Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án gỗ

48 1.3K 19
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án gỗ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 MỤC ĐÍCH Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km 2 , nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh. Một số ngành công nghiệp như sản xuất gỗ, ván dăm, ván ép, hàng mộc xuất khẩu của công ty gỗ Tân Mai góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế công nghiệp địa phương. Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment-EIA) là quá trình nhận dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các ảnh hưởng địa - sinh học, kinh tế - xã hội và văn hóa) của các dự án, các hoạt động, các chính sách và các chương trình phát triển đồng thời chuyển tải các thông tin dự đoán ảnh hưởng đó đến các nhà hoạch định chính sách trước khi họ ban hành quyết định (Harley 1995), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu, đồng thời phát huy tối đa các mặt tích cực. Nói chung, ĐTM là công cụ khoa học hữu ích phục vụ cho việc quản lý cũng như giám sát và bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đến môi trường. Báo cáo ĐTM này được thực hiện nhằm mục đích: - Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực dự án và các vùng lân cận; - Liệt kê và đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động của công ty gỗ Tân Mai. - Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm; - Lập chương trình giám sát môi trường. Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như lên kế hoạch để bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường đồng thời phát huy các ưu điểm cũng như thế mạnh của dự án. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2.1 Các Cơ Sở Pháp Lý Báo cáo ĐTM cho công ty gỗ Tân Mai được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và tài liệu tham khảo sau: - Luật Bảo Vệ Môi Trường số 52/2005/QH11 ngày 12-12-2005 của quốc hội; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường - Quyết định số 229-QĐ/TĐC, ngày 25/03/1995 của Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam. - Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; - Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường, Cục Môi trường (1999). - Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 07/1999/TT-BXD ngày 25/09/1999 của Bộ Xây Dựng về việc “Hướng dẫn quản lý và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và kỹ thuật xây dựng” và các văn bản ban hành quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng của Việt Nam. - Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng; - Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh; - Chỉ thị 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp; 2.2Các Tài Liệu Cơ Sở Khác - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu với tổng công suất 23.000 m 3 / năm của công ty gỗ Tân Mai. - Các số liệu về tài nguyên và môi trường huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. - Các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn giao thông và xây dựng. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÁN ÉP, VÁN DĂM, HÀNG MỘC XUẤT KHẨU VỚI TỔNG CÔNG SUẤT 23.000 M 3 /NĂM Địa điểm: Cụm công nghiệp Thạnh Phú – Thiện Tân, ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. CHỦ DỰ ÁN a. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP GỖ TÂN MAI. b. Đại diện được uỷ quyền: - Họ và tên : LÊ QUÝ HỒNG - Sinh ngày 23 tháng 12 năm 1950 - Chức vụ trong Công ty : CHỦ TỊCH HĐQT kiêm Giám Đốc - Số chứng minh nhân dân : 270059571 - Nơi cấp CA. Đồng Nai ngày cấp 28/08/1992. - Đăng ký hộ khẩu thường trú : K10/12, KP 3, phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. c. Trụ sở chính: - KP3, phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: 061.3822258 Fax: 0613823731 d. Giấy đăng ký kinh doanh - Số: 4703000308 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Đồng Nai cấp. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án “Nhà máy sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu với tổng công suất 23.000 m 3 /năm” tọa lạc tại Cụm công nghiệp Thạnh Phú – Thiện Tân, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Các vị trí tiếp giáp xung quanh như sau: + Phía Bắc : giáp đất của Công ty TNHH Phiên Nga + Phía Đông : giáp đường Đồng Khởi + Phía Nam : giáp đất của Công ty TNHH Quốc Vinh + Phía Tây : giáp đất của Công ty cổ phần CP Việt Nam. Vị trí dự án cách trung UBND xã Thạnh Phú 5km. Vị trí khu đất của Dự án trong tổng thể khu vực được trình bày trong hình 1.1 Hình 1. 1. Vị trí Dự án trong tổng thể khu vực xã Thạnh Phú NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Mục tiêu của dự án Công suất nhà máy sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu là 23.000 m 3 /năm. Cụ thể như sau: Dây chuyền sản xuất ván ép: 6.000 m 3 /năm Dây chuyền sản xuất ván dăm: 15.000 m 3 /năm Dây chuyền sản xuất hàng mộc tinh chế: 2.000 m 3 /năm Các hạng mục công trình cần thi công Quy hoạch và bố trí tổng mặt bằng Nhà máy Sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu được tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và theo các nguyên tắc sau: - Bố trí dây chuyền sản xuất hiện đại, đẹp mắt; Vị trí khu đất Dự án - Bố trí mặt bằng nhà xưởng, nhà kho, công trình phụ trợ… theo hướng tiết kiệm không gian để còn diện tích trồng cây xanh, hợp lý hóa việc vận chuyển nguyên liệu, vật tư… từ kho bãi đến khu vực sản xuất; - Phương án PCCC cho toàn bộ khu vực; - Các yếu tố môi trường đã được chú ý khi quy hoạch mặt bằng như: Khu xử lý nước thải phải ở sau phân xưởng và cuối chiều gió; khu văn phòng, nhà xe… bố trí ở mặt tiền; Quy cách xây dựng: Các công trình của của Nhà máy Sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu gồm có 03 khối chính là nhà xưởng, nhà kho và khối văn phòng có kết cấu chịu lực và kèo thép, cột bê tông, móng nông BTCT đặt trên nền đất tự nhiên. Nền xưởng và kho bằng bê tông. Móng, cột, nền nhà kho và xưởng bằng bê tông đổ tại chỗ. Kèo thép được gia công nơi khác và chuyên chở đến công trường và được lắp dựng bằng cần cẩu. Các hạng mục phụ còn lại như: Nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà văn phòng… có kết cấu móng cột bằng bê tông, kèo thép đơn giản, có thể thi công và lắp dựng tại công trường. Các hạng mục xây dựng của dự án bao gồm: nhà văn phòng, nhà bảo vệ, nhà xe CBCNV, nhà ăn tập thể, nhà kho vật tư nguyên liệu, nhà kho thành phẩm, nhà xưởng sản xuất, nhà vệ sinh, hệ thống cây xanh, đường giao thông nội bộ. Tổng diện tích đất quy hoạch: 28.000 m 2 . Qui mô sử dụng đất được thể hiện trong bảng 1.1 Bảng 1. 1. Các hạng mục công trình của Nhà máy STT Hạng mục xây dựng Diện tích (m 2 ) 1 Nhà văn phòng 600 2 Nhà ăn TT và nhà để xe CBCNV 800 3 Kho vật tư nguyên liệu 2500 4 Kho thành phẩm 1500 STT Hạng mục xây dựng Diện tích (m 2 ) 5 Nhà xưởng sản xuất 14.000 6 Nhà bảo vệ + nhà VS + cổng, tường rào 600 7 Sân đường nội bộ 3800 8 Thảm cỏ, cây xanh 4200 9 Tổng cộng 28.000 Nguồn: Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật Nhà máy sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu Bảng 1. 2. Bảng cân bằng sử dụng đất STT Hạng mục Diện tích (m 2 ) Mật độ (%) 1 Đất xây dựng: nhà xưởng, nhà kho, văn phòng… 20.000 71,4 2 Đất đường giao thông và sân 3800 13,6 3 Diện tích cây xanh 4200 15 4 Tổng diện tích 28.000 100 Nguồn: Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật Nhà máy sản xuất ván ép, ván dăm, hàng mộc xuất khẩu Mặt bằng nhà xưởng được bố trí thẳng đứng theo sự sắp xếp tối ưu về quy trình sản xuất từ đầu vào của nguyên liệu cho đến đầu ra của sản phẩm, đồng thời có tính toán đến sự hài hòa giữa các bộ phận công tác phụ trợ khác trong nhà máy. Các hạng mục công trình phụ trợ 1.4.3.1 Hệ thống cấp nước 1/ Nhu cầu dùng nước Nước được sử dụng cho các mục đích sau: Nước cấp sinh hoạt cho công nhân viên trong nhà máy Nhu cầu cấp nước: 000.1 1 nq Q × = Trong đó : q : tiêu chuẩn lấy nước bằng 60 l/người/ngày n : Số công nhân viên trong nhà máy khoảng 1800 người )/(108 000.1 /601800 3 1 ngàym nglítng Q = × = Nước cấp tưới cây Theo tiêu chuẩn 0,5 lít/m 2 , tổng lượng nước cần dùng )/(1,2 000.1 /5,04200 3 22 2 ngàym mlítm Q = × = Nước cấp cho sản xuất Nước cấp cho sản xuất chủ yếu từ công đoạn sơn (sơn lót, sơn phủ). Lưu lượng nước là Q 3 = 5 m 3 / ngày. Tổng lượng nước cần sử dụng Q = Q 1 + Q 2 + Q 3 = 115,1 m 3 /ngày 2/ Nguồn nước Nguồn nước: Nhà máy sử dụng nguồn cấp nước là nước máy thủy cục. 1.4.3.2 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 1/ Thoát nước mưa Hệ thống cống thoát nước mưa được bố trí xung quanh trong khuôn viên Nhà máy.Hệ thống này độc lập và riêng biệt với hệ thống cống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế chạy dọc theo đường giao thông nội bộ và được đấu nối với hệ thống thoát nước mưa của khu vực. 2/ Thoát nước thải Hệ thống cống thoát nước thải được xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, bố trí dọc xưởng sản xuất, khu vực nhà ăn và khu vực nhà vệ sinh…để dẫn toàn bộ lượng nước thải sinh ra trong quá trình hoạt động và nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý bằng bể tự hoại) vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà Máy. 3/ Xử lý nước thải - Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại sẽ được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung. - Đối với nước thải sơn Chủ dự án sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ dự án, bao gồm: Lưu lượng nước thải sinh hoạt là: 108 m 3 /ngày x 0,8 = 86,4 m 3 /ngày (tính bằng 80% lượng nước cấp). Lưu lượng nước thải sơn tính bằng lượng nước cấp là 5 m 3 /ngày. Tổng lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý tập trung là: 91,4 m 3 /ngày. 1.4.3.3 Phương án cung cấp điện Lắp đặt trạm biến thế 1000 KVA để hạ thế từ hệ thống lưới điện quốc gia xuống 380V, 3 pha. Mô tả công nghệ a. Quy trình sản xuất ván dăm Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản xuất ván dăm Thuyết minh quy trình: Nguyên liệu sản xuất ván dăm từ gỗ tròn, gỗ tận dụng, củi phế liệu, dăm bào. Đầu tiên, nguyên liệu được đưa vào máy nhai dăm để tạo thành bột gỗ. Bột gỗ này được chuyển qua thiết bị trộn keo. Bột dăm sau khi trộn keo được trải lên khuôn đã được chuẩn bị sẵn Nguyên liệu: gỗ tròn, gỗ tận dụng, củi phế liệu, dăm bào Nhai dăm Trộn keo Trải dăm Ép ván dăm Rong cạnh Chà nhám Kiểm tra phân loại Nhập kho Chất thải rắn, bụi Bụi Bụi [...]... hội tại địa 3 phương, 3.2 Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ được trình bày trong bảng 3.6 Bảng 3.6: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án Stt Các hoạt động Phương tiện vận tải Nguồn gây tác động Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần... hiện dự án và chịu tác động của dự án - Tình hình xã hội: - Y tế và sức khoẻ cộng đồng Mạng lưới và tình hình giáo dục dân trí: Trong phần này sẽ đưa ra các thông tin về giáo dục, trình độ văn hoá, về các điều kiện khác của dân cư các khu vực bị tác động của dự án Khả năng thích ứng với các thay đổi khi thực hiện dự án -Việc làm và thất nghiệp CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Giai đoạn xây dựng dự án Quá... thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ dự kiến diễn ra trong thời gian 05 tháng Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong quá trình này được trình bày trong bảng Bảng 3.1: Các hoạt động, nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng Stt Các hoạt động Tập kết, dự trữ, bảo quản 1 nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình Nguồn gây tác động - Xe tải... vực dự án - Môi trường nước ngầm tại khu vực bị tác động do tiếp nhận các nguồn thải (CTR, nước thải, nước Môi trường nước mặt 4 và nước ngầm mưa, ) - Mức độ tác động đến nước mặt là không đáng kể (do Chủ dự án đã có phương án xử lý nước thải sinh hoạt và các chất thải phát sinh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận)  Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động Đối tượng, quy mô bị tác động. .. bị tác động trong quá trình xây dựng Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ được trình bày trong bảng 3.11 Bảng 3.11: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng Stt 1 Đối tượng bị tác động Công nhân và cư dân Quy mô bị tác động Tất cả công nhân trực tiếp tham gia xây dựng tại công địa phương Đường giao thông Bầu khí quyển khu 2 3 trường. .. trong giai đoạn hoạt động của dự án Nhà máy sản xuất, chế biến dăm gỗ được trình bày trong bảng 3.12 Bảng 3.12: Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động của dự án Stt Đối tượng bị tác Quy mô bị tác động động 1 2 Đường giao thông Môi trường nước mặt và nước ngầm Tăng mật độ phương tiện ở các đường giao thông và đường giao thông liên vùng - Mức độ tác động không đáng kể (do nước thải... thải thì tác động do khí thải giao thông là không đáng kể trên đoạn đường vận chuyển và khu vực dự án  Đối với bụi từ quá trình gia công trên nguyên liệu gỗ : Bụi sinh ra trong hầu hết các công đoạn sản xuất như: cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, xẻ ván, mài thô và đánh bóng gỗ bằng các máy chài… Ở các khâu cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, gia công gỗ bụi có kích thước tương đối lớn, nhưng tại các khâu chà láng, mài…bụi... chế biến gỗ được trình bày trong bảng 3.10 Bảng 3.10: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động St Nguồn gây tác động t 1 Nước mưa có thể gây ngập úng cục bộ tại khu vực nếu chủ dự án không có 2 phương án tôn nền và có phương án thoát nước hiệu quả Sự tăng mật độ và thành phần người lao động có thể gây các vấn đề tiêu cực mất trật tự khu vực nếu Chủ dự án không... độ thực hiện dự án: - Hoàn thành các thủ tục và nhận bàn giao mặt bằng: tháng 06/2008 - Hoàn thành thiết kế, dự toán và giấy phép xây dựng: tháng 07/2009 - Khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng chính: Tháng 07/2009 - Lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh : Tháng 11/2010 - Bắt đầu hoạt động chính thức: tháng 12/2009 Vốn của doanh nghiệp Tổng vốn đầu tư hoàn chỉnh là: 35.000.000.000 đồng, trong đó: - Xây dựng kiến trúc... bảo quản và xử lý đúng quy định 3.1.4 Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong quá trình thi công xây dựng được trình bày ở bảng 3.5 Bảng 3.5: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong quá trình xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ STT Nguồn gây tác động 1 Nguồn nước mưa gây rửa trôi đất cát 2 Sụt lún . khu vực dự án và các vùng lân cận; - Liệt kê và đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. cũng như giám sát và bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đến môi trường. Báo cáo ĐTM này được thực hiện nhằm mục đích: - Xác định hiện trạng môi trường. công nghiệp địa phương. Đánh giá tác động môi trường ĐTM (Environmental Impact Assessment-EIA) là quá trình nhận dạng và dự đoán các ảnh hưởng mang tính tiềm năng lên môi trường (bao gồm cả các

Ngày đăng: 14/05/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

    • TÊN DỰ ÁN

    • CHỦ DỰ ÁN

    • VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

    • NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

      • Mục tiêu của dự án

      • Các hạng mục công trình cần thi công

      • Các hạng mục công trình phụ trợ

      • Mô tả công nghệ

      • Danh sách máy móc thiết bị

      • Nhu cầu nguyên nhiên liệu đầu vào

      • Nhu cầu lao động, cán bộ công nhân viên

      • Hiệu quả đầu tư

      • Tiến độ thực hiện dự án:

      • Vốn của doanh nghiệp

      • Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

      • Giai đoạn xây dựng dự án

      • 3.1.1. Tác động đến môi trường không khí

      • Các tác động đến môi trường không khí do quá trình thi công xây dựng bao gồm:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan