợicho kinh tế trang trại phát triển Năm 2006 cả nước có 72,02 ngàn hộ trangtrại, tăng 16 ngàn hộ so với năm 2000, thu hút khoảng 240 ngàn lao động

Trang 26

Kinh tế hợp tác xã ngày càng phát triển, năm 2006 có 6.971 hợp tác xã, trong

đó có 5.847 hợp tác xã cũ chuyển đổi, 1.124 hợp tác xã mới thành lập Cáchình thức liên doanh liên kết đã tạo ra những năng lực phát triển mới mang lạihiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản phát triển sau đổi mới đã làm cho kimngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng nhanh chóng, năm 2007 đạt trên 12 tỷUSD với 1.229,2 ngàn tấn cà phê, 152,5 ngàn tấn hạt điều, 82,9 ngàn tấn hạttiêu, 114,5 ngàn tấn chè, cao su thiên nhiên đạt 714,9 ngàn tấn, thuỷ sản đạt3,8 tỷ USD, tăng gấp 2,53 lần so năm 2000 Thị trường xuất khẩu được đadạng hơn, có nhiều thị trường mới cho hàng nông, lâm, thuỷ sản

Bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp nông thôn nước ta còn gặpmột số khó khăn, thách thức, đó là:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Tốc độ giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sảntrong GDP cả nước đã chậm lại, năm 1990, tỷ trọng này là 38,74%, năm

2000 còn 24,53%, bình quân mỗi năm giảm 1,4%, nhưng giai đoạn 20012007chỉ giảm dưới 0,8%/năm, còn 20,3% năm 2007

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn thể hiện tính độc canh, tự túc, phân tán vàquy mô nhỏ Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 24% và không vững chắc Phươngthức chăn nuôi phân tán dưới hình thức hộ gia đình với kỹ thuật thủ công vàchăn nuôi tận dụng vẫn là phổ biến Số trang trại chăn nuôi tuy có tăng lênnhưng mới chỉ chiếm khoảng 3% số trang trại cả nước và sản phẩm chăn nuôicủa trang trại cũng chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm chăn nuôi Các sảnphẩm trồng trọt xuất khẩu ngoài gạo, cao su, cà phê chỉ đạt mấy chục ngàn

Trang 27

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

tấn/năm Nhiều loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức tiểu ngạchsang Trung Quốc như rau, quả, cao su,

Dân số và lực lượng lao động còn lưu lại trong nông nghiệp nông thôn khácao Năm 2007, trong số trên 30 triệu lao động nông thôn, lao động sản xuấtnông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm tới 23,89 triệu người và chưa có dấu hiệuthuyên giảm do tình trạng thất nghiệp (tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nôngthôn mới đạt trên 80% năm 2007) và tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm Nănglực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn thấp Chất lượng nông sảnthấp, nguyên nhân chính là chúng ta chưa có đủ bộ giống cây trồng và vậtnuôi cho sản phẩm chất lượng cao Công nghệ bảo quản và chế biến nông sảnchậm được đổi mới và chưa đồng bộ là nguyên nhân cố hữu nhất, tồn tại lâunhất làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản Giá thành nông sản còn cao donhiều nguyên nhân như giống kém, trình độ thâm canh còn hạn chế, tỷ lệ haohụt trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến khá cao; Sảnxuất nông nghiệp phân tán với 9,78 triệu hộ nông nghiệp (năm 2006) Cơ sở

hạ tầng dịch vụ thương mại hàng nông sản còn hạn chế, chi phí cao

Nạn chặt phá rừng và tình trạng cháy rừng chưa được ngăn chặn hữu hiệu.Giai đoạn 2001-2007, bình quân mỗi năm bị cháy hơn 5,5 ngàn ha rừng và bịchặt phá 3,32 ngàn ha gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế xã hội, môitrường Mỗi năm vẫn còn tới hàng chục ngàn vụ vi phạm lâm luật về bảo vệ

và phát triển rừng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như hoạtđộng của lực lượng kiểm lâm còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật củangười dân còn kém, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là người dân chưa sốngđược nhờ nghề rừng

Thu nhập từ nông nghiệp giảm, phân hoá giàu nghèo trong nông thôn diễn ravới khoảng cách ngày càng xa hơn Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp,

Trang 28

mặc dù giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 5,5%/năm nhưng chiphí sản xuất cao nên giá trị gia tăng của toàn ngành chỉ tăng 4% Tỷ lệ giá trịgia tăng/giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần Thu nhập bình quân/hộ giảm

do giá cả các loại vật tư nông nghiệp ngày càng cao, gây bất lợi cho sản xuấtnông nghiệp và các hộ nông dân[dt 8], [10]

Trong những năm tới, để phát triển nền nông nghiệp nước ta theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững, cần phải xây dựng được một chiến lượcphát triển nông nghiệp đúng đắn dựa trên các căn cứ khoa học sau:

Thứ nhất, phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triểnnông nghiệp trong giai đoạn trước, chỉ ra những thành tựu đã đạt được cũngnhư các hạn chế tồn tại

Thứ hai, phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm tài nguyên

về đất đai, thời tiết, khí hậu Đất nước ta với nguồn tài nguyên phục vụ chonông nghiệp có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn Cần đánh giáđúng các lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiệnchiến lược phát triển nông nghiệp

Thứ ba, căn cứ vào cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thốngcông cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.Với hệ thống đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấpxây dựng nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp tronggiai đoạn hiện tại và tương lai

Thứ tư, căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động: số lượng

và chất lượng của nguồn lao động Ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồidào, song chất lượng còn thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độdân trí chưa cao

Trang 29

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Thứ năm, căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩmnông nghiệp Ở từng giai đoạn, yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loạicác nông sản rất khác nhau ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.Cần phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trường một cách có căn

cứ khoa học

Thứ sáu, căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta

và khả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thếgiới vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đại hội X của Đảng đã chỉ rachiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta như sau:

“Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thônhướng tới xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng,phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranhcao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hìnhthành một nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông lâmnghiệp thuỷ sản tăng 3-3,2%/năm”[7]

Từ chiến lược tổng quát trên, có thể xác định những nội dung chủ yếulà:

+ Phát triển một nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá có cơ cấu sản xuất ngày càng hợp lý

+ Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, đa dạng có

cơ cấu sản phẩm hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước

và hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoahọc -công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranhtrên thị trường

Trang 30

+ Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảovững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành một nền nông nghiệp sạch

Mục tiêu phát triển:

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và lâu dài

+ Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu + Nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn + Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững[9]

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Sau 5 năm (2003-2007) ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh đãđạt được những kết quả như thế nào (về tăng trưởng, cơ cấu ngành và nội bộngành, chỉ tiêu sản xuất?, những vấn đề nào còn tồn tại hạn chế?, )

- Những nguyên nhân nào đưa tới kết quả trên và nguyên nhân củanhững tồn tại hạn chế?

Đặc thù và thế mạnh của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnhhiện nay là gì?

- Hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh Vĩnhphúc trong 5-10 năm tới là gì?

- Hệ thống giải pháp nào là quan trọng để ngành nông lâm nghiệp thuỷsản của tỉnh phát triển bền vững?

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 31

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

1.2.2.1 – Chọn địa điểm nghiên cứu

- Vĩnh Phúc có đặc thù là địa hình có cả 3 vùng: miền núi, trung du vàđồng bằng; Căn cứ vào đặc điểm địa hình của từng huyện, thành, thị và đặctrưng sản xuất của từng vùng, tác giả đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinhthái để nghiên cứu Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho từngvùng, vừa đại diện và suy rộng cho cả tỉnh

+ Xã Vĩnh Thịnh - huyện Vĩnh Tường: Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, 1trong 2 huyện trọng điểm về lúa của tỉnh, năng suất lúa ở đây cao nhất tỉnh(60-65 tạ/ha) Xã Vĩnh Thịnh được chọn điều tra có thể đại diện cho vùngđồng bằng của tỉnh, số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ

Xã Vĩnh Thịnh có diện tích 10,01 km2, dân số 8.909 người, tổng số hộ là1.928 hộ Sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Thịnh ngoài cây lúa, các hộ còn trồngcác loại cây như ngô, lạc, đậu tương, các loại cây ăn quả như chuối, nhãn,hồng, Chăn nuôi bò sữa là một thế mạnh của Vĩnh thịnh, ngoài ra các hộ cònchăn nuôi lợn, gia cầm,

+ Xã Đồng Thịnh - huyện Lập Thạch: là xã miền núi, có lợi thế về phát triểnđồi rừng, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc Với diện tích là 11,35 km2, dân sốnăm 2006 là 8.178 người, số hộ là 1.867 hộ Sản xuất nông nghiệp ở

Đồng Thịnh chủ yếu tập trung vào cây lúa, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc,một phần nuôi trồng thuỷ sản ở diện tích chiêm trũng nhưng không đáng kể

Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ

+ Xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương: là xã thuộc vùng trung du có lợi thế vềphát triển cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm Đồng Tĩnh có diện tích 10,29km2, dân số 10.377 người và 2.796 hộ Dân số chủ yếu sống bằng nghề nông

Trang 32

và làm thuê vào những tháng nông nhàn, do vậy đời sống của nhân dân trong

xã còn nghèo, thu nhập thấp Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ

1.2.2.2 – Thu thập số liệu

a - Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kêTrung ương, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đượccông bố, các số liệu đã công bố của Cục Thống kê tỉnh và phòng Thống kêcủa các huyện, các số liệu của sở Nông nghiệp và PTNT, sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Vĩnh Phúc b - Thu thập số liệu mới

Được thực hiện qua các phương pháp sau:

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Đi thực tế để đánh giáthực trạng, thu thập những thông tin qua những người dân và cán bộ ở vùngnghiên cứu, thu thập những tài liệu, thông tin đã có tại nơi nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA):Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và thúcđẩy sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàmthoại với họ để thu thập những thông tin nhằm nắm được thực trạng sảnxuất, những khó khăn, mong muốn, của người dân trong việc phát triểnsản xuất, tăng thu nhập của hộ,

- Phương pháp điều tra hộ:

Chọn hộ điều tra: áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọnđiểm, chọn hộ), từ 3 vùng chọn ra 3 xã đại diện, đây là các xã cơ bản là thuầnnông, mỗi xã chọn 50 hộ Phân ra các loại hộ: hộ nông nghiệp, hộ thuỷ sản, hộngành nghề dịch vụ Tỷ lệ giữa các loại hộ được lấy theo tỷ lệ các loại hộ của

Trang 33

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

từng huyện (theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 của CụcThống kê tỉnh Vĩnh Phúc),

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhưnhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ; các nguồn lực của

hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất; Tình hình sản xuất các ngành trồng trọt,chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề, Chi phí sản xuất từngngành, thu nhập,

- Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linhhoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mởphù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câuhỏi: như thế nào, bao nhiêu? Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thựctiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp

1.2.2.3 – Phương pháp phân tích

- Phương pháp duy vật biện chứng:

Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ luận văn là sử dụng phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học Với cácphương pháp phân tích, tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánhgiá các sự việc, hiện tượng trong mối liên hệ hệ thống có liên quan, có tácđộng ảnh hưởng đến nhau trong quá trình chuyển biến và phát triển, từ đó rút

ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của từng vấn đềnghiên cứu Trên cơ sở các lý luận, phạm trù kinh tế học hiện nay, luận văncòn sử dụng các quan điểm về lợi thế, tiềm năng, nguồn lực, các yếu tố đầuvào, đầu ra, năng suất, sản lượng, chi phí và kết quả, hiệu quả kinh tế,

Trang 34

Phương pháp thống kê kinh tế:

Phương pháp này giúp cho việc thu thập điều tra được những tài liệu mangtính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việctổng hợp tài liệu, nghiên cứu các chỉ tiêu được đúng đắn, khoa học và kháchquan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu Các phương pháp phân

tổ, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê được vận dụng như

là những phương pháp chủ yếu để nghiên cứu, học tập

- Phương pháp hàm tăng trưởng: Yt = Y0(1+r1)(1+r2)(1+r3 ) (1+rt) Được sử dụng để dự kiến các chỉ tiêu trong những năm tương lai, trong đó :

Yt : là giá trị của chỉ tiêu dự kiến năm t,

Y0 : là giá trị của chỉ tiêu năm gốc

rt: là tốc độ tăng trưởng dự kiến của năm t

- Phương pháp chuyên gia:

Được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đánh giá của các chuyên gia về kinh tế,

kỹ thuật, thông qua các tài liệu nghiên cứu và ý kiến trực tiếp của học làm căn

cứ cho việc đánh giá tiềm năng, định hướng và những giải pháp cho phát triểnkinh tế nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1.2.3.1 – Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản như:

- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh vực:Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Giá trị sản xuất/đơn vị diện tích; -Giá trị gia tăng toàn ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh vực:nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Trang 35

+ Đối với chăn nuôi:

Tổng thu(tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng thịt hơi xuất chuồng x đơn giá(giá thực tế)

Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú

y, chi phí chuồng trại, công lao động,

1.2.3.2 – Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích tưới, tiêu, diện tích trồng câyhàng năm, cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, diện tích trồngrừng, - Diện tích trồng rừng tập trung, diện tích trồng cây phântán, diện tích rừng chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, sản lượng

gỗ, củi khai thác,

-

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP THUỶ SẢN

TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

2.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lý

21008’ - 21019’ độ vĩ Bắc và 105009’ - 105047’ độ kinh Đông Địa giới hành chính:

- Phía bắc: Giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang

- Phía nam: Giáp tỉnh Hà tây

- Phía đông: Giáp thành phố Hà nội

- Phía tây: Giáp tỉnh Phú Thọ

2.1.2 Địa hình

Là tỉnh đồng bằng, nhưng Vĩnh Phúc có đủ 3 vùng địa hình là: Đồngbằng, trung du và miền núi Phía bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnhĐạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sôngHồng và sông Lô tạo nên địa thế của tỉnh thấp dần từ Tây Bắc xuống ĐôngNam Nhìn chung, về địa hình, tỉnh Vĩnh Phúc có thể chia thành 3 vùng lớn như sau:

Vùng đồng bằng: Bao gồm tiểu vùng đồng bằng phù sa mới ven sông

Hồng và sông Lô có địa hình khá bằng phẳng, chạy dài từ các xã nam LậpThạch, qua huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, huyện Mê Linh và tiểu vùng phù sa

cũ lượn sóng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía bắc huyện VĩnhTường, Yên Lạc, vùng giữa Mê Linh và nam Bình Xuyên

Trang 37

37

Vùng đồi gò lượn sóng xen kẽ ruộng bậc thang: Tập trung thành vùng

rộng lớn, thuộc phía bắc các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Lập Thạch và phần

Trang 38

lớn diện tích huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên, có độ dốc phổ biến từ

150 – 250

Vùng đồi núi: Tập trung ở phía bắc của tỉnh, chạy theo hướng Đông Bắc

- Tây Nam, từ Quang Yên (Lập Thạch) đến Ngọc Thanh (Mê Linh), vùng này

có độ dốc trung bình > 250

2.1.3 Khí tƣợng thuỷ văn

- Khí hậu: Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa, có đặc trưng về mùa đông thì lạnh, khô và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưanhiều Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ TBNN: 230C

+ Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C

+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 3,70C

+ Nhiệt độ TBNN của vùng núi Tam Đảo: 180C -190C

+ Số giờ nắng TBNN: 1.072 giờ /năm

+ Số giờ nắng tháng cao nhất TBNN: 240 giờ (tháng 7)

+ Số giờ nắng tháng thấp nhất TBNN: 52 giờ (tháng2)

Trang 39

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

- Lượng mưa:

Vĩnh Phúc nằm trong vùng trung tâm mưa lớn của miền Bắc Lượng

mưa lớn nhất đo được tại tâm mưa Tam Đảo là 2.757 mm; các vùng đồng bằngnhư Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh lượng mưa TBNN từ 1.500-

1.600mm Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc:

+ Lượng mưa TBNN: 1.679mm

+ Lượng mưa năm cao nhất: 2.638mm (1997)

+ Lượng mưa năm thấp nhất: 817,8 mm (năm 1998)

Lượng mưa phân phối không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào cáctháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 - 85% lượng mưa cảnăm; số còn lại vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

2.1.4 Thuỷ văn, sông ngòi:

Hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú nhưng chế độ

thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu hai sông chính là:

Sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, đoạn chảy qua địa

phận Vĩnh Phúc dài khoảng 47km, lưu lượng nước trung bình cả năm là3.730m3/s (cao nhất là 22.000 m3/s - số liệu năm 1971; thấp nhất 1.010 m3/s -

số liệu năm 1994) Vào mùa lũ mực nước sông tại Việt Trì theo cấp báo độngI: 13,63m; báo động II: 14,85m; báo động III: 15,85m Như vậy, mực nướcbình thường trong mùa lũ đã cao hơn mặt đất tự nhiên trong nội đồng từ 3 -5m, nên việc tiêu nước tự chảy ra sông Hồng vào mùa lũ là không thể thựchiện được và tiêu bằng động lực cũng gặp khó khăn

Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam(Trung Quốc), chảy qua địa phận Vĩnh

Phúc với chiều dài khoảng 35km Lưu lượng nước trung bình cả năm là1.245m3/s (cao nhất là 7.530 m3/s - năm 2002; thấp nhất 90,8 m3/s - năm

Trang 40

2005) Do nằm ở khu vực có địa hình cao thấp không đều, khúc khuỷu, lòng

sông hẹp nên lũ sông Lô lên xuống nhanh Mực nước mùa lũ cao hơn mặt đất

tự nhiên trong nội đồng nên việc tiêu tự chảy của khu vực Lập Thạch về mùa

lũ không thể thực hiện được Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn một số con sôngnhỏ như:

- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ các dãy núi huyện Sơn Dương

(Tuyên Quang) và cửa ra tại Bạch Hạc với tổng chiều dài 152 km Sông Phó

Đáy có độ dốc lớn, thường gây xô lũ nhanh, tác hại lớn vào mùa mưa

- Sông Phan: Chiều dài tính từ cống 3 cửa An Hạ (An Hoà - Tam

Dương) đến Hương Canh là 58km Lưu lượng dòng chảy chủ yếu do mưa tronglưu vực và nước hồi quy của hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn Về mùa khô lưulượng rất nhỏ, nhưng về mùa mưa lũ thì mực nước dâng lên rất cao (đối vớithượng nguồn và đoạn giữa từ 11,0m - 12,0m, ở đoạn cuối sông từ 8,0m -8,5m), vì vậy có tới 70% diện tích canh tác trong khu vực không có khả năngtiêu tự chảy được Mặt khác, do sông gấp khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp thu hẹpdòng chảy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tiêu thoát lũ nội đồng

- Sông Cà Lồ: Là một chi lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ Hương

Canh - Bình Xuyên chảy qua Phúc Yên, Mê Linh và huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

đổ ra sông Cầu tại cửa Phúc Lập Phương Tổng chiều dài 90 km (tính trong địabàn tỉnh Vĩnh Phúc), chủ yếu có tác dụng cung cấp nước tưới cho diện tích đấtcanh tác ven sông

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông, suối nhỏ bắt nguồn từ dãynúi Tam Đảo và núi Sáng Sơn như: sông Tranh (Tam Dương) dài 21 km; sôngCầu Tôn (Bình Xuyên) dài 19,5 km; sông Bá Hanh (Bình Xuyên, Mê Linh) dài19,5 km; Ngòi Cầu Ngạc (Lập Thạch) dài 10,7 km; Ngòi Cầu Đọ (Lập Thạch)

Ngày đăng: 14/05/2015, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh VĩnhPhúc năm 2007
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2008
6. Đặng Kim Oanh (2007), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở một số nước Châu Á, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ởmột số nước Châu Á
Tác giả: Đặng Kim Oanh
Năm: 2007
8. Nguyễn Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Thắng
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
10. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nôngnghiệp và thuỷ sản năm 2006
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2007
11. Tổng cục Thống Kê (2008), Niên giám thống kê tóm tắt năm 2007, website www.gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2007
Tác giả: Tổng cục Thống Kê
Năm: 2008
12. Trạm Nông hoá tỉnh Vĩnh Phúc (2003). Báo cáo đánh giá kết quả điều tra thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả điềutra thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Trạm Nông hoá tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2003
4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo sơ bộ giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 Khác
5. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Vĩnh Phúc Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Khác
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Khác
13. Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đặc san số 33, đánh giá khả năng giữ vững và phát triển thị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w